Phân tích số liệu

Một phần của tài liệu Hiện trạng kỹ thuật và hiệu quả kinh tế của nghề ương giống tôm thẻ chân trắng (penaeus vannamei) tại quảng nam (Trang 33 - 59)

Số liệu thu thập sau khi mã hóa và nhập vào máy tính sẽ được phân tích sử dụng các hàm thống kê như hàm Sum, Average, hàm Min, Max…Các chỉ số thống kê được dùng để mô tả các thông số kỹ thuật các đặt trưng kinh tế xã hội của nông trại,… và dựa vào các chỉ số này để rút ra nhận xét sau khi đã tiến hành phân tích so sánh.

CHƯƠNG 3 - KẾT QUẢ 3.1. Điều kiện tự nhiên ở Quảng Nam

3.1.1. Điều kiện tự nhiên 3.1.1.1. Vị trí địa lý 3.1.1.1. Vị trí địa lý

Quảng Nam là một tỉnh duyên hải miền Trung có toạ độ địa lý nằm trong khoảng 14°54' đến 16°10' vĩ độ Bắc 107°13' đến 108°44' kinh độ Đông thuộc vùng phát triển kinh tế trọng điểm miền Trung. Phía Bắc Quảng Nam giáp thành phố Đà Nẵng phía Nam giáp với tỉnh Quảng Ngãi phía Đông giáp biển Đông, phía Tây giáp với tỉnh Kon Tum và nước Lào.

Quảng Nam có diện tích tự nhiên rộng 10.407,47 km² với 15 huyện 1 thành phố và 1 thị xã trong đó có 9 huyện miền núi và 8 huyện thị đồng bằng ven biển với tổng diện tích 1.834,41 km² chiếm 17,63% trong đó có 6 huyện thị làm nghề cá, các huyện còn lại đều có tiềm năng để phát triển NTTS. Quảng Nam có bờ biển dài trên 125 km, vùng đặc quyền kinh tế rộng hơn 40.000 km² hình thành nhiều ngư trường với nguồn lợi hải sản phong phú để phát triển nghề khai thác hải sản. Đây là một tiềm năng rất thuận lợi để phát triển kinh tế thuỷ sản của Quảng Nam.

3.1.1.2. Đặc điểm địa hình

Vùng đồng bằng và ven biển có 2 dạng địa hình khác nhau:

Vùng đồng bằng nhỏ, hẹp phân bố chủ yếu dọc theo hệ thống các sông Vu Gia, Thu Bồn, Tam Kỳ, được phù sa bồi đắp hàng năm, đất tốt, nhân dân có truyền thống thâm canh lúa nước và cây công nghiệp ngắn ngày. Tại vùng này có những vùng trũng rất phù hợp cho sự phát triển của các sinh vật thuỷ sinh là nguồn thức ăn tự nhiên cho các đối tượng thuỷ sản

Vùng ven biển chủ yếu là đất cát, sản xuất nông nghiệp chủ yếu là hoa màu, cây rừng chống cát, nuôi trồng và đánh bắt hải sản .... Một số vùng có khả năng triển khai quy hoạch xây dựng khu nuôi tôm công nghiệp trên cát.

Vùng ven biển có 2 cửa sông lớn ăn thông với biển là Cửa Đại – Hội An và của An Hoà - Núi Thành, là nơi đi lại và neo đậu cho các tàu thuyền đánh cá. Luồng lạch có độ sâu lớn, rất thuận lợi để phát triển các cảng cá, các khu nghề cá tập trung.

Phía Đông bắc của tỉnh có cụm đảo Cù Lao Chàm, cách thị xã Hội An 15 km về phía Đông gồm 8 hòn đảo lớn nhỏ với tổng diện tích là 15,5 km2, xung quanh đảo hình

thành những vùng rạn san hô lớn, là nơi sinh trưởng và phát triển của nhiều loại cá có giá trị kinh tế. Cù Lao Chàm là 1 trong 15 khu vực thuộc hệ thống khu bảo tồn biển quốc gia với tổng diện tích 5.175 ha mặt nước tại đây các nhà khoa học đã tìm thấy 200 loài san hô trong đó có 6 loài quý hiếm lần đầu tiên tìm thấy ở vùng biển đảo nước ta. Bên cạnh đó còn có hơn 200 loài cá, 5 loài tôm hùm, 94 loài nhuyễn thể...

Bờ biển của Quảng Nam khá trống trải, ít eo vịnh kín nên không có điều kiện thuận lợi cho phát triển nuôi biển.

3.1.1.3. Khí hậu

Quảng Nam là tỉnh có khí hậu nhiệt đới gió mùa điển hình của vùng duyên hải Nam Trung bộ. Nhìn chung Quảng Nam là tỉnh có nền nhiệt cao, chỉ có 2 mùa là mùa mưa và mùa khô và ít chịu ảnh hưởng của mùa đông lạnh miền Bắc.

3.1.1.3.1. Nhiệt độ

Nhiệt độ trung bình năm 25,70 và không có sự cách biệt lớn giữa các tháng trong năm.

Về mùa mưa, nhiệt độ thường lên rất cao và kéo dài từ tháng 5 đến tháng 9 đây là thời kỳ nóng nhất trong năm nhiệt độ trung bình khoảng 29,70C, trong thời kỳ này những ngày có gió mùa Tây Nam hoạt động nhiệt độ trung bình ngày có thể lên tới 340 – 350C, nhiệt độ cao nhất tuyệt đối là 40,90C.

Về mùa khô, cán cân bức xạ tăng nhanh từ Bắc vào Nam. Tháng 1 là tháng lạnh nhất, nhiệt độ trung bình tối thấp 22,8°C. Những ngày có gió mùa Đông Bắc tràn về mạnh và xuống sâu, nhiệt độ trung bình ngày có thể xuống dưới 180C. Nhiệt độ thấp nhất tuyệt đối là 11,20C.

Nhiệt độ nước

Vùng biển Quảng Nam mang đặc tính của vùng biển Nam Trung bộ, vào mùa Đông nhiệt độ nước tầng mặt trung bình khoảng 210C  240C, mùa hè 280C  300C. Mùa đông, nhiệt độ tăng dần từ bờ ra khơi và từ Bắc vào Nam. Mùa hè, nhiệt độ biến đổi theo hướng ngược lại. Biên độ dao động nhiệt độ giữa tầng mặt và tầng đáy trong mùa đông khoảng 100C, trong mùa hè khoảng 6  100C. Sự thay đổi nhiệt độ dẫn đến sự di cư của cá theo chiều thẳng đứng và giữa trong lộng và ngoài khơi, về mùa đông cá có xu hướng dịch chuyển ra vùng xa bờ là nơi ấm áp hơn.

Dải ven biển Quảng Nam có chế độ bức xạ khá dồi dào, số giờ nắng/năm thuộc loại khá của nước ta. Tổng số giờ nắng 2.153 giờ/năm, lượng bức xạ tổng cộng trung bình năm dao động trong khoảng từ 130  170 kcal/cm2/năm. Bức xạ lên cao trong suốt thời kỳ xuân - hè. Cực đại rơi vào tháng 4 hoặc 5, đến 500  550 cal/cm2/ngày. Cực tiểu rơi vào tháng 12, 250  300 cal/cm2.

3.1.1.3.3. Chế độ mưa

Tổng lượng mưa trung bình 3500 - 4000 mm, nhưng phân bố không đều theo thời gian và không gian mưa tập trung vào các tháng 9 - 12, chiếm 80% lượng mưa cả năm. Mùa mưa trùng với mùa bão, nên khi các cơn bão đổ vào miền Trung thường gây ra lở đất, lũ quét ở các huyện miền núi và ngập lụt ở các huyện đồng bằng. Các tác động này gây nhiều khó khăn cho nuôi thuỷ sản ở các vùng trung triều và hạ triều

Mùa khô kéo dài từ tháng 1 đến tháng 4, ít mưa nhất là các tháng 2, 3, 4 khoảng 40  50 mm/tháng dẫn đến sự xâm thực của nước biển vào sâu trong đất liền qua các hệ thống sông từ 20 40 km. Mùa hè tuy khô nhưng lượng mưa hàng tháng vẫn được hơn 100  200 mm/tháng…

3.1.1.3.4. Độ ẩm

Độ ẩm không khí trung bình năm tại Quảng Nam là 82. Thời kỳ gió Tây Nam khô nóng hoạt động mạnh, độ ẩm xuống thấp dưới 55.

3.1.1.3.5. Lượng bốc hơi

Lượng nước bốc hơi mạnh xảy ra trong các tháng 5, 6, 7, 8 là những tháng có gió Tây khô nóng hoạt động mạnh. Trung bình mỗi tháng có từ 100 đến 150 mm nước bốc hơi. Trái lại trong các tháng mùa mưa lượng nước bốc hơi rất thấp, trung bình mỗi tháng có khoảng 70 mm nước bốc hơi. Các vùng cát ven biển có lượng bốc hơi rất cao vì vậy khi nuôi tôm ở những vùng này cần chú ý cung cấp thêm nước để giảm độ mặn trong ao nuôi.

3.1.1.3.6. Chế độ gió

Vùng biển Nam Trung bộ nói chung và Quảng Nam nói riêng chịu ảnh hưởng chính bởi chế độ gió mùa Đông bắc và gió mùa Tây nam. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Gió mùa Đông bắc: Từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau hướng gió thịnh hành là hướng Bắc - Đông bắc tốc độ gió trung bình đạt 3m/s, tốc độ cực đại đạt 15 - 20m/s

Từ cuối tháng 3 đến tháng 6 hướng gió thịnh hành là Đông - Đông Nam tốc độ trung bình là 3 - 3,5 m/s. Tốc độ cực đại từ 20 - 25 m/s.

Gió mùa Tây nam: Từ cuối tháng 6 đến tháng 8 hướng gió thịnh hành Tây - Tây nam tốc độ gió trung bình 3,5 m/s. Tốc độ cực đại 25 - 30 m/s.

Ngoài gió mùa Đông Bắc và gió mùa Tây Nam vùng biển Quảng Nam Đà Nẵng còn chịu ảnh hưởng của gió Tây (gió Lào), tuy nhiên phạm vi hoạt động của gió Lào không lớn nên cũng khá thuận lợi cho hoạt động sản xuất của ngành Thuỷ sản.

3.1.1.3.7. Bão, lũ

Theo thống kê hàng năm có 6  7 cơn bão và áp thấp nhiệt đới đổ bộ vào nước ta, trong đó các tỉnh vùng trọng điểm miền Trung phải hứng chịu trên 40% số trận bão. Ngoài bão còn có áp thấp nhiệt đới xuất hiện vào khoảng thời gian từ tháng 10 đến tháng 12. Bão và áp thấp nhiệt đới đã hạn chế số ngày đi biển, gây nhiều thiệt hại cho tàu thuyền đánh cá và hệ thống các công trình dịch vụ hậu cần nghề cá.

Từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, vùng biển Trung Bộ còn chịu ảnh hưởng của nhiều đợt gió mùa Đông Bắc với sức gió cấp 5  7, sóng to, biển động tàu đánh cá khó có thể hoạt động được. Trong năm ở vùng biển miền Trung có khoảng 200  250 ngày có gió cấp 3 trở xuống, tàu thuyền đánh cá hoạt động khá thuận lợi.

Các con sông của miền Trung ngắn, dốc, dưới tác động của mưa bão thường gây ra những cơn lũ lớn đối với các dòng sông trong vùng. Những tháng có nhiều bão thường trùng với mùa mưa lũ của sông Thu bồn, nếu bão và lũ cùng đồng thời xảy ra gây những tác hại rất nghiêm trọng.

Dòng chảy, nước dâng trong bão, sóng là các yếu tố tác động chính gây ra sự biến đổi của bờ biển và cửa sông. Mực nước biển không chỉ ảnh hưởng đến tính ổn định của bờ biển mà còn chi phối đến vùng hạ lưu và động thái của sông thông qua tốc độ của dòng chảy. Trong thời kỳ triều cường của mùa lũ, dòng chảy và quá trình xói lở tại cửa sông khi triều rút thường lớn hơn rất nhiều khi triều dâng

3.1.1.4. Chế độ thuỷ văn, thuỷ triều3.1.1.4.1. Sông suối, hồ chứa và cửa sông 3.1.1.4.1. Sông suối, hồ chứa và cửa sông

Sông, suối: Đặc điểm nổi bật của các sông suối của Quảng Nam là ngắn, dốc, lưu vực nhỏ, không có khả năng giữ nước trên lưu vực cũng như trong lòng sông. Điều kiện địa hình lại thuận lợi đón các nguồn ẩm từ phía Đông và chịu tác động trực tiếp của các

nhiễu động thời tiết (bão, áp thấp nhiệt đới...) gây nên sự biến đổi lượng mưa và lượng dòng chảy trên các sông suối trong mùa lũ và mùa kiệt là rất khác nhau.

Trên địa bàn của tỉnh có 2 hệ thống sông chính: sông Thu Bồn và sông Vu Gia. Hệ thống sông Thu Bồn có 78 con sông nhỏ, bắt nguồn từ phía tây của tỉnh, diện tích lưu vực 3.350 km2. Hệ thống sông Vu Gia có 4 sông nhỏ hợp thành, bắt nguồn từ huyện Tây Giang, Nam Giang, Đông Giang, nằm phía bắc của tỉnh, diện tích lưu vực 5.500 km2. Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh còn có các sông như: Trường Giang, Ly ly, Vĩnh Điện, Bà Rén, Tam Kỳ.... , còn có 182 trạm bơm điện trục ngang, công suất mỗi trạm từ 300- 1000m3/h; 74 hồ chứa lớn, vừa và nhỏ nằm rải rác ở các địa phương, với tổng lượng nước hữu ích gần 0,5 tỷ m3, trong đó hồ chứa Phú Ninh có qui mô lớn với sức chứa 344 triệu m3 nước. Những hồ chứa này tập trung chủ yếu ở vùng đồng bằng và trung du. Hệ thống sông ngòi, các công trình thủy lợi phát huy hiệu quả nhiều mặt. Hệ thống hồ chứa vừa là nguồn cung cấp nước cho nông nghịêp, dân sinh đồng thời có thể phát triển nuôi thủy sản nước ngọt và là những địa điểm phát triển du lịch của địa phương. Nguồn nước dồi dào, là điều kiện thuận lợi để phát triển tổng hợp các ngành kinh tế. Đặc biệt, hạ lưu các hồ chứa và những cánh đồng dọc các kênh cấp nước chính là điều kiện thuận lợi để phát triển nghề nuôi cá nước ngọt.

Ngoài ra, hệ thống sông Trường Giang chạy song song theo biển đã tạo nên tiềm năng lớn để phát triển nuôi trồng thủy sản nước lợ với 2 cửa lớn thông ra biển đó là Cửa Đại (Hội An) và Cửa An Hòa (Núi Thành) tạo thành 2 trung tâm nghề cá lớn của tỉnh.

3.1.1.4.2. Chế độ thuỷ triều

Chế độ thủy triều Quảng Nam có thể chia ra 2 chế độ sau:

Nam Thừa Thiên Huế - Bắc Quảng Nam: Chế độ bán nhật triều không đều, độ lớn thủy triều kỳ nuớc cường trung bình 0,8  1,2 m và tăng dần về phía Nam.

Giữa Quảng Nam - Bình Thuận: Chế độ nhật triều không đều, độ lớn thủy triều kỳ nước cường trung bình 1,2  2,0 m tăng dần về phía Nam.

3.1.1.5. Tiềm năng về diện tích NTTS lợ mặn ở Quảng Nam

Theo Viện Kinh Tế Qui Hoạch Thủy Sản hiện nay tiềm năng về NTTS mặn lợ ở Quảng Nam là:

Loại hình nước lợ: Diện tích tiềm năng phát triển NTTS nước lợ là 5.835 ha.

Loại hình nước mặn: Khoảng 10.000 ha tại vùng biển Cù Lao Chàm, Vũng An Hòa, vùng lân cận Cửa Đại- thị xã Hội An, huyện Duy Xuyên.

- Khu hệ rừng ngập mặn:

Do không có hệ thống đảo che bên ngoài, sóng tác động trực tiếp vào bờ đã hạn chế sự phát triển của rừng ngập mặn. Các bãi bồi ở vùng cửa sông không phát triển cũng là một trong những nguyên nhân hạn chế sự có mặt của rừng ngập mặn ở dải ven biển miền Trung. Rừng chỉ phát triển ở sâu trong cửa sông và trong các vũng vịnh khuất sóng. Rừng ngập mặn chiếm một vai trò quan trọng trong việc ổn định nguồn lợi thuỷ sản như: tôm, cua, cá và động vật đáy như trai, sò...

Kết quả khảo sát cho thấy rừng ngập mặn thường phân bố ở vùng hạ lưu và cửa các sông ở tỉnh Quảng Nam như sông Thu Bồn (Hội An), sông Trường Giang và đầm An Hòa (huyện Núi Thành).

- Rừng Dừa nước (Nypa fructicans) ở vùng hạ lưu sông Thu Bồn (Hội An):

Vùng hạ lưu sông Thu Bồn đoạn từ Hội An chảy ra biển có hệ thống sông rạch khá chằng chịt. Theo điều tra, trước đây diện tích rừng Dừa nước ở vùng cửa sông Thu Bồn rất lớn nhưng hầu như chưa được nghiên cứu. Trước năm 1990, rừng ngập mặn chủ yếu tập trung ở khu vực Cẩm Thanh (Hội An) với rừng Dừa nước rất đặc biệt cho miền Trung. Sau 1990, rừng Dừa nước ở đây đã bị chặt phá làm đồng muối Cẩm Thanh và ao, đìa nuôi tôm. Hiện nay, ở khu vực này loài Dừa nước hầu như chiếm ưu thế hoàn toàn, chúng thường thấy phân bố dọc theo bờ sông, rạch thành những dãi rừng hẹp. Những diện tích Dừa nước nhỏ còn thấy hiện diện trong các ao đìa chung quanh vườn nhà, khu dân cư do người dân còn giữ lại hoặc mới trồng để khai thác lá và nuôi quảng canh một số các loài tôm cá.

- Rừng ngập mặn ở vùng cửa sông Trường Giang và đầm An Hòa (huyện Núi Thành): Sông Trường Giang dài khoảng 60 km chạy dọc hầu hết các xã ven biển tỉnh Quảng Nam, một đầu nối với cửa Đại (Hội An), đầu kia nối với đầm An Hòa và đổ ra biển theo 2 cửa: Cửa Lở và cửa An Hòa (Kỳ Hà). Trong đầm An Hòa có nhiều cồn lớn, nhỏ thuận lợi cho sự phát triển của rừng ngập mặn. Theo điều tra, trước đây diện tích rừng ngập mặn ở hạ lưu sông Trường Giang và trong đầm An Hòa khá lớn, khoảng 150 ha, nhưng hiện nay chỉ còn thấy rừng ngập mặn phân bố tương đối nhiều ở Cồn Si và mọc rãi rác ven đầm thuộc xã Tam Hải, Tam Giang với tổng diện tích khoảng 20 ha. Thành loài cây ngập mặn phổ biến ở đây là Bần trắng (Sonneratia alba), Mắm biển (Avicennia marina), Mắm trắng (A. alba), Đước đôi (Rhizophora apiculata), Giá (Excoecaria agallocha)... trong đó Bần trắng và các loài Mắm thường chiếm ưu thế.

Thực tại, diện tích rừng này vốn đã hạn hẹp nhưng cũng đang bị khai thác để làm các đầm nuôi thuỷ sản. Việc khai thác này cần được xem xét và có những giới hạn cụ thể nhằm đạt được cả mục đích kinh tế và bảo vệ môi trường.

3.1.2. Từđiều kiện tự nhiên của Quảng Nam cho thấy ít nhiều ảnh hưởng đến nghề ương giống tôm thẻ chân trắng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Hiện trạng kỹ thuật và hiệu quả kinh tế của nghề ương giống tôm thẻ chân trắng (penaeus vannamei) tại quảng nam (Trang 33 - 59)