Giải pháp trong hoạt động chovay của Ngân hàng Sài Gòn Công Thương chi nhánh Bạc Liêu.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG SÀI GÒN CÔNG THƯƠNG VÀ CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI KHÁC TẠI TỈNH BẠC LIÊU (Trang 58 - 59)

NHỮNG GIẢI PHÁP CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CHO NGÂN HÀNG SÀI SÒN CÔNG THƯƠNG VÀ NHTM TẠI TỈNH

4.1.1. Giải pháp trong hoạt động chovay của Ngân hàng Sài Gòn Công Thương chi nhánh Bạc Liêu.

NGÂN HÀNG SÀI GÒN CÔNG THƯƠNG CHI NHÁNH BẠC LIÊU

4.1.1. Giải pháp trong hoạt động cho vay của Ngân hàng Sài Gòn Công Thương chi nhánh Bạc Liêu. Thương chi nhánh Bạc Liêu.

Từ những gì mà Tôi đã phân tích ở chương 2 cho thấy doanh số cho vay của Ngân hàng tăng trong 3 năm và Ngân hàng cho nhóm khách hàng là tổ chức khác nhà nước vay chiếm một tỷ lệ khá cao và nguồn vốn chủ yếu để Ngân hàng cho vay là được lấy từ hội sở chính là chủ yếu bởi vì Nguồn vốn huy động của Ngân hàng còn hạn chế cụ thể: trong năm 2005 huy động được 39.562 triệu đồng trong khi đó cho vay tới 210.166 triệu đồng, năm 2006 huy động được 69,805 triệu đồng, cho vay 315.423 triệu đồng, năm 2007 huy động được 147.858 triệu đồng cho vay lên tới 473.525 triệu đồng. Bên cạnh đó, chỉ số dư nợ trên vốn huy động cũng phản ảnh được trong dự nợ cho vay thì có bao nhiêu đồng vốn lấy từ huy động tỷ số này lớn hơn 1 nên nguồn vốn huy động tham gia trong cho vay là rất ít. Qua 3 năm vốn huy động của Ngân hàng có tăng nhưng tốc độ tăng vốn huy động thấp hơn tốc độ tăng doanh số cho vay của Ngân hàng. Doanh số cho vay tăng nhưng cũng phải đảm bảo tính an toàn cho Ngân hàng, Ngân hàng huy động ít mà cho vay quá nhiều thì sẽ ảnh hưởng rất lớn đến tính thanh khoản của Ngân hàng vì thế có 2 vấn đề cần được giải quyết, thứ nhất nguồn vốn để Ngân hàng cho khách hàng vay, thứ hai đối tượng khách hàng mà Ngân hàng cho vay. Thứ nhất, đối với nguồn vốn cho vay Ngân hàng cần tăng cường các kênh huy động vốn để có đủ nguồn vốn cho vay. Để tăng nguồn vốn huy động, có các cách sau: nâng cao vốn huy động thông qua lãi suất và thưởng vật chất, chính sách này khi áp dụng Ngân hàng nên suy tính thật kỹ vì nó chỉ có tính chất nhất thời không thể lâu dài bởi vì nếu Ngân hàng huy động cao thì khi cho vay cũng cao nhưng nếu cao quá thì khả năng cho vay sinh lợi rất khó, hoặc huy động kèm theo có dự thưởng. Huy động bằng cách tạo ra cơ sở vật chất khang trang và đào tạo đội ngũ

nhân viên, bởi vì khi đầu tư cơ sở vật chất tốt nhìn vào Ngân hàng khách hàng có sự tin tưởng rằng vốn chủ sở hữu của Ngân hàng nhiều nên hệ số an toàn cao. Từ đa dạng hóa các dịch vụ cung ứng đa phần các Ngân hàng đều sử dụng cách này nhưng khi tạo ra một sản phẩm mới Ngân hàng không chỉ nhắm đến nhu cầu hiện tại của một nhóm khách hàng nào đó mà Ngân hàng còn phải đánh thức được những nhu cầu tiềm ẩn trong số đông. Sản phẩm dịch vụ phải đáp ứng được nhu cầu khách hàng, xã hội, đó là “bán sản phẩm, dịch vụ khách hàng cần” chứ không phải “bán cái Ngân hàng có” hiện tại Ngân hàng nên chú trọng nhiều hơn đến hình thức huy động từ dịch vụ thẻ, trả lương qua thẻ…và cung cấp những tiện ích cho khách hàng, đặc biệt, Ngân hàng cần chú ý nhiều đến nhóm khách hàng cá thể vì nhóm khách hàng này có tiềm năng rất lớn trong tương lai. Các hình thức tăng nguồn vốn huy động khác như mạng lưới kinh doanh của Ngân hàng, chọn vị trí địa điểm cho thích hợp như nên đặt gần chợ, nơi buôn bán, đông dân cư, các chiến lược marketing khác. Thứ hai, đối với khách hàng cho vay Ngân hàng không nên tập trung quá nhiều vào một nhóm khách hàng vì như thế rủi ro rất lớn, nên có một cơ cấu hợp lý cho từng đối tượng khách hàng. Đối với chương 3 Tôi phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định cho vay, trong đó đối tượng nghiên cứu có cả cán bộ tín dụng Saigonbank nhưng không chỉ là Saigonbank mà còn có nhiều cán bộ tín dụng tại các Ngân hàng khác để tìm ra một quy tắc chung cho các Ngân hàng. Vì kết quả nghiên cứu đã chứng minh được rằng 5 yếu tố đưa vào thẩm định khách hàng có mối quan hệ với quyết định cho vay của Ngân hàng và cũng tìm ra được trong 5 yếu tố đó thì có 3 yếu tố: tài chính, uy tín, tài sản đảm bảo là chiếm phần quan trọng lớn và có mức ảnh hưởng đáng kể đến quyết định cho vay của Ngân hàng vì thế trong quá trình thẩm định Ngân hàng nên kiểm tra, phân tích thật kỹ 3 yếu tố trên để có được quyết định chính xác và mang lại lợi nhuận cho Ngân hàng.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG SÀI GÒN CÔNG THƯƠNG VÀ CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI KHÁC TẠI TỈNH BẠC LIÊU (Trang 58 - 59)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(73 trang)
w