Kỹ thuật ương nuôi ấu trùng

Một phần của tài liệu Hiện trạng kỹ thuật và hiệu quả kinh tế của nghề ương giống tôm thẻ chân trắng (penaeus vannamei) tại quảng nam (Trang 45 - 59)

 Xử lý hóa chất

Nước được bơm trực tiếp từ biển vào hệ thống lọc cát. Nước qua lọc chảy vào bể lắng, tiếp theo là xử lý bằng chlorine. Nồng độ chlorine ở mỗi trại có sự khác nhau, nồng độ xử lý trung bình 66ppm, mức độ dao động từ 30 – 100ppm. Xử lý xong cho sục khí 1

- 2 ngày để cho hết chlorine, sau đó tắt khí khoảng 30 phút đến 1 giờ trước khi bơm vào sử dụng.

Bảng 3.4: Nồng độ chlorine xử lý nước trong bể chứa

Nồng độ chlorine (ppm) Trại giống (%) (n = 34)

30 – 50 34,375

50 – 70 34,375

70 - 90 31,25

Nước sau khi vào bể tiếp tục được xử lý bằng hóa chất. Để xử lý kim loại nặng trong nước, các trại đều sử dụng EDTA với nồng độ khác nhau. Nồng độ trung bình các trại ương dùng EDTA xử lý kim loại nặng là 13,59 ppm, nồng độ này dao động từ 10 - 30 ppm.

Bảng 3.5: Nồng độ EDTA xử lý nước cấp trong bể ương

Nồng độ EDTA (ppm) Trại giống (%) (n = 34)

10 - 20 78,13

20 - 30 21,87

Ngoài ra để khử trùng nước ương nuôi, các chủ trại sản xuất còn sử dụng iodine và thuốc tím. Trong đó có 75% các trại sử dụng iodine và 25% trại dùng thuốc tím (KMnO4). Nồng độ iodine trung bình sử dụng trong các trại ương là 1,58ppm. Nồng độ thuốc tím trung bình một số trại sử dụng trong xử lý nước ương nuôi ấu trùng là 0,71ppm. Iodine và thuốc tím được dùng xử lý nước trước khi thả nuôi khoảng 24h. Trong thời gian xử lý các chủ trại cho sục khí mạnh đến khi hết hàm lượng hóa chất trong nước đặc biệt là thuốc tím (đến khi thấy nước trong) rồi mới thả nuôi.

Bảng 3.6: Nồng độ Iodine và thuốc tím sử dụng trong xử lý nước ương nuôi ấu trùng

Hóa chất Nồng độ trung bình (ppm)

Iodine 1,58 ± 0,50 (1 - 2)

KMnO4 0,71 ± 0,27 (0,5 - 1)

 Các thông số nước ương giống tôm thẻ chân trắng tại Quảng Nam: - Độ mặn: 20 – 30 ppm

- Mức nước ban đầu: 60 – 70 % trong bể ương - DO: 4 – 6 ppm

3.2.5.2. Kỹ thuật chăm sóc ấu trùng 3.2.5.2.1. Kỹ thuật thả giống 3.2.5.2.1. Kỹ thuật thả giống

- Mật độ ương tính trên 1 lít nước bể ương của các trại là tương đương nhau trung bình 78 PL/l. Trong bể từ 4 – 6m3 số lượng giống thả vào từ 30 vạn cho đến 50 vạn giống/bể.

- Phương pháp thả giống tôm trong bể ương: Tôm sau khi được chuyển về bằng xe lạnh, đưa các túi chứa tôm vào bể, mở túi ra, ngâm trong bể một thời gian nhằm cho nhiệt độ giữa nước trong và ngoài túi tôm cân bằng. Một số người kỹ hơn còn cho một ít nước vào túi nhằm tăng tính thích nghi của tôm với môi trường mới. Sau khoảng 15 - 30 phút thả tôm ra và cho ăn bằng artemia hoặc bằng thức ăn công nghiệp ngay.

3.2.5.2.2. Quản lý thức ăn

Thức ăn tổng hợp

- Loại thức ăn: Qua điều tra phỏng vấn các chủ trại ương giống tôm thẻ chân trắng, tôi thấy rằng hiện nay trên địa bàn tỉnh Quảng Nam có ba loại thức ăn được các chủ trại sản xuất sử dụng trong ương giống tôm thẻ chân trắng là Flake, Lansy và Frippak. Trong đó chủ yếu sử dụng loại thức ăn Flake (chiếm 90,63% các trại) còn lại 3,12% dùng Lansy và 6,25% là Frippak.

- Số lần cho ăn: Thời gian cho tôm ăn, đa số các trại đều chia ra khoảng thời gian tương đối giống nhau. Cứ khoảng ba tiếng đồng hồ tiến hành cho tôm ăn một lần, tức mỗi ngày sẽ cho tôm ăn 8 lần. Tùy mỗi trại mà chia ra bao nhiêu lần ăn thức ăn tổng hợp bao nhiêu lần cho ăn artemia. Thông thường để tiết kiệm chi phí và đảm bảo sự phát triển bình thường của tôm người ta cho ăn 6 lần thức ăn tổng hợp xen vào giữa là lần ăn artemia.

- Hàm lượng thức ăn: Lượng thức ăn tổng hợp cho ăn vào bể ương được tính dựa

trên số lượng ấu trùng trong bể. Trong 32 trại ương giống hàm lượng thức ăn tính theo lần ăn/triệu PL trung bình 58,13g, dao động trong khoảng 50 – 80g/lần.

- Cách cho ăn: Phương pháp cho ăn rất quan trọng trong ương nuôi ấu trùng tôm

đơn lẻ. Ban đầu lúc mới ương thức ăn được lọc qua lưới, hòa vào trong nước trước khi tạt đều khắp bể. Khi tôm lớn (khoảng PL 8) các chủ trại ương có thể cho ăn trực tiếp vào bể.

- Quản lý thức ăn: Người nuôi thường xuyên quan sát lượng thức ăn dư thừa trong bể để cân đối lượng thức ăn một cách hợp lý. Cách quan sát thức ăn chủ yếu dựa vào mắt thường (dùng ly thủy tinh quan sát thức ăn trong nước bể ương trước và sau khi cho ăn) hay quan sát dựa vào màu nước.

Bảng 3.7: Thức ăn công nghiệp sử dụng trong các trại ương giống tôm thẻ chân trắng tại Quảng Nam

Đặc điểm Ấu trùng tôm (triệu PL)

Số lần cho ăn/ngày 6 - 7

Lượng thức ăn/lần (g) 58,13 ± 9,99 (50 – 80)

 Artemia:

- Loại artemia: Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại artemia được sử dụng trong sản xuất giống tôm như artemia Mỹ, artemia Thái Lan, artemia Trung Quốc artemia Vĩnh Châu – Việt Nam…Qua điều tra thấy rằng artemia Mỹ được các chủ trại sản xuất sử dụng nhiều trong ương giống tôm thẻ chân trắng ở Quảng Nam. Một số ít còn lại sử dụng artemia Trung Quốc.

- Cách ấp trứng: Hiện nay 100% các trại ương đều ấp trứng Artemia bằng xô nhựa 20 lít. Qua phỏng vấn tất cả các trại đều không khử trùng, tẩy vỏ trước khi ấp trứng Artemia. Điều này dễ gây nhiểm trùng nước và gây bệnh cho ấu trùng tôm.

- Số lần và hàm lượng cho ăn: Trong ương giống tôm thẻ chân trắng artemia là một loại thức ăn giàu dinh dưỡng và ưa thích của ấu trùng tôm. Nhưng do giá thành quá cao nên thông thường các chủ trại ương giống tôm thẻ chân trắng tại Quảng Nam cho ăn 1 – 2 lần/ngày. Hàm lượng mỗi lần ăn tính trên trọng lương khô cho 1 triệu PL là 100g.

- Cách cho ăn: Artemia sau khi nở (đã bung dù) thì được lọc bỏ bớt vỏ. Sau đó chúng được sát trùng bằng iodine, rồi rữa sạch lại bằng nước ngọt trước khi cho tôm ăn sống. Artemia cũng được cho vào nước và tạt đều trong bể.

Bảng 3.8: Artemia sử dụng trong các trại ương giống tôm thẻ chân trắng tại Quảng Nam

Đặc điểm Ấu trùng tôm (triệu PL)

Loại Artemia Artemia Mỹ, Thái…

Số lần cho ăn/ngày 1 - 2

Lượng ăn/lần (g) 100

Hình 3.3: Ấp Artemia trong xô nhựa

3.2.5.2.3. Quản lý môi trường trong quá trình ương

Về chế độ thay nước tùy thuộc vào mỗi trại, cách cho ăn và phụ thuộc vào yêu cầu của người mua. Chế độ thay nước liên quan mật thiết với khâu quản lý thức ăn trong bể ương. Việc kiểm tra thức ăn dư thừa không chính xác dẫn đến cho thức ăn quá nhiều làm nước trong bể ương bị ô nhiễm. Ngoài ra yêu cầu của khách hàng ảnh hưởng đến thay nước của các trại là yêu cầu về độ mặn của tôm thả nuôi. Thể tích nước ban đầu khoảng 60 - 70%, mỗi ngày thêm nước ngọt hạ độ mặn, cho đến khi độ mặn đạt yêu cầu của khách hàng.

Trong các trại ương luôn vệ sinh sạch sẽ các khu vực trong ngoài trại bằng nước ngọt. Trong quá trình ương một số trại có sử dụng các chế phẩm sinh học cải thiện môi trường bể ương. Chế phẩm sinh học được các trại ương sử dụng là chế phẩm EM (Effective microorganisms). Đây là chế phẩm sinh học tập hợp các loài vi sinh vật có ích như: vi khuẩn quang hợp, vi khuẩn lactic, nấm men, xạ khuẩn, nấm mốc... sống cộng sinh trong cùng môi trường có hiệu quả tác động, như: Bổ sung vi sinh vật cho đất; Cải

thiện môi trường lý, hóa, sinh đất và tiêu diệt tác nhân gây bệnh, sâu hại trong đất; Xử lý rác thải, khử mùi hôi của rác, nước thải [4]. Nồng độ cho giai đoạn ương Postlarvae là từ 7 – 10ppm.

Bảng 3.9: Chế độ thay nước trong quá trình ương nuôi

Tỷ lệ thay nước trong quá trình ương (%)

0 <20 20 - 50 >50 100

Số trại (%) 0 28,13 53,12 18,75 0

 Thuần hóa độ mặn:

Độ mặn trong bể ương giống và yêu cầu của người nuôi tôm thương phẩm là khác nhau. Vì thế trong quá trình ương, việc thuần hóa độ mặn là yêu cầu bắt buộc. Tùy vào mức chênh lệch độ mặn mà dựa vào đó người ta thêm nhiều hay ít nước ngọt. Nguồn nước ngọt phải đảm bảo sạch, pH tương đương 7, nếu thấp hơn phải nâng lên. Ngoài ra một số thông số khác phải đảm bảo như độ kiềm. Quá trình thêm nước ngọt vào bể ương tiếp tục đến khi độ mặn đạt yêu cầu xuất bán.

3.2.5.2.4. Phòng bệnh

Qua phỏng vấn các trại ương, biết rằng rất ít khi phát hiện tôm thẻ chân trắng bị bệnh trong giai đoạn này. Cũng có thể là do sức đề kháng của tôm thẻ chân trắng cao hơn một số loài như tôm sú, hoặc mắt thường không nhìn thấy được (không có dụng cụ kiểm tra). Trong tất cả các trại ương không có bồn rửa chân bằng hóa chất. Tuy vậy trong quá trình nuôi các trại ương vẩn sử dụng các hóa chất, kháng sinh để phòng bệnh.

Phòng bệnh nấm: Treflan nồng độ từ 0,1 – 2 ppm Phòng bệnh vi khuẩn: Thay nước, xử lý nước sạch

Thay nước là một trong những biện pháp phòng bệnh, chất lượng nước tốt sẽ làm tăng kích thích sự lột vỏ của tôm.

3.2.5.3. Thu hoạch

Việc đầu tiên là khâu chuẩn bị nước để đóng tôm. Nước đóng tôm phải đạt các yêu cầu của khách hàng và đảm bảo sức khỏe cho tôm. Yêu cầu đầu tiên là độ mặn, độ mặn phải không quá chênh lệch với độ mặn trong bể tôm đồng thời phải gần bằng với độ mặn của ao nuôi tôm thương phẩm. Độ chênh lệch về độ mặn của nước đóng tôm và nước trong bể là dưới 5 ppt. Ngoài ra một số yếu tố quan trọng khác như nhiệt độ, pH, độ kiềm…

Nước trong bể dùng ống có lưới lọc hút ra còn khoảng 40 - 50cm trong bể, và dùng vợt đánh Post vớt tôm ra thùng chứa tôm. Sau khi đong mẫu, cho nước vào túi khoảng 2 lít và cho tôm vào. Mẫu tôm thường khá cao vì xuất bán với khoảng cách không xa thường là 2000 - 2500 con/túi. Trong túi tôm còn cho thêm artemia để tôm ăn, tránh hiện tượng ăn thịt nhau khi đói của tôm. Ngoài ra còn cho thêm than, than có tác dụng khử một số loại khí độc như NH3,..Một số hộ nuôi tôm ở gần quá thì không cần cho những thứ này, mật độ tôm trong túi cũng có thể tăng lên. Nếu xuất tôm ra ngoại tỉnh còn phải hạ nhiệt độ nước bằng đá lạnh, nhằm giảm cường độ trao đổi chất.

3.3. Hiệu quả của nghề ương tôm thẻ chân trắng ở Quảng Nam3.3.1. Hiệu quả kinh tế 3.3.1. Hiệu quả kinh tế

Bảng 3.10: Hiệu quả kinh tế của nghề ương giống tôm thẻ chân trắng tại Quảng Nam

Mục Trung bình Min - Max

Khấu hao tài sản/năm (triệu đồng) Giá mua giống (đồng/con)

Tiền mua giống (triệu đồng)

Thức ăn công nghiệp/năm (triệu đồng) Artemia/năm (triệu đồng)

Nhân công/năm (triệu đồng) Khác/năm (triệu động)

Năng suất/năm (triệu con)

Giá tôm bán (đồng/con)

Tổng chi/năm (triệu đồng) Tổng thu/năm (triệu đồng) Lợi nhuận/năm (triệu đồng) Lợi nhuận/m3 bể/năm (triệu đồng) Tỷ lệ sống (%) 11,34 ± 3,74 9,36 ± 1,10 765,56 ± 261,43 106,73 ± 48,26 100,10 ± 38,54 57,75 ± 13,44 7,19 ± 3,09 60,94 ± 23,05 20,44 ± 1,08 1043,39 ± 341,09 1232,81 ± 397,61 189,72 ± 105,20 1,93 ± 0,86 74,38 ± 7,49 5,00 – 15,00 8,00 – 12,00 400,00 – 1714,29 58,80 – 305,76 45,50 – 273,00 48,00 – 96,00 5,00 – 15,00 40,00 – 150,00 18,00 – 22,00 592,06 – 2286,79 760,00 – 2700,00 53,18 – 413,21 0,65 – 3,48 60 – 90

Nhìn chung do diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng của Quảng Nam cao do vậy lượng giống tiêu thụ cho các trại ương là rất lớn. Mức đầu tư của các trại là khá lớn, nhưng hiệu quả kinh tế đưa lại tương đối cao. Không có trại nào thua lỗ, đa số các trại có nhiều mối bán tôm hơn thì lợi nhuận cao hơn nhiều so với các trại khác. Lợi nhuận trung bình trại là 189,72 triệu đồng/năm với tổng chi là 1043,39 triệu đồng/năm. So với lãi suất ngân hàng với lãi suất là 9% thì với mức độ đầu tư trên là 93,91 triệu đồng/năm. Như vậy lợi nhuận do nghề này mang lại là gấp đôi khi gửi tiết kiệm ngân hàng.

3.3.2. Chất lượng con giống

Bên cạnh hiệu quả kinh tế rất cao của nghề ương tôm thẻ chân trắng ở Quảng Nam. Một vấn đề đang được đặt ra cho ngành thủy sản Việt Nam nói chung và Quảng Nam nói riêng, đó là về chất lượng con giống tôm thẻ chân trắng. Hiện nay các công ty sản xuất giống tôm thẻ chân trắng lớn, chất lượng chủ yếu nằm ở ba tỉnh là Khánh Hòa, Ninh Thuận và Bình Thuận. Các tỉnh miền trung tuy có diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng lớn nhưng nguồn giống thì phải mua từ rất xa và rất khó mua do số lượng giống chất lượng cung cấp không đủ. Vì vậy đó là điều kiện để nhiều nguồn tôm giống không rõ nguồn gốc, chất lượng xâm nhập vào.

Ở Quảng nam chất lượng tôm giống là một vấn đề hết sức nan giải. Các trại ương trong tỉnh cung cấp 2/3 lượng giống trong tỉnh. Nhưng nguồn giống ở các trại ương được các hộ nuôi thương phẩm xem như giống “chợ”, chất lượng thấp. Qua phỏng vấn trực tiếp và nhiều nguồn thông tin khác, ương nuôi thẻ chân trắng ở Quảng Nam chủ yếu áp dụng theo qui trình tôm sú. Tuy đa số khi phỏng vấn không cho biết là sử dụng thuốc tây hay kháng sinh, nhưng theo một chủ trại ương cho biết hiện trại của ông và các trại ương khác vẩn đang dùng những loại này trong ương nuôi tôm thẻ chân trắng. Nguồn giống đầu vào và ra đều không được kiểm dịch. Một số trại với diện tích nuôi nhỏ nhưng còn cho sinh sản nhân tạo tôm sú, những bể khác được sử dụng ương nuôi tôm thẻ chân trắng. Đây là một vấn đề tối kỵ trong nuôi tôm, vì rất dễ lây lan bệnh giữa hai loài tôm này[10].

3.3.3. Những ưu nhược điểm của con giống tại các trại ương so với giống chất lượng của các cơ sở sản xuất giống lớn.

Qua phỏng vấn trực tiếp 60 hộ nuôi thương phẩm, một số hộ nuôi mua giống ở các trại ương và một số ít mua tôm ở các công ty lớn như CP, Uni President…, ngoài ra có người đã mua cả hai loại giống cho thấy rằng:

- Khi mua giống: 100% hộ nuôi mua giống ở các trại ương trong tỉnh thì 100% không có giấy kiểm dịch. Các hộ kiểm tra chất lượng tôm chỉ bằng phương pháp cảm quan. Trong khi đó 100% hộ nuôi mua giống ở các cơ sở lớn cho biết 100% là có giấy kiểm dịch lúc mua giống và kiểm tra chất lương tôm bằng mắt thường bằng phương pháp shock độ mặn.

- Giá giống của hai loại giống là chênh lệch nhau rất lớn. Giá giống cơ sở lớn dao động từ 35 - 45 đồng/con, tức gần gấp đôi giá tôm giống ở các trại ương. Các hộ nuôi ưu tiên các vùng đầu tư cao thả giống chất lượng cao như vùng nuôi tôm trên cát.

- Ngoài giá giống thấp, các hộ nuôi thương phẩm ở đây chọn con giống ương tại địa phương vì rất thuận tiện trong khâu mua giống. Tôm giống ở các cơ sở lớn thường ở các tỉnh xa, thời gian vận chuyển lâu, công tác đi lại khó khăn…

- Trong quá trình nuôi: các hộ nuôi cho biết những bệnh thường gặp là đốm trắng, đỏ thân…Những bệnh này lại xẩy ra ở cả trên hai nguồn giống. Điều này cho thấy dịch bệnh do rất nhiều nguyên nhân nhưng với tình hình này thì chưa thể khẳng định là do con giống gây ra. Vì thế phải kiểm soát chặt chẽ trong công tác kiểm dịch con giống.

- Về sự tăng trưởng: Qua phỏng vấn các hộ nuôi cho thấy rằng: Sau 3 tháng nuôi

Một phần của tài liệu Hiện trạng kỹ thuật và hiệu quả kinh tế của nghề ương giống tôm thẻ chân trắng (penaeus vannamei) tại quảng nam (Trang 45 - 59)