Chuẩn bị bểương nuôi:
Bể nuôi ấu trùng cần phải được chuẩn bị và làm sạch tối thiểu 24 h trước khi thả Naupli. Cấp nguồn nước sạch và lắp đặt hệ thống sục khí.
Nếu trại sản xuất hoạt động liên tục và kéo dài trên 3 tháng cần thiết phải khử phun chlorine trên sàn, đường ống dẫn nước, dây sục khí và các dụng cụ sử dụng… ở nồng độ chlorine 20 – 30 ppm. Sau khi xử lý khử trùng bằng chlorine cần phải để bể và dụng cụ đã xử lý nơi khô ráo, tránh ẩm ướt.
Kích thước bể nuôi ấu trùng: Dao động tốt từ 4 – 5 m3 nước.
Chuẩn bị Naupli:
Sau khi tôm đẻ 36 – 40 h, thu gom Naupli trong bể đẻ vào chậu/xô có thể tích nhỏ hơn, từ 30 – 50 lít nước. Xiphon chất vẫn cặn ra khỏi chậu/xô đã thu gom Naupli.
Định lượng số lượng Naupli có trong chậu/xô thu gom để phân bố đến các bể nuôi ấu trùng theo đúng mật độ nuôi thích hợp. Sự chuyển Naupli từ bể cho đẻ sang bể nuôi ấu trùng cần kiểm tra sự chênh lệch về nhiệt độ và độ mặn nước ương nuôi. Nếu có sự chênh lệch lớn hơn 1oC về nhiệt độ và 2ppt về độ mặn cần phải thuần hoá cho Naupli. Thời gian thuần dưỡng không nên vượt quá sự cân bằng ở 1oC / 30 phút hoặc 1 - 2ppt / 30 phút.
Thả Naupli:
Mật độ ương nuôi ấu trùng thích hợp: 100 - 150 Naupli/l.
Điều kiện môi trường nuôi: Độ sâu nước 0,8 – 1,0m. Độ mặn 28 - 32ppt. Nhiệt độ 26 – 300C, pH từ 8.2 – 8.6, sục khí liên tục.
Cho ấu trùng ăn và chăm sóc:
Sau 36 – 38h, Naupli chuyển sang giai đoạn Zoea. Có 3 giai đoạn phụ của Zoea: Zoea 1, Zoea 2 và Zoea 3. Thời gian chuyển giữa các giai đoạn phụ thường là 24 - 28h, tuỳ nhiệt độ nước nuôi, số lượng và chất lượng thức ăn và sức khoẻ ấu trùng.
Kết thúc Zoea 3, ấu trùng chuyển sang giai đoạn Mysis. Có 3 giai đoạn phụ của Mysis: Mysis 1, Mysis 2 và Mysis 3. Thời gian chuyển giữa các giai đoạn phụ thường là 24-28h, tuỳ nhiệt độ nước nuôi, số lượng và chất lượng thức ăn và sức khoẻ ấu trùng. Mỗi giai đoạn phụ, nhu cầu sử dụng mật độ tảo cấp ở giai đoạn sau cao hơn giai đoạn trước.
Tỷ lệ thức ăn cung cấp cho mỗi giai đoạn phụ Zoea, Mysis như sau:
+ Giai đoạn Zoea: Thức ăn sử dụng là tảo sạch Chaetoceros / Skeletonema với mật độ tảo từ 4 – 20 vạn tb/ml kết hợp với thức ăn tổng hợp ( Lansy, Frippak…) ở lượng 0,4 – 0,6 g/m3. Cho ăn 8 lần/ngày. Giai đoạn này không cần thay nước. Kỹ thuật nuôi sinh khối tảo sử dụng cung cấp làm thức ăn cho ấu trùng.
+ Giai đoạn Mysis: Thức ăn sử dụng là tảo sạch Chaetoceros hoặc Skeletonema với mật độ tảo từ 1 - 5 vạn tb/ml kết hợp với thức ăn tổng hợp ( Lansy, Frippak…) ở lượng 0,6 – 0,8 g/m3 và Naupli của Artemia. Cho ăn 8 lần/ngày. Giai đoạn này siphone thay nước 2 ngày/lần, khối lượng nước thay từ 20 – 30 %/lần.
+ Sau giai đoạn Mysis 3, ấu trùng chuyển sang giai đoạn Postlarvae. Mỗi ngày nuôi Postlarvae được tính là 1 tuổi Post. Thức ăn giai đoạn Postlarvae sử dụng là Naupli của Artemia kết hợp với thức ăn tổng hợp ( Lansy, Frippak…), lượng thức ăn cho ăn 0,6 – 1,2 g/m3. Cho ăn 8 lần/ngày. Giai đoạn này siphone thay nước 2 ngày/lần, khối lượng nước thay từ 30 – 50%/lần.
Bệnh và phương pháp phòng trị bệnh trong ương nuôi ấu trùng tôm thẻ chân trắng:
Bệnh xuất hiện trên tôm nuôi là sự kết hợp của các tác nhân về điều kiện môi trường nuôi, mầm bệnh có trong cơ thể vật nuôi mà hậu quả là làm giảm khả năng đề kháng của tôm dẫn đến tôm nhiễm bệnh và có thể tử vong. Do vậy, việc phòng ngừa và điều trị bệnh nhất thiết phải được xem xét trên cả các nhân tố có thể gây ra bệnh.
Có 2 nguyên nhân chính dẫn đến tôm bệnh [3] là:
Nội sinh: tuổi tác, vật chất di truyền, những biến đổi về nội tiết, hệ miễn dịch… Ngoại sinh: bao gồm các yêú tố vô sinh: như chất lượng môi trường nước nuôi, thức ăn & chế độ dinh dưỡng… và các yếu tố hữu sinh: như vi rút (MBV, SEMBV, YBV…), vi khuẩn, nấm, kí sinh trùng, động vật đơn bào…
Các bệnh thường gặp: - Đỏ thân:
Hiện tượng/ dấu hiệu bắt gặp: Trên thành bể, đáy bể, dây sục khí xuất hiện những tập hợp chấm đỏ. Tôm ăn kém, nhiều cá thể không có đuôi phân, lột xác không được, màu sắc hơi nhợt.
Phân lập xác định chủ yếu vi khuẩn nhóm Proteus (có trên mang, cơ); nhóm Aeromonas (có trên gan), nhóm Vibrio (như Vibrio alginolyticus). Định lượng Vibrio
trong nước nuôi cho thấy mật độ Vibrio đạt 13.300 khuẩn lạc vàng/ml và 110 khuẩn lạc xanh/ml. Thiết lập kháng sinh đồ cho thấy các nhóm Vibrio trên có nhạy ít với Ciprofloxacine(24mm), Bactrim(23mm), Norfloxacin(23mm), Doxycycline(23mm). Không nhạy với Cefalexin(0mm), Cefuroxim(9mm) [2].
- Xù đầu: tác nhân do nấm và protozoa. Có thể sử dụng Nistatin, Mycostatin cho phòng ngừa khi có dấu hiệu xuất hiện bệnh.