CHI NHÁNH BẠC LIÊU 2.1 PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG
2.1.3. Phân tích hoạt động tín dụng theo tính chất món nợ
Bảng 7 QUẢN LÝ NỢ THEO NHÓM NỢ TẠI SAIGONBANK BẠC LIÊU 2005 – 2007
Nhóm nợ 2005 2006 2007
Số tiền % Số tiền % Số tiền %
1. Nhóm 1 106.366 100 144.076 99,97 172.911 99,98
3. Nhóm 3 - - - -
4. Nhóm 4 - - - -
5. Nhóm 5 - - - -
Tổng 106.366 100 144.126 100 223.663 100
Nguồn: phòng tín dụng Saigonbank Bạc Liêu
Nhìn vào bảng số liệu cơ cấu nhóm nợ tại Ngân hàng Sài Gòn Công Thương chi nhánh Bạc Liêu qua 3 năm nhận thấy chất lượng tín dụng của Ngân hàng khá tốt, nhóm nợ thuộc nhóm 1, các khoản nợ trong hạn mà Ngân hàng đánh giá có khả năng thu hồi gốc và lãi đúng hạn chiếm một tỷ lệ lớn, năm 2004 hầu như nhóm nợ này chiếm 100% trong tổng dư nợ, năm 2005, 2006 nhóm nợ này chiếm hơn 99%, nhóm nợ thuộc nhóm 3, 4,5 không có. Ngân hàng cho vay và thu nợ hiệu quả, trong năm Ngân hàng áp dụng nhiều biện pháp hạn chế, duy trì tốc độ phát triển tín dụng ở mức thích hợp. Trong tổng dư nợ, ngoài phần cho vay tổ chức tín dụng không đáng kể, phần còn lại của dư nợ tập trung vào cho vay tổ chức kinh tế và dân cư với định hướng thị trường mục tiêu là doanh nghiệp vừa và nhỏ và có hướng mở rộng phục vục nhóm khách hàng cá thể trong tương lai. Do mức tăng trưởng tín dụng được khống chế, Ngân hàng có thêm điều kiện chọn lọc khách hàng, tăng cường chất lượng tín dụng. Theo quyết định 493/2005/QĐ- NHNN quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro tín dụng, đây là quyết định đưa hoạt động tín dụng tiếp cận dần với chuẩn mực quốc tế, có ảnh hưởng đến hoạt động cho vay và thu nợ, dự phòng, chi phí và lợi nhuận của các NHTM. Số liệu thống kê 3 năm cho thấy chất lượng tín dụng Ngân hàng là khả quan, năm 2005, 2006 và 2007 nhóm nợ thuộc nhóm 3,4,5 là không có. Năm 2007, dư nợ nhóm 2 phát sinh và chiếm một tỷ lệ không đáng kể (0,02%) trong tổng dư nợ, các khoản nợ nhóm 3,4,5 vẫn không phát sinh, cho thấy ngoài những chính sách hạn chế tín dụng, phân loại lựa chọn khách hàng Ngân hàng còn rất quan tâm chính sách thu nợ khách hàng, thường xuyên nhắc nhở, đôn đốc khách hàng không để cho khách hàng chậm trể trong việc trả nợ. Ngân hàng cần duy trì kết quả cũng như cách làm việc và không ngừng đào tạo cán bộ tín dụng có năng lực chuyên môn cao và phẩm chất đạo đức tốt.