Phân tích hoạt động tín dụng và lập kế hoạch cho vay tại Chi nhánh NHNoPTNT huyện Cái Bè Phân tích hoạt động tín dụng và lập kế hoạch cho vay tại Chi nhánh NHNoPTNT huyện Cái Bè Phân tích hoạt động tín dụng và lập kế hoạch cho vay tại Chi nhánh NHNoPTNT huyện Cái Bè Phân tích hoạt động tín dụng và lập kế hoạch cho vay tại Chi nhánh NHNoPTNT huyện Cái Bè
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ_QUẢN TRỊ KINH DOANH
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG VÀ LẬP KẾ HOẠCH CHO VAY TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
HUYỆN CÁI BÈ
Giáo viên hướng dẫn Sinh viên thực hiện
MSSV: 4043411Lớp: Tài Chính Ngân Hàng 2_K30
Cần Thơ-2008
e of 95
GVHD: Lê Quang Viết i SVTH: Nguyễn Thị Huỳnh Điểu
Trang 2MỤC LỤC
Chương 1: GIỚI THIỆU 1 1.1.Đặt vấn đề nghiên cứu 1 1.1 Mục tiêu nghiên cứu 2
1.2.1 Mục tiêu chung 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể 2
1.3 Phạm vi nghiên cứu 2
1.4 Lược khảo tài liệu 2
Chương 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 4
2.1 Tín dụng 4
2.1.1 Khái niệm 4
2.1.2 Các hình thức tín dụng 4
2.1.3 Chức năng của tín dụng 5
2.2 Điều kiện, nguyên tắc, đối tượng, quy trình cho vay của ngân hàng 6
2.2.1 Điều kiện cho vay 6
2.2.2 Nguyên tắc và thời hạn cho vay 6
2.2.3 Đối tượng cho vay 7
Trang 32.2.4 Hồ sơ cho vay 8
2.2.5 Tài sản thế chấp 9
2.2.6 Quy trình cho vay 9
2.2.7 Một vài chỉ tiêu áp dụng trong phân tích 10
2.3 Cơ sở thực tiễn cho quá trình lập kế hoạch 15
2.3.1 Phân tích xu hướng biến động của dãy số thời gian 15
2.3.2 Hàm số được sử dụng trong quá trình lập kế hoạch 15
2.4 Phương pháp nghiên cứu 16
2.4.1 Phương pháp thu thập số liệu 16
2.4.2 Phương pháp phân tích 16
e of 95
GVHD: Lê Quang Viết iii SVTH: Nguyễn Thị Huỳnh Điểu
Trang 4Chương 3: GIỚI THIỆU VỀ CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP
& PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN CÁI BÈ 17
3.1 Sơ lược tình hình, đặc điểm kinh tế xã hội huyện cái bè 17
3.1.1 Vị trí địa lý 17
3.1.2.Dân số 17
3.1.3 Điều kiện, kinh tế, xã hội huyện Cái Bè 17
3.2 Khái quát về Chi nhánh NHN 0 & PTNN huyện Cái Bè 18
3.2.1 Quá trình hình thành và phát triển của NHN0 & PTNN huyện Cái Bè 18
3.2.2 Chức năng hoạt động của NHN0 & PTNN huyện Cái Bè 19
3.2.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy tại hội sở 20
3.2.4 Chức năng, nhiệm vụ từng phòng ban 21
3.3 Tình hình hoạt động của Chi nhánh NHN 0 & PTNT huyện Cái Bè
qua 5 năm 22
3.4 Thuận lợi và khó khăn trong quá trình hoạt động của ngân hàng 25
3.5 Phương hướng hoạt động của ngân hàng trong thời gian tới 26
Trang 5Chương 4: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH
NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
HUYỆN CÁI BÈ 28
4.1 Phân tích tình hình huy động vốn tại Chi nhánh NHN 0 & PTNT huyện Cái Bè qua 5 năm 28
4.2 Phân tích tình hình tín dụng tại Chi nhánh NHN 0 & PTNT huyện Cái
Bè qua 5 năm 32
4.2.1 Tình hình cho vay 32
4.2.1.1 Phân tích doanh số cho vay theo ngành kinh tế 33
4.2.1.2 Phân tích doanh số cho vay theo thời hạn 37
4.2.2 Tình hình thu nợ cho vay 40
4.2.2.1 Phân tích doanh số thu nợ theo ngành kinh tế 40
4.2.2.2 Phân tích doanh số thu nợ theo thời hạn 44
4.2.3 Phân tích tình hình dư nợ cho vay 47
4.2.3.1 Phân tích dư nợ theo ngành 47
4.2.3.2 Phân tích dư nợ theo thời hạn tín dụng 50
4.2.4 Phân tích tình hình nợ quá hạn 53
4.2.4.1 Tình hình nợ quá hạn theo ngành kinh tế 54
e of 95
GVHD: Lê Quang Viết v SVTH: Nguyễn Thị Huỳnh Điểu
Trang 64.2.4.2 Tình hình nợ quá hạn theo thời hạn 57
4.2.5 Đánh giá tình hình sử dụng vốn tại chi nhánh 59
4.2.6 Phân tích các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động của ngân hàng 60
Chương 5: LẬP KẾ HOẠCH CHO VAY VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HỌAT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG 62
5.1 Lập kế hoạch cho vay tại Chi nhánh NHN 0 & PTNN huyện Cái Bè 62
5.1.1 Kế hoạch huy động vốn 62
5.1.2 Kế hoạch đầu tư cho vay theo ngành 63
5.1.3 Kế hoạch đầu tư cho vay theo thời hạn 65
5.1.4 Kế hoạch dư nợ theo ngành kinh tế 66 5.1.5 Các dịch vụ của ngân hàng 66
5.2 Một số giải pháp nhằm nâng cao hoạt động cho vay và thực hiện kế
hoạch đã đề ra 67
5.2.1 Đối với huy động vốn 67
5.2.2 Đối với hoạt động hoạt động tín dụng 67
5.2.3 Đối với dịch vụ ngân hàng 69 Chương 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 71
Trang 76.1 Kết luận 71
6.2 Kiến nghị 72
6.2.1 Về phía chính quyền địa phương 72
6.2.2 Đối với Ngân hàng 72
6.2.2.1 Đối với Ngân hàng nông nghiệp Việt Nam 72
6.2.2.2 Đối với NHN0 & PTNT huyện Cái Bè 72
TÀI LIỆU THAM KHẢO 74
PHỤ LỤC
e of 95
GVHD: Lê Quang Viết vii SVTH: Nguyễn Thị Huỳnh Điểu
Trang 8MỤC LỤC BẢNG
Bảng 1: BÁO CÁO KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA NHN0 & PTNT
HUYỆN CÁI BÈ 23
Bảng 2: TÌNH HÌNH NGUỒN VỐN TRONG 5 NĂM 29
Bảng 3: DOANH SỐ CHO VAY THEO NGÀNH 34
Bảng 4: DOANH SỐ CHO VAY THEO THỜI HẠN 38
Bảng 5: CƠ CẤU DOANH SỐ CHO VAY THEO THỜI HẠN 38
Bảng 6: DOANH SỐ THU NỢ THEO NGÀNH 41
Bảng 7: DOANH SỐ THU NỢ THEO THỜI HẠN 45
Bảng 8: CƠ CẤU DOANH SỐ THU NỢ THEO THỜI HẠN 45
Bảng 9: TÌNH HÌNH DƯ NỢ THEO NGÀNH 48
Bảng 10: DOANH SỐ CHO VAY - DOANH SỐ THU NỢ - DƯ NỢ CỦA
NGÀNH NÔNG NGHIỆP 49
Bảng 11: DƯ NỢ THEO THỜI HẠN TÍN DỤNG 52
Bảng 12: CƠ CẤU DƯ NỢ THEO THỜI HẠN TÍN DỤNG 52
Bảng 13: NỢ QUÁ HẠN THEO THỜI HẠN 54
Bảng 14: NỢ QUÁ HẠN THEO THỜI GIAN
Trang 9Bảng 15: CƠ CẤU NỢ QUÁ HẠN THEO THỜI GIAN 57
Bảng 16 : ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA CHI
NHÁNH NHNN 0 & PTNT HUYỆN CÁI BÈ 59
Bảng 17: CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH
DOANH CỦA CHI NHÁNH 60
Bảng 18: KẾ HOẠCH HUY ĐỘNG VỐN NĂM 2008,2009 62
Bảng 19: KẾ HOẠCH ĐẦU TƯ CHO VAY NĂM 2008, 2009 64
Bảng 20: KẾ HOẠCH CHO VAY THEO THỜI HẠN NĂM 2008,2009 65
Bảng 21: KẾ HOẠCH DƯ NỢ NĂM 2008, 2009 66
Bảng 22: CƠ CẤU DOANH SỐ CHO VAY THEO NGÀNH CỦA
NHN O &PTNT HUYỆN CÁI BÈ TỪ NĂM 2003-2007
Bảng 23: CƠ CẤU DOANH SỐ THU NỢ THEO NGÀNH CỦA
NHN O &PTNT HUYỆN CÁI BÈ TỪ NĂM 2003-2007
Bảng 24: CƠ CẤU DƯ NỢ THEO NGÀNH CỦA NHN O &PTNT HUYỆN
CÁI BÈ TỪ NĂM 2003-2007
Bảng 25: CƠ CẤU NỢ QUÁ HẠN THEO NGÀNH CỦA NHN O &PTNT
HUYỆN CÁI BÈ TỪ NĂM 2003-2007
Bảng 26: KẾ HOẠCH NGUỒN VỐN CỦA CHI NHÁNH NHN O &PTNT
HUYỆN CÁI BÈ NĂM 2008, 2009
Bảng 27: KẾ HOẠCH CHO VAY THEO NGÀNH CỦA CHI NHÁNH
NHN O &PTNT HUYỆN CÁI BÈ NĂM 2008, 2009
Bảng 28: KẾ HOẠCH CHO VAY THEO THỜI HẠN CỦA CHI NHÁNH
NHN O &PTNT HUYỆN CÁI BÈ NĂM 2008, 2009
Bảng 29: KẾ HOẠCH DƯ NỢ THEO NGÀNH TẠI CHI NHÁNH
NHN O &PTNT HUYỆN CÁI BÈ NĂM 2008, 2009
e of 95
GVHD: Lê Quang Viết ix SVTH: Nguyễn Thị Huỳnh Điểu
Trang 11MỤC LỤC HÌNH
Hình 1: Thu nhập, lợi nhuận và chi phí của Chi nhánh NHN o &PTNT huyện Cái Bè từ năm 2003-2007 24
Hình 2:Tình hình huy động vốn của Chi nhánh NHNo&PTNT huyện Cái Bè từ năm 2003 - 2007 30 Hình 3: Tình hình doanh số cho vay theo ngành của Chi nhánh NHNo&PTNT huyện Cái Bè từ năm 2003 – 2007 35
Hình 4: Tình hình doanh số cho vay theo thời hạn tín dụng của Chi nhánh NHNo&PTNT huyện Cái Bè từ năm 2003 – 2007 39
Hình 5: Tình hình thu nợ theo ngành của Chi nhánh NHNo&PTNT huyện Cái Bè
từ năm 2003 – 2007 42
Hình 6: Tình hình thu nợ theo thời hạn của Chi nhánh NHNo&PTNT huyện Cái
Bè từ năm 2003 – 2007 44
Hình 7: Tình hình dư nợ theo ngành của Chi nhánh NHNo&PTNT huyện Cái Bè
từ năm 2003 – 2007 49
Hình 8: Tình hình dư nợ theo thời hạn của Chi nhánh NHNo&PTNT huyện Cái
Bè từ năm 2003 – 2007 53
Hình 9: Tình hình nợ quá hạn theo ngành của Chi nhánh NHNo&PTNT huyện Cái Bè từ năm 2003 – 2007 55
Hình 10: Tình hình nợ quá hạn theo thời hạn của Chi nhánh NHNo&PTNT huyện Cái Bè từ năm 2003 – 2007 58
e of 95
GVHD: Lê Quang Viết xi SVTH: Nguyễn Thị Huỳnh Điểu
Trang 13Chương 1: GIỚI THIỆU
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Huyện Cái Bè hiện gần 15.498 ha vườn cây ăn trái, với sản lượng cây ăn trái hàng năm trên 200 ngàn tấn Những năm gần đây, huyện Cái Bè không ngừng phát triển và mở rộng diện tích vườn cây ăn trái đặc sản Với điều kiện tự nhiên thuận lợi, đất đai màu mỡ, lao động có tay nghề cao, trái cây nổi tiếng trên thị trường trong và ngoài nước (xoài cát Hòa Lộc, bưởi long Cổ Cò, ) và có trên 25 hợp tác xã, trạm giống, cơ sở tư nhân phục vụ phát triển cây ăn trái trên địa bàn cũng như hình thành các vựa trái cây tiêu thụ ở cụm, chủ yếu là của tư nhân phân
bố tại thị trấn và các xã ven Để tiếp tục phát triển vườn cây ăn trái đặc sản theo hướng chuyên canh hàng hóa, huyện Cái Bè đang có kế hoạch cải tạo, trồng mới
và mở rộng diện tích trong những năm tiếp theo
Để cải tạo trồng mới thì cần có vốn, vốn được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau nhưng nguồn vốn dồi dào nhất, kịp thời nhất là nguồn vốn từ ngân hàng Trong công cuộc đổi mới ngày nay, Ngân hàng thật sự là nhân tố quyết định hàng đầu cho sự phát triển kinh tế và đã trở thành người bạn thân thiết của người dân Điều đó, được thể hiện qua quá trình giúp vốn cho nông dân đẩy mạnh sản xuất, nâng cao đời sống của nhân dân, giải quyết việc làm cho số lượng lớn lao động, góp phần xóa dần tình trạng đói nghèo ở nông thôn lẫn thành thị
Cho dù bạn đang khởi đầu, đang phát triển một công việc kinh doanh hay tìm kiếm sự giúp đỡ từ bên ngòai, một kế họach kinh doanh được hoạch định kỷ càng luôn là phương tiện hữu ích đưa bạn đến thành công
Để hiểu thêm về hoạt động cho vay của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Cái Bè, em chọn đề tài:
“Phân tích hoạt động tín dụng và lập kế hoạch cho vay tại chi nhánh Ngân
hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Cái Bè” làm đề tài nghiên
cứu cho luận văn tốt nghiệp của em
e of 95
GVHD: Lê Quang Viết 1 SVTH: Nguyễn Thị Huỳnh Điểu
Trang 141.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung
Phân tích tình hình huy động vốn và tình hình cho vay của ngân hàng nhằm lập kế hoạch cho vay cho Chi nhánh NHN0 & PTNT huyện Cái Bè trong 2 năm tới (2008 và 2009)
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Đi sâu phân tích thực trạng về tình hình hoạt động của ngân hàng, chủ yếu là tình hình hoạt động cho vay, thu nợ, dư nợ, lập kế hoạch cho vay tại Chi nhánh
- Từ đó nêu ra những giải pháp thực hiện kế hoạch nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư cho vay của chi nhánh
1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Thời gian thực hiện nghiên cứu đề tài này là từ 11/2/2008 đến 25/4/2008
Số liệu sử dụng để nghiên cứu là số liệu trong thời gian 5 năm: 2003-2007
Đề tài này được thực hiện tại Chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Cái Bè
Hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại là rất đa dạng và phong phú, phát sinh nhiều vấn đề cần phải giải quyết và đề ra biện pháp hiệu quả cho những vấn đề tranh luận Nhưng do kiến thức và thời gian tiếp cận thông tin, số liệu cũng như thực tiễn tại ngân hàng có hạn nên em chỉ đi sâu nghiên cứu các nội dung sau:
- Một số lý luận có liên quan đến đề tài
- Tình hình cơ bản về tổ chức, hoạt động cho vay tại Chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Cái Bè
- Lập kế hoạch cho vay và đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả cho vay tại Chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Cái Bè
1.4 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
Đề tài được thực hiện dựa trên một số tài liệu như sau:
Thái Văn Đại (2005), “Nghiệp vụ ngân hàng thương mại” Giáo trình dạy học Tủ sách Trường Đại học Cần Thơ Trong đó chủ yếu là tham khảo chương 3 nói về những vấn đề liên quan đến hoạt động tín dụng như: Khái niệm về tín
Trang 15dụng, nguyên tắc cho vay, hợp đồng tín dụng,… chương 5 nói về rủi ro tín dụng, nguyên nhân phát sinh rủi ro tín dụng, thiệt hại do rủi ro tín dụng gây nên,…chương 8 nói về phân tích tài chính ngân hàng thương mại,…
Thái Văn Đại và Bùi Văn Trịnh (2005), “Tiền tệ ngân hàng” Giáo trình dạy học Tủ sách Trường Đại học Cần Thơ Chủ yếu tham khảo chương 6 nói về sự
ra đời và phát triển của tín dụng, bản chất tín dụng, chức năng của tín dụng,… Trần Ái Kết, Phan Tùng Lâm, Nguyễn Thị Lương, Đoàn Thị Cẩm Vân, Phạm Xuân Minh (2006) “Tài chính - Tiền tệ” Giáo trình dạy học Tủ sách Trường Đại học Cần Thơ Nội dung chủ yếu của giáo trình này được đưa vào đề tài là khái niệm tín dụng, vai trò, chức năng của tín dụng
Võ Thị Thanh Lộc (2000), “Thống kê ứng dụng và dư báo trong kinh doanh
và kinh tế” Giáo trình dạy học Tủ sách Trường Đại học Cần Thơ Chủ yếu tham khảo chương 12 về phân tích dãy số thời gian và dự báo
Trên cơ sở tham khảo có chọn lọc các tài liệu đã nêu trên đút kết những cái hay và tránh những sai lầm thiếu sót cùng kết hợp với sự hướng dẫn của Thầy, kinh nghiệm được truyền đạt lại của các anh đi trước trong Ngân hàng để xây dựng thành đề tài nghiên cứu “Phân tích hoạt động tín dụng và lập kế hoạch cho vay tại NHNo & PTNT huyện Cái Bè”
e of 95
GVHD: Lê Quang Viết 3 SVTH: Nguyễn Thị Huỳnh Điểu
Trang 16Chương 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP
- Khi đến hạn phải hoàn trả lại với một lượng giá trị lớn hơn ban đầu, khoản dôi ra đó gọi là lợi tức tín dụng
2.1.2 Các hình thức tín dụng cơ bản
2.1.2.1 Căn cứ vào thời hạn tín dụng
* Tín dụng ngắn hạn
Tín dụng ngắn hạn là tín dụng có thời hạn 1 năm trở xuống (≤12 tháng),
thường được sử dụng để phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và đời sống
* Tín dụng trung hạn
Là loại tín dụng có thời hạn cho vay từ trên 12 tháng đến 60 tháng, nhằm đáp ứng nhu cầu vốn để mua sắm máy móc thiết bị, cải tiến và đổi mới kỹ thuật, qui trình công nghệ, sửa chữa nhỏ,…
* Tín dụng dài hạn
Tín dụng dài hạn là tín dụng có thời hạn cho vay trên 60 tháng, dùng để đáp ứng nhu cầu vốn cho việc đổi mới kỹ thuật, mở rộng sản xuất, đáp ứng nhu cầu vốn cho những dự án đầu tư có qui mô lớn,…
2.1.2.2 Căn cứ vào đối tượng tín dụng
* Tín dụng vốn lưu động: Tín dụng vốn lưu động là loại tín dụng được
cung cấp nhằm hình thành vốn lưu động của doanh nghiệp như: cho vay để dự trữ hàng hóa, cho vay chi phí sản xuất, cho vay thanh toán các khoản nợ dưới dạng chiết khấu các giấy tờ có giá,…
* Tín dụng vốn cố định: Tín dụng vốn cố định là loại tín dụng được cung
cấp nhằm hình thành tài sản cố định của doanh nghiệp như là: Mua mới máy móc thiết bị, đổi mới qui trình công nghệ, mở rộng sản xuất,…
Trang 172.1.2.3 Căn cứ vào mục đích tín dụng
* Tín dụng sản xuất: là hình thức tín dụng nhằm cung cấp vốn cho các
doanh nghiệp để tiến hành sản xuất kinh doanh, và tiêu thụ hàng hóa…
* Tín dụng lưu thông hàng hóa: là hình thức tín dụng dùng để cung cấp
vốn cho doanh nghiệp để tiến hành buôn bán hàng hóa…
* Tín dụng tiêu dùng: là hình thức tín dụng nhằm để đáp ứng nhu cầu tiêu
dùng như là: mua sắm xe cộ, các vật dụng tiện nghi trong gia đình,…
2.1.2.4 Căn cứ vào chủ thể tín dụng
* Tín thương mại
Tín dụng thương mại là quan hệ tín dụng giữa các công ty, xí nghiệp, các tổ chức kinh tế với nhau được thể hiện qua hình thức mua bán chịu hàng hóa cho nhau
* Tín dụng ngân hàng
Tín dụng ngân hàng là quan hệ tín dụng giữa các ngân hàng với các tổ chức
và cá nhân được thực hiện dưới hình thức ngân hàng đứng ra huy động vốn bằng tiền và cho vay đối với các đối tượng nói trên
- Phân phối gián tiếp là việc phân phối vốn thông qua các tổ chức tài chính trung gian như là: Ngân hàng thương mại, công ty tài chính, hợp tác xã tín dụng
e of 95
GVHD: Lê Quang Viết 5 SVTH: Nguyễn Thị Huỳnh Điểu
Trang 182.1.3.2 Chức năng lưu thông hàng hóa và phát triển sản xuất
Tín dụng đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh được thực hiện một cách liên tục
Tín dụng thúc đẩy nhanh tốc độ thanh toán, góp phần thúc đẩy lưu thông hàng hóa bằng việc tạo ra tiền tệ và bút tệ
2.2 ĐIỀU KIỆN, NGUYÊN TẮC, ĐỐI TƯỢNG, QUI TRÌNH CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG
2.2.1 Điều kiện vay vốn
- Có năng lực pháp lực dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật
- Mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp
- Có năng lực tài chính để đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết
- Có dự án, phương án đầu tư, sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khả thi hiệu quả
- Thực hiện các quy định về đảm bảo tiền vay theo quy định
2.2.2 Nguyên tắc và thời hạn vay vốn
2.2.2.2 Nguyên tắc đảm bảo tiền vay
- Ngân hàng có quyền lựa chọn và quyết định cho vay có đảm bảo bằng tài sản hoặc không có đảm bảo bằng tài sản và chịu trách nhiệm quyết định của mình
- Ngân hàng cho vay không có đảm bảo bằng tài sản theo chỉ thị Chính phủ, khi tổn thất do nguyên nhân khách quan thì các khoản này do Chính phủ xử lý
- Ngân hàng cho vay không có đảm bảo tài sản, nhưng trong khi sử dụng vốn vay, ngân hàng phát hiện khách hàng vi phạm cam kết trong hợp đồng, ngân
Trang 19hàng có quyền yêu cầu khách hàng đảm bảo bằng tài sản hoặc thu hồi nợ trước hạn.
- Trường hợp khách hàng vay có đảm bảo bằng tài sản, mà khách hàng không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ trả nợ đã cam kết, thì ngân hàng có quyền xử lý tài sản đảm bảo tiền vay để thu hồi nợ
2.2.2.3 Lãi suất cho vay
Mức lãi suất cho vay do N65gân hàng nông nghiệp nơi cho vay và khách hàng thỏa thuận phù hợp với quy định của Tổng giám đốc ngân hàng nông nghiệp Việt Nam
Lãi suất nợ quá hạn tối đa bằng 150% mức lãi suất cho vay áp dụng trong thời hạn cho vay
2.2.2.4 Thời hạn cho vay
Là khoảng thời gian được tính từ khi khách hàng bắt đầu nhận vốn vay cho đến thời điểm trả hết nợ gốc và lãi vốn vay được thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng Ngân hàng nơi cho vay thỏa thuận về thời hạn cho vay căn cứ vào:
- Chu kỳ sản xuất, kinh doanh
- Thời hạn thu hồi vốn của dự án đầu tư
- Nguồn vốn cho vay của ngân hàng, khả năng trả nợ của khách hàng
2.2.3 Đối tượng cho vay
2.2.3.1 Loại cho vay
- Ngân hàng cho vay ngắn hạn là các khoản cho vay kỳ hạn 12 tháng trở xuống đáp ứng nhu cầu vốn để sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng phục vụ cho đời sống
- Ngân hàng cho vay trung và dài hạn nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho các dự án đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, sửa chữa nhà ở, …
2.2.3.2 Đối tượng cho vay
* Đối tượng cho vay ngắn hạn
Cho vay ngắn hạn bao gồm: Chi phí thuộc tài sản lưu động, giá trị vật tư, hàng hóa, những khoản chi phí về giáo dục, y tế, văn hóa, giá trị vật dụng phục
vụ cho nhu cầu của cuộc sống,…Ngoài ra còn chi phí về chuyển quyền sử dụng đất, mua máy nông ngư cơ, phân bón, thuốc trừ sâu…những giá trị khác có khả năng trả nợ trong thời gian ngắn hạn
e of 95
GVHD: Lê Quang Viết 7 SVTH: Nguyễn Thị Huỳnh Điểu
Trang 20* Đối tượng cho vay trung hạn, dài hạn
Đây là những đối tượng đầu tư dài hạn thường cần nhu cầu vốn rất lớn trong một thời gian dài
Đối với các dự án, phương án sản xuất kinh doanh, dịch vụ thì bao gồm những khoản chi phí như: chi phí thành lập, chi phí vật tư, công cụ dụng cụ,
Đối với nhu cầu của đời sống thì bao gồm những chi phí về sửa chữa, xây dựng nhà ở, mua sắm vật dụng gia đình như: xe cộ, tủ lạnh, ti vi,…
+ Cho vay ngắn hạn: khách hàng phải có vốn tự có tối thiểu 10% trong tổng nhu cầu vốn
+ Cho vay trung hạn, dài hạn: khách hàng phải có vốn tự có tối thiểu 20% trong tổng nhu cầu vốn
- Đơn yêu cầu đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất;
- Phương án sản xuất kinh doanh (nếu có)
- Hợp đồng thế chấp tài sản và hợp đồng tín dụng có chứng nhận tại các cấp có thẩm quyền như xã, huyện, thị trấn,…
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (bản chính), giấy sở hữu các tài sản thế chấp khác (bản chính).
Trang 21Đơn xin vay vốn
Cán bộ tín dụng
Trưởng phòng Kinh doanh
Phó giám đốc
Giám đốc
Kế toán Thủ quỷ
2.2.5 Tài sản thế chấp
Tài sản bảo đảm tiền vay bao gồm các loại như sau:
- Nhà ở, những công trình xây dựng gắn liền với đất, kể cả các tài sản gắn liền với đất
- Quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở
- Các loại tài sản khác như: tàu biển, xà lan, thuyền, ghe theo quy định của
Bộ Luật Hàng hải Việt Nam
2.2.6 Quy trình cho vay
Qui trình cho vay tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Cái Bè, như sau:
Sơ đồ 1: Quy trình cho vay trực tiếp
a
b c
b a
Cán bộ tín dụng phụ trách địa bàn nhận hồ sơ xin vay của khách hàng, kiểm tra sự hợp lý, đối chiếu danh mục hồ sơ theo quy định
Nếu không đủ điều kiện cho vay thì trả lại hồ sơ cho khách hàng
a Cán bộ tín dụng đến trực tiếp địa điểm hoạt động của khách hàng để thẩm định và quyết định cho vay, hay không cho vay Nếu cho vay cán bộ tín dung lập hợp đồng tín dụng và sổ vay vốn
e of 95
GVHD: Lê Quang Viết 9 SVTH: Nguyễn Thị Huỳnh Điểu
Trang 22b Cán bộ tín dụng gởi quyết định của mình cùng với bộ hồ sơ vay vốn cho trưởng phòng kinh doanh xét duyệt.
Nếu đồng ý cho vay trưởng phòng kinh doanh chuyển hồ sơ cho Phó giám đốc phụ trách kinh doanh ký duyệt
a Sau khi kiểm tra hồ sơ cho vay và đồng ý cho vay, Phó giám đốc phụ trách trả lại hồ sơ cho cán bộ tín dụng
b Nếu hồ sơ vượt quá quyền phán quyết Phó giám đốc thì trình lên Giám đốc quyết định
c Giám đốc quyết định cho vay hay không cho vay, dựa trên hồ sơ cho vay vốn, ý kiến của Phó giám đốc, phòng tín dụng và khả năng nguồn vốn của ngân hàng, sau đó hồ sơ được trả lại cho cán bộ tín dụng
Cán bộ tín dụng chuyển hồ sơ được duyệt qua phòng kế toán
Phòng kế toán thu nhận hồ sơ và có trách nhiệm lưu giữ hồ sơ, mở sổ lưu cho vay, làm thủ tục giải ngân Sau đó hồ sơ chuyển qua cho thủ quỷ
Thủ quỷ khi nhận lệnh chi tiền sẽ làm thủ tục giải ngân cho khách hàng
2.2.7 Một vài chỉ tiêu áp dụng trong phân tích
2.2.7.1 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động của ngân hàng
* Thu nhập
– Thu từ hoạt động tín dụng: Thu lãi cho vay, lãi tiền gửi (gửi vốn TW) – Thu từ dịch vụ thanh toán, ngân quỹ, thu bất thường, thu dự phòng rủi ro và các khoản thu khác
Phân tích tỷ trọng từng khoản mục này giúp xác định được cơ cấu thu nhập, để từ đó có những biện pháp phù hợp để tăng lợi nhuận của ngân hàng; đồng thời có thể kiểm soát được rủi ro trong kinh doanh
* Chi phí
Chi phí nói chung là sự hao phí thể hiện bằng tiền trong quá trình kinh doanh với mong muốn mang về một sản phẩm, dịch vụ hoàn thành hoặc một kết quả kinh doanh nhất định Chi phí phát sinh trong các hoạt động sản xuất, thương mại (TM), dịch vụ (DV) nhằm đến việc đạt được mục tiêu cuối cùng của doanh nghiệp là doanh thu (DT) và lợi nhuận (LN)
Các loại chi phí trong ngân hàng:
– Chi trả lãi tiền vay, tiền gửi
Trang 23– Chi về dịch vụ – Chi về tài sản, chi quản lý, chi khác
* Lợi nhuận
Là chỉ tiêu tổng hợp đánh giá hiệu quả kinh tế của các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nói chung; nó là khoản chênh lệch giữa tổng thu nhập thu được và các khoản chi phí đã bỏ ra để phục vụ cho việc thực hiện hoạt động kinh doanh trong một thời kỳ nhất định
Lợi nhuận = Tổng thu nhập – Tổng chi phí
0.Áp dụng phương pháp chênh lệch (dạng đặc biệt của phương pháp thay thế liên hoàn) khi phân tích lợi nhuận ta có các công thức sau:
1) Lợi nhuận trước thuế
L n = Q n ( P n – Z n – C n )
Với Ln: Lợi nhuận trước thuế (n = 3, 4, 5, 6, 7 tức năm 2003, 2004,
2005, 2006, 2007)
Qn: Dư nợ bình quân
Pn: Lãi suất cho vay bình quân (lãi suất đầu ra)
Zn: Lãi suất huy động bình quân (lãi suất đầu vào)
Cn: Chi phí hoạt động bình quân (ngoài chi phí huy động)2) Lãi cho vay (Lãi đầu ra)
3) Lãi huy động (Lãi đầu vào)
e of 95
GVHD: Lê Quang Viết SVTH: Nguyễn Thị Huỳnh Điểu
Lãi suất cho vay ngắn hạn = Thu nhập cho vay ngắn hạn Dư nợ bình quân ngắn hạn
Lãi suất cho vay trung, dài
hạn
Thu nhập cho vay trung, dài hạn
Dư nợ bình quân trung, dài hạn
=
Tổng thu nhập cho vay
Lãi suất cho vay
=
Lãi suất huy độngtrung, dài hạn
Chi phí huy động trung, dài hạn Vốn huy động dài hạn
=11
Trang 244) Chi phí hoạt động bình quân (Cn): bao gồm chi phí quản lý& chi phí tác nghiệp
* Các chỉ tiêu phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh
– Lợi nhuận/Tổng tài sản (ROA)
Chỉ số này cho thấy khả năng bao quát của ngân hàng (NH) trong việc tạo ra thu nhập (TN) từ tài sản hay nói cách khác, ROA giúp cho nhà phân tích xác định hiệu quả kinh doanh của một đồng tài sản ROA lớn chứng tỏ hiệu quả kinh doanh của NH tốt, NH có cơ cấu tài sản hợp lý, NH có sự biến động linh hoạt giữa các hạng mục trên tài sản trước những biến động của nền kinh tế Nếu ROA quá lớn, nhà phân tích sẽ lo lắng vì rủi ro luôn song hành với lợi nhuận Vì vậy việc so sánh ROA giữa các kỳ hạch toán có thể rút ra nguyên nhân thành công hoặc thất bại của ngân hàng
Ta biết: ROA được tính theo công thức sau
ROA = Tỷ suất lợi nhuận * Hệ số sử dụng tài sản
Gọi Rn: ROA năm thứ n (n = 2003,2004, 2005, 2006,2007)
an: Tỷ suất lợi nhuận
hạn
LSHĐ trung, dài hạn
Doanh thu Tổng tài sản
Trang 25Chỉ số này cho biết hiệu quả của một đồng thu nhập, đồng thời đánh giá hiệu quả quản lý thu nhập của NH Cụ thể, chỉ số này cao chứng tỏ NH đã có những biện pháp tích cực trong việc giảm chi phí và tăng thu nhập của NH.
– Mức lãi biên tế [(Thu lãi- Chi lãi)/Tài sản sinh lời]
Chỉ tiêu này đo lường khả năng quản lý tài sản trong việc tạo ra lợi nhuận ròng và mức lãi ròng biên tế Mức lãi ròng được nhà quản lý NH theo dõi chặt chẽ, bởi vì căn cứ vào đó có thể dự đoán khả năng sinh lãi của NH
Tỷ số này cho biết Ngân hàng sẽ nhận được bao nhiêu đồng thu nhập ròng khi đầu tư một đồng vốn vào các đối tượng sinh lời từ lãi suất
– Hệ số sử dụng tài sản (Tổng thu nhập/Tổng tài sản)
Chỉ số này cho thấy hiệu quả sử dụng tài sản của ngân hàng Nếu chì số cao chứng tỏ ngân hàng đã phân bổ tài sản đầu tư một cách hợp lý và hiệu quả, tạo nền tảng cho việc tăng lợi nhuận của ngân hàng thương mại
– Tài sản có sinh lời trên tổng tài sản
Tài sản sinh lời là tất cả các tài sản đem lại tiền lãi, tức ngoại trừ tiền tại quỹ và thiết bị máy móc – không thuộc tài sản sinh lời Tỷ số này cho thấy cứ một đồng tài sản sẽ mang lại cho NH bao nhiêu đồng có khả năng sinh lãi
2.2.7.2 Phân tích nguồn vốn huy động
Phân tích nguồn vốn huy động là xác định khả năng và quy mô thu hút vốn
từ nền kinh tế của một ngân hàng Vì vậy, việc nghiên cứu nguồn vốn huy động của ngân hàng là việc quan trọng mà các nhà phân tích cần phải làm
* Cơ cấu nguồn vốn huy động theo thời gian.
Nếu tỷ trọng vốn huy động có kỳ hạn trong tổng nguồn vốn càng cao thì nó càng thể hiện tính vững chắc của nguồn vốn huy động tại một tổ chức tín dụng
* Cơ cấu nguồn vốn tại Chi nhánh.
Chỉ tiêu này phản ánh vốn huy động đáp ứng bao nhiêu phần trăm trong tổng nguồn vốn hoạt động tại ngân hàng Nếu vốn huy động chiếm tỷ trọng càng lớn trong tổng nguồn vốn thì nó thể hiện tính tự chủ cao của ngân hàng trong việc sử dụng vốn phục vụ cho hoạt động kinh doanh của mình
2.2.7.3 Các chỉ tiêu được áp dụng trong phân tích tình hình sử dụng vốn
e of 95
GVHD: Lê Quang Viết 13 SVTH: Nguyễn Thị Huỳnh Điểu
Trang 26Để thấy được bao quát tình hình hoạt động của ngân hàng, ta tiến hành phân tích vài chỉ tiêu chính: doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ, nợ quá hạn dưới nhiều góc độ khác nhau như căn cứ theo ngành nghề kinh tế, theo thời hạn và chi tiết theo ngành
– Doanh số cho vay: là chỉ tiêu phản ánh tất cả các khoản tín dụng mà ngân hàng cho khách hàng vay trong khoảng thời gian nhất định bao gồm vốn đã thu hồi hay chưa thu hồi lại
– Doanh số thu nợ: là tất cả các khoản thu nợ mà ngân hàng đã thu về không phân biệt thời điểm cho vay
– Dư nợ: là chỉ tiêu phản ánh doanh số cho vay tại một thời điểm xác định mà ngân hàng chưa thu hồi lại
– Nợ quá hạn: là khoản nợ mà một phần hoặc toàn bộ nợ gốc và/hoặc lãi đã quá hạn
* Hệ số thu nợ
Doanh số thu nợ
Hệ số thu nợ
= x 100
Doanh số cho vay
Chỉ tiêu này phản ánh trong một kỳ kinh doanh với một đồng doanh số cho vay ngân hàng sẽ thu hồi bao nhiêu đồng vốn Hệ số này càng lớn càng tốt
* Doanh số cho vay trên vốn huy động
Chỉ tiêu này phản ánh vốn huy động đáp ứng bao nhiêu phần trăm trong doanh số cho vay tại một ngân hàng Nến vốn huy động chiếm tỷ trọng càng lớn dùng để cho vay thì thể hiện tính tự chủ cao của ngân hàng trong việc sử dụng vốn
* Dư nợ trên vốn huy động
Chỉ tiêu này xác định hiệu quả đầu tư của một đồng vốn huy động, so sánh được khả năng cho vay của ngân hàng với nguồn vốn huy động
* Vòng quay vốn tín dụng
Doanh số thu nợ Vòng quay vốn tín dụng = x 100
Dư nợ bình quân
Trang 27Chỉ tiêu này phản ánh trong một kỳ nhất định, số vốn đầu tư được quay vòng nhanh hay chậm, số vòng quay càng lớn càng tốt.
* Nợ quá hạn trên tổng dư nợ
Chỉ tiêu này phản ánh kết quả hoạt động tín dụng của ngân hàng, nó cho thấy khả năng trả nợ của khách hàng cao hay thấp Chỉ tiêu này càng cao càng tốt
2.3 CƠ SỞ THỰC TIỄN CHO QUÁ TRÌNH LẬP KẾ HỌACH
2.3.1 Phân tích xu hướng biến động của dãy số thời gian
Nghiên cứu xu hướng chủ yếu phục vụ cho mục đích dự đoán trung hạn và dài hạn về một chỉ tiêu kinh tế nào đó
Nội dung cơ bản của phân tích xu hướng đối với dãy số thời gian là khái quát hóa xu hướng biến động của dãy số bằng một hàm toán học, nghĩa là người ta tìm một hàm số mô tả một cách gần đúng nhất biến động thực tế của hiện tượng gọi
là hàm lý thuyết Các hàm số biểu hiện xu hướng phải được xác định theo logic nội tại của dãi số, biểu hiện chỉ tiêu kinh tế, phân tích Thực tế thông qua dãi số thời gian ta cũng chỉ phân tích được xu hướng trên những nét chung nhất
Phân tích xu hướng trải qua 2 bước:
Bước 1: Xác định hàm số toán học mô tả biến động của hiện tượng bằng cách
quan sát đồ thị biến động thực tế của hiện tượng kết hợp với kinh nghiệm thực tế
Bước 2: Xác định tham số của hàm số.
Có nhiều dạng hàm số biểu hiện tính xu hướng trong phân tích kinh tế nhưng
Trang 28Tuy nhiên việc lựa chọn hàm số trong phân tích xu hướng phụ thuộc vào suy lý và kinh nghiệm của người nghiên cứu, do vậy sự rủi ro của việc lựa chọn chủ quan ở đây là rất lớn.
Ý nghĩa: Hàm số trên có thể dùng để dự đoán mức độ của hiện tượng ở
những năm sắp tới
2.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.4.1 Phương pháp thu thập số liệu.
- Thu thập số liệu từ: báo cáo, qui chế tại ngân hàng
- Thu thập số liệu thứ cấp từ ngân hàng
2.4.2 Phương pháp phân tích.
Tất cả các số liệu phục vụ cho nghiên cứu đều được xử lý trước khi đưa vào phân tích, một số phần mềm thông dụng được sử dụng để xử lý và trình bày như sau:
- Exel: Dùng để tính toán các trị số của các chỉ tiêu nghiên cứu và thiết lập nên các biểu bảng
- Word: Dùng để trình bày vấn đề nghiên cứu thành văn bản hoàn chỉnh
và thiết lập nên những biểu đồ để minh hoạ cụ thể hơn
Để làm sáng tỏ vấn đề cần nghiên cứu thì cần phải sử dụng các phương pháp sau:
- Phương pháp tỷ số: Dùng để phân tích tình hình kết quả hoạt động tín dụng của Ngân hàng
- Phương pháp so sánh: Bao gồm so sánh số tương đối và tuyệt đối để thấy được sự chênh lệch, cũng như tốc độ phát triển của vấn đề nghiên cứu
i i n
n
y b
1 2
1 1
1
Trang 29Chương 3: GIỚI THIỆU VỀ CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP & PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
Có mạng lưới sông ngồi chằng chịch, nguồn nước ngọt dồi dào, khí hậu ôn hòa, đất đai màu mở và hàng năm được bồi đắp phù sa Đó chính là điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế của huyện và đặc biệt là kinh tế nông nghiệp
3.1.2 Dân số
Tình hình dân số sẽ giúp ngân hàng xác định được số lượng người trong độ tuổi lao động trên địa bàn hoạt động Nếu địa bàn nào số người trong độ tuổi lao động nhiều, việc phát triển sản xuất nhiều và phát sinh nhu cầu vay vốn cao Địa bàn hoạt động của ngân hàng bao gồm 24 xã và một thị trấn Tổng dân số của huyện là 292.000 người (theo niên giám thống kê năm 2007 của huyện Cái Bè), trong đó lượng lao động chiếm khoảng 85% dân số, còn lại là trẻ em và người già Phần lớn sống trải điều trên các làng xã và thị trấn
Về dân tộc bao gồm dân tộc kinh, Khơme,…với các tính ngưỡng tôn giáo khác nhau như: Phật, Tin lành, đạo Cao đài, cơ đốc giáo, Công giáo,…
3.1.3 Điều kiện kinh tế - xã hội huyện Cái Bè
Huyện Cái Bè có tổng diện tích đất tự nhiên là 42.089,8 ha, có mạng lưới sông dầy đặc với nhiều nhánh sông lớn hằng năm được bồi đấp lượng phù sa lớn, làm tăng độ màu mỡ cho đất, đảm bảo được nguồn nước tưới tiêu quanh năm cho đồng ruộng, khí hậu ôn hòa là điều kiện thuận lợi cho phát triển ngành trồng trọt
e of 95
GVHD: Lê Quang Viết 17 SVTH: Nguyễn Thị Huỳnh Điểu
Trang 30Về giao thông với hơn 40 km quốc lộ chạy xuyên qua địa bàn huyện từ Cai Lậy lên tới Mỹ Thuận Ngoài ra trên địa bàn huyện bên cạnh những con đường lớn còn có những con đường tráng đang trải khắp làng xã
Về sản xuất lúa, nhìn chung thì sản xuất lúa đã đi vào chuyên canh giống lúa thơm và diện tích gieo sạ có giảm do chuyển đổi trồng hai vụ lúa, một vụ hoa màu như: dưa hấu, đậu nành, bắp lai,…tạo thêm thu nhập cho bà con nông dân Vườn trái cây cải tạo mới 900 ha, nên đến nay toàn huyện có 14.954 ha với sản lượng trái cây ước tính khoảng 205.000 tấn
Bên cạnh ngành trồng trọt thì chăn nuôi cũng phát triển không kém với nhiều chủng loại: gia súc, gia cầm, tôm, cá trong mương, vườn, bãi bồi ven sông Tiền,…
Về ngành tiểu thủ công nghiệp cũng tăng trưởng mạnh, giải quyết việc làm cho người lao động với nhiều ngành: cơ sở xay xát lau bóng gạo, công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm, cơ khí, các lò sản xuất gạch ngối, vật liệu xây dựng,…
Ngành thương mại – dịch vụ cũng có những bước phát triển rất nhanh, các chợ xã cũng được nâng cấp, mở rộng tạo điều kiện thuận lợi cho việc mua bán hàng hóa, vườn trái cây quốc gia của huyện cũng được quan tâm đúng mức thu hút được khách hàng mua bán nhiều loai trái cây góp phần phát triển kinh tế huyện
Nhìn chung nền kinh tế huyện Cái Bè ngày càng phát triển đi lên, đời sống nhân dân ngày càng được nâng lên rõ rệt, không còn thiếu đói trong các xã vùng sâu, nhu cầu cuộc sống cũng được các cấp chính quyền quan tâm như: mạng lưới điện, nguồn nước sạch cho sinh hoạt, đường giao thông, mạng lưới thông tin,…
3.2 KHÁI QUÁT VỀ CHI NHÁNH NHN 0 & PTNT HUYỆN CÁI BÈ
3.2.1 Quá trình hình thành và phát triển của NHN 0 & PTNT huyện Cái Bè
Ngân hàng nông nghiệp Việt Nam ra đời theo pháp lệnh Ngân hàng và Công ty tài chính Trong thời kỳ mà đất nước chuyển sang nền kinh tế thị trường
Từ khi ra đời cho tới nay, Ngân hàng nông nghiệp Việt Nam đã qua nhiều lần đồi
tên (thông qua quyết định của chính phủ) như:
Ngân hàng nông nghiệp Việt Nam (1978)
Trang 31Ngân hàng phát tiển nông thôn Việt Nam (1988).
Năm 1990, chủ tịch Hội Đồng Bộ Trưởng (nay là thủ tướng Chính phủ) ký
Quyết định số 400/CT đổi tên thành Ngân hàng nông nghiệp Việt Nam, đến 15/10/1996 Ngân hàng nông nghiệp đã đổi tên thành Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam, tên viết tắc sử dụng trong nước là: NHN0&PTNT
VN, tên tiếng anh là: Viet Nam bank for Argiculture and Rural Development và tên giao dịch quốc tế là: AVB&RD
Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Cái Bè là chi nhánh cấp III trực thuộc Ngân hàng nông nghiệp tỉnh Tiền Giang Mọi hoạt động đều thông qua Ngân hàng nông nghiệp tỉnh Tiền thân của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Cái Bè là ngân hàng nông thôn Việt Nam, sau khi tiếp quản nó là trụ sở của ban tài chính huyện Đến 7/1975 được Quyết định của Chính phủ thành lập Ngân hàng nông nghiệp chi nhánh huyện Cái Bè, tọa lạc tại
số I A Trương Nữ Vương, thị trấn Cái Bè, là đơn vị kinh doanh tiền tệ trong
huyện với hai ngân hàng khu vực trực thuộc là An Hữu (quản lý cho vay 10 xã), Hậu Thành (quản lý cho vay 7 xã).
Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Cái Bè ra đời, khi đất nước mới vừa được giải phóng, giữa lúc nền kinh tế tràng ngập trong khó khăn, thiếu thốn do hậu quả của cuộc chiến tranh để lại Thế nhưng hơn 30 năm hoạt động, bên cạnh sự nổ lực hết mình từ phía ngân hàng, còn có sự đồng tình giúp đỡ của các cấp chính quyền đến nay ngân hàng đã đạt những thành tựu hết sức to lớn, cơ ngơi khang trang, đầy đủ, cơ cấu tổ chức ngày càng chặt chẽ, địa bàn hoạt động ngày càng mở rộng Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Cái Bè đã khẳng định mình trong lĩnh vực ngân hàng, luôn lúc nào cũng lấy phương châm xem khách hàng là thượng đế cần được phục vụ tốt, nhanh, gọn, kịp thời
3.2.2 Chức năng hoạt động của NHN 0 & PTNT huyện Cái Bè
* Thực hiện huy động các nguồn vốn nhàn rỗi của các cá nhân, tổ chức kinh
tế trong nước bằng nhiều hình thức như sau:
- Tiền gửi thanh toán của khách hàng
- Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn, không kỳ hạn
- Phát hành chứng chỉ tiền gửi, huy động vốn ngắn, trung và dài hạn
e of 95
GVHD: Lê Quang Viết 19 SVTH: Nguyễn Thị Huỳnh Điểu
Trang 32- Phát hành kỳ phiếu ngân hàng có mục đích.
- Ngoài ra Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Cái Bè còn thực hiện vay vốn của các tổ chức tín dụng khác, các hình thức chiết khấu chứng từ có giá, tái chiết khấu, thế chấp, chiết khấu thương phiếu,…nhằm mở rộng nguồn vốn hoạt động của ngân hàng đáp ứng nhu cầu vốn của quần chúng trên địa bàn
* Thực hiện các nghiệp vụ cho vay ngắn, trung và dài hạn đối với cá nhân,
tổ chức kinh tế có nhu cầu vốn nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh,…
- Cho vay ngắn hạn nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho trồng trọt và chăn nuôi theo mùa vụ, cho kinh doanh, tiêu dùng,
- Cho vay trung, dài hạn nhằm đáp ứng vốn mua máy móc thiết bị phục vụ nông nghiệp, xây dựng công trình nông thôn, sửa chữa và xây dựng mới nhà ở,…
- Thực hiện các dịch vụ nhằm đem lại nguồn thu cho ngân hàng như: cung cấp các dịch vụ chuyển tiền trong nước và quốc tế, thu đổi ngoại tệ,…
- Chiết khấu, cầm cố thương phiếu và các loại giấy tờ có giá ngắn hạn
3.2.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy tại hội sở
Sơ đồ 2: Cơ cấu tổ chức tại hội sở
Cơ cấu tổ chức bộ máy của NHN0 & PTNT huyện Cái Bè bao gồm:
- Ban giám đốc: 1 Giám đốc và 3 phó giám đốc
- Các phòng ban: gồm 3 phòng tại hội sở và 2 ngân hàng khu vục trực thuộc
Giám đốc
P.Giám đốc
Ngân Hàng khu vực Hậu Thành
Phòng nghiệp
vụ kinh doanh
Phòng
tổ chức hành chínhP.Giám đốc
P.Giám đốc
Trang 333.2.4 Chức năng, nhiệm vụ từng phòng ban
- Giám đốc: có nhiệm vụ điều hành mọi hoạt động của Ngân hàng, hướng
dẫn giám sát việc thực hiện chức năng nhiệm vụ, nội dung hoạt động được cấp trên giao Thực hiện các chính sách chiến lược đối với khách hàng trong việc ký kết các hợp đồng tín dụng Có quyền quyết định các vấn đề có liên quan đến việc
tổ chức, bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỹ luật, nâng lương cho cán bộ trong đơn vị
- Phó giám đốc: có nhiệm vụ giám sát tình hình hoạt động trong cơ quan do
Giám đốc phân công và ủy quyền Thường xuyên phân tích tình hình tài chính, tình hình huy động vốn và tình hình về đầu tư tín dụng Qua đó làm tham mưu cho Giám đốc trong việc điều hành các phòng nghiệp vụ
- Phòng nghiệp vụ Kinh doanh: Chuyên thực hiện các khoản cho vay
bằng: ngắn hạn, trung hạn và dài hạn, huy động vốn Bên cạnh đó có trách nhiệm kiểm soát, theo dõi quá trình sử dụng các món vay của khách hàng, báo cáo thống kê, xây dựng kế hoạch vốn cho toàn Chi nhánh và đưa ra kế hoạch hoạt động tín dụng
- Phòng Kế toán: Thực hiện các nghiệp vụ như: ủy nhiệm thu, ủy nhiệm
chi, tiến hành mở tài khoản cho khách hàng, kết toán các tài khoản thu chi trong ngày để xác định lượng vốn hoạt động của Ngân hàng Phân tích tình hình tài chính của Ngân hàng, giúp Ban lãnh đạo có cơ sở điều chỉnh kịp thời các chỉ tiêu
kế hoạch cũng như điều hành hoạt động tín dụng toàn chi nhánh
- Phòng Ngân quỹ: Thực hiện các khoản thu chi tiền mặt với sự xác nhận
của phòng Kế toán, bảo quản các tài sản có giá trị trong kho cũng như các giấy tờ thế chấp tài sản của khách hàng Khách hàng sẽ đến nộp và lãnh tiền ở phòng Ngân quỹ và ngược lại phòng Ngân quỹ cũng có trách nhiệm kiểm tra số tiền
- Phòng Tổ chức- Hành chánh: Thực hiện việc tuyển dụng, đào tạo cán bộ
công nhân viên, bố trí công việc phù hợp với năng lực và nhu cầu công việc, bảo
vệ trật tự an toàn tài sản của cơ quan, quản lý toàn bộ văn thư theo quy định, giải quyết các vấn đề về lương, khen thưởng, hưu trí, thôi việc, …
- Ngân hàng khu vực: Là hai Ngân hàng chi nhánh cấp IV trực thuộc ngân
hàng nông nghiệp huyện Cái Bè, hai chi nhánh ngân hàng này quản lý cho vay ở khu vực An Hữu và Hậu Thành, chịu sự chỉ đạo của Giám đốc ngân hàng huyện
e of 95
GVHD: Lê Quang Viết 21 SVTH: Nguyễn Thị Huỳnh Điểu
Trang 343.3 TÌNH HÌNH HỌAT ĐỘNG CỦA CHI NHÁNH NHN 0 & PTNT HUYỆN CÁI BÈ QUA 5 NĂM
Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng là phân tích tình hình thu chi và mức độ lãi lỗ trong kinh doanh của ngân hàng Từ đó mà ngân hàng hạn chế được những khoản chi bất hợp lý và đưa ra các biện pháp tăng cường các khoản thu nhằm nâng cao lợi nhuận cho ngân hàng Vì trong bất kì hoạt động kinh doanh nào thì vấn đề quan tâm hàng đầu luôn là lợi nhuận, hoạt động kinh doanh tiền tệ của ngân hàng cũng không nằm ngoài qui luật ấy Lợi nhuận chính
là chỉ tiêu tổng hợp để đánh giá chất lượng kinh doanh của ngân hàng Đó là chỉ tiêu cuối cùng và quan trọng nhất
Trang 35Bảng 1: BÁO CÁO KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA NHN0 & PTNT HUYỆN CÁI BÈ
Trang 36Hình 1: Tình hình thu nhập, chi phí và lợi nhuận của Chi nhánh
NHN o &PTNT huyện Cái Bè từ năm 2003-2007
Nguồn thu của ngân hàng bao gồm thu từ lãi cho vay, thu dịch vụ, thu bất thường và các khoản thu khác Trong đó thu lãi tiền vay chiếm tỷ trọng lớn, chứng tỏ hoạt động kinh doanh chủ yếu vẫn là cho vay, các dịch vụ khác vẫn còn hạn chế Cụ thể, năm 2003 thu từ lãi là 30.831 triệu đồng, chiếm khoản 97,78% tổng thu nhập và tỷ trọng này liên tục tăng đến năm 2006, đến năm 2007 tỷ trọng này giảm Cho thấy ngân hàng ngày càng có xu hướng tăng thu nhập từ các hoạt động khác ngoài hoạt dộng thu từ lãi cho vay
Thu dịch vụ ngoài lãi tín dụng: các dịch vụ kinh doanh vẫn còn hạn chế chủ yếu là thu phí dịch vụ chuyển tiền Cho thấy ngân hàng cơ sở cố gắng phục vụ khách trong chuyển tiền nhanh chống, chính xác tạo lòng tin cho khách hàng, đồng thời hướng dẫn thu hút khách hàng chuyển tiền để thanh toán trong kinh doanh, nên lượng chuyển tiền đi tăng lên đáng kể
Cùng với sự biến động của các khoản thu nhập thì các khoản chi phí của ngân hàng cũng tăng lên tương ứng Chi phí của chi nhánh bao gồm nhiều khoản như: chi trả lãi, chi dịch vụ, chi lương,… Trong đó chi phí trả lãi luôn chiếm tỷ trọng đáng kể, kế đến là chi lương, chi hoạt động, Cụ thể, năm 2003 chi trả lãi 24.228 triệu đồng, chiếm 84,84% Chi trả lãi liên tục tăng qua các năm, nhưng tỷ trọng chi trả lãi so với tổng chi phí thì có xu hướng giảm Chi phí trả lãi tăng, một là do nguồn vốn huy động của ngân hàng liên tục tăng, hai là do ngân hàng thực hiện
Trang 37các chương trình khuyến mại, tặng quà rút thăm trúng thưởng cho khác hàng nhằm tăng doanh số huy động vốn điều này làm tăng chi phí trả lãi của ngân hàng.
Chi lương có xu hướng tăng qua các năm, riêng năm 2006 giảm là do có 3 nhân viên của ngân hàng nghỉ Chi lương tăng là do ngân hàng tăng lương cho một số cán bộ ngân hàng, mặc khác do ngân hàng mở rộng cơ sở nên tuyển thêm một số nhân sự, vì vậy chi lương tăng lên
Chi tài sản liên tục tăng trong 5 năm Năm 2004 chi tài sản là 986 triệu đồng, tăng 344 triệu đồng, tương ứng 53,58% so với năm 2003 Năm 2005 tăng 180 tiệu đồng, tương ứng 18,26% so với năm 2004 Năm 2006 tăng 80 triệu đồng so với năm 2005 Năm 2007 tăng 253 triệu đồng so với năm 2006 Năm 2007 chi phí tài sản tăng cao như vậy là do việc tính và trích khấu hao tài sản thực hiện đầy đủ cả năm theo công văn 569 của ngân hàng nông nghiệp Việt Nam có rút ngắn thời gian sử dụng tài sản và trích khấu hao các tài sản mới như: Nhà làm việc ngân hàng khu vực Hậu Thành, công cụ lao động để chuẩn bị đưa ngân hàng mới xây dựng tại trung tâm chợ trái cây Hoà Khánh vào hoạt động
Ngoài các khoản chi trên còn các khoản chi: dịch vụ, chi quản lý hoạt động, chi bảo hiểm tiền gửi, chi dự phòng rủi ro,… cũng tăng lên làm cho tổng chi tăng lên
Xét một cách tổng quát ta thấy mức tăng tổng thu nhập bình quân là 11.486,5 triệu đồng, còn mức tăng bình quân của tổng chi phí là 9.004,25 triệu đồng Như vậy, nhìn chung thu nhập đã tăng nhanh hơn tổng chi phí, có thể nói đây là một dấu hiệu tích cực Tuy nhiên, nếu phân tích một cách chi tiết thì ta thấy mức tăng tổng chi phí của năm 2007 tăng nhanh hơn tổng thu nhập Vì thế mà lợi nhuận năm 2007 thấp hơn lợi nhuận năm 2006 Nhưng không thể thấy vậy mà cho rằng năm 2007 ngân hàng hoạt động kém hơn
3.4 THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN TRONG QUÁ TRÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG
Trang 38- Ngân hàng có hệ thống cơ sở vật chất được trang bị đầy đủ, hiện đại có thể đáp ứng tốt nhu cầu giao dịch của khách hàng, trụ sở khang trang tạo niềm tin cho khách hàng trong việc gửi tiền, mở tài khoản,… Cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin đã hổ trợ đắc lực cho sự phát triển của ngân hàng.
- Thủ tục cho vay đơn giản, dễ hiểu, nhanh chóng, vẫn đảm bảo các quy định
- Hệ thống kế toán được lập trình thành phần mềm máy vi tính hiện đại nên việc tính toán chính xác rất cao, lưu trữ dữ liệu thông tin được bảo mật
- Ban lãnh đạo với bề dầy kinh nghiệm, có tầm nhìn xa, quản lý sâu sắc, tập thể cán bộ rất nhiệt tình, đoàn kết với không khí làm việc thân thiện
- Dịch vụ ngân hàng càng được mở rộng, đa dạng hóa dưới nhiều hình thức
- Ngân hàng đã đầu tư cho vay đến tận thôn ấp, từng nhà của nông dân, góp phần giải quyết việc làm cho số đông lao động ở nông thôn, giúp nâng cao đời sống của người dân, đồng thời đẩy lùi tình trạng cho vay nặng lãi trong nông thôn
3.4.2 Khó khăn
- Trên địa bàn còn có các ngân hàng khác hoạt động như: Ngân hàng công thương, ngân hàng đầu tư, ngân hàng nhà, ngân hàng sài gòn thương tín,….đến đầu tư cho vay Nên ngân hàng nông nghiệp Cái Bè đã mất lợi thế cạnh tranh về lãi suất cho vay vì lãi suất đầu vào luôn cao hơn các ngân hàng khác
- Điều kiện giao thông nông thôn của huyện đã được các cấp chính quyền quan tâm mở rộng, thế nhưng các hộ vay vốn phân tán khắp nơi đã gây không ít khó khăn cho cán bộ tín dụng trong công tác thẩm định và thu nợ,…
- Sự tấn công của sâu bệnh, lũ lụt hàng năm cũng ảnh hưởng đến năng suất cây trồng Giá cả nông sản không ổn định, dịch cúm gia cầm gần như đã bị dập tắt nhưng hậu quả ảnh hưởng trực tiếp đến các hộ chăn nuôi
- Chính quyền địa phương luôn khuyến khích ngân hàng cho vay với các hộ nông dân nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất, phát triển kinh tế địa phương Nhưng khi có nợ quá hạn thì phía chính quyền chưa thật sự nhiệt tình hổ trợ về mặt pháp
lý, giúp ngân hàng thu hồi nợ
3.5 Phương hướng hoạt động của ngân hàng trong thời gian tới
3.5.1 Địa bàn hoạt động kinh doanh
- Tiếp tục duy trì địa bàn hoạt động truyền thống, tìm kiếm thêm địa bàn mới
Trang 39- Chọn lọc những khách hàng mới, phân loại và giữ khách hàng tiềm năng.
- Tăng dư nợ cho những khách hàng quen có uy tín, các doanh nghiệp tư nhân, các hộ sản xuất vừa và nhỏ,…
- Cung cấp thông tin về các hình thức huy động vốn với lãi suất hấp dẫn đến khách hàng bằng các phương tiện: Báo chí, đài phát thanh, tờ bướm, băng rol,…
3.5.3 Hoạt động cho vay
- Tiếp tục mở rộng cho vay với những khách hàng mới và cho vay tập trung khách hàng truyền thống đã thực hiện nghĩa vụ trả nợ đúng hạn theo hợp đồng
- Đẩy mạnh công tác thu hồi nợ quá hạn, nợ xấu, xử lý nợ khó đòi bằng các biện pháp cưỡng chế,…
- Thường xuyên kiểm tra giám sát việc sử dụng vốn của khách hàng nếu thấy việc sử dụng không đúng mục đích thì tiến hành thu hồi nợ trước hạn
- Tạo điều kiện và phương tiện thuận lợi cho cán bộ tín dụng đi thu hồi nợ và công tác thẩm định
- Có kế hoạch khen thưởng đối với những cán bộ tín dụng phụ trách địa bàn có doanh số cho vay cao, nhưng tỷ lệ nợ quá hạn thấp nhằm khích lệ tinh thần làm việc của cán bộ
e of 95
GVHD: Lê Quang Viết 27 SVTH: Nguyễn Thị Huỳnh Điểu
Trang 40Chương 4: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI CHI
NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT
TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN CÁI BÈ
& PTNT HUYỆN CÁI BÈ QUA 5 NĂM
Nền kinh tế nước ta đang trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Nên vốn là nhu cầu cần thiết nhất để thúc đẩy nhanh quá trình sản xuất kinh doanh, phát triển kinh tế - xã hội, tiến độ công nghiệp hóa, hiện đại hóa Ngân hàng đóng vai trò rất quan trọng trong việc thu hút vốn từ nơi thừa chuyển đến nơi thiếu Việc tăng trưởng nguồn vốn sẽ mở rộng kinh doanh, huy động vốn
là hình thức mua rẻ, là mục tiêu sống còn đối với Chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Cái Bè với phương châm “Đi vay để cho vay” chủ động nguồn vốn, giảm tỷ lệ vốn điều hòa từ trung ương là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong hoạt động kinh doanh