Về chế độ thay nước tùy thuộc vào mỗi trại, cách cho ăn và phụ thuộc vào yêu cầu của người mua. Chế độ thay nước liên quan mật thiết với khâu quản lý thức ăn trong bể ương. Việc kiểm tra thức ăn dư thừa không chính xác dẫn đến cho thức ăn quá nhiều làm nước trong bể ương bị ô nhiễm. Ngoài ra yêu cầu của khách hàng ảnh hưởng đến thay nước của các trại là yêu cầu về độ mặn của tôm thả nuôi. Thể tích nước ban đầu khoảng 60 - 70%, mỗi ngày thêm nước ngọt hạ độ mặn, cho đến khi độ mặn đạt yêu cầu của khách hàng.
Trong các trại ương luôn vệ sinh sạch sẽ các khu vực trong ngoài trại bằng nước ngọt. Trong quá trình ương một số trại có sử dụng các chế phẩm sinh học cải thiện môi trường bể ương. Chế phẩm sinh học được các trại ương sử dụng là chế phẩm EM (Effective microorganisms). Đây là chế phẩm sinh học tập hợp các loài vi sinh vật có ích như: vi khuẩn quang hợp, vi khuẩn lactic, nấm men, xạ khuẩn, nấm mốc... sống cộng sinh trong cùng môi trường có hiệu quả tác động, như: Bổ sung vi sinh vật cho đất; Cải
thiện môi trường lý, hóa, sinh đất và tiêu diệt tác nhân gây bệnh, sâu hại trong đất; Xử lý rác thải, khử mùi hôi của rác, nước thải [4]. Nồng độ cho giai đoạn ương Postlarvae là từ 7 – 10ppm.
Bảng 3.9: Chế độ thay nước trong quá trình ương nuôi
Tỷ lệ thay nước trong quá trình ương (%)
0 <20 20 - 50 >50 100
Số trại (%) 0 28,13 53,12 18,75 0
Thuần hóa độ mặn:
Độ mặn trong bể ương giống và yêu cầu của người nuôi tôm thương phẩm là khác nhau. Vì thế trong quá trình ương, việc thuần hóa độ mặn là yêu cầu bắt buộc. Tùy vào mức chênh lệch độ mặn mà dựa vào đó người ta thêm nhiều hay ít nước ngọt. Nguồn nước ngọt phải đảm bảo sạch, pH tương đương 7, nếu thấp hơn phải nâng lên. Ngoài ra một số thông số khác phải đảm bảo như độ kiềm. Quá trình thêm nước ngọt vào bể ương tiếp tục đến khi độ mặn đạt yêu cầu xuất bán.