Hiệu quả của nghề ương tôm thẻ chân trắng ở Quảng Nam

Một phần của tài liệu Hiện trạng kỹ thuật và hiệu quả kinh tế của nghề ương giống tôm thẻ chân trắng (penaeus vannamei) tại quảng nam (Trang 51 - 59)

3.3.1. Hiệu quả kinh tế

Bảng 3.10: Hiệu quả kinh tế của nghề ương giống tôm thẻ chân trắng tại Quảng Nam

Mục Trung bình Min - Max

Khấu hao tài sản/năm (triệu đồng) Giá mua giống (đồng/con)

Tiền mua giống (triệu đồng)

Thức ăn công nghiệp/năm (triệu đồng) Artemia/năm (triệu đồng)

Nhân công/năm (triệu đồng) Khác/năm (triệu động)

Năng suất/năm (triệu con)

Giá tôm bán (đồng/con)

Tổng chi/năm (triệu đồng) Tổng thu/năm (triệu đồng) Lợi nhuận/năm (triệu đồng) Lợi nhuận/m3 bể/năm (triệu đồng) Tỷ lệ sống (%) 11,34 ± 3,74 9,36 ± 1,10 765,56 ± 261,43 106,73 ± 48,26 100,10 ± 38,54 57,75 ± 13,44 7,19 ± 3,09 60,94 ± 23,05 20,44 ± 1,08 1043,39 ± 341,09 1232,81 ± 397,61 189,72 ± 105,20 1,93 ± 0,86 74,38 ± 7,49 5,00 – 15,00 8,00 – 12,00 400,00 – 1714,29 58,80 – 305,76 45,50 – 273,00 48,00 – 96,00 5,00 – 15,00 40,00 – 150,00 18,00 – 22,00 592,06 – 2286,79 760,00 – 2700,00 53,18 – 413,21 0,65 – 3,48 60 – 90

Nhìn chung do diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng của Quảng Nam cao do vậy lượng giống tiêu thụ cho các trại ương là rất lớn. Mức đầu tư của các trại là khá lớn, nhưng hiệu quả kinh tế đưa lại tương đối cao. Không có trại nào thua lỗ, đa số các trại có nhiều mối bán tôm hơn thì lợi nhuận cao hơn nhiều so với các trại khác. Lợi nhuận trung bình trại là 189,72 triệu đồng/năm với tổng chi là 1043,39 triệu đồng/năm. So với lãi suất ngân hàng với lãi suất là 9% thì với mức độ đầu tư trên là 93,91 triệu đồng/năm. Như vậy lợi nhuận do nghề này mang lại là gấp đôi khi gửi tiết kiệm ngân hàng.

3.3.2. Chất lượng con giống

Bên cạnh hiệu quả kinh tế rất cao của nghề ương tôm thẻ chân trắng ở Quảng Nam. Một vấn đề đang được đặt ra cho ngành thủy sản Việt Nam nói chung và Quảng Nam nói riêng, đó là về chất lượng con giống tôm thẻ chân trắng. Hiện nay các công ty sản xuất giống tôm thẻ chân trắng lớn, chất lượng chủ yếu nằm ở ba tỉnh là Khánh Hòa, Ninh Thuận và Bình Thuận. Các tỉnh miền trung tuy có diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng lớn nhưng nguồn giống thì phải mua từ rất xa và rất khó mua do số lượng giống chất lượng cung cấp không đủ. Vì vậy đó là điều kiện để nhiều nguồn tôm giống không rõ nguồn gốc, chất lượng xâm nhập vào.

Ở Quảng nam chất lượng tôm giống là một vấn đề hết sức nan giải. Các trại ương trong tỉnh cung cấp 2/3 lượng giống trong tỉnh. Nhưng nguồn giống ở các trại ương được các hộ nuôi thương phẩm xem như giống “chợ”, chất lượng thấp. Qua phỏng vấn trực tiếp và nhiều nguồn thông tin khác, ương nuôi thẻ chân trắng ở Quảng Nam chủ yếu áp dụng theo qui trình tôm sú. Tuy đa số khi phỏng vấn không cho biết là sử dụng thuốc tây hay kháng sinh, nhưng theo một chủ trại ương cho biết hiện trại của ông và các trại ương khác vẩn đang dùng những loại này trong ương nuôi tôm thẻ chân trắng. Nguồn giống đầu vào và ra đều không được kiểm dịch. Một số trại với diện tích nuôi nhỏ nhưng còn cho sinh sản nhân tạo tôm sú, những bể khác được sử dụng ương nuôi tôm thẻ chân trắng. Đây là một vấn đề tối kỵ trong nuôi tôm, vì rất dễ lây lan bệnh giữa hai loài tôm này[10].

3.3.3. Những ưu nhược điểm của con giống tại các trại ương so với giống chất lượng của các cơ sở sản xuất giống lớn.

Qua phỏng vấn trực tiếp 60 hộ nuôi thương phẩm, một số hộ nuôi mua giống ở các trại ương và một số ít mua tôm ở các công ty lớn như CP, Uni President…, ngoài ra có người đã mua cả hai loại giống cho thấy rằng:

- Khi mua giống: 100% hộ nuôi mua giống ở các trại ương trong tỉnh thì 100% không có giấy kiểm dịch. Các hộ kiểm tra chất lượng tôm chỉ bằng phương pháp cảm quan. Trong khi đó 100% hộ nuôi mua giống ở các cơ sở lớn cho biết 100% là có giấy kiểm dịch lúc mua giống và kiểm tra chất lương tôm bằng mắt thường bằng phương pháp shock độ mặn.

- Giá giống của hai loại giống là chênh lệch nhau rất lớn. Giá giống cơ sở lớn dao động từ 35 - 45 đồng/con, tức gần gấp đôi giá tôm giống ở các trại ương. Các hộ nuôi ưu tiên các vùng đầu tư cao thả giống chất lượng cao như vùng nuôi tôm trên cát.

- Ngoài giá giống thấp, các hộ nuôi thương phẩm ở đây chọn con giống ương tại địa phương vì rất thuận tiện trong khâu mua giống. Tôm giống ở các cơ sở lớn thường ở các tỉnh xa, thời gian vận chuyển lâu, công tác đi lại khó khăn…

- Trong quá trình nuôi: các hộ nuôi cho biết những bệnh thường gặp là đốm trắng, đỏ thân…Những bệnh này lại xẩy ra ở cả trên hai nguồn giống. Điều này cho thấy dịch bệnh do rất nhiều nguyên nhân nhưng với tình hình này thì chưa thể khẳng định là do con giống gây ra. Vì thế phải kiểm soát chặt chẽ trong công tác kiểm dịch con giống.

- Về sự tăng trưởng: Qua phỏng vấn các hộ nuôi cho thấy rằng: Sau 3 tháng nuôi tôm giống ở các cơ sở sản xuất giống lớn đạt 89 con/kg. Trong khi đó tôm giống ở các trại ương của địa phương đạt 107 con/kg sau 3 tháng nuôi.

3.4. Thuận lợi, khó khăn và giải pháp trong công tác quản lý giống 3.4.1. Thuận lợi 3.4.1. Thuận lợi

Trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, công tác quản lý giống hiện nay được thực hiện bởi Chi Cục Thú Y Quảng Nam. Tôm thẻ chân trắng là một đối tượng mới khoảng 3 năm trở lại đây tại Quảng Nam. Công tác quản lý giống đã được chi cục triển khai:

Chi cục cử cán bộ thường xuyên bám sát các cơ sở sản xuất, kinh doanh giống trên địa bàn để nắm bắt tình hình, phổ biến các qui định của nhà nước về công tác quản lí giống khi nhập cũng như xuất khỏi cơ sở, lịch thời vụ của ngành Nông nghiệp.

Kiểm tra điều kiện vệ sinh thú y 100% các cơ sở sản xuất và lưu giữ giống trên địa bàn tỉnh, qua đó nhắc nhở cá cơ sở khắc phục sai sót, đảm bảo điều kiện vệ sinh thú y trong quá trình sản xuất kinh doanh giống.

Thành lập đoàn kiểm tra định kì và đột xuất các cơ sở, tuyên truyền vận động nhắc nhở các cơ sở phải tuân thủ các qui định về kiểm dịch khi nhập và xuất bán, đồng thời

yêu cầu các chủ cơ sở kí cam kết thực hiện nghiêm túc các qui định đó. (Chi cục Thú Y Quảng Nam)

3.4.2. Khó khăn

Địa bàn rộng lớn các trại giống phân bố rải rác không tập trung. Các hoạt động xuất và nhập giống thường xẩy ra ban đêm hoặc sáng sớm rất khó khăn trong việc phát hiện và xử lý vi phạm; Các cơ sở thuần hóa kinh doanh gống tôm thẻ chân trắng có trình độ nhận thức hạn chế, chây lỳ bất hợp tác, không chấp hành các qui định của nhà nước về công tác kiểm dịch mặc dù được nhắc nhở nhiều lần. Khi thấy cán bộ kiểm tra thì chạy trốn bất hợp tác.

Đội ngũ cán bộ thú y thủy sản chưa đáp ứng đủ, không có thẩm quyền dừng các phương tiện giao thông, công tác thanh tra xử lý các vi phạm trong lĩnh vực còn nhiều bất cập.

Tại trạm thú y các huyện xã chưa có cán bộ chịu trách nhiệm về công tác phòng chống dịch bệnh thủy sản và công tác báo cáo tình hình dịch bệnh thủy sản trên địa bàn.

Công tác phối hợp với các đơn vị liên quan (chính quyền địa phương, cảnh sát giao thông, quản lí thị trường…) chỉ có thể thực hiện theo kế hoạch hay đột xuất, trong khi các hoạt động mua bán vận chuyển con giống được thực hiện mọi nơi, mọi lúc và diễn ra trong thời gian ngắn, rất khó khăn cho các đơn vị quản lí.

Trang bị phòng thí nghiệm chi cục còn thiếu, không đủ năng lực xét nghiệm các bệnh thuộc danh mục đối tượng phải kiểm dịch động vật. Các trường hợp nghi ngờ dấu hiệu bệnh lí và không có nguồn gốc, công tác lấy mẫu, gửi mẫu xét nghiệm trả lời kết quả gặp rất nhiều khó khăn (phải gửi mẫu đi Huế hoặc Đà Nẵng), không đảm bảo thời gian theo qui định.

Mặc dù lịch thời vụ được ban hành hàng năm, công tác tổ chức thực hiện tại các địa phương ven biển khác nhau, nhiều địa phương thả trước thời vụ dẩn đến một số diện tích bị bệnh, trong khi cá biện pháp chế tài để thực hiện lịch thời vụ thì chưa có. Vì vậy, khó khăn cho đơn vị khi thực hiện các công tác được giao về lịch thời vụ. (Chi cục Thú Y Quảng Nam)

3.4.3. Giải pháp

- Giải pháp trong công tác quản lí giống:

Triển khai hoạt động điểm khai báo kiểm dịch tại các khu vực sản xuất để theo dõi, nắm bắt kịp thời các hoạt động nhập xuất giống ra khỏi cở sở; tăng cường lực lượng

thanh tra, kiểm tra các điều kiện sản xuất, kinh doanh giống. Kiên quyết xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm các qui định về kiểm dịch và di nhập và xuất giống.

Phối hợp với phòng kinh tế thành phố Tam Kỳ và ủy ban nhân dân các xã, triệu tập các trại ương giống tôm thẻ chân trắng trên địa bàn tỉnh để phổ biến các thông tư của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn qui định trình tự, thủ tục kiểm dịch thủy sản, sản phẩm thủy sản và các văn bản liên quan khác về xử phạt vi phạm hành chính.

Tuyên truyền vận động người nuôi nâng cao nhận thức, mua tôm giống phải có giấy kiểm dịch, nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.

- Giải pháp kỹ thuật ương nuôi ấu trùng giống tôm thẻ chân trắng tại Quảng Nam:

Hiện nay, các trại ương giống tôm thẻ chân trắng tại Quảng Nam chủ yếu áp dụng kỹ thuật sản xuất giống tôm sú. Kỹ thuật viên các trại ương chỉ qua học hỏi, nên trong quá trình ương nuôi còn nhiều hạn chế. Để phát triển một cách bền vững nghề ương giống tôm thẻ chân trắng ở Quảng Nam cần có những biện pháp:

 Triển khai các lớp tập huấn kỹ thuật sản xuất giống tôm thẻ chân trắng cho các kỹ thuật viên các trại ương giống trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.

 Nâng cao nhận thức về chất lượng con giống của các chủ trại ương giống: con giống cần có nguồn gốc rõ ràng, nâng cao sức đề kháng của tôm giống…nhằm phát triển bền vững nghề này.

 Khắc phục tình trạng nuôi nhiều đối tượng trong một trại nuôi đặc biệt là tôm thẻ chân trắng và tôm sú.

 Tỉnh, địa phương phải có chính sách khuyến khích phát triển nguồn giống chất lượng từ các trại ương giống.

KẾT LUẬNVÀ ĐỀ XUẤT Ý KIẾN

KẾT LUẬN

Quảng Nam năm 2009 có 32 trại ương và sang năm 2010 số trại ương giống tôm thẻ chân trắng hoạt động là 34 trại. Các trại ương đều mới thành lập từ 2 - 3 năm trở lại đây. Cơ sở vật chất cơ bản là của trại sản xuất tôm sú trước đây.

Qui mô trại là hộ gia đình, công suất trung bình của các trại 60,94 triệu post/năm. Tổng lượng giống xuất ra của các trại ương giống 1950 triệu PL và chiếm 2/3 nhu cầu giống tôm thẻ chân trắng trong tỉnh.

Giai đoạn tôm ương là Post 3 - 5, nguồn này được mua về từ các tỉnh Khánh Hòa, Ninh Thuận và Bình Thuận.

Qui trình kỹ thuật ương tôm là khá đơn giản. Tỷ lệ sống trung bình cao 74,35%. Hiệu quả kinh tế cao, lợi nhuận trung bình của mỗi trại/năm là 189,72 triệu. Lợi nhuận trên 1m3 bể ương là 1,93 triệu/m3.

Về chất lượng con giống còn có nhiều bất cập. Nguồn giống mua về đều không có giấy kiểm dịch. Khi xuất tôm cũng không được kiểm dịch. Trong quá trình nuôi còn sử dụng kháng sinh, thuốc tây. Một số trại còn cho sinh sản nhân tạo tôm sú.

ĐỀ XUẤT Ý KIẾN

Tạo điều kiện cho các tổ chức cá nhân đầu tư xây dựng 1 - 3 cở sở sản xuất giống tôm thẻ chân trắng chất lượng cao trên địa bàn tỉnh để chủ động cung cấp cho các địa phương, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi trong công tác quản lý.

Để quản lý tốt con giống thì tỉnh phải sớm đầu tư xây dựng cở sở sản xuất giống tập trung. Trang bị máy móc thiết bị phục vụ cho công tác kiểm dịch.

Tăng cường mạng lưới cán bộ, thường xuyên kiểm tra giám sát các hoạt động của các trại sản xuất. Xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.

Phối hợp với các cơ quan khác trong công tác kiểm tra. Tuyên truyền vận động người dân nhằm phát triển bền vững nghề ương tôm giống tôm thẻ chân trắng trên địa bàn tỉnh.

TÀI LIỆU THAM KHẢO TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT

1. Chi Cục Nuôi Trồng Thủy Sản Quảng Nam, “Báo cáo kết quả sản xuất, nuôi

trồng thủy sản năm 2010 và Kế hoạch phát triển năm 2011 tỉnh Quảng Nam

2. Ðào Văn Trí - Nguyễn Thành Vũ - Viện nghiên cứu Nuôi trồng thuỷ sản III, “Ảnh hưởng của mật độ đến sự tăng trưởng và tỷ lệ sống của ấu trùng tôm chân trắng” Tạp chí Thủy sản.

3. Nguyễn Thành Vũ; Đào Văn Trí Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản III, “Qui trình kỹ thuật sản xuất giống nhân tạo tôm he chân trắng Penaeus vannamei”

4. Sở Khoa học Công nghệ và Môi trường Thái Bình, “Hướng dẫn sử dụng chế

phẩm vi sinh vật hữu hiệu EM trong sản xuất và đời sống,1998”.

5. Thái Bá Hồ, Ngô Trọng Lư (2003) “ Kỹ thuật nuôi tôm he chân trắn”g, NXB Nông nghiệp Hà Nội.

6. TS. Ngô Anh Tuấn, KS. Trần Kim Liễn, “Nghiên cứu nuôi tôm bố mẹ và sinh sản nhân tạo tôm he chân trắng (Penaeus vannamei Boone, 1931) tại Khánh Hòa”, Tạp

chí Khoa Học – Công nghệ thủy sản, số đặc biệt 2009.

7. Viện Kinh tế và Quy hoạch Thuỷ sản - Số 10- Nguyễn Công Hoan - Ba Đình - Hà Nội

8. Vũ Ca “Tôm thẻ chân trắng: Sẽ có giống nội”. Báo Khánh Hòa 2009.

9. http://nongnghiep.dailyinfo.vn/9328_Nan-giai-chat-luong-giong-tom-the.html

10. http://vietbao.vn/Kinh-te/Cam-san-xuat-tom-chan-trang-tai-cac-trai-giong-

tom-su/40017842/87/

TÀI LIỆU TIẾNG ANH

11. Beard, T.W., J.F. Wickins and D.R. Arnstein. 1977. “The breeding and

growth of Penaeus merguiensis de Man in laboratory recirculating systems. Aquaculture. 10: 275-289”.

12. Chen, J. C. and T.S. Chin. 1988. “Aquaculture. 69:253-262”

13. Dechan, C. and C. Chen. 1975. “Bait worm culture of Aristicus crit.

14. Emmerson, W.D. 1980. “Induced maturation of prawn Penaeus indicus. Mar.

Ecol. Prog. Ser. 2: 121-131”.

15. FAO, “Production Methods for the Whiteleg Shrimp”

16. Granvil D. Treece “Shrimp maturation and spawni” Texas A&M University, Sea Grant College Program 1716 Briarcrest, Suite 702 Bryan, Texas 77802 USA

17. Hansford, S.W. and G.E. Marsden. 1995. “Temporal variation in egg and

larval productivity of eyestalk ablated spawners of the prawn Penaeus monodon from Cook Bay, Australia. J. World Aquacult. Soc. 26(4):396-405”.

18. Hudinaga, M. 1942. “Reproduction, development and rearing of P.

japonicus”. Jap. J. Zool.10(2): 305-393.

19. Jason Clay and Aaron A. McNevin1 “Farm Level Issues in Aquaculture

Certification: Shrimp”

20. Jim Wyban, Ph.D. High Health Aquaculture, Inc.P. O. Box 1095 Kurtistown, Hawaii 96760 USA wyban@gte.net “Penaeus vannamei seedstock production recent

developments in Asia”

21. Liao, I.C. and N.H. Chao. 1983. “Hatchery and grow-out: Penaeid prawns,

pp. 161-167”. In: J.P. McVey (ed.), CRC Handbook of Mariculture. Vol. I.

22. Lytle, J.S. and T.F. Lytle. 1989. “Fatty acid composition and variations in

individual bloodworms”. Gulf Coast Research Laboratory, Ocean Springs, MS, USA

23. Magarelli, P.C. 1981. “Nutritional and behavioral components of

reproduction in the blue shrimp, Penaeus stylirostris, reared under controlled environment conditions.Ph.D. dissertation, University of AriZoeaona”.

24. Martosubroto, P. 1974. “Fecundity of pink shrimp Penaeus duorarum

Burkenroad. Bull. Mar. Sci. 24: 606-627”.

25. Middleditch, B.S., S.R. Missler, H.B. Hines, J.B. McVey, A. Brown, D.G. Ward and A.L. Lawrence. 1980. “Metabolic profiles of penaeid shrimp: Dietary lipids

and ovarian maturation, Journal of Chromatography”. 195: 359-368.

26. Ogle J.T (1992) “A revew of current (1992) state of our knowledge concerning

reproduction in open thelycum. Penaeid Shrimp with emphasis on Penaeus vannamei. Invertebrate Reproduction and Development 22: 267 – 274”

Một phần của tài liệu Hiện trạng kỹ thuật và hiệu quả kinh tế của nghề ương giống tôm thẻ chân trắng (penaeus vannamei) tại quảng nam (Trang 51 - 59)