Thông tin tổng quát về các trại ương giống tôm thẻ chân trắng ở Quảng Nam

Một phần của tài liệu Hiện trạng kỹ thuật và hiệu quả kinh tế của nghề ương giống tôm thẻ chân trắng (penaeus vannamei) tại quảng nam (Trang 40 - 42)

Quảng Nam là một trong 4 tỉnh có diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng lớn nhất hiện nay. Tôm thẻ chân trắng được nuôi ở Quảng Nam năm 2005 nhưng đến 2007 diện tích mới chỉ có 55 ha. Sự thành công trong nuôi tôm thẻ, đồng thời sự xuống dốc của nghề nuôi tôm sú đã làm cho đa số diện tích nuôi tôm sú dần chuyển qua nuôi tôm thẻ chân trắng. Năm 2008 diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng tăng vọt lên 714 ha, tiếp tục tăng mạnh vào năm 2009 lên 1510 ha [1].

Diện tích nuôi tăng nhanh kéo theo nhu cầu về giống cũng tăng mạnh. Các hộ nuôi tôm phải trực tiếp vào tận các tỉnh như Ninh Thuận, Khánh Hòa, Bình Thuận để mua giống. Dọc theo bờ biển Quảng Nam các trại giống tôm sú mọc dày đặc nhưng do nhu cầu nuôi tôm sú giảm mạnh nên một số trại chuyển qua sản xuất tôm thẻ chân trắng. Hai vùng có số trại sản xuất tôm thẻ lớn nhất là Tam Thanh (Tam Kỳ) và Tam Hải (Núi Thành).

Bảng 3.1: Thông tin tổng quát về trại ương giống tôm thẻ chân trắng ở Quảng Nam

Năm thành lập (năm) 1 - 2

Công nhân (người) 2 - 4

Trình độ kỹ thuật viên Học hỏi

Công suất trại (triệu PL/Năm) 60,94 ± 23,05

Tổng công suất (triệu PL/Năm) 1950

Thời gian hoạt động Tháng 12 – tháng 7 dương lịch

Kết quả điều tra năm 2009 cho thấy ở Quảng Nam hiện có 32 trại ương giống tôm thẻ chân trắng đang hoạt động. Theo báo cáo của chi cục nuôi trồng thủy sản tỉnh Quảng Nam năm 2010 số trại ương giống tôm thẻ chân trắng tăng lên 34 trại. Các trại được thành lập từ 1 – 2 năm trở lại đây. Khoảng thời gian từ 2007 – 2008 khi diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng tăng vọt từ 55 ha lên 714 ha [1]. Các trại ương đều chuyển từ sản xuất giống tôm sú qua ương tôm thẻ chân trắng, do vậy qui mô trại là qui mô hộ gia đình, số người tham gia vào hoạt động ương gống tôm trong trại từ 2 – 4 người. 100% kỹ thuật viên trong các trại ương đều tự học hỏi và áp dụng cơ bản qui trình kỹ thuật của nuôi tôm sú.

Do thời gian từ khi ương cho đến khi xuất bán ngắn (5 – 10 ngày), vì thế các trại không có đợt sản xuất cụ thể mà đan xen lẫn nhau. Khoảng thời gian tháng 12 dương lịch các hộ nuôi thương phẩm chuẩn bị ao để nuôi tôm thì các trại ương giống tôm thẻ cũng đi vào hoạt động. Hoạt động của trại ương diễn ra đến tháng 7 dương lịch năm sau khi nhu câu giống không còn.

Với qui mô trại nhỏ, công suất trại trung bình 60,94 triệu PL/năm. Công suất các trại dao động từ 40 – 150 triệu PL/năm. Tổng số lượng PL tôm thẻ chân trắng ở các trại ương giống này cung cấp cho tỉnh Quảng Nam năm 2010 là 1950 triệu. Trong khi đó nhu cầu con giống tôm thẻ chân trắng trong tỉnh Quảng Nam là khoảng 3 tỷ con giống[1]. Như vậy các trại ương giống tôm thẻ chân trắng ở Quảng Nam đáp ứng được gần 2/3 nhu

cầu tôm giống địa phương. Điều này cho thấy nguồn giống cung cấp từ các trại ương giống trong tỉnh có một tầm ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của nghề nuôi tôm thẻ chân trắng ở Quảng Nam.

Một phần của tài liệu Hiện trạng kỹ thuật và hiệu quả kinh tế của nghề ương giống tôm thẻ chân trắng (penaeus vannamei) tại quảng nam (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(59 trang)