1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

135 Hoàn thiện kiểm toán chu trình tiền lương và nhân viên trong kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Deloitt Việt Nam

78 793 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 78
Dung lượng 591,5 KB

Nội dung

135 Hoàn thiện kiểm toán chu trình tiền lương và nhân viên trong kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Deloitt Việt Nam

Trang 1

Lời mở đầu

Kiểm toán là lĩnh vực chiếm vị trí quan trọng trong nền kinh tế Mặc dùkiểm toán đã phát triển từ rất sớm ở nhiều nước trên thế giới đặc biệt là Anhnhưng ở Việt Nam kiểm toán mới ra đời và phát triển trong hơn 16 năm Tuybắt đầu muộn hơn các nước khác nhưng ngành kiểm toán Việt Nam cũng đã

có những bước phát triển mạnh mẽ Từ hai công ty kiểm toán ban đầu tới nay

đã hơn một trăm công ty kiểm toán lớn nhỏ đang cạnh tranh trên thị trường.Trong các loại hình dịch vụ của kiểm toán thì kiểm toán báo cáo tài chínhluôn là loại hình truyền thống và chiếm tỉ trọng cao nhất trong doanh thu củacác công ty kiểm toán Tuy các thông tin trình bày trên hệ thống báo cáo tàichính rất đa đạng và phức tạp, song về cơ bản, đều xoay quanh các chu trình

kế toán chính Trong đó, chu trình tiền lương và nhân viên đóng một vai tròhết sức quan trọng Trong mỗi doanh nghiệp, tiền lương chính là phần thù laolao động được biểu hiện bằng tiền mà doanh nghiệp trả cho người lao độngcăn cứ vào thời gian, khối lượng và chất lượng công việc của họ Về bản chấttiền lương tiền lương chính là biểu hiện bằng tiền của giá cả sức lao động.Mặt khác tiền lương còn là đòn bẩy kinh tế để khuyến khích tinh thần hănghái lao động, kích thích và tạo mối quan tâm của người lao động đến kết quảcông việc của họ Tổ chức tốt kế toán lao động, tiền lương và các khoản tríchtheo lương là một trong những điều kiện để quản lí tốt quỹ lương và quỹ bảohiểm xã hội đảm bảo cho việc trả lương và bảo hiểm xã hội đúng nguyên tắc,đúng chế độ, có tác dụng khuyến khhích người lao động nâng cao năng xuấtlao động; đồng thời tạo điều kiện tính và phân bổ chi phí tiền lương và cáckhoản trích theo lương vào giá thành sản phẩm chính xác

Do đó, kiểm toán chu trình tiền lương và nhân viên thường được kiểmtoán viên chú trọng trong các cuộc kiểm toán

Trang 2

Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề trên nên trong thời thời gian

thực tập tại Công ty kiểm toán Việt Nam em đã chọn đề tài : “Hoàn thiện kiểm toán chu trình tiền lương và nhân viên trong kiểm toán Báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Deloitt Việt Nam” cho chuyên đề thực tập tốt

nghiệp đại học của mình

Ngoài Lời mở đầu và Kết luận, luận văn tốt nghiệp của em còn có cácphần nội dung sau:

Phần 1: Tổng quan về công ty TNHH Deloitte Việt Nam

Phần 2: Thực trạng kiểm toán chu trình tiền lương và nhân viên trongkiểm toán Báo cáo tài chính do Công ty kiểm toán Deloitte Việt Nam thựchiện

Phần 3: Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện kiểm toán chu trình tiền lương

và nhân viên trong kiểm toán Báo cáo tài chính do Công ty kiểm toán DeloitteViệt Nam thực hiện

Cùng với những kiến thức đã được học ở trường và sự hướng dẫn củaTS.Nguyễn Phương Hoa, Ban giám đốc công ty kiểm toán Việt Nam cùng cácanh chị phòng kiểm toán 1 và 2 đã hướng dẫn, giúp đỡ em hoàn thành đề tài

Sinh viên Trần Văn Hải

Trang 3

Phần I

TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH DELOITTE VIỆT NAM

1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty TNHH Deloitte Việt Nam

Gần một năm sau khi chính thức trở thành thành viên đầy đủ của mộttrong bốn hãng kiểm toán hàng đầu thế giới Deloitte Touche Tohmatsu vàotháng 5/2007, Deloitte Việt Nam vẫn tiếp tục kế thừa, phát triển trên nền tảng

và thành quả mà đơn vị tiền thân là Công ty kiểm toán Việt Nam (VACO) đãxây dựng trong suốt hơn 16 năm hoạt động

Công ty kiểm toán Việt Nam (VACO) được thành lập năm 1991 theoQuyết định số 165TC/QĐ/TCCB ngày 13 tháng 5 năm 1991 của Bộ trưởng

Bộ Tài chính, tuy nhiên do đòi hỏi của nền kinh tế thị trường công ty muốntham gia đấu thầu các dự án nước ngoài thì cần chuyển đổi loại hình hoạtđộng của công ty vì vậy công ty đã thực hiện chuyển đổi thành công ty TNHH

1 thành viên theo Quyết định số 1927/QĐ-BTC ngày 30/06/2003 của Bộtrưởng Bộ Tài chính Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh Công ty Tráchnhiệm hữu hạn một thành viên số 0104000112 ngày 19 tháng 01 năm 2004 do

Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội cấp

VACO là công ty kiểm toán đầu tiên và lớn nhất ở Việt Nam cung cấpdịch vụ chuyên ngành kiểm toán, kế toán, tư vấn tài chính, tư vấn thuế, và cácdịch vụ liên quan cho nhiều khách hàng lớn thuộc mọi thành phần kinh tế nhưdoanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài, doanhnghiệp thuộc sở hữu nhà nước và các dự án quốc tế

Trong xu thế hội nhập quốc tế và cạnh tranh cao, ban lãnh đạo VACO

đã mạnh dạn đưa một bộ phận của VACO liên doanh với hãng kiểm toánquốc tế Deloitte Touche Tohmatsu, một trong bốn hãng kiểm toán lớn nhấtthế giới từ năm 1992 và tháng 4 năm 1994 liên doanh VACO-DTT chính thứcđược thành lập Sự kiện đánh dấu sự phát triển vượt bậc của ngành kiểm toán

Trang 4

độc lập ở Việt Nam đó là: từ ngày 01 tháng 10 năm 1997, VACO với sự đạidiện của phòng dịch vụ quốc tế (ISD), đã chính thức được công nhận là thànhviên của hãng kiểm toán quốc tế Deloitte Touche Tohmatsu VACO – ISD làđại diện hợp pháp của Deloitte Touche Tohmatsu tại Việt Nam Sự kết hợphài hòa và nhuần nhuyễn kinh nghiệm của một hãng kế toán, kiểm toán có bềdày và danh tiếng hàng trăm năm trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán với Công

ty kiểm toán đầu tiên và lớn nhất của Việt Nam có những hiểu biết toàn diện

về môi trường kinh doanh, luật pháp Việt Nam chính là chìa khóa cho sựthành công vượt bậc hơn hẳn các công ty kiểm toán khác ở Việt Nam trongnhững năm gần đây

Đặc biệt tới ngày 7/5/2007 VACO đã chính thức công bố hoàn thành việcchuyển đổi sở hữu và trở thành thành viên đầy đủ của Deloitte ToucheTohmatsu -một trong bốn hãng kiểm toán lớn nhất thế giới Nhân dịp này,VACO cũng công bố chính thức đổi tên thành Deloitte Việt Nam, hiện diệnđầy đủ của hãng kiểm toán danh tiếng nhất trên thế giới tại Việt Nam

Cùng trong chuỗi sự kiện này, Deloitte Vietnam cũng tuyên bố chínhthức gia nhập Deloitte Đông Nam Á Deloitte Đông Nam Á được thành lập từtháng 6 năm 2006 Việc gia nhập của Deloitte Vietnam và trở thành thànhviên thứ 7 của Deloitte Đông Nam Á có ý nghĩa quan trọng trong chiến lượckinh doanh nhằm nhân đôi sức mạnh của Deloitte tại khu vực Đông Nam Átrong vòng 5 năm tới Như vậy, với sự kết hợp của bảy nước thành viên baogồm Singapore, Malaysia, Indonesia, Thái Lan, Philippines, Guam và sắp tới

là Việt Nam, Deloitte Đông Nam Á sẽ có hơn 170 đối tác, và gần 4.300chuyên gia và nhân viên làm việc tại hơn 19 văn phòng trong khu vực

Trang 5

2 Khái quát về tình hình hoạt động kinh doanh tại công ty

2.1 Đặc điểm ngành nghề kinh doanh

2.1.1 Dịch vụ kiểm toán

Deloitte Việt Nam cung cấp dịch vụ kiểm toán báo cáo tài chính chocác tổng công ty nhà nước, các công ty liên doanh, các doanh nghiệp 100%vốn đầu tư nước ngoài, các dự án được tài trợ bởi các tổ chức quốc tế và các

tổ chức phi chính phủ tại Việt Nam Deloitte Việt Nam thực hiện kiểm toánđộc lập theo các chuẩn mực kiểm toán việt Nam và Quốc tế và cung cấp giátrị gia tăng cho khác hàng thong qua tư vấn bằng văn bản hàng năm về cánhthức cải thiện các hệ thống hoạt động và kiểm soát nội bộ

2.1.2 Dịch vụ tư vấn thuế

Các chuyên gia tư vấn thuế của Deloitte Việt Nam bao gồm các chuyêngia tư vấn thuế trong nước am hiểu sâu sắc về chế độ thuế Việt Nam và cácchuyên gia tư vấn thuế quốc tế giàu kinh nghiệm có thể tối đa hoá thu nhậpcủa khách hàng bằng cách kết hợp giữa kiến thức toàn diện về các luật thuế

và khả năng hoạch định sáng tạo làm giảm bớt thuế phải đóng một cách hợppháp Công ty giúp khách hàng khối doanh nghiệp cơ cấu đầu tư của họ tạiViệt Nam,vàn hỗ trợ hoạt động quốc tế để đầu tư vốn vào những nơi hoặc lĩnhvực có mức thuế suất thấp giữa các nơi thuộc các hệ thống pháp luật khácnhau Đối với khách hàng là cá nhân người Việt hay người nước ngoài sinhsống tại Việt Nam công ty cung cấp các giải pháp về lương trọn gói có tínhhiệu quả cao về thuế và tư vấn về các giải pháp chuyển lợi nhuận ra nướcngoài Deloitte Việt Nam còn giúp khách hàng làm việc với cơ quan thuế,cung cấp thông tin cập nhật về thuế, và tổ chức các buổi đào tạo, hội thảo vềthuế

2.1.3 Dịch vụ tư vấn và giải pháp doanh nghiệp

Dịch vụ này của Deloitte Việt Nam giúp khách hàng thực hiện được nhữngmục tiêu tài chính doanh nghiệp của mình bằng việc xây dựng các chiến lược

Trang 6

và kế hoạch hiệu quả với nhiều phương án như sáp nhập, mua lại, cổ phầnhoá, mở rộng, đầu tư mới, tái cơ cấu tài chính, phục hồi hoạt động kinhdoanh, giảm vốn hay bán lại công ty thông qua những dịch vụ tư vấn Tàichính Doanh nghiệp đa dạng Đồng thời các dịch vụ thiết kế cải thiện hệthống kiểm soát nội bộ của doanh nghiệp, tư vấn về hệ thống kế toán và kiểmsoát nội bộ thích hợp… giúp cho khách hàng tiết kiệm được rất nhiều thờigian, do đó, sẽ có nhiều thời gian đóng góp vào hoạt động kinh doanh củadoanh nghiệp hơn

2.1.4 Dịch vụ đào tạo và quản lý nguồn nhân lực

Dịch vụ đào tạo của Deloitte Việt Nam do những chuyên gia cao cấpgiàu kinh nghiệm trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán, thuế và quản trị kinhdoanh thực hiện,chương trình này bao gồm nhiều lĩnh vực: kế toán, kiểmtoán, thuế và quản trị kinh doanh, không những giúp khách hàng áp dụng đầy

đủ theo chuẩn mực kế toán và kiểm toán mà còn giới thiệu với khách hàngcác kỹ năng quản lý theo tiêu chuẩn quốc tế và cập nhật các chế độ chính sáchcủa nhà nước

Hệ thống kiểm soát nội bộ tốt sẽ đem lại cho khách hàng sự đảm bảochắc chắn về việc lập báo cáo tài chính, tuân thủ pháp luật và các quy địnhhiện hành.Nhằm trợ giúp các doanh nghiệp vận hành chế hệ thống kiểm soátnội bộ có hiệu quả, Deloitte Việt Nam cũng tổ chức các khoá đào tạo về kỹnăng kiểm toán nội bộ Các chương trình này được xây dựng trên các chuẩnmực kiểm toán được chấp nhận chung tại Việt Nam và các phương pháp thựchành kiểm toán quốc tế

2.2 Một số chỉ tiêu phản ánh kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh

Với bề dầy lịch sử trong ngành kiểm toán Việt Nam, Deloitte Việt Nam

đã không ngừng gặt hái được những thành công.Kết quả đó thể hiện ở nhữngchỉ tiêu sau:

Trang 7

Bảng 2.2.1: Một số chỉ tiêu phẩn ánh kết quả hoạt động kinh doanh

của Deloitte Việt Nam

Đơn vị: triệu đồng

2005

Năm 2006(Tính trong 8tháng)

Năm2007

Nguồn: Bảng cáo bạch công ty TNHH Deloitte Việt Nam

Doanh thu của công ty liên tục tăng(năm 2006 doanh thu chỉ là 62,752

tỉ vì đó là do số liệu chỉ tổng hợp trong 8 tháng) chỉ trong vòng 2 năm doanhthu của công ty đã tăng lên gấp 1,5lần từ 64,826 tỉ đồng năm 2005 lên đến98,763 tỉ đồng năm 2007 cho thấy hoạt động kinh doanh của công ty ngàycàng hiệu quả, công ty ngày càng có nhiều hợp đồng kiểm toán có giá trị lớn,

số lượng khách hàng cũng không ngừng mở rộng, uy tín của công ty ngàycàng được khẳng định Tốc độ tăng trưởng trung bình của doanh thu hàngnăm đạt 20% - cao nhất trong số các công ty kiểm toán ở Việt Nam Lợinhuận sau thuế của công ty cũng tăng lên trên 1,5 lần từ năm 2005 đến năm

2007 điều này phù hợp với sự tăng lên của doanh thu và số lượng lao độngcủa công ty Số tiền công ty nộp ngân sách Nhà nước cũng tăng lên khôngngừng

Trang 8

Biểu đồ 2.2.1: Doanh thu theo loại hình khách hàng

Năm 2007

DN vốn đầu tư nước ngoài

DN nhà nước

Dự án quốc tế

Hành chính sự nghiệp,cty CP,khác Biểu đồ 2.2.2: Doanh thu theo loại hình dịch vụ năn 2007

Kiểm toán BCTC

Tư vấn thuế,TC Kiểm toán xây dựng cơ bản Kiểm toán dự án

Dịch vụ khác

2.3 Những thành tựu đạt được

Trang 9

Trải qua 16 năm hình thành và phát triển, với những thành tựu đã đạtđược Deloitte Việt Nam đã có bước tiến vượt bậc, luôn hoàn thành xuất sắc

kế hoạch kinh doanh đã đề ra và trở thành lá cờ đầu của ngành kiểm toán ViệtNam Với những thành tích đó Deloitte Việt Nam đã được Đảng và Nhà nướctrao tặng nhiều danh hiệu cao quý

Những thành tích đã đạt được:

Năm 1999:đón nhận Bằng khen của Thủ tướng chính phủ

Năm 2001: Huân chương Lao động hạng Ba

Năm 2002: Giải thưởng Sao vàng đất Việt

Năm 2003: Giải thưởng Ngôi sao bạch kim về thương hiệu VACO do

tổ chức BDI có trụ sở tại Madrit, Tây Ba Nha bình chọn

Năm 2005: Cúp vàng Sản phẩm uy tín chất lượng do Hội sở hữu côngnghiệp Việt Nam tổ chức bình chọn

Năm 2005: Huân chương Lao động hạng Nhì

Và nhiều danh hiệu cao quý khác

Gần đây nhất vào tháng 1/2008 Deloitte Việt Nam vinh dự là một trongmười doanh nghiệp Việt Nam có hệ thống quản lí tốt nhất, nhận giải thưởngNgôi sao quản lí do Bộ Ngoại giao Việt Nam trao tặng

2.4 Chiến lược của công ty trong tương lai

Chiến lược phát tiển trong tương lai của công ty là vẫn tiếp tục đầu tưphát triển nguồn nhân lực hiện đang là lợi thế của công ty, có chính sách thuhút thêm nhiều nhân tài ở cấp bậc kiểm toán viên, mở rộng đào tạo nâng cao

kỹ thuật nghiệp vụ tư vấn, kiểm toán, nâng cao chất lượng dịch vụ, mở rộng

số lượng khách hàng ra cả trong và ngoài nước, từ đó trở thành công ty kiểmtoán hàng đầu về cung cấp dịch vụ chất lượng và hiệu quả ở Việt Nam, phấnđấu đưa Công ty trở thành một doanh nghiệp có thương hiệu và uy tín tại ViệtNam và trong vung Châu Á Thái Bình Dương

Định hướng phát triển kinh doanh của Công ty:

Trang 10

Đầu tư phát triển toàn bộ hệ thống công nghệ thông tin và giải phápphần mềm phục vụ Deloitte Audit và mục đích kế toán quản trị Thực hiệnmục tiêu mở rộng đối tượng khách hàng ít rủi ro và hiệu quả như các kháchhàng FDI và ODA.

Tập trung mở rộng hoạt động cung cấp dịch vụ vào các địa bàn trọngđiểm, có nhiều tiềm năng phát triển, bao gồm các trung tâm kinh tế lớn như:

Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng… đồng thời đẩy mạnh côngtác Marketing, mở rộng hoạt động tư vấn tài chính và tư vấn thuế đối vớikhách hàng chiến lược, trong đó tập trung vào các thị trường như: Nhật, HàQuốc và các nước trong khu vực

Nâng cao chất lượng dịch vụ đặc biệt là chất lượng phục vụ kiểm toán

và tư vấn tài chính, góp phân tăng uy tín của Công ty với khách hàng và đadạng hóa loại hình dịch vụ

Mở rộng hoạt động kinh doanh trên các lĩnh vực có hiệu quả như: dịch

vụ ERS, tư vấn chia tách, sáp nhập, giải thể doanh nghiệp

Định hướng phát triển các loại hình cụ thể:

 Lĩnh vực kiểm toán: tập trung phát triển các khách hàng là các công

ty đa quốc gia, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ít rủi ro Nâng cao sứcmạng cạnh tranh trong lĩnh vực kiểm toán chẩn đoán, kiểm toán dự án vàkiểm toán hoạt động, mở thêm dịch vụ phát triển rủi ro doanh nghiệp

 Lĩnh vực tư vấn: Tăng cường, phát triển đội ngũ nhân viên chuyênnghiệp, mở rộng các loại hình dịch vụ phát sinh trong quá trình hội nhập như

tư vấn nghiên cứu thị trường, đánh giá môi trường đầu tư và các dịch vụ hỗtrợ pháp lý; hạn chế rủi ro, không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ hiện tạiđáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường Tập trung phát triển các kháchhàng là công ty có vốn đầu tư nước ngoài và các công ty trong nước có quy

mô lớn

Trang 11

 Lĩnh vực tư vấn thuế: tập trung phát triển các dịch vụ kiểm toán thuế

và kế hoạch thuế cho các công ty có vốn đầu tư nước ngoài và cho các loạihình doanh nghiệp khác; phấn đấu doanh thu tư vấn thuế đạt từ 15-18% tổngdoanh thu

2.5 Những điều làm nên thành công của Deloitte Việt Nam hiện nay

Ngay từ khi mới thành lập Deloitte Việt Nam đã rất chú trọng đến vấn đề conngười, vì mục đích đầu tư và phát triển lâu dài tại Việt Nam, hãng kiểm toánDeloitte luôn duy trì một đội ngũ chuyên gia ở các cấp cao và trong các lĩnhvực dịch vụ khác nhau làm việc tại Deloitte Việt Nam để vừa trợ giúp choDeloitte Việt Nam phục vụ khách hàng là các công ty đa quốc gia, các dự ánquốc tế lớn, vừa đào tạo trực tiếp cho các kiểm toán viên của mình Chínhđiều này giúp cho Deloitte Việt Nam có cơ hội chuyển giao “chất xám” từ các

chuyên gia tới cả ban lãnh đạo lẫn nhân viên của Công ty “Nhờ vậy, cho đến

nay, ở nhiều vị trí , nhân viên của Deloitte Việt Nam còn giỏi hơn cả chuyên gia nước ngoài, tạo cho Deloitte Việt Nam nhiều lợi thế cạnh tranh cao so với các công ty kiểm toán nước ngoài đang có mặt tại Việt Nam”, thành viên ban

lãnh đạo Deloitte Việt Nam tự hào nói

Trước xu thế hội nhập ban giám đốc Deloitte Việt Nam đã và đang tiếp tụctriển khai chương trình quốc tế hoá đội ngũ nhân viên Việt Nam, thông quaviệc liên tục cử nhân viên ra nước ngoài đào tạo các chương trình ngắn hạn vàdài hạn về kiểm toán do Deloitte tổ chức Đồng thời, Deloitte Việt Nam cũngtập trung đầu tư đào tạo nhân viên theo các khoá học quốc tế về kiểm toán, kếtoán, quản trị kinh doanh, tài chính quốc tế trong nước

Lợi thế thành viên của Deloitte càng được nhân mạnh hơn khi DeloitteViệt Nam có một đội ngũ quản lý và kiểm toán viên là người Việt Nam thônghiểu pháp luật và hệ thống kinh doanh trong nước và được đào tạo có hệthống tại nước ngoài Trong hơn 300 nhân viên của Deloitte Việt Nam ở 3văn phòng tại Hà Nội, Hải Phòng, và TP.HCM có hơn 20% nhân viên đã và

Trang 12

đang được đào tạo theo các chương trình quốc tế về kế toán, kiểm toán, tàichính, quản trị doanh nghiệp (DN) và gần 100 trong tổng số 800 kiểm toánviên quốc gia đang hành nghề ở hơn 90 công ty kiểm toán độc lập đăng kýhành nghề tại Việt Nam đang làm việc tại Deloitte Việt Nam Điều này thểhiện chất lượng quốc tế của đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp của Deloitte

Việt Nam mà không công ty kiểm toán của Việt Nam nào có được “Mạnh

dạn đầu tư cho con người là hướng đi mà Deloitte Việt Nam đã chọn trong thời gian qua và Ban giám đốc Deloitte Việt Nam xác định sẽ tiếp tục thực hiện điều này trong tương lai Đây là cách đầu tư đúng đắn để đảm bảo sự phát triển bền vững của Công ty”, thành viên ban lãnh đạo Deloitte Việt Nam

phát biểu

3 Tổ chức bộ máy quản lí của Deloitte Việt Nam

Tổ chức bộ máy quản lý của Deloitte Việt Nam được thiết kế và thực hiệntheo mô hình tập trung Deloitte Việt Nam có trụ sở chính ở Hà nội và các chinhánh ở Hải Phòng, Thành phố Hồ Chí Minh ( trước công ty có 1 chi nhánhtại đà nẵng, nhưng đến nay chi nhánh này đã ngừng hoạt động )

Sơ đồ 3.1: Mô hình tổ chức kinh doanh của công ty

Với mô hình như trên, Ban lãnh đạo công ty có quyền chỉ đạo, điều hànhtrực tiếp các hoạt động của công ty ở cả trụ sở chính và các chi nhánh Trong

đó trụ sở chính ở Hà nội sẽ tiến hành kiểm toán cho các khách hàng ở phíabắc, các tổng công ty do nhà nước bổ nhiệm cũng như các dự án quốc tế lớnkhác Mô hình tổ chức trên không có nghĩa là chi nhánh nào thì chỉ thực hiện

Trụ sở chính của công ty tại Hà Nội

Chi nhánh Hải

Trang 13

kiểm toán cho các khách hàng ở khu vực đó mà thường xuyên có sự dichuyển nhân viên từ trụ sở chính cũng như giữa các chi nhánh với nhau Cáckhách hàng của công ty nằm trên khắp các tỉnh thành trong cả nước nên sự dichuyển nhân viên của công ty là hợp lý Các chi nhánh cũng thường xuyênnhận được sự hỗ trợ về kỹ thuật và về nhân lực Trụ sở chính của công tycũng trực tiếp thực hiện việc hợp tác với Deloitte toàn cầu trong việc đào tạonguồn nhân lực, tiếp nhận phương pháp kỹ thuật

Sơ đồ 3.2: Mô hình tổ chức bộ máy tại Deloitte Việt Nam

đề liên quan đến công ty

 Đội ngũ chuyên gia nước ngoài: thực hiện sự hỗ trợ về mặt nghiệp

vụ đối với các phòng ban và các hợp đồng kiểm toán của công ty

Chủ tịch công ty

nhánh:

TP Hồ Chí Minh, Hải Phòng

Phòng

IT và dịch vụ quản

lý rủi ro

Phòng

tư vấn tài chính

và giải pháp

Phòng

tư vấn thuế

Phòng kế toán

Phòng hành chính

Phòng quản trị nhân sự

Trang 14

 Ban giám đốc: có trách nhiệm lập các định hướng chung như chiếnlược kinh doanh, chính sách tuyển dụng và đào tạo…Giám đốc là đại diệntoàn quyền của công ty, chịu trách nhiệm trước Bộ Tài chính và công tyDeloitte Touche Tohmatsu về mọi hoạt động của công ty, có quyền điều hành,quyết định mọi hoạt động của công ty và các văn phòng đại diện Phó giámđốc là người phụ trách soát xét kỹ thuật kiểm toán và nghiên cứu khoa học tạicác bộ phận mình phụ trách, giúp Giám đốc điều hành một số lĩnh vực, chịutrách nhiệm trước Giám đốc về nhiệm vụ được Giám đốc uỷ quyền và phâncông thực hiện.

- Phòng IT và dịch vụ quản lý rủi ro: thực hiện hỗ trợ khách hàngcác phần mềm, đánh giá, quản lý rủi ro, tăng cường độ tin cậy của hệ thốngcũng như chu trình sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp

Trang 15

khi gặp vướng mắc trong quá trình quyết toán với cơ quan thuế, tổ chức hộithảo và đào tạo kiến thức về thuế.

Khối hành chính

- Phòng kế toán: thực hiện thu thập, xử lý và cung cấp thông tin vềtài sản và các hoạt động kinh tế, tài chính phát sinh trong quá trình hoạt độngkinh doanh của công ty nhằm phục vụ công tác quản lý, công tác tín dụng

- Phòng hành chính: thực hiện quản lý hồ sơ nhân sự, lưu trữ vănthư, giải quyết các thủ tục liên lạc, giao dịch hành chính, cập nhật thông tin,văn bản mới…

- Phòng quản trị nhân sự: theo dõi, phân công lao động, bố trí điềukiện cho nhân viên đi công tác…

 Các chi nhánh: đại diện cho công ty hoạt động kinh doanh trong lĩnhvực kiểm toán, tư vấn và thuế theo khu vực

3 Khái quát về hoạt động kiểm toán của công ty kiểm toán Deloitte Việt Nam

3.1 Kiểm soát chất lượng kiểm toán tại Deloitte Việt Nam

Ở Deloitte Việt Nam kiểm soát chất lượng kiểm toán được thực hiện trongsuốt cuộc kiểm toán, đó là một yêu cầu bắt buộc Theo hướng dẫn kiểm toáncủa Deloitte Việt Nam, việc kiểm tra, soát xét lại công việc cấp dưới đã làmđược thực hiện một cách nghiêm ngặt và gắn với trách nhiệm của kiểm toánviên Đối với mỗi cuộc kiểm toán, việc kiểm soát chất lượng kiểm toán đượcthực hiện bởi các kiểm toán viên chính thức có ít nhất 2 năm kinh nghiệmnghề nghiệp cho đến các manager (chủ nhiệm kiểm toán, giám đốc kiểmtoán) Để hạn chế các rủi ro đến mức thấp nhất, trong mỗi cuộc kiểm toán sẽ

có một manager và một chuyên gia người nước ngoài phụ trách Và trước khibáo cáo kiểm toán được phát hành thì giám đốc công ty sẽ là người soát xétcuối cùng để đảm bảo rằng báo cáo kiểm toán không có bất cứ một sai sót

Trang 16

đáng kể nào Chính vì cuộc kiểm toán được sự kiểm soát chặt chẽ như vậy màchất lượng các cuộc kiểm toán của công ty không ngừng đựơc nâng cao.

3.2 Sơ lược về phương pháp kiểm toán của Deloitte (AS/2)

Hệ thống kiểm toán AS/2 được DTT chuyển giao cho tất cả các thành viêncủa DTT trên toàn cầu trong đó có cả Deloitte Việt Nam AS/2 là một hệthống kiểm toán tiên tiến nhất theo tiêu chuẩn của DTT toàn cầu Hệ thốngAS/2 bao gồm 3 bộ phận là:

 Quy trình kiểm toán

 Hệ thống hồ sơ kiểm toán

 Phần mềm kiểm toán ứng dụng

Quy trình kiểm toán theo AS/2: được DTT thiết kế và áp dụng tại tất cả các

thành viên của mình Đây là một quy trình phức tạp và chặt chẽ được thể hiệnqua 6 bước như sau:

- Bước 1: Những công việc thực hiện trước khi kiểm toán Bước này sẽ đượcthực hiện bởi các partner và cũng có thể có sự hỗ trợ của các chủ nhiệm kiểmtoán, nội dung công việc của bước này sẽ gồm:

 Đánh giá, kiểm soát và xử lý rủi ro của các cuộc kiểm toán

 Lựa chọn nhóm kiểm toán

 Lập và lựa chọn các điều khoản trong hợp đồng kiểm toán

- Bước 2: lập kế hoạch kiểm toán tổng quát Công việc của bước này baogồm:

 Tìm hiểu hoạt động kinh doanh của khách hàng

 Tìm hiểu môi trường kiểm soát

 Tìm hiểu các chu trình kế toán áp dụng

 Thực hiện các bước phân tích tổng quát

 Xác định mức độ trọng yếu

 Lập kế hoạch giao dịch và phục vụ khách hàng

 Tổng hợp kế hoạch kiểm toán

Trang 17

- Bước 3: Lập kế hoạch kiểm toán cụ thể Công việc của bước này baogồm:

 Xác định mức độ rủi ro tiềm tàng

 Lập kế hoạch cho các thủ tục khảo sát hệ thống kiểm soát nội bộ

 Lập kế hoạch cho các kiểm tra chi tiết

 Tổng hợp kế hoạch kiểm toán

- Bước 4: Thực hiện kiểm toán Công việc của bước này bao gồm;

 Thực hiện các thủ tục kiểm soát để đánh giá tính hiệu lực và hiệuquả của hệ thống kiểm soát nội bộ và đánh giá kết quả

 Thực hiện các thủ tục kiểm toán chi tiết Trong bước này gồm 2phần việc đó là thủ tục phân tích chi tiết và kiểm tra chi tiết Vàđánh giá kết quả

 Đánh giá toàn diện những sai sót và phạm vi của cuộc kiểm toán

 Soát xét lại báo cáo tài chính

- Bước 5: Tổng hợp kết quả kiểm toán và báo cáo Công việc của bước nàybao gồm:

 Soát xét các sự kiện xảy ra sau ngày lập báo cáo

 Thu thập thư giải trình của giám đốc

 Tổng hợp toàn bộ các bằng chứng kiểm toán để đưa ra ý kiến

 Lập báo cáo kiểm toán

- Bước 6: Công việc thực hiện sau kiểm toán Công việc cuả bước này bao gồm:

 Đánh giá chất lượng cuộc kiểm toán

 Giữ mối quan hệ với khách hàng

Thêm vào đó đối với công việc cụ thể trong từng bước trong quy trình kiểm toán theo AS/2 đều có các hướng dẫn cụ thể và chi tiết

Trang 18

sơ đồ 2.2 : Quy trình kiểm toán tại Deloitte Vi

ệt Nam theo tiêu chuẩn của Deloitte Touche

Tohmatsu

Trang 19

Những công

việc thực

hiện sau

kiểm toán

Quản lý hợp đồng kiểm toán

Kế hoạch kiểm toán chiến lược Tìm hiểu khách hàng và môi trường hoạt động kinh doanh

Tìm hiểu về hệ thống kiểm soát nội bộ Tìm hiểu chu trình kế toán Thực hiện những thủ tục phân tích sơ bộ Xác lập mức trọng yếu Đánh giá mức độ rủi ro của các sai sót tiềm tàng Lập kế hoạch quy trình kiểm toán Lập kế hoạch các thủ tục kiểm tra hoạt động hiệu quả của

hệ thống kiểm soát nội bộ Lập kế hoạch kiểm toán chi tiết Tổng hợp và trao đổi, thảo luận về kế hoạch kiểm toán

Thực hiện các thủ tục kiểm tra hoạt động hiệu quả của hệ thống kiểm soát Thực hiện các quy trình phân tích và kiểm tra chi tiết

Xem xét lại những sự kiện sau ngày kết thúc niên độ kế toán Thu thập thư giải trình của Ban giám đốc Tổng hợp các ghi chép Phát hành báo cáo kiểm toán

Đánh giá rủi ro chấp nhận hợp đồng kiểm toán Lựa chọn nhóm phụ trách hợp đồng Thiết lập nhóm kiểm toán

Đánh giá khái quát các sai phạm và phạm vi kểm toán Thực hiện xem xét lại báo cáo tài chính

Trang 20

Đánh giá chất lượng hợp đồng

Mỗi giai đoạn của cuộc kiểm toán đều được phân công phân nhiệm rõràng Trước hết, những công việc đánh giá, xử lý các rủi ro của cuộc kiểmtoán và thiết lập các điều khoản hợp đồng kiểm toán là những công việc màban giám đốc có sự cố vấn của các chuyên gia thực hiện trước khi kiểm toán.Sau khi tiến hành lựa chọn nhóm kiểm toán, trên cơ sở phân công của cácgiám đốc kiểm toán, trưởng nhóm kiểm toán có thể là các kiểm toán viêncao cấp sẽ tiến hành lập kế hoạch kiểm toán tổng quát và chi tiết Trưởngnhóm kiểm toán sẽ giao cho các thành viên trong nhóm kiểm toán nhữngphần việc phải thực hiện Và trưởng nhóm kiểm toán sẽ tổng hợp kết quảlàm việc của các thành viên trong nhóm vào file kiểm toán Cuối cùng là đưa

ra báo cáo kiểm toán

Hệ thống Hồ sơ kiểm toán theo AS/2:

Hệ thống hồ sơ kiểm toán của Deloitte Việt Nam xây dựng nhằm mụcđích trợ giúp quá trình lập kế hoạch kiểm toán, lập các giấy tờ làm việc, xácđịnh và kiểm tra các bước kiểm soát, lập báo cáo tài chính sau kiểm toán,lưu trữ các thông tin khác để giao dịch và phục vụ khách hàng Hồ sơ kiểmtoán góp phần rút ngắn quá trình lập kế hoạch kiểm toán, đưa ra các khảnăng rủi ro của từng phần hành khi lập kế hoạch kiểm toán Đồng thời, hồ sơkiểm toán cũng giúp kiểm toán viên thiết lập các giấy tờ làm việc phục vụquá trình kiểm tra chi tiết Mặt khác, hồ sơ kiểm toán chuẩn được thiết kế vàquản lý bởi phần mềm kiểm toán AS/2 cũng góp phần đảm bảo cho các kiểmtoán viên nói riêng và công ty nói chung có thể áp dụng đúng phương phápkiểm toán chuẩn DTT Do vậy, hồ sơ kiểm toán góp phần toàn cầu hóaphương pháp kiểm toán và mang lại hiệu quả cao trong các cuộc kiểm toán

Chuẩn bị, xem xét lại và kiểm soát các giấy tờ làm việc

Trang 21

Hệ thống hồ sơ kiểm toán dựng trên cơ sở hệ thống các chỉ mục chuẩn nhưsau:

+ 1000: Lập kế hoạch kiểm toán

1100: Lập kế hoạch giao dịch và phục vụ khách hàng

1200: Đánh giá rủi ro kiểm toán và môi trường kiểm soát

1300: Thiết lập các điều khoản Hợp đồng kiểm toán

1400: Tìm hiểu hoạt động kinh doanh của khách hàng

1500: Tìm hiểu các chu trình kế toán

1600: Các thủ tục đánh giá, phân tích tổng quát

+ 3000: Quản lý cuộc kiểm toán

3100: Đánh giá và thực hiện việc giao dịch và cung cấp dịch vụ cho

khách hàng

3200: Thời biểu và nguồn tài liệu cho kiểm toán viên

3300: Tài liệu họp với khách hàng

3400: Tài liệu giao dịch với khách hàng

+ 4000: Hệ thống kiểm soát

4100: Kết luận về quá trình kiểm tra hệ thống kiểm soát nội bộ

4200: Giảm thiểu các bước kiểm soát – khu vực không có rủi ro

Trang 22

4300: Các bước kiểm soát thông qua hệ thống máy tính – không có

rủi ro cụ thể+ 5000: Kiểm tra chi tiết phần tài sản

5100: Phần tiền mặt, tiền gửi ngân hàng

5200: Các khoản đầu tư

5300: Các khoản phải thu

6300: Vay và phải trả dài hạn

6400: Các loại thuế doanh nghiệp phải nộp

+ 7000: Kiểm tra chi tiết phần vốn sở hữu

- Phần mềm kiểm toán ứng dụng: Ngoài việc cung cấp cho Deloitte

Việt Nam một phương pháp kiểm toán rất thông minh và hệ thống hồ sơ,giấy tờ làm việc tiên tiến, AS/2 còn cung cấp một phần mềm máy tính để trợgiúp kiểm toán viên trong công việc Phần mềm máy tính hoàn hảo này đãgiúp cho kiểm toán viên tiết kiệm được rất nhiều thời gian và công sức trong

Trang 23

công việc Song phần mềm này không thể hoàn toàn làm được tất cả mọicông việc cho KTV vì bên cạnh việc đưa ra các số liệu tổng hợp, xử lý sốliệu do chương trình máy tính thực hiện thì kiểm toán viên phải tiến hànhkiểm tra chi tiết cũng như đối chiếu số liệu, đánh tham chiếu…

Như vậy có thể thấy AS/2 là một hệ thống phương pháp kiểm toán tiêntiến với rất nhiều hữu ích đã giúp cho các KTV của Deloitte Việt Nam hoànthành tốt công việc cũng như góp phần tạo nên những thành công củaDeloitte Việt Nam như ngày hôm nay

Trang 24

Phần II

THỰC TRẠNG KIỂM TOÁN CHU TR ÌNH TIỀN LƯƠNG

VÀ NHÂN VIÊN TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY KIỂM TOÁN DELOITTE

VIỆT NAM THỰC HIỆN

I Kiểm toán chu trình tiền lương và nhân viên trong kiểm toán báo cáo tài chính

1 Vai trò, mục tiêu kiểm toán chu trình tiền lương và nhân viên trong kiểm toán báo cáo tài chính

1.1 Vai trò của kiểm toán chu trình tiền lương và nhân viên trong kiểm toán BCTC

Kiểm toán chu trình tiền lương và nhân viên đóng một vai trò quan trọngtrong kết quả hoạt động của doanh nghiệp vì một số lí do sau đây:

- Chi phí tiền lương và các khoản trích theo lương là một khoản chi phílớn trong hầu hết các doanh nghiệp và các tổ chức

- Chi phí tiền lương được xem là một khoản mục trọng yếu khi đánh giágiá trị hàng tồn kho của các công ty sản xuất hay xây dựng vì nếu việc phânloại và phân bổ chi phí tiền lương mà không đúng đắn cho các đối tượngchịu chi phí thì sẽ dẫn đến sai sót trọng yếu về giá trị sản phẩm dở dang vàgiá trị hàng tồn kho và tất nhiên ảnh hưởng tới lợi tức

Trang 25

- Tiền lương là một lĩnh vực có thể xảy ra các hình thức gian lận củanhân viên làm cho một lượng tiền lớn của công ty bị sử dụng kém hiệu quảhoặc bị thất thoát.

- Ngoài ra tiền lương chính là phần thù lao lao động được biểu hiệnbằng tiền mà doanh nghiệp trả cho người lao động căn cứ vào thời gian, khốilượng và chất lượng công việc của họ Về bản chất tiền lương tiền lươngchính là biểu hiện bằng tiền của giá cả sức lao động Mặt khác tiền lươngcòn là đòn bẩy kinh tế để khuyến khích tinh thần hăng hái lao động, kíchthích và tạo mối quan tâm của người lao động đến kết quả công việc của họ

Tổ chức tốt kế toán lao động, tiền lương và các khoản trích theo lương làmột trong những điều kiện để quản lí tốt quỹ lương và quỹ bảo hiểm xã hộiđảm bảo cho việc trả lương và bảo hiểm xã hội đúng nguyên tắc, đúng chế

độ, có tác dụng khuyến khhích người lao động nâng cao năng xuất lao động;đồng thời tạo điều kiện tính và phân bổ chi phí tiền lương và các khoản tríchtheo lương vào giá thành sản phẩm chính xác

Do đó, kiểm toán chu trình tiền lương và nhân viên thường được kiểmtoán viên chú trọng trong các cuộc kiểm toán

1.2 Mục tiêu của kiểm toán chu trình tiền lương và nhân viên

Mục tiêu chung: đối với chu trình này là kiểm toán viên phải thu thập

các bằng chứng để khẳng định tính trung thực và hợp lý của các nghiệp vụ

về tiền lương và nhân viên, tất cả các thông tin tài chính trọng yếu có liênquan tới chu trình đều được trình bày phù hợp với các nguyên tắc và chế độ

kế toán hiện hành

Mục tiêu hiện hữu: nghĩa là các nghiệp vụ tiền lương đã được ghi chép

thì thực sự đã xảy ra và số dư tài khoản tiền lương và các khoản trích theolương phải thực sự tồn tại

Trang 26

Mục tiêu trọn vẹn: mục tiêu về sự trọn vẹn đối với các nghiệp tiền

lương có ý nghĩa rằng tất cả các nghiệp vụ tiền lương đã xảy ra thì đều đượcghi chép đầy đủ

Mục tiêu về quyền và nghĩa vụ: mục tiêu quyền và nghĩa vụ đối với

chu trình này có nghĩa rằng đơn vị phải có nghĩa vụ thanh toán tiền lương vàcác khoản trích trên tiền lương theo đúng chế độ tài chính kế toán hiện hành

Mục tiêu tính giá: mục tiêu về sự đo lường và tính giá đối với các

nghiệp vụ tiền lương và các số dư có liên quan nghĩa là những giá trị đãđược ghi chép về các nghiệp vụ tiền lương hợp lệ là đúng Nhiều khi giá trịcủa các nghiệp vụ về tiền lương được phản ánh, ghi chép không chính xác

do một số các nguyên nhân khác nhau Mục tiêu về tính giá đối với cácnghiệp vụ tiền lương còn có ý nghĩa quan trọng trong công việc lập các bảnbáo cáo các khoản thuế phải nộp và các khoản phải nộp khác có liên quan tớitiền lương Để tránh rủi ro về sai phạm trong việc tính toán các khoản thuế

và các khoản phải nộp liên quan tới tiền lương thì các tổ chức thường phâncông một nhân viên thực hiện rà soát một cách độc lập về vấn đề tính toán

và lập các báo cáo

Mục tiêu phân loại và trình bày: mục tiêu phân loại và trình bày đối với

nghiệp vụ tiền lương có nghĩa là chi phí tiền lương và các khoản phải thanhtoán cho công nhân viên phải được trình bày vào các tài khoản thích hợp Cónhiều khi chi phí nhân công trực tiếp lại được phản ánh vào tài khoản chi phísản xuất chung, chi phí quản lí doanh nghiệp hay chi phí bán hàng Nhữngsai phạm như vậy sẽ dẫn đến những sai lệch trong các khoản chi phí và ảnhhưởng đến giá trị hàng tồn kho cũng như những tài sản có liên quan kháctrên báo cáo tài chính

1.3 Các loại hình kiểm soát nội bộ đối với khoản mục tiền lương

Trang 27

Các loại hình kiểm soát nội bộ trong chu trình tiền lương và nhân viênđược thiết lập nhằm thực hiện các chức năng của chu trình

Nghiệp vụ phê duyệt: Các cần được tuyển dụng dựa trên các tiêu chuẩn

do ban quản lí phê duyệt để phòng nhân sự có thể tuyển chọn được đúngngười, đúng việc thì doanh nghiệp cần có các tiêu chí tuyển dụng lao động

rõ ràng Nếu không, sẽ chỉ tuyển chọn, thuê mướn được những lao động kém

về năng lực và phẩm chất dẫn tới việc tăng chi phí đào tạo, phải bỏ ra nhữngchi phí không đáng có

Ghi sổ kế toán về tiền lương: các khoản chi liên quan tới lương, thưởng,

các khoản trích theo lương, khoản khấu trừ, thuế, phúc lợi phải được ghichép chính xác về số học, nếu không sẽ dẫn tới việc chi phí và nợ sau đó bịtrình bày sai, và việc phân bổ chi phí nhân công sẽ không chính xác

Thực chi: thiết lập các thủ tục tiền lương và nhân viên cần phải tuân

thủ theo sự phê chuẩn của ban quản lí, tất cả các khoản chi tiền lương phảicăn cứ váo các khoản nợ đã được ghi nhận

Tiếp cận hệ thống sổ sách: nhằm kiểm soát đối với các khoản chi

không đúng chỗ và những chi phí nhân công không được thông qua thì banquản lí doanh nghiệp cần đưa ra chính sách nhằm hạn chế việc tiếp cận hệthống báo cáo sổ sách nhân sự và kế toán tiền lương ở một số người có thẩmquyền Chẳng hạn, ban quản lí có thể tạo ra các hàng rào cản trở những nhânviên không có phận sự tiếp cận tới tài liệu của bộ phận nhân sự và bộ phậntiền lương, và phân chia trách nhiệm tách bạch giữa các quyền phê duyệt,quyền ghi chép sổ sách, và quyền thanh toán tiền lương để hạn chế các hành

vi gian lận

Phân chia trách nhiệm: để đảm bảo một cánh thoả đáng về việc phân

chia tách bạch các trách nhiệm thì bộ phận nhân sự cần phải tách bạch khỏitrách nhiệm tính toán lương, thưởng; lập bảng lương, thưởng; chi lương,

Trang 28

thưởng và trách nhiệm giám sát thời gian lao động hoặc dịch vụ hoàn thành.Nếu không chức năng phê duyệt của bộ phận nhân sự sẽ phối hợp với chứcnăng thanh toán tiền lương dẫn tới các cơ hội tăng mức lương, bậc lươngmột cách cố ý vì mục đích tư lợi hoặc tạo ra nhân viên khống.

2 Quy trình kiểm toán chu trình tiền lương và nhân viên trong kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty TNHH Deloitte Việt Nam

2.1 Lập kế hoạch kiểm toán

Lập kế hoạch kiểm toán là giai đoạn đầu tiên mà các kiểm toán viên cầnthực hiện trong mỗi cuộc kiểm toán nhằm tạo ra các điều kiện pháp lý cũngnhư các điều kiện cần thiết khác cho cuộc kiểm toán Chuẩn mực kiểm toánViệt Nam số 300 về “lập kế hoạch kiểm toán” cũng đã nêu rõ kiểm toán viên

và công ty kiểm toán cần lập kế hoạch kiểm toán để có thể đảm bảo rằngcuộc kiểm toán đã được tiến hành một cách có hiệu quả Tại Deloitte ViệtNam lập kế hoạch kiểm toán cho từng khách hàng do manager và partnerphụ trách khách hàng đó lập và dựa theo kế hoạch chuẩn trên phần mền AS2

và thường thì bao gồm các bước công việc

Chuẩn bị kiểm toán: công việc đầu tiên trong bước này là đánh giá khảnăng chấp nhận kiểm toán, đối với những khách hàng quen thuộc của công

ty thì bước công việc này thường thực hiện đơn giản Đối với khách hàngmới đây là một bước cực kì quan trọng đối với Deloitte Việt Nam Manager

và partner sẽ đánh giá hệ thống kiểm soát chất lượng, độ liêm chính của bangiám đốc, liên hệ với kiểm toán viên tiền nhiệm để đánh giá xem việc chấpnhận hay tiếp tục với khách hàng này có làm tăng rủi ro hoạt động của KTVhay làm hại đến uy tín và hình ảnh của công ty hay không? Ở Deloitte ViệtNam đang hướng tới những khách hàng ít rủi ro, công ty đang loại bỏ đầnnhững khách hàng rủi ro cao Tiếp theo là nhận diện các lý do kiểm toán thì

Trang 29

manager và partner sẽ phỏng vấn trực tiếp ban giám đốc công ty khách hàng

để biết rõ lí do kiểm toán, việc nhận diện lí do kiểm toán của khách hàngcũng giúp cho công ty kiểm toán ước lượng được quy mô phức tạp của côngviệc kiểm toán cần thực hiện từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho việc lựa chọnđội ngũ nhân viên kiểm toán thích hợp Việc lựa chọn đội ngũ nhân viênkiểm toán của Deloitte do các manager chọn và tuân thủ theo đúng chuẩnmực chung được thừa nhận Khi đã quyết định chấp nhận kiểm toán chokhách hàng thì công ty sẽ kí với khách hàng một hợp đồng về thực hiệnkiểm toán và các dịch vụ liên quan khác( ăn, ở, đi lại của KTV)

Thu thập thông tin cơ sở: Tất cả các thành viên trong nhóm kiểm toán

đều có trách nhiệm thu thập hiểu biết về ngành nghề, công việc kinh doanhcủa khách hàng, tìm hiểu về hệ thống kế toán, hệ thống kiểm soát nội bộ vàcác bên liên quan để đánh giá rủi ro và lên kế hoạch kiểm toán đối vớinhững khách hàng quen thuộc thì việc thu thông tin cơ sở về khách hàng chủyếu sẽ ở file năm ngoái còn với những khách hàng mới việc thu thập thôngtin sẽ phải ở nhiều nguồn Trong giai đoạn này KTV đánh giá khả năng cónhững sai sót trọng yếu, đưa ra đánh giá đầu về mức trọng yếu và thực hiệncác thủ tục phân tích để xác định thời gian cần thiết thực hiện cuộc kiểmtoán và việc mở rộng các thủ tục kiểm toán cần thiết khác

Đối với kiểm toán tiền lương, kiểm toán viên tìm hiểu về chính sáchtiền lương của đơn vị, các phê duyệt về thay đổi mức lương bậc lương,thưởng, các khoản phúc lợi, chính sách tuyển dụng, các quy chế chấm dứthợp đồng lao động …cũng như sự phân tách trách nhiệm giữa các phòng banđặc biệt là phòng tổ chức lao động và phòng kế toán tại đơn vị khách hàng

Thu thập thông tin về nghĩa vụ pháp lý của khách hàng: bao gồm các

thông tin trong các tài liệu như: Giấy phép thành lập và điều lệ công ty, cácBáo cáo tài chính, báo cáo kiểm toán, biên bản thanh tra hay kiểm tra của

Trang 30

năm hiện hành hay trong vài năm trước, biên bản các cuộc họp cổ đông, hộiđồng quản trị và Ban Giám đốc, các hợp đồng và cam kết quan trọng Côngviệc này giúp cho kiểm toán viên nắm bắt được các quy trình mang tínhpháp lý có ảnh hưởng đến các mặt hoạt động kinh doanh của khách hàng,những thông tin này được thu thập trong quá trình tiếp xúc với Ban giám đốccông ty khách hàng

Đánh giá tính trọng yếu và rủi ro: Từ những thông tin đã thu thập ở trên

manager và partner sẽ phân tích đánh giá nhận xét để đưa ra một kế hoạchkiểm toán phù hợp

- Đánh giá tính trọng yếu: trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán,kiểm toán viên phải đánh giá mức độ trọng yếu để ước tính mức độ sai sótcủa Báo cáo tài chính có thể chấp nhận được Công việc này sẽ giúp chokiểm toán viên ước lượng được số bằng chứng kiểm toán cần thu thập mộtcách hợp lí Trường hợp kiểm toán viên xác định mức trọng yếu là thấpnghĩa là mức sai sót có thể chấp nhận được phải thấp thì số lượng bằngchứng kiểm toán cần phải thu thập sẽ nhiều hơn trong trường hợp kiểm toánviên xác định mức trọng yếu cao hơn

- Đánh giá rủi ro: có ba loại rủi ro mà kiểm toán viên cần đánh giátrong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán

Rủi ro cố hữu: để đánh giá loại rủi ro này kiểm toán viên cần xem

xét đến bản chất kinh doanh của khách hàng, tính trung thực của Ban giámđốc, kết quả các lần kiểm toán trước, các nghiệp vụ kinh tế không thườngxuyên, kết quả kiểm toán năm ngoái…

Rủi ro kiểm soát: thông qua việc tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội

bộ của khách hàng mà kiểm toán viên đánh giá rủi ro kiểm soát là cao haythấp Nếu hệ thống kiểm soát của khách hàng tốt thì rủi ro kiểm soát sẽ ởmức thấp và ngược lại

Trang 31

Rủi ro phát hiện: đó là khả năng xảy ra các sai sót và gian lận mà

hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng và kiểm toán viên không pháthiện được Trình độ của kiểm toán viên là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đếnviệc phát sinh loại rủi ro này

Ở Deloitte Việt Nam mức trọng yếu sẽ được xác định chung cho tất cả cáckhoản mục chứ không phân bổ mức trọng yếu cho từng khoản mục, khoảnmục nào được xác định là quan trọng ảnh hưởng nhiều đến các khoản mụckhác hay có nhiều khả năng xảy ra sai xót sẽ được tập chung xem xét kĩ hơn

2.2 Thực hiện kiểm toán

2.2.1 Thử nghiệm kiểm soát

Khảo sát tổng quan chu trình tiền lương và nhân viên: bảng tính lương

của đơn vị được kiểm toán chính là cơ sở để thanh toán tiền lương, ghi chépvào sổ sách kế toán và phân bổ chi phí tiền lương, do đó nó thường là điểmxuất phát trong các cuộc khảo sát về kiểm toán tiền lương và nhân viên Và

ở Deloitte Viêt Nam cũng vậy, đầu tiên KTV chọn ra bảng tính lương củamột kì nào đó để kiểm tra độ chính xác số học của việc tính toán, và việcphân bổ vào các tài khoản hợp lí Sau đó KTV chọn ngẫu nhiên một số nhânviên kiểm tra sự hoàn hảo của các hồ sơ và rà soát lại các báo cáo hoạt độngnhân sự về sự phê duyệt xem có hợp lí không ( bao gồm kiểm tra hợp đồnglao động, các giấy tờ liên quan đến việc tuyển dụng…), đồng thời KTV sosánh các mức lương, bậc lương và các khoản khấu trừ trên các sổ nhân sựvới các thông tin như vậy trên bảng tính lương để xác định xem chúng cógiống nhau hay không

Các khảo sát tiền lương khống: Trong lĩnh vực tiền lương và nhân viên

có nhiều cách khác nhau để nhân viên có thể thực hiện hành vi gian lận, tuynhiên hình thức phổ biến nhất vẫn là “lương khống” Lương khống có thểbiểu hiện dưới hình thái là số nhân viên khống hoặc số giờ lao động hoặc số

Trang 32

lượng sản phẩm hoàn thành khống, để kiểm soát được những gian lận nàyKTV của Deloitte Việt Nam có một số giả pháp như sau:

- Số nhân viên khống: đó là việc tiếp tục viết phiếu chi cho nhân viên

đã thôi việc hoặc đã mãn hạn hợp đồng hoặc không có thực Hành động gianlận này rất dễ xảy ra ở những đơn vị mà nguyên tắc phân công phân nhiệm,nguyên tắc bất kiêm nhiệm không được tuân thủ

Để kiểm soát nghiệp vụ này KTV của Deloitte so sánh tên trên cácphiếu chi hoặc séc chi lương đã thanh toán với các bảng chấm công và cácgiấy tờ liên quan khác về chữ kí phê chuẩn và tính hợp lí của chữ kí tắt mặtsau

Một thủ tục khác nữa là KTV chọn ra một số hồ sơ nhân viên từ sổ nhân

sự nhằm tìm các nhân viên đã thôi việc đã mãn hạn hợp đồng lao động trongnăm hiện hành để xác định xem các khoản thanh toán mãn hạn hợp đồng chonhân viên này có phù hợp với chính sách của công ty hay không

Kiểm tra việc thanh toán lương cho nhân viên để đảm bảo việc chấm dứtthanh toán cho những nhân viên đã kết thúc hợp đồng lao động Một nhượcđiểm của thủ tục này là nếu phòng nhân sự không được báo cáo về việc mãnhạn hợp đồng thì thủ tục này sẽ không còn hiệu lực

Một biện pháp khác mà KTV của Dloitte Việt Nam tiến hành nhằm kiểmsoát số nhân viên khống bằng cách là yêu cầu trả lương đột xuất, mọi nhânviên đều phải trực tiếp kí vào phiếu chi hoặc séc chi của mình dưới sự giámsát của KTV Đây là hình thức rất tốn thời gian và công sức của cả hai phíanên rất hiếm khi được thực hiện

- Số giờ, khối lượng công việc, sản phẩm hoặc lao vụ hoàn thànhkhống: hình thức này dễ xảy ra trong những trường hợp do việc theo dõi thờigian, giám sát và quản lí không chặt chẽ hoặc do sự móc nối giữa ngườigiám sát với nhân viên của họ

Trang 33

Để khảo sát hình thức gian lận này các KTV của Deloitte Việt Nam tiếnhành cân đối tổng số giờ công, ngày công hoặc khối lượng công việc hay lao

vụ được thanh toán theo số lương với số liệu ghi chép độc lập và được kiểmtra thường xuyên của KTVNB tại từng bộ phận hoạt động Hoặc KTV sẽtiếp cận với quản đốc nhằm theo dõi việc chấm công của quản đốc và phỏngvấn nhân viên về việc kiểm soát giờ giấc của quẩn đốc

* Ngoài ra có một thủ tục mà các KTV Deloitte Việt Nam thường xuyên

dùng để khảo sát tiền lương khống đó là thủ tục ước tính lương có hai cách

thường dùng để ước tính đó là:

- Đối với các doanh nghiệp không có biến động nhiều về mức lương và

số nhân công thì KTV sẽ chọn mẫu một tháng lương sau đó nhân với mườihai tháng để tính ra mức lương của công ty trong một năm Từ số ước tínhnày KTV so sánh với số của khách hàng nếu chênh lệch nhỏ hơn mức trọngyếu cho phép( mức trọng yếu này được manager hay partner xác định trong

kế hoạch kiểm toán) thì bỏ qua, nếu chênh lệch lớn hơn mức trọng yếu đặt rathì yêu cầu ban giám đốc giả trình

- Đối với doanh nghiệp mà mức lương và số nhân viên thường xuyênthay đổi thì KTV sẽ tính ra mức lương trung bình một tháng của một nhânviên trong năm ngoái dựa vào hồ sơ kiểm toán năm trước theo công thức

Lương TB của 1 nhân viên = Tổng lương/ ( 12 x số nhân viên trung bình)

Số nhân viên trung bình cũng lấy số liệu kiểm toán măn trước

Từ số tiền lương trung bình của một nhân viên trong năm trước KTV nhânvới mức biến động lương trong năm nay so với năm trước( số liệu về mứcbiến động lương năm nay so với năm trước do ban giám đốc giải trình) đểtính ra tiền lương trung bình của một nhân viên trên một tháng trong năm

Trang 34

nay Sau đó KTV sẽ lấy số nhân viên trung bình của năm nay( số liệu nàyđược phòng nhân sự cung cấp) nhân với mức lương trung bình năm nay vừatính được tính được và nhân với mười hai tháng sẽ ra tổng tiền lương nămnay của doanh nghiệp do KTV ước tính Từ số ước tính này KTV so sánhvới số của khách hàng nếu chênh lệch nhỏ hơn mức trọng yếu chophép( mức trọng yếu này được manager hay partner xác định trong kế hoạchkiểm toán) thì bỏ qua, nếu chênh lệch lớn hơn mức trọng yếu đặt ra thì yêucầu ban giám đốc giả trình.

Các khảo sát việc phân bổ chi phí tiền lương vào các đối tượng sử dụng lao động: việc tính và phân bổ tiền lương cho các đối tượng sử dụng lao

động không đúng sẽ dẫn tới việc đánh giá sai lệch các tài sản trên bảng cânđối kế toán, sai lệch các chỉ tiêu trên báo cáo kết quả kinh doanh chẳng hạnnhư sẽ làm sai lệch giá trị của các chỉ tiêu như: sản phẩm dở dang, thànhphẩm, hàng tồn kho, giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí quản lýdoanh nghiệp…

Để khảo sát nghiệp vụ này các KTV sẽ xem xét tính nhất quán tronghạch toán chi phí giữa các kỳ kế toán đối với việc phân loại các bộ phận chịuphí ( bộ phận trực tiếp sản xuất, bán hàng, quản lí doanh nghiệp…) Ngoài raKTV còn kiểm tra sơ đồ hạch toán tiền lương xem có đúng theo quy địnhhiện hành và chính sách đã đề ra của công ty hay không

Các khảo sát đối với các khoản trích theo lương: theo quy định của chính

sách kế toán hiện hành, quỹ bảo hiểm xã hội, quỹ bảo hiểm y tế và kinh phícông đoàn là các khoản trích theo lương Đối với các khoản này thì KTV củaDeloitte sẽ lấy kết quả của việc kiểm toán tiền lương làm căn cứ tính ra quỹbảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn Đồng thời đối chiếu vớibiên bản xác nhận của cơ quan bảo hiểm xem đơn vị có hạch toán đúng haykhông

Trang 35

2.2.2 Thử nghiệm cơ bản

Sau khi tiến hành các thử nghiệm kiểm soát, nếu KTV nhận thấy rằng

hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng hoạt động tốt, các nghiệp vụ vềtiền lương đã được tính toán và vào sổ đúng đắn, các sổ nhật ký tiền lương,các bảng tính lương, bảng chấm công, các phương pháp phân bổ chi phí phí

và các báo cáo có liên quan đều thống nhất thì các khảo sát chi tiết số dư sẽđược giảm bớt và ngược lại

Nếu KTV nhận thấy có sự thay đổi đáng kể trong thủ tục kiểm soát hoặctrong việc áp dụng các phương pháp hạch toán mới của khách hàng thì KTV

sẽ bổ sung thêm các thử nghiệm tuân thủ để đánh giá hệ thống KSNB hoặc

là sẽ đánh giá rủi ro kiểm soát cao và sẽ không cần xem xét hệ thống KSNB

mà thực hiện luôn thử nghiệm cơ bản

Mục tiêu của các thử nghiệm cơ bản trong kiểm toán tiền lương và cáckhoản trích theo lương là kiểm tra xem các khoản tính dồn về tiền lương vàcác khoản trích theo lương có được đánh giá đúng hay không đồng thời cũngxác định xem các nghiệp vụ trong chu trình tiền lương và nhân viên có đượcthanh toán và ghi sổ đúng kì hạn hay không Các số dư tài khoản của tàikhoản tiền lương thưởng và các khoản phải trả CNV (TK334), tài khoảnphải trả, phải nộp khác (TK338), các tài khoản liên quan đến các khoảntrích theo lương như BHXH, BHYT, KPCĐ và các tài khoản liên quan đếnchu trình tiền lương như chi phí nhân công trực tiếp (TK622), chi phí sảnxuất chung (TK627), chi phí quản lí doanh nghiệp (TK642) sẽ là đối tượngthường xuyên của các KTV thực hiện kiểm toán tiền lương và nhân viên nếuKTV thực hiện thử nghiệm cơ bản Cụ thể:

- Đối với tài khoản “ Phải trả công nhân viên- TK334” khi thực hiệnthử nghiệm cơ bản KTV sẽ tiến hành thông qua số dư tiền lương, tiềnthưởng và các khoản thanh toán khác cho CNV Khi tiến hành thử nghiệm

Trang 36

cơ bản trên số dư tiền lương KTV sẽ vận dụng những hiểu biết về nhữngchính sách và chế độ thanh toán tiền lương của doanh nghiệp từ những bướctìm hiểu về khách hàng ở trên và từ đó đánh giá xem chúng có được tuân thủmột cách nhất quán hay không Khi KTV đã xác định được chính sách củadoanh nghiệp đối với tiền lương là nhất quán giữa các kì kế toán thì KTV sẽbắt đầu xem xét đến thời hạn và độ tin cậy của số dư trên tài khoản “ Phải trảcông nhân viên”.

Về các khoản tiền thưởng tính dồn tại một số doanh nghiệp, số tiềnthưởng phải trả cho người lao động chưa được trả vào cuối niên độ là mộtkhoản mục lớn, nếu không ghi chép kịp thời và chính xác sẽ dẫn tới nhữngsai sót trọng yếu trên bảng cân đối kế toán Để kiểm tra khoản mục này KTV

sẽ xem xét tính kịp thời và chính xác trong việc ghi sổ các khoản đó thôngqua việc đối chiếu với quyết định hay biên bản của ban quản lý về sự phêduyệt các khoản tiền lương đối với người lao động

Đối với các khoản phải trả khác cho công nhân viên, bao gồm các khoảnđược chia từ phúc lợi, tiền nghỉ ốm đau, thai sản, bảo hiểm mà người laođộng được hưởng thì KTV sẽ xem xét tính nhất quán trong cách tính dồngiữa các kì kế toán sau đó KTV sẽ kiểm tra độ tin cậy của số liệu bằng cáchtính toán lại chi tiết các khoản tiền liên quan đã được ghi sổ và cộng dồn,đồng thời sẽ xem xét các chứng từ tài liệu đính kèm

- Đối với khoản “Phải trả phải nộp khác- TK338” có liên quan tới cáckhoản trích nộp trên tiền lương như: BHXH, BHYT, KPCĐ thì KTV sẽ sosánh số dư trên các tài khoản chi tiết với số liệu trên bảng tính trích BHXH,BHYT, KPCĐ và đối chiếu với các khoản chi bằng tiền đã phát sinh trên cácchứng từ chi tiền mặt

- Đối với các khoản chi phí liên quan đế chu trình tiền lương và nhân viên

“ Chi phí nhân công trực tiếp- TK 622” “ Chi phí quản lý sản xuất

Trang 37

chung-TK627” “ Chi phí bán hàng- TK641” và “ Chi phí quản lý doanh TK642” thì KTV thường chỉ tiến hành bổ sung các thử nghiệm cơ bản khiphát hiện những nhược điểm trong cơ cấu KSNB của đơn vị kiểm tra liênquan tới việc hạch toán và ghi sổ các tài khoản này Ngoài ra các thông tincủa khoản mục này sẽ được đối chiếu với KTV làm phần hành chi phí

2.3 Kết thúc kiểm toán

2.3.1 Xem xét các sự kiện xảy ra sau ngày kết thúc niên độ

Kiểm toán viên có trách nhiệm xem xét lại các nghiệp vụ và các sựkiện xảy ra sau ngày kết thúc niên độ để xác định liệu có sự kiện gì xảy ra

mà có thể có ảnh hưởng đến ý kiến của KTV hay không, nếu có sự kiện nào

đó ảnh hưởng đến ý kiến kiểm toán thì KTV sẽ yêu cầu kế toán đưa ra búttoán điều chỉnh điều chỉnh (đối với khoản mục tiền lương thì thường xảy raviệc kế toán phân bổ chi phí tiền lương không hợp lí ) Việc chấp nhận điềuchỉnh hay không của kế toán sẽ ảnh hưởng tới kết luận của kiểm toán viênsau này

2.3.2 Tổng hợp và đánh giá kết quả kiểm toán

Giai đoạn này KTV phải hoàn thành tất cả các thủ tục kiểm toán sau đóhợp nhất tất cả các kết quả vào một kết luận chung KTV phải quyết địnhliệu bằng chứng kiểm toán đã được tập hợp đầy đủ để đảm bảo cho kết luận

là các báo cáo tài chính đã được trình bày phù hợp với chuẩn mực và chínhsách kế toán hiện hành hay chưa

2.3.3 Lập báo cáo kiểm toán

Báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính là báo cáo bằng văn bản doKTV lập và công bố để nêu rõ ý kiến chính thức của mình về báo cáo tàichính của khác hàng Ý kiến của KTV có thể là:

- Ý kiến chấp nhận toàn phần: KTV và công ty kiểm toán đưa ra ý kiếnchấp nhận toàn phần khi báo cáo tài chính của đơn vị được kiểm toán phản

Trang 38

ánh trung thực và hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu và phù hợp với cácchuẩn mực và chính sách kế toán hiện hành, nhưng không có nghĩa là báocáo tài chính được kiểm toán là chính xác tuyệt đối mà có thể có sai sótnhưng sai sót đó không trọng yếu.

- Ý kiến chấp nhận từng phần: KTV và công ty kiểm toán đưa ra ý kiếnchấp nhận từng phần khi báo cáo tài chính chỉ phản ánh trung thực và hợp lýtình hình tài chính của đơn vị trên các khía cạnh trọng yếu nếu không bị ảnhhưởng bởi các yếu tố tùy thuộc mà kiểm toán viên đã nêu ra trong báo cáokiểm toán về báo cáo tài chính ( trong trường hợp này nếu kế toán chấp nhậnđiều chỉnh các yếu tố ảnh hưởng do KTV đưa ra thì có thể đưa ra ý kiếnchấp nhận toàn phần)

- Từ chối đưa ra ý kiến: KTV và công ty kiểm toán đưa ra ý kiến từchối trong trường hợp hậu quả của việc giới hạn phạm vi kiểm toán là quantrọng hoặc tính không đầy đủ về thông tin đến mức làm cho KTV không thểthu thập đầy đủ bằng chứng kiểm toán để đưa ra ý kiến về báo cáo tài chính

- Ý kiến không chấp nhận: KTV và công ty kiểm toán đưa ra ý kiếnkhông chấp nhận khi không thống nhất được với ban giám đốc khách hàng

về những vấn đề liên quan đến tình hình tài chính của đơn vị đến mức màKTV cho rằng ý kiến chấp nhận từng phần là chưa đủ để thể hiện tính chấtsai sót của báo cáo tài chính

III Kiểm toán tiền lương và các khoản trích theo lương do công ty kiểm toán Deloitte Việt Nam thực hiện tại công ty sản xuất ống thép VSP

1 Lập kế hoạch kiểm toán

1.1 Tìm hiểu chung khách hàng

Trang 39

VSP là doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài thành lập tại Việt Namtheo giấy phép đầu tư số 1929/GP ngày 25/6/1997 với thời gian hoạt động là

30 năm kể từ ngày được cấp giấy phép và các giấy phép điều chỉnh Các cổđông của công ty là: Sumitomo Metal Industrial, Sumitomo Corporation vàMitsui&co Tổng số nhân viên của công ty tại ngày 31/12/2007 là 869 người Ngành nghề kinh doanh và hoạt động chủ yếu của công ty là sản xuất vàgia công ống thép cao cấp, các phụ tùng kim loại và băng lá thép dùng trongcông nghiệp ôtô xe máy và các ngành công nghiệp khác

Báo cáo tài chính được trình bày theo nguyên tắc giá gốc và phù hợpvới các Chuẩn mực kế toán Việt Nam, Hệ thống kế toán Việt Nam và cácquy định hiện hành về kế toán việt Nam Đơn vị tiền tệ sử dụng trong báocáo tài chính của công ty là đồng Đô la Mĩ (USD), kì kế toán của công bắtđầu từ ngày 1/1 và kết thúc ngày 31/12

1.2 Các chính sách kế toán chủ yếu tại công ty khách hàng

- Các chính sách kế toán đối với các ước tính kế toán: việc lập báo cáotài chính tuân thủ theo các chuẩn mực kế toán Việt Nam, Hệ thống kế toánViệt Nam và các quy định khác về kế toán hiện hành tại Việt Nam yêu cầuban giám đốc phải có những ước tính và giả định ảnh hưởng đến số liệu báocáo về công nợ, tài sản và việc trình bày các khoản công nợ và tài sản tiềmtàng tại ngày lập báo cáo tài chính cũng như số liệu báo cáo về doanh thu vàchi phí trong suốt năm tài chính Kết quả hoạt động kinh doanh có thể khácvới các ước tính giả định đặt ra

- Tiền: Bao gồm tiền mặt tại quỹ và tiền gửi ngân hàng

- Hàng tồn kho: được xác định trên cơ sở giá thấp hơn giữa giá gốc vàgiá trị thuần có thể thực hiện được Giá gốc hang tồn kho bao gồm chi phínguyên vật liệu trực tiếp, chi phí lao động trực tiếp và chi phí sản xuấtchung, nếu có, để có được hàng tồn kho ở vị trí và trạng thái hiện tại Giá

Ngày đăng: 23/03/2013, 17:56

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Kiểm toán (Auditing) – ALVIN A.ARENS & JAMES K.LOEBBECKE – NXB Thống kê Khác
5. Chuẩn mực kiểm toán số 200, 300, 310, 400, 520, 530 Khác
6. Kiểm toán tài chính – NXB Thống kê 2003 – TS Võ Văn Nhị - Trần Anh Hoa – Thạc sĩ Nguyễn Ngọc Dung Khác
7. Kiểm toán – TS. Vương Đình Huệ - Đoàn Xuân Tiên – NXB Tài chính năm 1996 Khác
8. Tài liệu nội bộ của Công ty Deloitte Việt Nam Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.2.1: Một số chỉ tiêu phẩn ánh kết quả hoạt động kinh doanh của  Deloitte Việt Nam - 135 Hoàn thiện kiểm toán chu trình tiền lương và nhân viên trong kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Deloitt Việt Nam
Bảng 2.2.1 Một số chỉ tiêu phẩn ánh kết quả hoạt động kinh doanh của Deloitte Việt Nam (Trang 7)
Bảng 2.2.1: Một số chỉ tiêu phẩn ánh kết quả hoạt động kinh doanh  của  Deloitte Việt Nam - 135 Hoàn thiện kiểm toán chu trình tiền lương và nhân viên trong kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Deloitt Việt Nam
Bảng 2.2.1 Một số chỉ tiêu phẩn ánh kết quả hoạt động kinh doanh của Deloitte Việt Nam (Trang 7)
Sơ đồ 3.2: Mô hình tổ chức bộ máy tại DeloitteViệt Nam - 135 Hoàn thiện kiểm toán chu trình tiền lương và nhân viên trong kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Deloitt Việt Nam
Sơ đồ 3.2 Mô hình tổ chức bộ máy tại DeloitteViệt Nam (Trang 13)
Sơ đồ 3.2: Mô hình tổ chức bộ máy tại Deloitte Việt Nam - 135 Hoàn thiện kiểm toán chu trình tiền lương và nhân viên trong kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Deloitt Việt Nam
Sơ đồ 3.2 Mô hình tổ chức bộ máy tại Deloitte Việt Nam (Trang 13)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w