Chế độ thuỷ văn, thuỷ triều

Một phần của tài liệu Hiện trạng kỹ thuật và hiệu quả kinh tế của nghề ương giống tôm thẻ chân trắng (penaeus vannamei) tại quảng nam (Trang 37 - 59)

Sông, suối: Đặc điểm nổi bật của các sông suối của Quảng Nam là ngắn, dốc, lưu vực nhỏ, không có khả năng giữ nước trên lưu vực cũng như trong lòng sông. Điều kiện địa hình lại thuận lợi đón các nguồn ẩm từ phía Đông và chịu tác động trực tiếp của các

nhiễu động thời tiết (bão, áp thấp nhiệt đới...) gây nên sự biến đổi lượng mưa và lượng dòng chảy trên các sông suối trong mùa lũ và mùa kiệt là rất khác nhau.

Trên địa bàn của tỉnh có 2 hệ thống sông chính: sông Thu Bồn và sông Vu Gia. Hệ thống sông Thu Bồn có 78 con sông nhỏ, bắt nguồn từ phía tây của tỉnh, diện tích lưu vực 3.350 km2. Hệ thống sông Vu Gia có 4 sông nhỏ hợp thành, bắt nguồn từ huyện Tây Giang, Nam Giang, Đông Giang, nằm phía bắc của tỉnh, diện tích lưu vực 5.500 km2. Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh còn có các sông như: Trường Giang, Ly ly, Vĩnh Điện, Bà Rén, Tam Kỳ.... , còn có 182 trạm bơm điện trục ngang, công suất mỗi trạm từ 300- 1000m3/h; 74 hồ chứa lớn, vừa và nhỏ nằm rải rác ở các địa phương, với tổng lượng nước hữu ích gần 0,5 tỷ m3, trong đó hồ chứa Phú Ninh có qui mô lớn với sức chứa 344 triệu m3 nước. Những hồ chứa này tập trung chủ yếu ở vùng đồng bằng và trung du. Hệ thống sông ngòi, các công trình thủy lợi phát huy hiệu quả nhiều mặt. Hệ thống hồ chứa vừa là nguồn cung cấp nước cho nông nghịêp, dân sinh đồng thời có thể phát triển nuôi thủy sản nước ngọt và là những địa điểm phát triển du lịch của địa phương. Nguồn nước dồi dào, là điều kiện thuận lợi để phát triển tổng hợp các ngành kinh tế. Đặc biệt, hạ lưu các hồ chứa và những cánh đồng dọc các kênh cấp nước chính là điều kiện thuận lợi để phát triển nghề nuôi cá nước ngọt.

Ngoài ra, hệ thống sông Trường Giang chạy song song theo biển đã tạo nên tiềm năng lớn để phát triển nuôi trồng thủy sản nước lợ với 2 cửa lớn thông ra biển đó là Cửa Đại (Hội An) và Cửa An Hòa (Núi Thành) tạo thành 2 trung tâm nghề cá lớn của tỉnh.

3.1.1.4.2. Chế độ thuỷ triều

Chế độ thủy triều Quảng Nam có thể chia ra 2 chế độ sau:

Nam Thừa Thiên Huế - Bắc Quảng Nam: Chế độ bán nhật triều không đều, độ lớn thủy triều kỳ nuớc cường trung bình 0,8  1,2 m và tăng dần về phía Nam.

Giữa Quảng Nam - Bình Thuận: Chế độ nhật triều không đều, độ lớn thủy triều kỳ nước cường trung bình 1,2  2,0 m tăng dần về phía Nam.

3.1.1.5. Tiềm năng về diện tích NTTS lợ mặn ở Quảng Nam

Theo Viện Kinh Tế Qui Hoạch Thủy Sản hiện nay tiềm năng về NTTS mặn lợ ở Quảng Nam là:

Loại hình nước lợ: Diện tích tiềm năng phát triển NTTS nước lợ là 5.835 ha.

Loại hình nước mặn: Khoảng 10.000 ha tại vùng biển Cù Lao Chàm, Vũng An Hòa, vùng lân cận Cửa Đại- thị xã Hội An, huyện Duy Xuyên.

- Khu hệ rừng ngập mặn:

Do không có hệ thống đảo che bên ngoài, sóng tác động trực tiếp vào bờ đã hạn chế sự phát triển của rừng ngập mặn. Các bãi bồi ở vùng cửa sông không phát triển cũng là một trong những nguyên nhân hạn chế sự có mặt của rừng ngập mặn ở dải ven biển miền Trung. Rừng chỉ phát triển ở sâu trong cửa sông và trong các vũng vịnh khuất sóng. Rừng ngập mặn chiếm một vai trò quan trọng trong việc ổn định nguồn lợi thuỷ sản như: tôm, cua, cá và động vật đáy như trai, sò...

Kết quả khảo sát cho thấy rừng ngập mặn thường phân bố ở vùng hạ lưu và cửa các sông ở tỉnh Quảng Nam như sông Thu Bồn (Hội An), sông Trường Giang và đầm An Hòa (huyện Núi Thành).

- Rừng Dừa nước (Nypa fructicans) ở vùng hạ lưu sông Thu Bồn (Hội An):

Vùng hạ lưu sông Thu Bồn đoạn từ Hội An chảy ra biển có hệ thống sông rạch khá chằng chịt. Theo điều tra, trước đây diện tích rừng Dừa nước ở vùng cửa sông Thu Bồn rất lớn nhưng hầu như chưa được nghiên cứu. Trước năm 1990, rừng ngập mặn chủ yếu tập trung ở khu vực Cẩm Thanh (Hội An) với rừng Dừa nước rất đặc biệt cho miền Trung. Sau 1990, rừng Dừa nước ở đây đã bị chặt phá làm đồng muối Cẩm Thanh và ao, đìa nuôi tôm. Hiện nay, ở khu vực này loài Dừa nước hầu như chiếm ưu thế hoàn toàn, chúng thường thấy phân bố dọc theo bờ sông, rạch thành những dãi rừng hẹp. Những diện tích Dừa nước nhỏ còn thấy hiện diện trong các ao đìa chung quanh vườn nhà, khu dân cư do người dân còn giữ lại hoặc mới trồng để khai thác lá và nuôi quảng canh một số các loài tôm cá.

- Rừng ngập mặn ở vùng cửa sông Trường Giang và đầm An Hòa (huyện Núi Thành): Sông Trường Giang dài khoảng 60 km chạy dọc hầu hết các xã ven biển tỉnh Quảng Nam, một đầu nối với cửa Đại (Hội An), đầu kia nối với đầm An Hòa và đổ ra biển theo 2 cửa: Cửa Lở và cửa An Hòa (Kỳ Hà). Trong đầm An Hòa có nhiều cồn lớn, nhỏ thuận lợi cho sự phát triển của rừng ngập mặn. Theo điều tra, trước đây diện tích rừng ngập mặn ở hạ lưu sông Trường Giang và trong đầm An Hòa khá lớn, khoảng 150 ha, nhưng hiện nay chỉ còn thấy rừng ngập mặn phân bố tương đối nhiều ở Cồn Si và mọc rãi rác ven đầm thuộc xã Tam Hải, Tam Giang với tổng diện tích khoảng 20 ha. Thành loài cây ngập mặn phổ biến ở đây là Bần trắng (Sonneratia alba), Mắm biển (Avicennia marina), Mắm trắng (A. alba), Đước đôi (Rhizophora apiculata), Giá (Excoecaria agallocha)... trong đó Bần trắng và các loài Mắm thường chiếm ưu thế.

Thực tại, diện tích rừng này vốn đã hạn hẹp nhưng cũng đang bị khai thác để làm các đầm nuôi thuỷ sản. Việc khai thác này cần được xem xét và có những giới hạn cụ thể nhằm đạt được cả mục đích kinh tế và bảo vệ môi trường.

3.1.2. Từđiều kiện tự nhiên của Quảng Nam cho thấy ít nhiều ảnh hưởng đến nghề ương giống tôm thẻ chân trắng ương giống tôm thẻ chân trắng

 Thu n l i:

Vị trí địa lý Quảng Nam tạo thế mạnh cho nghề sản xuất giống tôm thẻ chân trắng: Quảng Nam nằm ngay giữa vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ, một vùng có diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng lớn. Bên cạnh đó riêng đối với Quảng Nam cũng là một tỉnh có tiềm năng diện tích NTTS lớn. Nhu cầu con giống tôm thẻ của các vùng này là một lợi thế lớn trong sản xuất giống tôm thẻ chân trắng.

Địa hình vùng ven biển và các điều kiện về khí hậu, thủy văn khá phù hợp với sinh thái của tôm thẻ chân trắng. Nền nhiệt độ trung bình khá ổn định và cao. Đây là điều kiện thuận lợi để phát triển nghề sản xuất giống đối tượng này ở đây.

 Khó khăn:

Chế độ mưa ở Quảng Nam là khá lớn, sông ngắn và dốc, nó gây ra ngập lụt một số vùng về mùa mưa. Các diện tích nuôi tôm thẻ phải ngừng nuôi vì thế rất khó khăn trong khâu đầu ra của con giống. Ngoài ra Quảng Nam là một trong những tỉnh hàng năm phải hứng chịu các cơn bão lớn, làm cho cơ sở hạ tầng bị phá hủy.

Một vài điều kiện tự nhiên như thủy triều, Quảng Nam nhiều cửa sông làm chất lượng nước biển là ít thuận lợi cho nghề sản xuất giống tôm thẻ chân trắng ở Quảng Nam như độ đục.

3.2. Hiện trạng kỹ thuật nghề ương giống tôm thẻ chân trắng Penaeus vannamei

3.2.1. Thông tin tổng quát về các trại ương giống tôm thẻ chân trắng ở Quảng Nam

Quảng Nam là một trong 4 tỉnh có diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng lớn nhất hiện nay. Tôm thẻ chân trắng được nuôi ở Quảng Nam năm 2005 nhưng đến 2007 diện tích mới chỉ có 55 ha. Sự thành công trong nuôi tôm thẻ, đồng thời sự xuống dốc của nghề nuôi tôm sú đã làm cho đa số diện tích nuôi tôm sú dần chuyển qua nuôi tôm thẻ chân trắng. Năm 2008 diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng tăng vọt lên 714 ha, tiếp tục tăng mạnh vào năm 2009 lên 1510 ha [1].

Diện tích nuôi tăng nhanh kéo theo nhu cầu về giống cũng tăng mạnh. Các hộ nuôi tôm phải trực tiếp vào tận các tỉnh như Ninh Thuận, Khánh Hòa, Bình Thuận để mua giống. Dọc theo bờ biển Quảng Nam các trại giống tôm sú mọc dày đặc nhưng do nhu cầu nuôi tôm sú giảm mạnh nên một số trại chuyển qua sản xuất tôm thẻ chân trắng. Hai vùng có số trại sản xuất tôm thẻ lớn nhất là Tam Thanh (Tam Kỳ) và Tam Hải (Núi Thành).

Bảng 3.1: Thông tin tổng quát về trại ương giống tôm thẻ chân trắng ở Quảng Nam (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Năm thành lập (năm) 1 - 2

Công nhân (người) 2 - 4

Trình độ kỹ thuật viên Học hỏi

Công suất trại (triệu PL/Năm) 60,94 ± 23,05

Tổng công suất (triệu PL/Năm) 1950

Thời gian hoạt động Tháng 12 – tháng 7 dương lịch

Kết quả điều tra năm 2009 cho thấy ở Quảng Nam hiện có 32 trại ương giống tôm thẻ chân trắng đang hoạt động. Theo báo cáo của chi cục nuôi trồng thủy sản tỉnh Quảng Nam năm 2010 số trại ương giống tôm thẻ chân trắng tăng lên 34 trại. Các trại được thành lập từ 1 – 2 năm trở lại đây. Khoảng thời gian từ 2007 – 2008 khi diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng tăng vọt từ 55 ha lên 714 ha [1]. Các trại ương đều chuyển từ sản xuất giống tôm sú qua ương tôm thẻ chân trắng, do vậy qui mô trại là qui mô hộ gia đình, số người tham gia vào hoạt động ương gống tôm trong trại từ 2 – 4 người. 100% kỹ thuật viên trong các trại ương đều tự học hỏi và áp dụng cơ bản qui trình kỹ thuật của nuôi tôm sú.

Do thời gian từ khi ương cho đến khi xuất bán ngắn (5 – 10 ngày), vì thế các trại không có đợt sản xuất cụ thể mà đan xen lẫn nhau. Khoảng thời gian tháng 12 dương lịch các hộ nuôi thương phẩm chuẩn bị ao để nuôi tôm thì các trại ương giống tôm thẻ cũng đi vào hoạt động. Hoạt động của trại ương diễn ra đến tháng 7 dương lịch năm sau khi nhu câu giống không còn.

Với qui mô trại nhỏ, công suất trại trung bình 60,94 triệu PL/năm. Công suất các trại dao động từ 40 – 150 triệu PL/năm. Tổng số lượng PL tôm thẻ chân trắng ở các trại ương giống này cung cấp cho tỉnh Quảng Nam năm 2010 là 1950 triệu. Trong khi đó nhu cầu con giống tôm thẻ chân trắng trong tỉnh Quảng Nam là khoảng 3 tỷ con giống[1]. Như vậy các trại ương giống tôm thẻ chân trắng ở Quảng Nam đáp ứng được gần 2/3 nhu

cầu tôm giống địa phương. Điều này cho thấy nguồn giống cung cấp từ các trại ương giống trong tỉnh có một tầm ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của nghề nuôi tôm thẻ chân trắng ở Quảng Nam.

3.2.2. Hệ thống công trình và trang thiết bị phục vụ trong các trại ương giống

Hình 3.1: Sơ đồ hệ thống công trình cơ bản của các trại ương giống tôm thẻ chân trắng ở Quảng Nam

3.2.2.1. Hệ thống bể ương

Tận dụng cơ sở vật chất của các trại sản xuất giống tôm sú trước đây để ương giống tôm thẻ chân trắng. Vì thế các bể ương này có thể tích dao động từ 4 – 6m3, được làm bằng betong và có hình vuông. Trong tất cả các trại không có trại nào sử dụng bể composite. Số lượng các bể ương trung bình mỗi trại là 14 bể dao động từ 10 – 24 bể/trại. Tổng thể tích các bể ương trong mỗi trại chiếm trung bình 67,06 m3 và dao động từ 40 – 140 m3/trại.

Bảng 3.2: Các chỉ số về bể ương giống tôm thẻ chân trắng tại Quảng Nam

Bể ương Trung bình (n = 32) Số bể 14 ± 4,57 (10 - 24) Thể tích bể (m3) 4,78 ± 0,49 (4 - 6) Tổng thể tích bể (m3) 67,06 ± 22,58 (40 - 140) BỂ CHỨA, LẮNG, XỬ LÝ Hệ thống lọc Máy bơm BỂ NUÔI BỂ NUÔI

BỂ NUÔI BỂ NUÔI BỂ NUÔI BỂ NUÔI

BỂ NUÔI BỂ NUÔI

NƯỚC THẢI NƯỚC THẢI

3.2.2.2. Hệ thống bể chứa, bể lắng

Hệ thống bể chứa của các trại ương giống tôm thẻ ở Quảng Nam có cấu tạo cơ bản giống với các bể ương. Hệ thống bể này cũng được sử dụng trong hệ thống sản xuất giống tôm sú trước đây. Số lượng bể chứa ít dao động trong khoảng 1 – 4 bể. Thể tích các bể này lớn hơn các bể ương rất nhiều trung bình 17,41 m3. Tại đây các bể chứa đồng thời cũng là bể lắng và bể xử lý nước. Tổng thể tích của bể chứa trong các trại ương chiếm trung bình 32,31 m3/trại và dao động từ 10 – 60 m3/trại.

Bảng 3.3: Các chỉ số về bể chứa, bể lắng trong ương giống tôm thẻ chân trắng tại Quảng Nam Bể chứa, bể lắng Trung bình (n = 32) Số bể 1,88 ± 0,55 (1 - 4) Thể tích bể (m3) 17,41 ± 3,48 (10 - 20) Tổng thể tích bể (m3) 32,31 ± 10,26 (10 - 60) 3.2.2.3. Hệ thống lọc

Tất cả 32 trại ương giống tôm thẻ chân trắng tại Quảng Nam đều sử dụng hệ thống lọc cát. Hệ thống lọc cát gồm 3 lớp, trên cùng là lớp cát nhỏ, giữa là lớp than hoạt tính và cuối cùng là lớp sỏi, đá cuội nhỏ. Hệ thống này được áp dụng từ qui trình của tôm sú. Có hai hình thức lọc, đa số các trại thực hiện theo qui trình lọc thuận, là nước được lọc từ trên xuống. Một vài trại sử dụng qui trình lọc nghịch, nước được lọc từ dưới lên.

Hình 3.2: Hệ thống lọc cát trong các trại ương giống tôm thẻ chân trắng ở Quảng Nam

CÁT MỊN

THAN

3.2.2.4. Trang thiết bị khác

Các trại ương đều trang bị được các thiết bị cơ bản sau:

Máy bơm nước mặn công suất 15 - 20 m3/h. Ống dẫn nước, val các loại.

Hệ thống khí: Máy thổi khí hoặc nén khí 0,5 - 1 HP (04 cái), ống dẫn khí, val đá bọt các loại. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hệ thống điện hoàn chỉnh, dự phòng máy phát điện công suất 3KW/h

Lưới các loại đủ kích cỡ mắt lưới từ 10 - 20 µm, 125µm.

Dụng cụ đo độ mặn, pH, kính hiển vi, nhiệt kế, cân, bình Oxy, thau, xô, ca, ly thủy tinh...

3.2.3. Vệ sinh trại

Trước khi nuôi hoặc sau khi thu hoạch xong, bể tôm được vệ sinh sạch sẽ bằng các chất tẩy rửa như xà phòng, dầu rửa chén…sau đó rửa sạch bằng nước ngọt. Để bể khô thoáng trong vài ngày là có thể sử dụng lại được.

Trong những đợt nghỉ dài ngày, các trại cho tổng vệ sinh. Hệ thống lọc được thay ra, ngâm vào đó Chlorine nồng độ cao, hoặc Formaline…Bể lắng cũng được lau chùi sạch sẽ, phơi nắng… Các dụng cụ như vợt, xô, ống được ngâm formaline. Trong trại ương, sau khi vệ sinh bể xong người nuôi sử dụng hổn hợp formaline và thuốc tím vệ sinh trại. Cửa được đóng kín cho đến khi gần sử dụng thì vệ sinh lại một lần nữa.

3.2.4. Con giống

Nhìn chung các trại sản xuất tại Quảng Nam thường mua ấu trùng tôm (Nau2 - 3, PL3 - 5) từ nơi khác đem về ương nuôi lên PL10 – PL15 rồi xuất bán.

Tuy nhiên,qua phỏng vấn cho thấy những trại mua giai đoạn Nau 2 - 3 để ương nuôi thường đạt hiệu quả không cao. Các chủ trại sản xuất này cho rằng nguyên nhân chính là do thời tiết không phù hợp với những ấu trùng tôm mang từ nơi khác về đặc biệt là ấu trùng còn nhỏ (Nau 2 - 3) sức đề kháng yếu. Ngoài ra họ còn cho rằng kỹ thuật ương tôm thẻ chân trắng chưa phù hợp. Vì các chủ trại ương giống này chủ yếu áp dụng qui trình sản xuất giống tôm sú vào ương tôm thẻ chân trắng.

Nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế, đồng thời phù hợp với trình độ kỹ thuật những trại ương này đã vào tận các cơ sở sản xuất giống tôm thẻ ở Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận mua Post ở giai đoạn PL3 - PL5 về ương.

Giống tôm thẻ chân trắng ở giai đoạn PL3 – PL5 được mua ở các trại sản xuất giống với giá thấp. Tuy nhiên các trại đều không có giấy kiểm dịch. Ngoài ra khi mua tôm, không kiểm tra sức khỏe của tôm bằng các phương pháp như shock độ mặn,

Một phần của tài liệu Hiện trạng kỹ thuật và hiệu quả kinh tế của nghề ương giống tôm thẻ chân trắng (penaeus vannamei) tại quảng nam (Trang 37 - 59)