Hệ thống bể ương

Một phần của tài liệu Hiện trạng kỹ thuật và hiệu quả kinh tế của nghề ương giống tôm thẻ chân trắng (penaeus vannamei) tại quảng nam (Trang 42 - 45)

Tận dụng cơ sở vật chất của các trại sản xuất giống tôm sú trước đây để ương giống tôm thẻ chân trắng. Vì thế các bể ương này có thể tích dao động từ 4 – 6m3, được làm bằng betong và có hình vuông. Trong tất cả các trại không có trại nào sử dụng bể composite. Số lượng các bể ương trung bình mỗi trại là 14 bể dao động từ 10 – 24 bể/trại. Tổng thể tích các bể ương trong mỗi trại chiếm trung bình 67,06 m3 và dao động từ 40 – 140 m3/trại.

Bảng 3.2: Các chỉ số về bể ương giống tôm thẻ chân trắng tại Quảng Nam

Bể ương Trung bình (n = 32) Số bể 14 ± 4,57 (10 - 24) Thể tích bể (m3) 4,78 ± 0,49 (4 - 6) Tổng thể tích bể (m3) 67,06 ± 22,58 (40 - 140) BỂ CHỨA, LẮNG, XỬ LÝ Hệ thống lọc Máy bơm BỂ NUÔI BỂ NUÔI

BỂ NUÔI BỂ NUÔI BỂ NUÔI BỂ NUÔI

BỂ NUÔI BỂ NUÔI

NƯỚC THẢI NƯỚC THẢI

3.2.2.2. Hệ thống bể chứa, bể lắng

Hệ thống bể chứa của các trại ương giống tôm thẻ ở Quảng Nam có cấu tạo cơ bản giống với các bể ương. Hệ thống bể này cũng được sử dụng trong hệ thống sản xuất giống tôm sú trước đây. Số lượng bể chứa ít dao động trong khoảng 1 – 4 bể. Thể tích các bể này lớn hơn các bể ương rất nhiều trung bình 17,41 m3. Tại đây các bể chứa đồng thời cũng là bể lắng và bể xử lý nước. Tổng thể tích của bể chứa trong các trại ương chiếm trung bình 32,31 m3/trại và dao động từ 10 – 60 m3/trại.

Bảng 3.3: Các chỉ số về bể chứa, bể lắng trong ương giống tôm thẻ chân trắng tại Quảng Nam Bể chứa, bể lắng Trung bình (n = 32) Số bể 1,88 ± 0,55 (1 - 4) Thể tích bể (m3) 17,41 ± 3,48 (10 - 20) Tổng thể tích bể (m3) 32,31 ± 10,26 (10 - 60) 3.2.2.3. Hệ thống lọc

Tất cả 32 trại ương giống tôm thẻ chân trắng tại Quảng Nam đều sử dụng hệ thống lọc cát. Hệ thống lọc cát gồm 3 lớp, trên cùng là lớp cát nhỏ, giữa là lớp than hoạt tính và cuối cùng là lớp sỏi, đá cuội nhỏ. Hệ thống này được áp dụng từ qui trình của tôm sú. Có hai hình thức lọc, đa số các trại thực hiện theo qui trình lọc thuận, là nước được lọc từ trên xuống. Một vài trại sử dụng qui trình lọc nghịch, nước được lọc từ dưới lên.

Hình 3.2: Hệ thống lọc cát trong các trại ương giống tôm thẻ chân trắng ở Quảng Nam

CÁT MỊN

THAN

3.2.2.4. Trang thiết bị khác

Các trại ương đều trang bị được các thiết bị cơ bản sau:

Máy bơm nước mặn công suất 15 - 20 m3/h. Ống dẫn nước, val các loại.

Hệ thống khí: Máy thổi khí hoặc nén khí 0,5 - 1 HP (04 cái), ống dẫn khí, val đá bọt các loại.

Hệ thống điện hoàn chỉnh, dự phòng máy phát điện công suất 3KW/h

Lưới các loại đủ kích cỡ mắt lưới từ 10 - 20 µm, 125µm.

Dụng cụ đo độ mặn, pH, kính hiển vi, nhiệt kế, cân, bình Oxy, thau, xô, ca, ly thủy tinh...

3.2.3. Vệ sinh trại

Trước khi nuôi hoặc sau khi thu hoạch xong, bể tôm được vệ sinh sạch sẽ bằng các chất tẩy rửa như xà phòng, dầu rửa chén…sau đó rửa sạch bằng nước ngọt. Để bể khô thoáng trong vài ngày là có thể sử dụng lại được.

Trong những đợt nghỉ dài ngày, các trại cho tổng vệ sinh. Hệ thống lọc được thay ra, ngâm vào đó Chlorine nồng độ cao, hoặc Formaline…Bể lắng cũng được lau chùi sạch sẽ, phơi nắng… Các dụng cụ như vợt, xô, ống được ngâm formaline. Trong trại ương, sau khi vệ sinh bể xong người nuôi sử dụng hổn hợp formaline và thuốc tím vệ sinh trại. Cửa được đóng kín cho đến khi gần sử dụng thì vệ sinh lại một lần nữa.

3.2.4. Con giống

Nhìn chung các trại sản xuất tại Quảng Nam thường mua ấu trùng tôm (Nau2 - 3, PL3 - 5) từ nơi khác đem về ương nuôi lên PL10 – PL15 rồi xuất bán.

Tuy nhiên,qua phỏng vấn cho thấy những trại mua giai đoạn Nau 2 - 3 để ương nuôi thường đạt hiệu quả không cao. Các chủ trại sản xuất này cho rằng nguyên nhân chính là do thời tiết không phù hợp với những ấu trùng tôm mang từ nơi khác về đặc biệt là ấu trùng còn nhỏ (Nau 2 - 3) sức đề kháng yếu. Ngoài ra họ còn cho rằng kỹ thuật ương tôm thẻ chân trắng chưa phù hợp. Vì các chủ trại ương giống này chủ yếu áp dụng qui trình sản xuất giống tôm sú vào ương tôm thẻ chân trắng.

Nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế, đồng thời phù hợp với trình độ kỹ thuật những trại ương này đã vào tận các cơ sở sản xuất giống tôm thẻ ở Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận mua Post ở giai đoạn PL3 - PL5 về ương.

Giống tôm thẻ chân trắng ở giai đoạn PL3 – PL5 được mua ở các trại sản xuất giống với giá thấp. Tuy nhiên các trại đều không có giấy kiểm dịch. Ngoài ra khi mua tôm, không kiểm tra sức khỏe của tôm bằng các phương pháp như shock độ mặn, formaline…Đánh giá chất lượng của tôm bằng phương pháp cảm quan, chỉ cần thấy tôm bơi lội khỏe mạnh là được.

Vận chuyển giống:

Tôm giống được mua về theo hai hình thức khác nhau. Một số trại thực hiện cả hai hình thức là tự đi mua và dịch vụ. Trong đó có 15,6% trại tự đi mua, 21,9% trại mua theo hình thức dịch vụ và 62,5% trại thực thực hiện cả hai hình thức.

- Cách vận chuyển:

Tôm được vào túi nilon khoảng 2 lít nước và bơm đầy oxy. Ngoài ra trong túi đựng tôm còn cho thêm than hoạt tính có tác dụng khử độc và artemia để tránh hiện tượng tôm đói ăn thịt nhau. Mật độ vận chuyển phụ thuộc vào quãng đường đi và kích cỡ tôm. Đường càng xa, thời gian vận chuyển dài thì phải giảm mật độ. Đồng thời tôm có kích cỡ nhỏ mức độ tiêu hao oxy thấp nên có thể vận chuyển với mật độ cao hơn tôm có kích cỡ lớn hơn.

Mật độ trung bình khoảng 2759 PL/túi và dao động từ 2000 – 3500PL/túi. Phương tiện vận chuyển chủ yếu bằng xe lạnh, đồng thời trong xe có thùng xốp và đá lạnh làm giảm nhiệt độ nhanh, để giảm cường độ trao đổi chất của tôm. Thời gian vận chuyển trung bình 10,8 h.

Bảng 3.3: Mật độ, phương tiện và thời gian vận chuyển con giống

Mật độ PL/túi(2l) 2718,75 ± 309,46 (2000 – 3500)

Phương tiện vận chuyển Xe lạnh

Thời gian vận chuyển (h) 10,88 ± 0,94 (9 – 12)

3.2.5. Kỹ thuật ương nuôi ấu trùng 3.2.5.1. Kỹ thuật xử lý nước cấp vào bể

Một phần của tài liệu Hiện trạng kỹ thuật và hiệu quả kinh tế của nghề ương giống tôm thẻ chân trắng (penaeus vannamei) tại quảng nam (Trang 42 - 45)