PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG SÀI GÒN CÔNG THƯƠNG VÀ CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI KHÁC TẠI TỈNH BẠC LIÊUPHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG SÀI GÒN CÔNG THƯƠNG VÀ CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI KHÁC TẠI TỈNH BẠC LIÊUPHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG SÀI GÒN CÔNG THƯƠNG VÀ CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI KHÁC TẠI TỈNH BẠC LIÊU
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG SÀI GÒN CÔNG THƯƠNG VÀ CÁC NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI KHÁC TẠI TỈNH
BẠC LIÊU
NGUYỄN VĂN DUYỆT NGUYỄN CẨM NHUNG
MSSV: 4043452
Lớp: Tài chính – Ngân hàng
Cần Thơ - 2008
Trang 2GVHD: Nguyễn Văn Duyệt SVTH: Nguyễn Cẩm Nhung
SVTH: Nguyễn Cẩm Nhung
MỤC LỤC
Trang
PHẦN MỞ ĐẦU i
CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1
1.1.1 Sự cần thiết của đề tài 1
1.1.2 Căn cứ khoa học và thực tiển 2
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 2
1.2.1 Mục tiêu chung 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể 2
1.3 GIẢ THIẾT CẦN KIỂM ĐỊNH VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU 2
1.3.1 Giả thiết cần kiểm định 2
1.3.2 Câu hỏi nghiên cứu 3
1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 3
1.4.1 Không gian 3
1.4.2 Thời gian nghiên cứu 3
1.4.3 Đối tượng nghiên cứu 3
CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.4 2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN 4
2.1.1 Tín dụng Ngân hàng là gì? 4
2.1.2 Tín dụng ngắn hạn là gì? 4
2.1.3 Các khái niệm cơ bản khác 4
2.1.4 Các chỉ số và ý nghĩa các chỉ số 5
2.1.5 Mô tả mô hình hồi quy 6
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 8
2.2.1 Phương pháp chọn vùng nghiên cứu 8
2.2.2 Phương pháp thu thập số liệu 8
2.2.3 Phương pháp phân tích số liệu 9
PHẦN NỘI DUNG 10
CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG SÀI GÒN CÔNG THƯƠNG CHI NHÁNH BẠC LIÊU 10
Trang 31.1 GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC NGÂN HÀNG SÀI GÒN CÔNG
THƯƠNG CHI NHÁNH BẠC LIÊU 10
1.1.1 Sự hình thành và phát triển của Ngân hàng Sài Gòn Công Thương chi nhánh Bạc Liêu 10
1.1.2 Cơ cấu tổ chức 11
1.1.3 Các sản phẩm dịch vụ của Ngân hàng 11
1.2 ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG SÀI GÒN CÔNG THƯƠNG TRONG 3 NĂM 12
1.3 HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂM 2008 15
CHƯƠNG 2 PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN VÀ HIỆU QUẢ TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG SÀI GÒN CÔNG THƯƠNG…… 17
2.1 PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG 17
2.1.1 Phân tích tổng quan về tình hình tín dụng tại Saigonbank chi nhánh Bạc Liêu 17
2.1.2 Phân tích tín dụng ngắn hạn theo đối tượng khách hàng 22
2.1.3 Phân tích hoạt động tín dụng theo tính chất món nợ 32
2.2 ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ TÍN DỤNG THÔNG QUA CÁC CHỈ SỐ CHƯƠNG 3 PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG 37
3.1 PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ VÀ MÔ HÌNH HỒI QUY 37
3.1.1 Đánh giá mức độ quan trọng của từng yếu tố trong mô hình hồi quy 37
3.1.2 Phân tích 5 yếu tố với quyết định cho vay bằng bảng chéo (crosstabs) 41
3.1.3 Kiểm định giả thuyêt bằng kiểm định chi-bình phương (chi-Square test) 46
3.1.4 Tìm các tham số và viết phương trình hồi quy 47
3.1.5 Mối quan hệ đối tượng khách hàng và quyết định cho vay 50
3.2 TRẢ LỜI CÂU HỎI NGHIÊN CỨU 52
Trang 4GVHD: Nguyễn Văn Duyệt SVTH: Nguyễn Cẩm Nhung
SVTH: Nguyễn Cẩm Nhung
CHƯƠNG 4 NHỮNG GIẢI PHÁP CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CHO NGÂN HÀNG SÀI SÒN CÔNG THƯƠNG VÀ NHTM TẠI TỈNH
BẠC LIÊU 53
4.1 NHỮNG GIẢI PHÁP CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CHO NGÂN HÀNG SÀI GÒN CÔNG THƯƠNG CHI NHÁNH BẠC LIÊU53 4.1.1 Giải pháp trong hoạt động cho vay của Ngân hàng Sài Gòn Công Thương chi nhánh Bạc Liêu 53
4.1.2 Giải pháp cho doanh số thu nợ của Ngân hàng Sài Gòn Công Thương chi nhánh Bạc Liêu 54
4.1.3 Giải pháp cho dư nợ của Ngân hàng Sài Gòn Công Thương chi nhánh Bạc Liêu 55
4.2 GIẢI PHÁP CHUNG CHO HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CÁC NHTM TRONG TỈNH 56
PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 57
1 KẾT LUẬN 57
2.KIẾN NGHỊ 57
PHỤ LỤC A: 59
PHỤ LỤC B 63
TÀI LIỆU THAM KHẢO 68
Trang 5DANH SÁCH BẢNG
Bảng 1 Kết qua hoat động kinh doanh của Saigonbank Bạc Liêu trong 3 năm
(2005 – 2007) 13
Bảng 2 Tình hình cho vay theo thời hạn tại Saigonbank 2005- 2007 17
Bảng 3 Tình hình biến động tín dụng ngắn hạn tại Saigonbank Bạc Liêu 2005-2007 18
Bảng 4 Tình hình biến động hoạt động cho vay tại Saigonbank Bạc Liêu 3 năm 23
Bảng 5 Sự biến động trong doanh số thu nợ tại Saigonbank 2005- 2007 27
Bảng 6 Sự biến động dư nợ trong ba năm tại saigonbank Bạc Liêu 30
Bảng 7 Quản lý nợ theo nhóm nợ tại Saigonbank Bạc Liêu 2005 – 2007 32
Bảng 8 Các chỉ số tài chính tại Ngân hàng Sài Gòn Công Thương chi nhánh Bạc Liêu 2005-2007 33
Bảng 9a Đánh giá mức độ quan trọng các yếu tố 37
Bảng 9b Đánh giá mức độ quan trọng các yếu tố 37
Bảng 10 Quyết định cho vay* 5 yếu tố 42
Bảng 11 Test statistics 46
Bảng 12a Omnibus tests of model coefficients 47
Bảng 12b Model summary 47
Bảng 12c Classification table(a) 47
Bảng 12d Variables in the equation 47
Bảng 13 Đối tượng khách hàng và yếu tố thẩm định khi cho vay 50
Trang 6GVHD: Nguyễn Văn Duyệt SVTH: Nguyễn Cẩm Nhung
SVTH: Nguyễn Cẩm Nhung
DANH SÁCH HÌNH
Hình 1 Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Sài Gòn Công Thương chi nhánh Bạc
Liêu 11
Hình 2 Cơ cấu cho vay theo thời hạn tại Ngân hàng Saigonbank Bạc Liêu (2005-2007) 17
Hình 3 Tình hình biến động hoạt động tín dụng ngắn hạn 2005-2007 19
Hình 4 Cơ cấu cho vay tại Saigonbank Bạc Liêu 2005-2007 22
Hình 5 Sự biến động doanh số cho vay theo đối tượng khách hàng tại Saigonbank 2005-2007 23
Hình 6 Cơ cấu thu nợ tại Saigonbank Bạc Liêu 2005- 2007 26
Hình 7 Biểu đồ sự biến động doanh số thu nợ tại Saigonbank Bạc Liêu 2005-2007 27
Hình 8 Cơ cấu dư nợ tại Saigonbank Bạc Liêu 2005- 2007 29
Hình 9 Biểu đồ sự biến động dư nợ trong 3 năm tại Saigonbank Bạc Liêu 30
Hình 10 Mức độ quan trọng của từng yếu tố với quyết định cho vay 38
Trang 8GVHD: Nguyễn Văn Duyệt SVTH: Nguyễn Cẩm Nhung
1.1.1 Sự cần thiết của đề tài
Ngân hàng là những tổ chức thực hiện hoạt động “Đi vay để cho vay” Nguồnvốn đi vay, Ngân hàng vay từ các tổ chức kinh tế, dân cư, xã hội….và cho vay lại
để hưởng lợi nhuận Đây là hoạt động chủ yếu của Ngân hàng, hoạt động nàyhiệu quả góp phần quyết định đến sự tồn tại và phát triển của Ngân hàng Vậy thìcâu hỏi đặt ra là cho vay và thu hồi nợ như thế nào là hiệu quả và mang lại lợinhuận cho Ngân hàng, liệu vấn đề này có liên quan đến quyết định khi cho mộtkhách hàng vay hay không? Yếu tố nào ảnh hưởng đến quyết định cho vay vàquyết định cho vay có ảnh hưởng như thế nào đến hiệu quả tín dụng? TrongNgân hàng khi quyết định cho khách hàng vay thì phải thông qua quy trình chovay như: Kiểm tra, điều tra, thẩm định, phân tích……rất là kỷ lưỡng và chi tiết,
để quyết định cho một khách hàng vay thì khách hàng đó phải thoả mãn đày đủcác điều kiện của Ngân hàng Tuy nhiên, có những trường hợp khách hàng khôngthoả mản đầy đủ các điều kiện thì yếu tố nào làm cho các cán bộ tín dụng nhậnthấy là cần thiết cho quyết định cho khách hàng này vay Nói cán bộ tín dụng làngười quyết định cho vay thì chưa hoàn toàn chính xác vì CBTD chỉ thực hiệnviệc thẩm định điều tra còn người quyết định vẫn là Giám Đốc Ngân hàng nhưngCBTD là những người góp phần đưa ra quyết định của GĐ, kết quả làm việccũng như đánh giá KH của CBTD là cơ sở để GĐ đưa ra quyết định Vấn đề ởđây là những nhân tố nào có mức độ ảnh hưởng và ảnh hưởng như thế nào đếnquyết định cho vay của NHSGCT nói riêng và NHTM nói chung Tôi đưa ra 5nhân tố cơ bản: Tình hình tài chính của Khách hàng, phương án sản xuất kinhdoanh, uy tín khách hàng, năng lực sản xuất kinh doanh, tài sản đảm bảo Đề tàichia ra làm hai mãng, thứ nhất tín dụng ngắn hạn của Ngân hàng Sài Gòn Côngthương có những gì đáng quan tâm, thứ hai từ những gì đã phân tích, đánh giá đóTôi muốn nghiên cứu xem nhân tố nào đã tạo nên những kết quả đó Vì thế đề tài
“Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định cho vay của Ngân hàng
Trang 9Sài Gòn Công Thương và các Ngân hàng thương mại khác tại Tỉnh Bạc Liêu” Được lựa chọn cho Luận văn của Tôi.
1.1.2 Căn cứ khoa học và thực tiển
Qua quá trình tìm hiểu về quy trình cho vay và công tác thẩm định khi chokhách hàng vay Tôi nhận thấy có nhiều điều chưa rõ, cộng với tình hình pháttriển của Ngân hàng trong thực tế như một cơn lốc nên Tôi quyết định tìm hiểu
đề tài trên Tôi có tham khảo các nghiên cứu trước nhưng nhận thấy nhữngnghiên cứu đó chưa đáp ứng được nhu cầu và đề tài Tôi có sự khác biệt trongphương pháp nghiên cứu và các nhân tố đưa vào….cũng như cách tiếp cận vấnđề
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Để thực hiện mục tiêu chung trên có các mục tiêu cụ thể như sau:
+ Phân tích tín dụng ngắn hạn trong vòng 3 năm tại Ngân hàng
+ Phân tích theo các loại hình tín dụng tại Ngân hàng để đưa ra nhận xét đánh giá+ Đánh giá hiệu quả tín dụng của Ngân hàng thông qua chỉ số phân tích
+ Tìm hiểu 5 nhân tố ảnh hưởng đến quyết định cho KH vay tại Ngân hàng SàiGòn Công Thương và NHTM tại tỉnh Bạc Liêu
+ Tìm ra hướng đi hiệu quả cho các Ngân hàng trong thời gian tới
1.3 GIẢ THIẾT CẦN KIỂM ĐỊNH VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
1.3.1 Giả thiết cần kiểm định
+ Việc cho vay của Ngân hàng không có sự thay đổi trong vòng 3 năm (2005 –2007)
+ Thu hồi nợ của Ngân hàng không có hướng chuyển biến tăng trong 3 năm.+ Tình hình tài chính của Khách hàng, phương án sản xuất kinh doanh, uy tín, tàisản đảm bảo, năng lực sản xuất kinh doanh không ảnh hưởng đến quyết định chovay của Ngân hàng
Trang 10GVHD: Nguyễn Văn Duyệt SVTH: Nguyễn Cẩm Nhung
SVTH: Nguyễn Cẩm Nhung
1.3.2 Câu hỏi nghiên cứu
+ Doanh số cho vay tại Ngân hàng Sài Gòn Công Thương trong 3 năm qua (2005
– 2007) có thay đổi gì?
+ Ba năm qua công tác thu hồi nợ của Ngân hàng có hiệu quả hay không?
+ Dư nợ của Ngân hàng trong 3 năm có biến động không?
+ Tình hình tài chính của khách hàng, tài sản đảm bảo có ảnh hưởng như thế nàođến quyết định cho vay của Ngân hàng?
+ Uy tín, phương án sản xuất kinh doanh có phải là nhân tố được xem xét quantrọng khi cho khách hàng vay không?
+ Năng lực sản xuất kinh doanh của khách hàng tác động như thế nào đến quyếtđịnh cho vay của Ngân hàng ?
1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1 Không gian
Đề tài chia làm 2 mãng, nên không gian nghiên cứu gồm:
+ Tại Ngân hàng Sài Gòn Công Thương chi nhánh Bạc Liêu
+ Tại Thị xã Bạc Liêu, Huyện Vĩnh Lợi, Huyện Gía Rai, Huyện Hòa Bình
1.4.2 Thời gian nghiên cứu
1.4.3 Đối tượng nghiên cứu
+ Tại Ngân hàng Sài Gòn Công Thương chi nhánh Bạc Liêu
+ Các Cán bộ tín dụng tại 4 địa điểm trên
Trang 112.1.2 Tín dụng ngắn hạn là gì?
Tín dụng ngắn hạn là những khoản cho vay có thời hạn tối đa là 12 tháng.Trong nền kinh tế thị trường, Ngân hàng thương mại có thể cho khách hàng vayngắn hạn nhằm để bổ sung vốn lưu động tạm thời thiếu hụt của khách hàng, hoặccho vay để tiêu dùng
2.1.3 Các khái niệm cơ bản khác
Hiệu quả tín dụng là gì?
Hiệu quả tín dụng được định nghĩa là họat động kinh doanh tiền tệ của ngânhàng đạt kết quả tốt về gia tăng doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ đượcduy trì ở mức tăng trưởng và ổn định, trong đó nợ quá hạn và nợ xấu chiếm một
tỷ lệ chấp nhận được, đảm bảo thu nhập, lợi nhuận, giữ thế đứng vững vàngtrong cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng
Doanh số cho vay:
Là chỉ tiêu phản ánh tất cả các khoản tín dụng mà ngân hàng cho khách hàngvay không nói đến việc món vay đó thu được hay chưa trong một khoảng thờigian nhất định
Trang 12GVHD: Nguyễn Văn Duyệt SVTH: Nguyễn Cẩm Nhung
SVTH: Nguyễn Cẩm Nhung
Nợ quá hạn:
Là chỉ tiêu phản ánh các khoản nợ đến hạn mà khách hàng không có khả năngtrả nợ cho ngân hàng mà không có lý do chính đáng Khi đó ngân hàng chuyển từtài khoản nợ sang tài khoản khác gọi là tài khoản nợ quá hạn Nợ quá hạn đượctính từ nhóm 2 đến nhóm 5
2.1.4 Các chỉ số và ý nghĩa các chỉ số
Tỷ lệ dư nợ trên tổng vốn huy động
Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả sử dụng vốn của ngân hàng, cho biết Ngânhàng cho vay được bao nhiêu trong tổng vốn huy động Chỉ tiêu này còn cho biết
vốn huy động có đủ đảm bảo cho hoạt động cho vay của ngân hàng không
Tỷ số này <1: Lượng vốn huy động dồi dào đảm bảo cho hoạt động cho vay,ngoài ra có thể sử dụng cho hoạt động đầu tư khác
Tỷ số này > 1: Vốn huy động ít không đủ cho vay, ngân hàng phải bổ sung bằngnguồn vốn khác
Tỷ số này = 1: Vốn huy động được đủ cho hoạt động cho vay
Chỉ tiêu này được tính như sau:
Tổng dư nợ
Dư nợ/ Tổng vốn huy động =
Tổng vốn huy động
Dư nợ ngắn (trung, dài) hạn trên tổng dư nợ
Chỉ số này xác định cơ cấu tín dụng theo thời hạn Từ đó đánh giá được cơ cấuđầu tư như vậy có hợp lý hay chưa và có giải pháp điều chỉnh kịp thời
Hệ số thu nợ
Đánh giá hiệu quả tín dụng trong việc thu hồi nợ của ngân hàng, nó phản ánhtrong một thời kì nào đó với một đồng doanh số cho vay ngân hàng sẽ thu hồiđược bao nhiêu đồng vốn Hệ số này càng cao được đánh giá càng tốt
Trang 13 Vòng vay vốn tín dụng
Công thức: Doanh số thu nợ
Vòng quay vốn tín dụng =
Dư nợ bình quân
Trong đó: Dư nợ bình quân = (Dư nợ đầu kì + Dư nợ cuối kì) /2
Chỉ tiêu trên có ý nghĩa đo lường tốc độ luân chuyển vốn tín dụng của ngânhàng, phản ánh số vốn đầu tư được quay vòng nhanh hoặc chậm Nếu số vòngquay vốn tín dụng càng cao thì đồng vốn của ngân hàng quay càng nhanh, đạthiệu quả cao
2.1.5 Mô tả mô hình hồi quy
Trong một quy trình cho vay gồm nhiều bước, khách hàng muốn vay vốn nộp
hồ sơ vào Ngân hàng xin vay vốn, Ngân hàng thẩm định và quyết định cho vay,nếu cho vay Ngân hàng kí hợp đồng với khách hàng và tiến hành giải ngân chokhách hàng Ở đây Tôi muốn nghiên cứu khâu thẩm định và đưa đến quyết địnhcho vay của Ngân hàng Nhân tố nào được Ngân hàng đưa vào xem xét thẩmđịnh, những nhân tố đó có ảnh hưởng như thế nào Thẩm định hồ sơ vay vốn làquá trình xem xét, phân tích các thông tin, số liệu đã thu thập trong hồ sơ củakhách hàng Mục đích của việc thẩm định là xác định giới hạn an toàn của quan
hệ tín dụng giữa Ngân hàng và Khách hàng vay vốn Khi thẩm định hồ sơ vayvốn hay phương án cho vay thì Ngân hàng xem xét nhiều yếu tố: Tài chính,phương án kinh doanh, uy tín, năng lực sản xuất kinh doanh, tài sản đảm bảo,yếu tố môi trường, lợi nhuận Ngân hàng có được…Nhưng Tôi chỉ tập trung cho
5 yếu tố cơ bản: Tài chính, phương án kinh doanh, uy tín, năng lực sản xuất kinhdoanh, tài sản đảm bảo
Tình hình tài chính: Được xem xét qua công nợ, kết quả kinh doanh kỳtrước, mức tích lũy vốn, số thực có vốn lưu động tự có của khách hàng tham giatrong phương án kinh doanh
Trang 14GVHD: Nguyễn Văn Duyệt SVTH: Nguyễn Cẩm Nhung
SVTH: Nguyễn Cẩm Nhung
Phương án sản xuất kinh doanh: được xem xét thông qua số liệu kế hoạchthu chi tài chính, chỉ tiêu tổng thu nhập ghi trong phương án sản xuất kinh doanh,thời gian thu hồi vốn và có lãi
Uy tín của khách hàng: Là sự sẵn lòng trả nợ của khách hàng và ý muốnkiên quyết thực hiện tất cả các giao ước trong hợp đồng tín dụng thể hiện thôngqua những lần giao dịch với Ngân hàng và được lưu giữ trong hồ sơ quá khứ tạiNgân hàng
Năng lực sản xuất kinh doanh: khả năng mở rộng sản xuất, quy mô kinhdoanh, điều kiện phát triển sản phẩm, ngành nghề trong tương lai
Tài sản đảm bảo: Nếu khách hàng có tài sản đảm bảo thì Ngân hàng cầnphải đánh giá tài sản thế chấp, cầm cố, tính hợp pháp, số lượng và xác định giátrị theo đúng pháp luật
Tại sao Tôi lại chọn 5 yếu tố trên, qua quá trình tìm hiểu thật kỷ về quy trìnhthẩm định cho vay khách hàng trong học tập và thực tập tại Ngân hàng Sài GònCông Thương chi nhánh Bạc Liêu đã giúp Tôi đưa ra được 5 yếu tố cơ bản trên.Tuy nhiên, mô hình khó tránh khỏi những sai sót, mức độ sai sót cho phép là 5%
Về chọn địa điểm phỏng vấn lấy số liệu tại 1 thị xã và 3 huyện trong tỉnh BạcLiêu, nguyên nhân: thứ nhất, 3 huyện này có tình hình kinh tế phát triển hơn sovới 3 huyện còn lại, 3 huyện này lại nằm giáp với nhau nên thuận tiện cho việcthu thập số liệu Thứ hai, số lượng Ngân hàng có giới hạn, các huyện thôngthường có khoảng 4 – 6 Ngân hàng mà mỗi Ngân hàng có khoảng 4-13 CBTDnên số liệu mới dàn trải ra 3 huyện và một thị xã Tuy số liệu có khoảng cách vềkhông gian nhưng yếu tố không gian này không đáng kể và có thể chấp nhậnđược
Các nhân tố tôi định nghiên cứu là những nhân tố thiên về định tính, biến phụthuộc là biến định tính nhận hai giá trị 0 và 1 đây là dạng biến nhị phân để ướclượng xác suất một sự kiện sẽ xảy ra với những thông tin thu thập từ biến độclập Khi biến phụ thuộc ở dạng này chúng ta không thể dùng các phép kiểm địnhhồi quy thông thường được vì nó sẽ làm mất hiệu lực thống kê nên Tôi dùng hồiquy binary logistic Quy ước như sau: Ngân hàng quyết định cho khách hàng vay
có giá trị là 1 và Ngân hàng không cho khách hàng vay có giá trị là 0
Trang 15Giả định mô hình: Yếu tố pháp lý là phù hợp, Ngân hàng có đủ vốn để cho kháchhàng vay, Giám Đốc Ngân hàng có quyết định khớp với quyết định của cán bộtín dụng.
e: sai số của mô hình
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1 Phương pháp chọn vùng nghiên cứu
Nghiên cứu tại phòng tín dụng của Ngân hàng Sài Gòn Công Thương chinhánh Bạc Liêu và các NHTM trong tỉnh
2.2.2 Phương pháp thu thập số liệu
2.2.2.1 Số liệu sơ cấp
Số liệu sơ cấp gồm:
Số liệu từ Ngân hàng Sài Gòn Công Thương chi nhánh Bạc Liêu trong vòng 3năm (2005 – 2007)
- Cho vay và thu nợ theo thời hạn
- Cho vay và thu nợ theo đối tượng
- Theo chất lượng các khoản vay
Số liệu thực tế đi phỏng vấn các CBTD tại các Ngân hàng thuộc: Thị xã BạcLiêu, Huyện Giá Rai, Huyện Vĩnh Lợi, Huyện Hòa Bình
Phương pháp lấy mẫu: lấy mẫu ngẫu nhiên
Trang 16GVHD: Nguyễn Văn Duyệt SVTH: Nguyễn Cẩm Nhung
- Luật văn tốt nghiệp….vv
2.2.3 Phương pháp phân tích số liệu
Đối với từng mục tiêu sẽ có phương pháp phân tích khác nhau:
Trang 17Sau 20 năm thành lập, Ngân hàng Sài Gòn Công Thương đã tăng vốn điều lệ từ
650 triệu đồng lên 689,255 tỷ đồng theo tiến độ:
Vốn điều lệ ban đầu là 650 triệu đồng gồm 13.000 cổ phần bằng nhau với mệnhgiá là 50.000 đồng/cổ phần
Một số điểm nổi bậc gần đây nhất:
2002: Khai trương hoạt động Công ty Quản lý nợ và khai thác tài sản (SGBF) ,loại hình công ty mua bán nợ đầu tiên trong hệ thống NHTMCP tại Việt nam.Tham gia Dự án Tài chánh nông thôn II (SRFP) do Ngân Hàng thế giới (WORLD BANK) tài trợ
Trang 18GVHD: Nguyễn Văn Duyệt SVTH: Nguyễn Cẩm Nhung
SVTH: Nguyễn Cẩm Nhung
2003: Khai trương hoạt động Chi nhánh An Giang Hội sở Ngân hàng dờichuyển từ 18-19-20 Tôn Ðức Thắng về 02C Phó Đức Chính Quận I, TPHCM 2004: Khai trương hoạt động thẻ ATM SAIGON BANKCARD
2005: Khai trương Chi nhánh cấp I Quảng Ninh
2006: Khai trương hoạt động Chi nhánh Huế, tại TP Huế Nhận giải thưởng SaoVàng Đất Việt 2006 Khai trương hoạt động chi nhánh Đồng Nai, tại thành phốBiên Hoà; Chi nhánh Bình Dương tại huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương
2007: Khai trương hoạt động chi nhánh Hải Phòng Kết nối thành công với hệthống thanh toán Banknetvn
Sài Gòn Công Thương Bạc Liêu
Tính đến thời điểm năm tháng 09/2007 tổng cộng có 43 chi nhánh, phòng giaodịch, trong đó Ngân hàng Sài Gòn công Thương chi nhánh Bạc Liêu thành lậpvào ngày 13/12/2003 là đơn vị vừa thành lập không lâu (cuối năm 2003) nhưngNgân hàng đã 3 năm liền đạt danh hiệu đơn vị kinh doanh xuất sắc
1.1.2 Cơ cấu tổ chức
Nguồn: Ngân hàng sài gòn công thương chi nhánh bạc liêu
Hình 1 CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA NGÂN HÀNG SÀI GÒN CÔNG
THƯƠNG CHI NHÁNH BẠC LIÊU 1.1.3 Các sản phẩm dịch vụ của Ngân hàng
PHÒNG HÀNH CHÁNH &
QUỸ
PHÒNG GIAO DỊCH
Trang 20GVHD: Nguyễn Văn Duyệt SVTH: Nguyễn Cẩm Nhung SVTH: Nguyễn Cẩm Nhung
Bảng 1 KẾT QỦA HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA SAIGONBANK BẠC LIÊU TRONG 3 NĂM (2005 – 2007)
Trang 21 Doanh thu:
Nhìn vào bảng 1 ta thấy doanh thu tăng qua 3 năm, năm 2005 doanh thu củaNgân hàng đạt 14.783 triệu đồng, năm 2006 đạt 24.512 triệu đồng, năm 2007 đạt32.205 triệu đồng, đặc biệt năm 2006 tăng khá đáng kể so với năm 2005 (9.729triệu đồng) tăng 65,8% so với năm 2005 Tại sao năm 2006 thu nhập của Ngânhàng lại tăng cao như vậy? Nguyên nhân là do tất cả các khoản thu nhập như: thu
từ lãi, thu từ dịch vụ, các khoản thu khác điều tăng Trong thu nhập của Ngânhàng thì nguồn thu chiếm tỷ lệ cao nhất là thu từ lãi suất, chiếm 98% năm 2006
và tăng 64,6% so với năm 2005 Năm 2006 số lượng khách hàng đến vay tạiNgân hàng gia tăng, doanh số cho vay khá cao (344.514 triệu đồng) tăng 93.988triệu đồng (doanh số cho vay năm 2005 đạt 250.526 triệu đồng và vượt 37,5% sovới năm 2005 Khách hàng của Ngân hàng là những khách hàng có uy tín, quenbiết tại địa phương là chủ yếu, tỷ lệ nợ xấu thuộc nhóm 3,4,5 tại Ngân hàng điềukhông có, khách hàng trả lãi đầy đủ, khoản thu từ tiền gửi của Ngân hàng tại các
tổ chức khác cũng tăng do năm 2006 Ngân hàng tăng lượng tiền gửi tại các tổchức này Mặt khác, các khoản thu từ hoạt động dịch vụ của Ngân hàng cũngtăng không kém tăng gấp 147,9% so với năm 2005 Nguyên nhân khoản thu nàytăng là do các khoản thu từ dịch vụ thanh toán, dịch vụ bảo lãnh tăng, tăng cườngcác dịch vụ chăm sóc khách hàng, Ngân hàng mở rộng mạng lưới thanh toán,thanh toán cho nhiều đối tượng khách hàng khác nhau và thu phí, thị trường ngàycàng mở rộng tạo tiền đề cho Ngân hàng không ngừng phát triển Ngoài ra, cáckhoản thu khác của Ngân hàng cũng tăng, năm 2005 thu được 6,07 triệu đồngđến năm 2006 thu được 24,12 triệu đồng tăng 297,3% so với năm 2005, các hoạtđộng kinh doanh ngoại hối của Ngân hàng phát triển và các khoản đầu tư cho dự
án nông nghiệp phát triển nông thôn (dự án tài chính nông thôn II (WB)) vớitổng vốn đầu tư 20.614 triệu đồng với các lĩnh vực: trồng trọt, chăn nuôi, nuôitrồng thủy sản, chế biến thực phẩm…mang về thu nhập cho Ngân hàng Năm
2007, Doanh thu có tăng nhưng tốc độ tăng không cao so với tốc độ tăng từ năm
2005 đến 2006, năm 2007 do tình hình lạm phát, chỉ số giá tiêu dùng liên tụcbiến động theo chiều hướng tăng, đồng đôla rớt giá, kinh tế Mỹ gặp nhiều khókhăn làm ảnh hưởng đến thị trường tài chính tiền tệ các nước nói chung và trong
đó có Việt Nam Khách hàng không có xu hướng gửi tiền vào Ngân hàng mà họ
Trang 22GVHD: Nguyễn Văn Duyệt SVTH: Nguyễn Cẩm Nhung
Lợi nhuận:
Lợi nhuận là mục tiêu hàng đầu mà Saigonbank Bạc Liêu luôn hướng tới, điềunày thể hiện: qua ba năm lợi nhuận sau thuế của Saigonbank đều tăng tuy nhiêntốc độ tăng khác nhau, năm 2006 lợi nhuận sau thuế tăng 157,1% so với năm
2005 đạt tốc độ tăng trưởng khá cao và đạt 129,74% chỉ tiêu kế hoạch (lợi nhuận
kế hoạch năm 2006 là 3.500 triệu đồng Năm 2007, lợi nhuận sau thuế tăng47,3% so với năm 2006, với kết quả trên đã khẳng định rằng Saigonbank BạcLiêu đủ khả năng hội nhập vào thương trường thế giới với nhiều tiềm năng về
mở rộng thị phần cũng như việc mở rộng địa bàn hoạt động
1.3 HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂM 2008
Điều chỉnh tiếp tục mở rộng mạng luới
Củng cố và phát triển các sản phẩm hiện có, nghiên cứu để phát triển cácdịch vụ Ngân hàng điện tử, phát triển các dịch vụ hổ trợ xuất khẩu trong địa bàntỉnh
Nâng cao chất lượng hoạt động, nhất là chất lượng tín dụng
Củng cố và nâng cao khả năng thanh khoản để đảm bảo an toàn hoạt độngNgân hàng
Đổi mới phong cách phục vụ khách hàng phù hợp với công nghệ mới và việc quản trị Ngân hàng theo mô hình tiên tiến
Thực hiện đúng chỉ tiêu cũng như định hướng chung của Ngân hàng hội
sở để đảm bảo sự thống nhất và đưa thương hiệu Saigonbank ngày càng đi lên
Trang 23Một số chỉ tiêu cơ bản:
Dư nợ: 350 tỷ đồng tăng 27,8% so với năm 2007
Huy động: 200 tỷ tăng 35,3% so với năm 2007
Lợi nhuận: 12 tỷ tăng 79,4%
Phát hành thẻ: 1000 thẻ
Tỷ lệ nợ xấu duy trì ở mức hiện có không có nợ xấu phát sinh
Trang 24GVHD: Nguyễn Văn Duyệt SVTH: Nguyễn Cẩm Nhung
2.1.1.1 Phân tích cơ cấu cho vay
Bảng 2 TÌNH HÌNH CHO VAY THEO THỜI HẠN TẠI SAIGONBANK
Nguồn: Tổng hợp từ số liệu Ngân hàng sài Gòn Công Thương chi nhánh Bạc Liêu
Hình 2 CƠ CẤU CHO VAY THEO THỜI HẠN TẠI NGÂN HÀNG
Trang 25chiếm 83,9% trong tổng số vốn cho vay của Ngân hàng, năm 2006 chiếm 91,6%,năm 2007 chiếm 93,5% Trong khi đó cho vay trung và dài hạn lại chiếm một tỷ
lệ khá thấp, năm 2006 là 8,4%, năm 2007 là 6,5% Nguyên nhân vì đâu Ngânhàng lại cho vay ngắn hạn là chủ yếu, do ngồn vốn huy động chủ yếu là ngắn hạnmới cho vay ngắn hạn nhiều phải không? Hay khách hàng vay là những đốitượng như thế nào mà chủ yếu là ngắn hạn và liệu việc Ngân hàng cho vay ngắnhạn chiếm tỷ lệ cao như thế có ảnh hưởng gì đến lợi nhuận cũng như sự cân đốitrong hoạt động kinh doanh không? Công tác cho vay và thu nợ như thế nào cógặp khó khăn, cho vay rồi nhưng liệu công tác thu nợ có tốt không? Để trả lờinhững câu hỏi trên ta đi vào phân tích sự biến động trong cho vay, thu nợ, dư nợngắn hạn tại Ngân hàng sài gòn công thương chi nhánh Bạc Liêu trong 3 năm
2.1.1.2 Phân tích sự biến động trong hoạt động tín dụng Ngắn hạn tại Ngânhàng
315.423 277.663
Trang 26GVHD: Nguyễn Văn Duyệt SVTH: Nguyễn Cẩm Nhung
722 doanh nghiệp, chỉ số phát triển sản xuất công nghiệp theo giá đạt 114,9%năm 2006 cao hơn tỉnh Kiên Giang, Cà Mau, Hậu Giang, Trà Vinh Số lượngdoanh nghiệp tăng, chỉ số sản xuất tăng vì vậy nguồn vốn cần cho tỉnh cũng tăng,thị trường đang cần một lượng vốn khá lớn nên đây là cơ hội để Ngân hàng cókhả năng tăng doanh số cho vay
Trang 27 Tính đến cuối năm 2007, doanh số cho vay ngắn hạn của Ngân hàng đạt473.525 triệu đồng và tăng 50,1% so với năm 2006, nguyên nhân ngoài việc tiếptục duy trì mối quan hệ với những khách hàng cũ thì Ngân hàng còn tìm kiếmthêm các khách hàng mới và Ngân hàng đẩy mạnh việc tăng cường năng lực tàichính để đảm bảo khả năng và tăng quy mô phát triển, tăng thêm các kênh huyđộng vốn, mở rộng quan hệ khách hàng và tìm kiếm nguồn vốn nước ngoài để có
đủ nguồn vốn cho hoạt động cho vay tại địa bàn cũng như mở rộng sang địa bànkhác, hiện tại tiền gửi bằng ngoại tệ tại Ngân hàng còn hạn chế, chủ yếu là nhậnchuyển tiền kiều hối từ nước ngoài về cho người thân, trên địa bàn tỉnh cácdoanh nghiệp xuất khẩu cũng không nhiều, mà việc đầu tư cơ sở vật chất cho chinhánh còn nhiều hạn chế Năm 2007, do tình hình kinh tế có nhiều biến động,lĩnh vực hoạt tài chính cũng gặp khá nhiều khó khăn, do nhà nước ta đang dầnthực hiện những thỏa thuận theo tổ chức thương mại thế giới (WTO), các Ngânhàng nước ngoài vào thị trường Việt Nam khá nhiều, có những Ngân hàng thànhlập 100% bằng vốn nước ngoài như HSBC, SCB….và tuyên bố mở nhiều chinhánh tại Việt Nam, đây là một trong những khó khăn mà các Ngân hàng trongnước phải đương đầu, chỉ có một giải pháp để Ngân hàng trong nước tồn tại làphải ra sức tăng vốn điều lệ và mở rộng huy mô hoạt động để chiếm lĩnh thịtrường trước trong khi các Ngân hàng nước ngoài đang chuẩn bị thực hiện chiếnlược, để chiếm lĩnh thị trường các Ngân hàng đang từng bước hoàn thiện từ trong
ra ngoài, từ cơ cấu tổ chức đến các bộ phận hoạt động kinh doanh dịch vụ khác
để thu hút khách hàng về phía mình, trước khi bước vào cuộc cạnh tranh vớinhững Ngân hàng nước ngoài thì bản thân các Ngân hàng trong nước đã cạnhtranh với nhau Ngân hàng muốn cho vay tăng thì phải huy động vốn nhiều, vàtrong năm 2007 thì bản thân Ngân hàng Sài Gòn Công thương chi nhánh BạcLiêu cũng phải cạnh tranh quyết liệt với các Ngân hàng trong tỉnh để tăng khảnăng huy động vốn, cạnh tranh bằng chính sách chăm sóc khách hàng và các dịch
vụ tiện ích gia tăng, cạnh tranh lãi suất và các chương trình khuyến mãi giá trịlớn
Về công tác thu nợ thì cũng có tiến bộ hơn so với năm 2005, doanh số thu
nợ năm 2006 đạt 277.663 triệu đồng (tăng 65,4%) so với năm 2005 điều này chothấy hoạt động thu nợ của Ngân hàng khá hiệu quả, vì không chỉ cho vay được
Trang 28GVHD: Nguyễn Văn Duyệt SVTH: Nguyễn Cẩm Nhung
SVTH: Nguyễn Cẩm Nhung
mà còn thu hồi được Tại sao thu nợ lại tăng, câu hỏi này thật không khó để trảlời, cho vay tăng thì thu nợ tăng chứ sao! Nhưng không hoàn toàn như thế, vì chovay nhiều nhưng chưa chắc thu hồi được nhiều, mà phải nói nguyên nhân ở đây
là Ngân hàng có đội ngũ cán bộ tín dụng có trình độ chuyên môn cao, thực hiệnđánh giá phân loại khách hàng để áp dụng chính sách phù hợp, tích cực đối vớitừng đối tượng khách hàng Ngân hàng có chính sách phát triển về lượng nhưngđồng thời cũng phát triển về chất, không cho vay chạy theo thành tích Năm
2007, doanh số thu nợ đạt 393.988 triệu đồng (tăng 41,9%) so với năm 2006,nguyên nhân Ngân hàng có những biện pháp thu hồi cải tiến, Ngân hàng chủđộng nhắc nhở khách hàng trước khi thời hạn khoản vay tới hạn, ngoài ra, có cáithuận lợi cơ bản khách hàng tại địa phương vay là chủ yếu, khách hàng ở các tỉnhkhác chiếm một tỷ lệ không cao nên việc thu hồi nợ cũng có phần ít gặp khókhăn
Dư nợ cho vay qua 3 năm có xu hướng tăng, năm 2005 đạt 106.366 triệuđồng, năm 2006 đạt 144.126 triệu đồng, năm 2007 đạt 223.663 triệu đồng, cụthể: Năm 2006, tăng 35,5% so với dư nợ năm 2005 (tăng 37.760 triệu đồng), doNgân hàng gia tăng dư nợ năm 2006 đối với nhóm khách hàng tổ chức quốcdoanh lên 56,1% (227 triệu đồng) và nhóm khách hàng là tổ chức ngoài quốcdoanh tăng 99,6% (52.955 triệu đồng) Năm 2007, dư nợ tăng 55,2% so với năm
2006 là do dư nợ cho vay các tổ chức quốc doanh tăng 62,8% (396 triệu đồng) và
dư nợ cho vay các tổ chức ngoài quốc doanh tăng 82% (86.993 triệu đồng) Đểbiết rõ hơn nguyên nhân tăng giảm trong hoạt động tín dụng ngắn hạn tạiSaigonbank Bạc Liêu đi vào phân tích chi tiết
2.1.2 Phân tích tín dụng ngắn hạn theo đối tượng khách hàng
2 1.2.1 Tình hình cho vay tại Ngân hàng Trong vòng 3 năm
Trang Tổ chức ngoài quốc doanh
Trang 29Hình 4 CƠ CẤU CHO VAY TẠI SAIGONBANK BẠC LIÊU 2005-2007
Nhìn vào biểu đồ cơ cấu cho vay ngắn hạn theo đối tượng khách hàng tạiSaigonbank ta thấy đối tượng khách hàng chủ yếu của Ngân hàng là các tổ ngoàiquốc doanh: Công ty cổ phần, Công ty TNHH, Doanh nghiệp tư nhân….Năm
2005, doanh số cho vay tổ chức ngoài quốc doanh chiếm 64% trong tổng doanh
số cho vay ngắn hạn theo đối tượng khách hàng, năm 2006 chiếm 52%, năm
2007 chiếm 69,7%, trong khi đó các khoản cho vay cho tổ chức quốc doanhchiếm tỷ lệ khá nhỏ, năm 2007 chiếm 0,3% Điều này phù hợp với sự phát triểntrong mục tiêu cũng như định hướng chung của Ngân hàng hội sở, cho vay các tổchức doanh nghiệp vừa và nhỏ Tuy nhiên, cơ cấu cho vay theo từng đối tượngkhách hàng cần ở mức hợp lý để đảm bảo hạn chế rủi ro về mặt tín dụng, khôngnên tập trung quá nhiều vào một nhóm đối tượng khách hàng “Không bỏ nhiềutrứng vào cùng một giỏ” Khách hàng cá thể cũng chiếm một tỷ lệ tương đối,Ngân hàng cho vay hộ gia đình, cho vay tiêu dùng, năm 2006 cho vay cá thểchiếm tỷ lệ khá cao trong tổng cho vay ngắn hạn theo đối tượng khách hàng47,4% Ngân hàng tạo điều kiện cho các hộ gia đình trong tỉnh có nhu cầu kinhdoanh, buôn bán, nuôi trồng, chăn nuôi….có nguồn vốn để kinh doanh, đồng thờiđưa Ngân hàng đến gần với khách hàng hơn, nhưng tỷ lệ này không ổn định cókhi tăng, có khi giảm Để biết rõ nguyên nhân tăng giảm trong từng nhóm kháchhàng ta đi vào phân tích sự biến động trong doanh số cho vay qua 3 năm tại Ngânhàng
Trang 30GVHD: Nguyễn Văn Duyệt SVTH: Nguyễn Cẩm Nhung
SVTH: Nguyễn Cẩm Nhung
Bảng 4 TÌNH HÌNH BIẾN ĐỘNG HOẠT ĐỘNG DOANH SỐ CHO VAY
TẠI SAIGONBANK BẠC LIÊU 3 NĂM.
Nguồn: Phòng tín dụng Saigonbank Bạc Liêu
Hình 5 SỰ BIẾN ĐỘNG DOANH SỐ CHO VAY THEO ĐỐI TƯỢNG
KHÁCH HÀNG TẠI SAIGONBANK 2005-2007
Nhìn một cách tổng quát tình hình biến động trong doanh số cho vay theođối tượng khách hàng, doanh số cho vay các tổ chức ngoài quốc doanh có xuhướng tăng qua 3 năm, năm 2005 doanh số cho vay đạt 134.506 triệu đồng, năm
2006 đạt 164.020 triệu đồng, năm 2007 đạt 330.110 triệu đồng Đặc biệt, năm
Trang 312007 doanh số cho vay các tổ chức ngoài quốc doanh tăng 101,3% so với doanh
số cho vay năm 2006 Đây là sự biến động khá lớn trong hoạt động tín dụng củaNgân hàng, nguyên nhân là do khách hàng tăng hay là hạn mức cho vay đối vớimột khách hàng cao, tức là số lượng khách hàng không thay đổi nhưng mức vốnvay nhiều hơn Như phần trên Tôi đã nói Ngân hàng mở rộng đối tượng kháchhàng, mở rộng địa bàn kinh doanh sang các tỉnh lân cận, Ngân hàng cho cáckhách hàng tại Vĩnh Châu Sóc Trăng vay một lượng khá lớn Sự biến động này
là do số lượng khách hàng đến Ngân hàng vay ngày càng nhiều, còn về mức vốnvay thì không thay đổi gì đáng kể so với năm 2006 Khách hàng vẫn vay ở mức200- 500 triệu đồng cho một hợp đồng tín dụng, đối với khách hàng là cá thểdoanh số cho vay có sự biến động không theo một xu hướng nhất định, có lúctăng, có lúc giảm
Năm 2006 đạt 149.508 triệu đồng tăng 47.542 triệu đồng vượt (99,4%)
so với năm 2005, nguyên nhân Việt nam chính thức gia nhập tổ chức thương mạithế giới, kinh tế của Việt Nam có sự chuyển biến mới trong tất cả các lĩnh vưc:Kinh tế, xã hội, văn hóa….nhất là lĩnh vực kinh tế trong đó lĩnh vưc tài chínhtiền tệ cũng không kém phần thay đổi, chịu sự chia phối từ những mục tiêu địnhhướng tại Ngân hàng hội sở, Ngân hàng chi nhánh phải làm thế nào để hoạt độngkinh doanh hiệu quả mà vẫn đảm bảo an toàn cho Ngân hàng Trước đó, CácNgân hàng chỉ chú ý đến khách hàng là những tổ chức, doanh nghiệp nhưngnhững năm gần đây các Ngân hàng đều nhận ra rằng khách hàng cá thể là nhómkhách hàng quan trọng của Ngân hàng như lúc nảy Tôi có nói đến vấn đề cácNgân hàng nước ngoài vào Việt Nam đã gây một áp lực không nhỏ đối với sự tồntại của các Ngân hàng trong nước, Ngân hàng nước ngoài vốn mạnh nên có phầnthuận lợi trong việc tài trợ cho vay đối với nhóm khách hàng là doanh nghiệp vàcòn hạn chế đối với nhóm khách hàng là cá thể bởi vì các Ngân hàng nước ngoàichưa thật sự làm quen được với phong tục văn hóa của Việt Nam và người dânViệt Nam còn chưa tin tưởng vào các Ngân hàng nước ngoài vì thế để chiếm lĩnhthị trường trước các Ngân hàng nước ngoài thì các Ngân hàng trong nước phảinhắm vào nhóm khách hàng này mà tấn công, hiện nay slogan một số Ngân hàng
ta bắt gặp như “ Ngân hàng của mọi nhà” ACB, “ Ngân hàng hàng đầu về bánlẽ”…Vì thế, để đảm bảo sự tồn tại và phát triển của Ngân hàng thì Saigonbank
Trang 32GVHD: Nguyễn Văn Duyệt SVTH: Nguyễn Cẩm Nhung
SVTH: Nguyễn Cẩm Nhung
không thể nào đi ngược lại với xu hướng chung, thay vì những năm trước đó làNgân hàng hàng đầu trong cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ thì nay là Ngânhàng bán lẽ nên khách hàng cá thể đang được Ngân hàng hướng tới Ngân hàngchuyển hướng sang cho vay, phục vụ đối tượng khách hàng này khá tốt và cho rađời nhiều dịch vụ tiện ích cho khách hàng để cạnh tranh trong việc huy động vàcho vay khách hàng giữa các Ngân hàng với nhau ví dụ: Ngân hàng điện tử,khách hàng và Ngân hàng có thể giao dịch với nhau mà không cần gặp mặt, dịch
vụ kiểm tra tài khoản qua điện thoại (telephonebanking), homebanking,internetbanking, dịch vụ trả lương qua hệ thống tài khoản….đã tạo điều kiện choNgân hàng và khách hàng xích lại gần nhau hơn Cạnh tranh trên phương diệnđưa ra các loại sản phẩm dịch vụ không chưa đảm bảo sẽ thu hút được kháchhàng vì thế Ngân hàng có câu “Được lòng khách hàng là thành công mất lòngkhách hàng là thất bại” nên cần có thái độ phục vụ chu đáo Mặt khác, kinh tế cáthể ngày càng phát triển hơn, khách hàng cá thể tăng là điều tất nhiên!
Cho vay các tổ chức quốc doanh cũng có sự biến động không theo một
hướng cụ thể, nhưng nhìn chung khoản cho vay này chiếm một tỷ lệ không nhiềutrong cho vay theo đối tượng khách hàng nhưng có sự tăng nhanh năm 2006,năm 2006 đạt 1.893 triệu đồng tăng 172,9% so với năm 2005, đến năm 2007 lạigiảm xuống 709 triệu đồng (37,5%) Nguyên nhân các khoản cho vay tổ chứcquốc doanh chiếm tỷ lệ nhỏ là các tổ chức này thường đến các Ngân hàng nhànước vay là chủ yếu nên lượng khách hàng này đến Ngân hàng vay không nhiều
và tổ chức quốc doanh trên địa bàn tỉnh không nhiều, đa số là các tổ chức ngoàiquốc doanh và cá thể hộ gia đình
2.1.2.2 Tình hình thu nợ trong ba năm tại Ngân hàng Sài Gòn CôngThương chi nhánh Bạc Liêu
Tổ chức ngoài quốc doanh 25
Trang 33Hình 6 CƠ CẤU THU NỢ TẠI SAIGONBANK BẠC LIÊU 2005- 2007
Hoạt động chính của Ngân hàng là cho vay để hưởng lợi nhuận, hoạt động nàytồn tại và phát triển khi Ngân hàng cho vay nhưng phải thu hồi được Nhìn quabiểu đồ cơ cấu cho ta thấy doanh số thu nợ đối với nhóm khách hàng tổ chứcngoài quốc doanh chiếm tỷ lệ khá cao, năm 2005 chiếm 67%, năm 2006 chiếm40%, năm 2007 chiếm 61,7% Doanh số thu nợ đối với nhóm khách hàng ngoàiquốc doanh năm 2006 chỉ còn 40% giảm hơn 124% (1.396 triệu đồng) so năm
2005, năm 2006 doanh số cho vay nhóm khách hàng này giảm kéo theo doanh sốthu nợ cũng giảm trong khi đó doanh số thu nợ đối với nhóm khách hàng cá thểlại tăng đáng kể 207,1% (111.219 triệu đồng) so với năm 2005 do trong năm
2006 Ngân hàng cho vay đối với nhóm khách hàng này tăng Năm 2007, doanh
số thu nợ đối với nhóm khách hàng này tăng trở lại do năm 2007 doanh số chovay nhóm khách hàng này tăng và kéo theo doanh số thu nợ cũng tăng Ngânhàng sử dụng biện pháp thu nợ như thế nào và tại sao thu nợ lại tăng qua 3 năm
ta đi vào phân tích sự biến động trong doanh số thu nợ của Ngân hàng
Bảng 5 SỰ BIẾN ĐỘNG TRONG DOANH SỐ THU NỢ TẠI
Trang 34GVHD: Nguyễn Văn Duyệt SVTH: Nguyễn Cẩm Nhung
Nguồn: Phòng tín dụng Saigonbank Bạc Liêu
Hình 7 BIỂU Đồ SỰ BIẾN ĐỘNG DOANH SỐ THU NỢ TẠI
SAIGONBANK BẠC LIÊU 2005-2007
Từ việc phân tích biểu đồ cơ cấu cho ta biết được tỷ trọng thu nợ đối vớitừng khách hàng, giúp Ngân hàng quản lý được nhóm khách hàng nào có uy tín,nhóm khách hàng nào là nhóm khách hàng chủ yếu của Ngân hàng, nhóm kháchhàng nào có khả năng thu hồi không được để từ đó chú ý đến nhóm khách hàng
đó Nhìn chung, doanh số thu nợ qua 3 năm đều theo xu hướng tăng, năm 2005đạt 167.853 triệu đồng, năm 2006 đạt 277.663 triệu đồng, năm 2007 đạt 393.988triệu đồng Trong đó mỗi năm có những biến động khác nhau, năm 2006 thìdoanh số thu nợ các nhóm khách hàng tổ chức quốc doanh và tổ chức ngoài quốcdoanh đều giảm so với năm 2005 nhưng doanh số thu nợ đối với nhóm khách
Trang 35hàng cá thể tăng rất cao (207,1%) so với năm 2005 đã góp phần làm cho tổngdoanh số thu nợ năm 2006 tăng 65,4% so với năm 2005 Từ kết quả trên cho thấyngân hàng đã rất tích cực đổi mới tìm nhiều biện pháp thu hồi nợ đối với nhữngmón vay, Ngân hàng được thực hiện đúng các quy trình, nghiệp vụ từ khi xétduyệt cho vay tới khi thu hồi nợ, xử lý nợ Bên cạnh đó, Ngân hàng cũng đã làmtốt khâu thẩm định khách hàng trước khi quyết định cho khách hàng vay, vì trongkhâu thẩm định khách hàng Ngân hàng cần xác định được nguồn trả nợ củakhách hàng cho Ngân hàng sau này, nếu là cho vay dự án thì nguồn trả nợ là thunhập từ dự án mang lại, cho vay kinh doanh thì nguồn trả nợ là lợi nhuận củakhách hàng và cho vay tiêu dùng thì thu nhập hàng tháng của Ngân hàng…nếukhâu thẩm định của Ngân hàng quá sơ sài hay bỏ qua thì thật là rủi ro sau này khithu hồi nợ Nhờ đó kết quả thu nợ tín dụng tăng cao và hiệu quả sử dụng vốncũng tăng so với những năm trước Mặt khác, khách hàng của Ngân hàng thường
là những khách hàng quen, thường xuyên giao dịch với Ngân hàng nên việc thuhồi được dễ dàng hơn
Năm 2007, doanh số thu nợ tăng 41,9% so với năm 2006 nguyên nhân là
do doanh số thu nợ đối với nhóm khách hàng là các tổ chức ngoài quốc doanhtăng 118,9% so với năm 2006, cho thấy nhóm khách hàng này kinh doanh hiệuquả Ngân hàng còn phải cố gắng nổ lực hơn nữa để các khoản nợ khác củanhững nhóm khách hàng khác cũng được thu hồi đúng hạn
2.1.2.3 Tình hình dư nợ trong ba năm tại Saigonbank Bạc Liêu
Tình hình dư nợ sẽ phản ánh tốc độ tăng trưởng của tín dụng một cách chínhxác Qua tình hình dư nợ ta có thể thấy được ngân hàng đã sử dụng vốn có hiệuquả hay chưa, đồng thời qua đó ta còn biết được các khoản phải thu trong tươnglai của ngân hàng như thế nào Doanh số dư nợ phản ánh mức đầu tư vốn và liênquan trực tiếp đến việc tạo ra lợi nhuận cho ngân hàng Thực trạng dư nợ chobiết hiệu quả sử dụng vốn của chi nhánh vì đây là các khoản phải thu trong tươnglai, nếu các khoản thu này đạt thì chi nhánh sử dụng vốn có hiệu quả và ngượclại Từ đó cho ta cách nhìn rõ hơn về tình hình sử dụng vốn của ngân hàng, dư nợtín dụng luôn là phần tài sản “có” sinh lời lớn, quan trọng của các ngân hàngthương mại
Tổ chức ngoài quốc doanh 28
Trang 36GVHD: Nguyễn Văn Duyệt SVTH: Nguyễn Cẩm Nhung
SVTH: Nguyễn Cẩm Nhung
Hình 8 CƠ CẤU DƯ NỢ TẠI SAIGONBANK BẠC LIÊU 2005- 2007
Nhìn vào biểu đồ cơ cấu dư nợ cho vay ngắn hạn theo đối tượng khách hàngnhóm khách hàng tổ chức ngoài quốc doanh vẫn chiếm một tỷ lệ lớn và cơ cấunày được duy trì và phát triển qua 3 năm Năm 2005, du nợ đối với nhóm kháchhàng ngoài quốc doanh chiếm 50%, năm 2006 chiếm 73,6%, năm 2007 chiếm86,3% Đối với nhóm khách hàng là các tổ chức quốc doanh cũng có xu hướngtăng qua 3 năm còn dư nợ đối với nhóm khách hàng cá thể có sự biến động, lúctăng lúc giảm, từ năm 2005 đến năm 2006 tăng đến năm 2007 giảm Để biết rỏnguyên cũng sự biến động dư nợ cụ thể tại Ngân hàng ta đi vào phân tích sự biếnđộng dư nợ của Ngân hàng qua 3 năm
Bảng 6 SỰ BIẾN ĐỘNG DƯ NỢ TRONG BA NĂM TẠI SAIGONBANK
Trang 37Hình 9 BIỂU ĐỒ SỰ BIẾN ĐỘNG DƯ NỢ TRONG 3 NĂM TẠI
SAIGONBANK BẠC LIÊU
Dư nợ phản ánh thực trạng hoạt động tín dụng của một ngân hàng tại một thờiđiểm nhất định Mức dư nợ ngắn hạn cũng như trung dài hạn đều phụ thuộc vàomức huy động vốn và doanh số cho vay của ngân hàng Nếu nguồn vốn huy độngtăng và cho vay nhiều thì mức dư nợ sẽ tăng và ngược lại Bất cứ một ngân hàngnào cũng vậy, để hoạt động tốt thì không chỉ nâng cao doanh số cho vay mà cònnâng cao mức dư nợ Nhìn chung dư nợ tại Ngân hàng có xu hướng tăng qua 3năm, năm 2005 là 106.369 triệu đồng, năm 2006 là 144.126 triệu đồng, năm
2007 là 223.663 triệu đồng điều này cho thấy trong thời gian này ngân hàng luôn
có lượng khách hàng thường xuyên, ổn định và đã thu hút thêm được khách hàngmới Tuy nhiên, tốc độ tăng năm 2006 so với năm 2005 (35,5%) chậm hơn so vớitốc độ tăng năm 2007 so với năm 2006 (55,2%), nguyên nhân là tốc độ tăng dư
nợ nhóm khách hàng tổ chức quốc doanh tăng nhanh (62,3%) trong khi đó tốc độtăng dư nợ nhóm khách hàng này năm 2006 so với 2005 (56,1%) và tốc độ giảm
dư nợ cho vay nhóm khách hàng cá thể năm 2007 so với năm 2006 (21%) chậmhơn so với tốc độ giảm đối với nhóm khách hàng này năm 2006 so với năm 2005
là 8,2% (tốc độ giảm dư nợ nhóm khách hàng cá thể năm 2006/2005 là 29,2%),
dư nợ tăng cho thấy khả năng huy động vốn của Ngân hàng cũng tăng Tóm lại,
Tổ chức quốc doanh
Cá thể
Tổ chức ngoài quốc doanh