Đánh giá mức độ quan trọng của từng yếu tố trong mô hình hồi quy

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG SÀI GÒN CÔNG THƯƠNG VÀ CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI KHÁC TẠI TỈNH BẠC LIÊU (Trang 42 - 46)

PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG

3.1.1 Đánh giá mức độ quan trọng của từng yếu tố trong mô hình hồi quy

Bảng 9a STATISTICS

Tai chính

Phương

án Uy tin Năng lực Tài sản

Giá trị trung bình 6,57 4,80 5,46 4,99 6,44

Giá trị nhỏ nhất 3 2 3 3 3

Giá trị lớn nhất 7 7 7 7 7

Tổng 657 480 546 499 644

Bảng 9b ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ QUAN TRỌNG CÁC YẾU TỐ

Đơn vị tính: % Chỉ tiêu Tài chính Phương án

kinh doanh Uy tín Năng lực kinh doanh Tài sản đảm bảo Không quan trọng - 2,0 - - Bình thường 1,0 18,0 14,0 17,0 3,0

Chỉ nghiên cứu sơ 1,0 26,0 14,0 22,0 4,0

Hơi quan trọng 2,0 23,0 18,0 24,0 3,0

Quan trọng 32,0 14,0 20,0 19,0 26,0

Rất quan trọng 64,0 17,0 34,0 18,0 64,0

Tổng 100 100 100 100 100

Hình 10: MỨC ĐỘ QUAN TRỌNG CỦA TỪNG YẾU TỐ VỚI QUYẾT ĐỊNH CHO VAY

 Đánh giá yếu tố tài chính

Kết quả bảng 9a cho thấy giá trị trung bình mức độ quan trọng của các yếu tố, đối với biến tài chính giá trị trung bình đạt 6,57 điểm với số người trả lời là 100 người, giá trị này nằm trong khoảng lớn hơn 6 nhưng nhỏ hơn 7, tức yếu tố này được nhiều cán bộ tín dụng đánh giá từ quan trọng đến rất quan trọng. Bảng 10b lại khẳng định một lần nửa yếu tố tài chính khách hàng là yếu tố rất quan trọng trong việc xem xét nên hay không nên cho khách hàng vay. Trong 100 mẫu phỏng vấn có 64 CBTD cho rằng yếu tố tài chính khách hàng là yếu tố rất quan trọng và 32 CBTD cho rằng yếu tố tài chính khách hàng là quan trọng và không một người nào lại chọn yếu tố tài chính là không quan trọng và rất không quan trọng mà mức thấp nhất vẫn là bình thường. Cho thấy yếu tố này ảnh hưởng rất lớn đến quyết định cho vay của Ngân hàng Sài gòn công thương nói riêng và Ngân hàng thương mại nói chung tại tỉnh Bạc Liêu. Theo kết quả phỏng vấn 30 mẫu tại chi nhánh và phòng giao dịch tại Ngân hàng Sài Gòn công thương thì có 23 mẫu trả lời là rất quan trọng số còn lại tại các Ngân hàng khác trong tỉnh. Tại sao nhiều CBTD lại cho rằng yếu tố này quan trọng đối với Ngân hàng, trong phân tích tín dụng thì người ta đánh giá tài chính khách hàng thông qua vốn tự có của khách hàng tham gia kinh doanh cùng với Ngân hàng, nếu vốn tự có của khách hàng tham gia càng lớn, điều đó làm cho khách hàng quan tâm nhiều hơn

0 1 2 3 4 5 6 7 Phương án kinh doanh Năng lực kinh doanh Tài chính Uy tín Tài sản

GVHD: Nguyễn Văn Duyệt SVTH: Nguyễn Cẩm Nhung SVTH: Nguyễn Cẩm Nhung

đến mục tiêu vay vốn làm cho dự án sinh lời đúng theo kế hoạch và tránh được rủi ro khách hàng không hoàn thành món nợ đúng thời hạn. Yếu tố tài chính có ảnh hưởng đến việc thu hồi nợ sau này của Ngân hàng vì thế mà cần thẩm định thận trọng trươc s khi đưa ra quyết định nên hay không nên cho khách hàng vay.

 Đánh giá yếu tố phương án sản xuất kinh doanh

Cũng như yếu tố tài chính, yếu tố phương án kinh doanh của khách hàng cũng được Ngân hàng đưa vào xem xét khi thẩm định cho vay, kết quả phỏng vấn 100 CBTD tại 3 huyện và 1 thị xã cho thấy đối với yếu tố này giá trị trung bình tính toán được đạt 4,80 điểm (thang điểm 7) nằm trong khoảng lớn hơn 4 nhưng nhỏ hơn 5 tức là đa số CBTD đánh giá yếu tố này có mức độ hơi quan trọng. Bảng 10b cho kết quả trong 100 câu trả lời thì câu trả lời chỉ nghiên cứu sơ yếu tố phương án sản xuất kinh doanh xuất hiện nhiều nhất (26 lần) chiếm 26% trong tổng số đều tra đều này cho thấy yếu tố này không có mức độ ảnh hưởng nhiều trong quyết định cho vay của Ngân hàng. Tuy nhiên không thể bỏ qua yếu tố này trong khâu thẩm định và đưa ra quyết định cho vay khách hàng vì tần suất xuất hiện câu trả lời rất quan trọng chiếm 17% trong tổng số quan sát.

 Phân tích yếu tố uy tín khách hàng

Tương tự như 2 yếu tố trên khi ta nhìn vào bảng số liệu chạy ra từ SPSS nhận thấy yếu tố này cũng được các Ngân hàng quan tâm đáng kể khi quyết định cho vay, giá tri trung bình của yếu tố này 5,46 điểm (thang điểm 7) tức là đa số CBTD cho rằng yếu tố này quan trọng, mức đánh giá thấp nhất là 3 điểm. Tần số xuất hiện câu trả lời rất quan trọng cao (34 lần), quan trọng 20 lần, cho thấy đây là yếu tố có mức độ ảnh hưởng đáng kể đến quyết định cho vay của Ngân hàng. Uy tín khách hàng là nhân tố thực sự khó đánh giá nhất vì đây là cái mà ta không thể hình dung hay nhìn thấy được, nói chung là không có thước đo nào để đo lường uy tín của một khách hàng một cách chính xác được. Nhưng trong lĩnh vực Ngân hàng thì yếu tố này được đánh giá thông hồ sơ lưu trữ của khách hàng tại Ngân hàng, hay qua cuộc trò chuyện cùng khách hàng. Trong bất kỳ hoạt động kinh doanh nào thì “Chữ tín” rất quan trọng đối với cả người mua và người bán. Hoạt động Ngân hàng cũng là một hoạt động kinh doanh nhưng càng đặc biệt hơn ở đây đối tượng kinh doanh lại là tiền tệ nên chữ tín càng là yếu tố được xem trọng.

 Phân tích yếu tố năng lực kinh doanh

Nhìn tổng quát toàn bảng cho ta thấy yếu tố này có mức độ ảnh hưởng tương đối đối với quyết định cho vay của Ngân hàng, tần số xuất hiện câu trả lời rất quan trọng 18 lần, trong khi tần số xuất hiện câu trả lời hơi quan trọng xuất hiên 24 lần. Giá trị trung bình đạt 4,99 điểm (thang điểm 7) tức là đa số CBTD đánh giá yếu tố này hơi quan trọng. Yếu tố này thường là yếu tố đòi hỏi Cán bộ tín dụng Ngân hàng phải có kinh nghiệp, sự am hiểu các lĩnh lực khác ngoài chuyên môn vốn có, cán bộ tín dụng phải có tầm nhìn, phân tích thị trường, điều kiện, khả năng kinh doanh cũng như mở rộng kinh doanh của khách hàng hiện tại và tương lai. Chỉ tiêu này đòi hỏi Cán bộ tín dụng phải đi đến tận nơi kinh doanh của khách hàng đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, tư nhân, cá thể để tìm hiểu, quan sát, nếu cần thiết thì Cán bộ tín dụng có thể hỏi thăm những người xung quanh đơn vị đó để biết thêm thông tin và có đánh giá chính xác khách hàng. Còn đối với các doanh nghiệp lớn thì không thể đi đến từng nơi để quan sát mà ta có thể tìm hiểu thông qua tài liệu thống kê của Ngân hàng, đơn vị đi vay thông qua hồ sơ khách hàng, thông qua tập chí báo đài để hiểu thêm về doanh nghiệp… nhưng Bạc Liêu nếu nói về doanh nghiệp lớn thì cũng không có nhiều nên các Ngân hàng trong Tỉnh cũng giảm bớt chi phí, thời gian cho việc đi thẩm định yếu tố này. Chỉ tiêu này tuy có mức độ ảnh hưởng không cao bằng yếu tố tài chính khách hàng nhưng nó không thể thiếu trong thẩm định hồ sơ khách hàng và quyết định cho vay.

 Phân tích mức quan trọng yếu tố tài sản đảm bảo

Nhìn vào bảng 9b cho ta thấy yếu tố tài sản đảm bảo của khách hàng có mức độ ảnh hưởng đáng kể đến quyết định cho vay của Ngân hàng tức mức độ quan trọng của yếu tố này đối với quyết định cho vay là cao. Tần số xuất hiện câu trả lời rất quan trọng là 64 lần trong tổng 100 câu trả lời kế đó là tần số xuất hiện câu trả lời quan trọng là 26 lần. Giá trị trung bình đạt 6,44 điểm (thang điểm 7) tức là đa số CBTD cho rằng tài sản đảm bảo từ quan trọng đến rất quan trọng đối với Ngân hàng, so về giá trị trung bình thì yếu tố này gần bằng với yếu tố tài chính, CBTD đánh giá 2 yếu tố này gần ngang nhau. Các Ngân hàng khi quyết định cho khách hàng vay thì Ngân hàng không hề nghĩ là phải dùng tài sản của

GVHD: Nguyễn Văn Duyệt SVTH: Nguyễn Cẩm Nhung SVTH: Nguyễn Cẩm Nhung

khách hàng để thay cho khoản vay mà Ngân hàng điều mong muốn khách hàng thực hiện nghĩa vụ đúng theo hợp đồng. Tuy nhiên, tại sao Ngân hàng lại cần khách hàng có tài sản đảm bảo, vì trong bất kỳ hoạt động kinh doanh nào cũng có rủi ro mà lĩnh vực Ngân hàng càng tiềm ẩn khá nhiều rủi ro. Vì thế Ngân hàng cần khách hàng có tài sản để đảm bảo an toàn cho hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Nhưng theo quy định mới nhất của Ngân hàng nhà nước Việt Nam là các tổ chức tín dụng khi cho khách hàng vay khách hàng đó phải có tài sản đảm bảo. Hoạt động Ngân hàng là một hoạt động mang tính hệ thống và có ảnh hưởng khá lớn đến nền kinh tế xã hội. Để đảm bảo cho hệ thống đó tồn tại và phát triển thì từng Ngân hàng thành viên phải kinh doanh có hiệu quả và được bảo vệ.

Kết luận: Trong 5 yếu tố đưa vào phân tích thì 2 yếu tố được Ngân hàng quan tâm và có mức độ quan trọng hơn 3 yếu tố còn lại đó là yếu tố tài chính, tài sản đảm bảo của khách hàng.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG SÀI GÒN CÔNG THƯƠNG VÀ CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI KHÁC TẠI TỈNH BẠC LIÊU (Trang 42 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(74 trang)
w