1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

địa vị pháp lý của ngân hàng thương mại cổ phần theo luật các tổ chức tín dụng 2010

58 764 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 58
Dung lượng 571 KB

Nội dung

KHÁI NIỆN,ĐẶC ĐIỂM,PHÂN LOẠI NHTMCP 1.1 Khái niệm ngân hàng thương mại cổ phần: Ngân hàng thương mại cổ phần là loại hình ngân hàng thành lập,tổ chức dưới hìnhthức công ty cổ phần được t

Trang 1

Khoa: Luật

Chuyên Ngành: Luật Thương Mại Quốc Tế

Lớp: K07502

Đề tài tiểu luận: Số 3

Giảng viên hướng dẫn: Tiến Sĩ Lê Vũ Nam

Danh sách nhóm thực hiện:

Trang 2

A) PHẦN MỞ ĐẦU 3

B) NỘI DUNG ĐỀ TÀI 4

I CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ NHTMCP: 4

1 KHÁI NIỆN,ĐẶC ĐIỂM,PHÂN LOẠI NHTMCP 4

2 VAI TRÒ CỦA NHTMCP 5

3 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN NHTMCP 8

II ĐỊA VỊ PHÁP LÝ CỦA NHTMCP THEO QUY ĐỊNH CỦA LUẬT CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG 2010: 11

1 ĐIỀU KIỆN, TRÌNH TỰ THÀNH LẬP NHTMCP 11

2 CƠ CẤU TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG 21

3 CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN 24

4 HOẠT ĐỘNG CỦA NHTMCP 37

5 CHIA TÁCH, GIẢI THỂ, MUA BÁN-SÁT NHẬP NHTMCP 48

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO : 57

PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC:

Viết phần I: Trần Thị Hạnh Trinh, Nguyễn Thị Vĩnh Thuận, Vũ Thị Tố Tâm

Viết phần 1 II : Lâm Đức Hoài Nhân, Ngô Minh Tín

Viết phần 2 II: Lê Văn Hiển, Hà Minh Ninh

Viết phần 3 II: Phạm Văn Quỳnh, Phạm Quý Dương

Viết phần 4 II: Bùi Thị Tuyết Nga

Viết phần 5 II: Phan Đình Phú, Trần Nhật Đông

Phân công công việc: Hà Minh Ninh

Tổng hợp, biên tập trình bày: Bùi Thị Tuyết Nga

A) PHẦN MỞ ĐẦU

Trang 3

1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI :

Trong giai đoạn chính trị - xã hội ổn định, Việt Nam trở thành một trong những quốc gia thu hút đầu tư và phát triển kinh tế vượt bậc Những năm gần đây, hoạt động kinh tế với nhiều thành tựu nổi bậc, cũng như các biến động khó lường kiến hoạt động ngân hàng – một trong những hoạt động có vai trò đặc biệt quan trọng đối với nền kinh tế cả nước – chứa đựng nhiều cơ hội phát triển, cũng thư thách thức

Ngân hàng Thương mại Cổ phần với địa vị kinh tế quan trọng góp phần thúc đẩy kinh tế cả nước trong giai đoạn hiện nay Do đó, với những hiểu biết về lĩnh vực Luật học, nhóm tác giả đề tài nhận thấy bài tiểu luận này nghiên cứu về địa vị pháp lý của Ngân hàng Thương mại Cổ phần theo quy định pháp luật hiện hành là rất cần thiết trong giai

2 MỤC TIÊU ĐỀ TÀI :

Nhóm tác giả mong muốn tìm hiểu cơ sở lý luận nào dẫn đến sự hình thành Ngân hàng Thương mại Cổ phần, cũng như các quy định của pháp luật hiện hành về địa vị pháp lý của thể nhân này đã hợp lý hay chưa và còn có những khiếm khuyết nào, cũng như đề xuất các kiến nghị có thể để pháp luật hoàn thiện hơn.

3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU :

Phương Pháp khoa học biện chứng – tìm hiểu cơ sở lý luận.

Phương Pháp Đối Chiếu giữa quy định Pháp Luật và thực tiễn áp dụng Phương Pháp phân tích, tổng hợp, đánh giá vấn đề.

4 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI :

Thực tiễn hoạt động lập pháp điều chỉnh loại hình Ngân hàng Thương mại

Cổ phần.

5 DỰ KIẾN SẢN PHẨM VÀ ĐỊA CHỈ ỨNG DỤNG :

Nhằm giúp các bạn cùng lớp hoặc mở rộng hơn nữa là những ai tìm hiểu về vấn đề này có cái nhìn tổng quát về địa vị pháp lý của Ngân hàng Thương mại Cổ phần theo luật các tổ chức tín dụng 2010

B) NỘI DUNG ĐỀ TÀI

Trang 4

I CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ NHTMCP:

1 KHÁI NIỆN,ĐẶC ĐIỂM,PHÂN LOẠI NHTMCP

1.1 Khái niệm ngân hàng thương mại cổ phần:

Ngân hàng thương mại cổ phần là loại hình ngân hàng thành lập,tổ chức dưới hìnhthức công ty cổ phần được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng và các hoạtđộng kinh doanh khác theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng nhằm mục tiêulợi nhuận

1.2 Đặc điểm ngân hàng thương mại cổ phần:

 Là pháp nhân đặc biệt được điều chỉnh bởi Luật doanh nghiệp và Luật các tổchức tín dụng trong hoạt động kinh doanh tiền tệ nhằm mục đích lợi nhuận

 Được tổ chức và hoạt động dưới hình thức pháp lý nhất định

 Là tổ chức tín dụng được thành lập để thực hiện các hoạt động của ngân hàng

 Được thành lập trên cơ sở pháp luật ngân hàng và giấy phép hoạt động củangân hàng trung ương

 Là tổ chức tín dụng không được huy động vốn không kỳ hạng dưới một năm

 Là tổ chức tín dụng không thực hiện chức năng thanh toán(công ty tàichính,công ty cho thuê tài chính)

1.3 Phân loại ngân hàng thương mại cổ phần:

a) Căn cú vào mục đích sở hữu:

- Ngân hàng thương mại cổ phần 100% vốn trong nước

- Ngân hàng thương mại cổ phần liên doanh(có đối tác nước ngoài góp vốn vào).b) Căn cứ vào chiến lược kinh doanh

-Ngân hàng bán lẻ:với qui mô nhỏ hướng tới cá nhân chủ yếu là cho vay tiêu dùng.-Ngân hàng bán buôn(bán sỉ):chỉ cung cấp dịch vụ cho doanh nghiệp,tổ chức.-Ngân hàng vừa bán buông vừa bán lẻ:chiếm đa số

c) Căn cứ vào hình thức họat động:

-Ngân hàng thương mại cổ phần mậu sở:là trụ sở chính

-Ngân hàng thương mại cổ phần dưới hình thức chi nhánh,phòng giao dịch(là đơn

vị phụ thuộc chi nhánh)

-Ngân hàng thương mại cổ phần khác:ngân hàng cho vay dài hạn,ngân hàng hợp tác quỹ tín dụng…

Trang 5

2 VAI TRÒ CỦA NHTMCP

Ngân hàng thương mại cổ phần là loại hình ngân hàng phổ biến nhất hiện nay.Đây là tổ chức nhận tiền gửi ,đóng vài trò là trung gian tài chính huy động tiềnnhàn rỗi thông qua các dịch vụ nhận tiền gửi rồi cung cấp cho những chủ thể cầnvốn chủ yếu dưới hình thức các khoản vay trực tiếp Các ngân hàng huy động vốnchủ yếu dưới dạng: tiền gửi thanh toán, tiền gửi tiết kiệm , tiền gửi có kỳ hạn Vốnhuy động được dùng để cho vay: cho vay thương mại , cho vay tiêu dùng ,cho vaybất động sản và để mua chứng khoán chính phủ, trái phiếu của chính quyền địaphương Ngân hàng thương mại dù ở quốc gia nào hay ngân hàng thương mại cổphần ở Việt nam theo Luật các tổ chức tín dụng 2010 nói riêng cũng đều là nhómtrung gian tài chính lớn nhất, cũng là trung gian tài chính mà các chủ thể kinh tếgiao dịch thường xuyên nhất Với vị trí quan trọng đó, Ngân hàng thương mại đảmnhiệm những chức năng khác nhau trong nền kinh tế như:

2.1 Chức năng trung gian tín dụng:

Khi thực hiện chức năng trung gian tín dụng, ngân hàng thương mại đóng vai trò

là cầu nối giữa người thừa vốn và người có nhu cầu về vốn Với chức năng này,ngân hàng vừa đóng vai trò là người đi vay, vừa đóng vai trò là người cho vay vàhưởng lợi nhuận là khoản chênh lệch giữa lãi suất nhận gửi và lãi suất cho vay vàgóp phần tạo lợi ích cho tất cả các bên tham gia: người gửi tiền và người đi vay:Đối với người gửi tiền, họ thu được lợi từ khoản vốn tạm thời nhàn rỗi dưới hìnhthức lãi tiền gửi mà ngân hàng trả cho họ Hơn nữa ngân hàng còn đảm bảo cho họ

sự an toàn về khoản tiền gửi và cung cấp các dịch vụ thanh toán tiện lợi Đối với người đi vay, họ sẽ thỏa mãn được nhu cầu vốn kinh doanh tiện lợi, chắcchắn và hợp pháp, chi tiêu, thanh toán mà không chi phí nhiều về sức lực thời giancho việc tìm kiếm những nơi cung ứng vốn riêng lẻ.Đặc biệt là đối với nền kinh tế, chức năng này có vai trò quan trọng trong việcthúc đẩy tăng trưởng kinh tế vì nó đáp ứng nhu cầu vốn để đảm bảo quá trình táisản xuất được thực hiện liên tục và mở rộng quy mô sản xuất.Chức năng trung gian tín dụng được xem là chức năng quan trọng nhất của ngânhàng thương mại nói chung

2.2 Chức năng tạo tiền:

Chức năng tạo tiền không giới hạn trong hành động in thêm tiền và phát hành tiền mới của Ngân hàng Nhà nước Bản thân các ngân hàng thương mại cổ phần trong quá trình thực hiện các chức năng của mình vẫn có khả năng tạo ra tiền tín dụng (hay tiền ghi sổ) thể hiện trên tài khoản tiền gửi thanh toán của khách hàng tại ngân hàng Đây chính là một bộ phận của lượng tiền được sử dụng trong các giao

Trang 6

dịch

Từ khoản tích trữ ban đầu, thông qua hành vi cho vay bằng chuyển khoản, hệ thống ngân hàng thương mại có khả năng tạo nên số tiền gửi (tức tiền tín dụng) gấp nhiều lần số dự trữ tăng thêm ban đầu Mức mở rộng tiền gửi phụ thuộc vào

hệ số mở rộng tiền gửi Hệ số này đến lượt nó chịu tác động bởi các yếu tố: tỷ lệ

dự trữ bắt buộc, tỷ lệ dự trữ vượt mức và tỷ lệ giữ tiền mặt so với tiền gửi thanh toán của công chúng

Chức năng tạo tiền được thực thi trên cơ sở hai chức năng khác của Ngân hàng là chức năng tín dụng và chức năng thanh toán Thông qua chức năng trung gian tín dụng, ngân hàng sử dụng số vốn huy động được để cho vay, số tiền cho vay ra lại được khách hàng sử dụng để mua hàng hóa, thanh toán dịch vụ trong khi số dư trên tài khoản tiền gửi thanh toán của khách hàng vẫn được coi là một bộ phận củatiền giao dịch, được họ sử dụng để mua hàng hóa, thanh toán dịch vụ… Với chức năng này, hệ thống ngân hàng đã làm tăng tổng phương tiện thanh toán trong nền kinh tế, đáp ứng nhu cầu thanh toán, chi trả của xã hội Rõ ràng khái niệm về tiền hay tiền giao dịch không chỉ là tiền giấy do NHTW phát hành mà còn bao gồm một bộ phận quan trọng là lượng tiền ghi sổ do các ngân hàng thương mại cổ phầntạo ra

Chức năng này cũng chỉ ra mối quan hệ giữa tín dụng ngân hàng và lưu thông tiền

tệ Một khối lượng tín dụng mà ngân hàng thương mại cho vay ra làm tăng khả năng tạo tiền của ngân hàng thương mại, từ đó làm tăng lượng tiền cung ứng.Vậy tiền “bút tệ” được NHTM tạo ra bằng cách nào? Bây giờ chúng ta giả sử rằng tất cả các NHTM đều không giữ lại tiền dự trữ quá mức quy định, các sec không chuyển thành tiền mặt và các yếu tố phức tạp khác bị bỏ qua thì quá trình tạo thành tiền như sau:

Tên các ngân hàng Tiền gửi mới Thanh toán

cho vay mới Dự trữ bắt buộcNgân hàng A 1.000.000 900.000 100.000 Ngân hàng B 900.000 810.000 90.000

Ngân hàng C 810.000 729.000 81.000

Trang 7

Tiền toàn hệ thống ngân hàng 10.000.000 9.000.000 1.000.000

Giả sử ngân hàng A có khoản tiền gửi mới là 1.000.000đ, dự trữ bắt buộc là 10%thì số tiền nó có thể cho vay là 900.000 Khoản tiền cho vay đó được đưa đếnngười vay, người vay tiền không bao giờ vay tiền về mà cất trong nhà vì như thế

họ phải chịu lãi một cách vô ích, họ dùng tiền đó chi trả các khỏan Và số tiền đóđến tay người được chi trả, người chi trả đem số tiền đó gửi vào ngân hàng B,ngân hàng B lúc này sẽ có một lượng tiền gửi mới là 900.000 Dự trữ bắt buộc là10%, số tiền có thể cho vay là 810.000 Số tiền này được cho người cần vay vay,người cho vay chi trả các khỏan đến người được chi trả, người được chi trả đem sốtiền được trả gửi vào ngân hàng C Lúc này ngân hàng C sẽ có số tiền gửi mới là810.000 Và cứ như thế tiếp tục… cho đến khi lượng tiền gửi mới bằng 0 Người

ta tính được rằng lượng tiền gửi mới trong tòan hệ thống ngân hàng là 10.000.000,lượng tiền dự trữ bắt buộc là 1.000.000 và tiền cho vay là 9.000.000 Và do cáchthức này mà tiền đã được tạo ra trong hệ thống ngân hàng 2 cấp

2.3 Chức năng trung gian thanh toán

ở đây ngân hàng thương mại đóng vai trò là thủ quỹ cho các doanh nghiệp và cánhân, thực hiện các thanh toán theo yêu cầu của khách hàng như trích tiền từ tàikhoản tiền gửi của họ để thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ hoặc nhập vào tàikhoản tiền gửi của khách hàng tiền thu bán hàng và các khác thu khác theo lệnh

Việc ngân hàng thương mại thực hiện chức năng trung gian thanh toán có ý nghĩarất to lớn đối với toàn bộ nền kinh tế Với chức năng này, các ngân hàng thươngmại cung cấp cho khách hàng nhiều phương tiện thanh toán tiện lợi như séc, ủynhiệm chi, ủy nhiệm thu, thẻ rút tiền, thẻ thanh toán, thẻ tín dụng,…Tùy theo nhucầu, khách hàng có thể chọn cho mình phương thức thanh toán phù hợp Nhờ đó

mà các chủ thể kinh tế không phải giữ tiền trong túi, mang theo tiền để gặp chủ nợ,gặp người phải thanh toán dù ở gần hay xa mà họ có thể sử dụng một phương thứcnào đó để thực hiện các khoản thanh toán Do vậy các chủ thể kinh tế sẽ tiết kiệmđược rất nhiều chi phí, thời gian, lại đảm bảo thanh toán an toàn Chức năng này

mô hình chung đã thúc đẩy lưu thông hàng hóa, đẩy nhanh tốc độ thanh toán, tố độlưu chuyển vốn, từ đó góp phần phát triển kinh tế Đồng thời việc thanh toánkhông dùng tiền mặt qua ngân hàng đã giảm được lượng tiền mặt trong lưu thông,dẫn đến tiết kiệm chi phí lưu thông tiền mặt như chi phí in ấn, đếm nhận, bảoquản,…

Ngân hàng thương mại thu phí thanh toán Thêm nữa, nó lại làm tăng nguồn vốn

Trang 8

cho vạy của ngân hàng thể hiện trên số dư có trong tài khoản tiền gửi của kháchhàng

2.4 Chức năng cung cấp các dịch vụ ngân hàng

Hiện nay dịch vụ của ngân hàng thương mại cổ phần rất đa dạng và phong phú , chẳng hạn như :

+ Dịch vụ nhận tiền gởi

+ Cho vay tiêu dùng để thỏa mãn nhu cầu sinh hoạt hàng ngày của cá nhân

+ Dịch vụ mua bán ngoại tệ

+ Chiết khấu giấy tờ có giá và vay thương mại

+ Bảo quản vật có giá trị

+ Cung cấp tài khoản giao dịch

Sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất, thực dân Pháp cho thành lập thêm ngân hàngthương mại Pháp và ngân hàng Đông Á hoạt động tại Việt Nam.Trong giai đoạnnày, nhóm tư bản tài chính Việt Nam bắt đầu hình thành Các nhà tư bản khắp nơitrên đất nước đã góp vốn thành lập hội nặc danh để cho ra đời một ngân hàngthuần túy Việt Nam, vốn của người Việt, phục vụ người Việt nam, chủ yếu phục

vụ cho nông nghiệp và do người Việt Nam quản lý mang tên An Nam ngân hàng( 1927) sau đó đổi tên thành Việt Nam ngân hàng Đây là ngân hàng đầu tiên củaViệt Nam Sự ra đời của Việt Nam ngân hàng đã khẳng định tiếng nói của ngườiViệt Nam trong giới tài chính

Sự ra đời và phát triển của hệ thống ngân hàng Việt Nam có thể khái quát thành hai giai đoạn

3.1 Giai đoạn từ 1945 đến 1988.

3.1.1 Thời kỳ 1945-1975.

Ở giai đoạn này, đất nước Việt Nam bị chia cắt thành hai miền Nam - Bắc theo haithể chế kinh tế chính trị khác nhau, do vậy hoạt động ngân hàng ở hai miền Nam –Bắc cũng có những đặc điểm khác nhau:

Trang 9

Ở miền Bắc:

Sau khi thành lập nước Viêt Nam dân chủ cộng hòa ( ngày 2 tháng 9 năm 1945)chúng ta không quốc hữu hóa được ngân hàng Đông Dương và cũng không thànhlập mới được ngân hàng của chính mình Bởi vậy trong thời kỳ này Việt Namkhông có ngân hàng phục vụ cho chính phủ Việt Nam

Ngày 6-5-1951 Chủ Tịch Hồ Chí Minh ky sắc lệnh số 15/SH thành lập ngân hàngquốc gia Việt Nam sắc lệnh 15/SH( ngày 6-5-1951) Ngay sai khi thành lập ngânhàng quốc gia Việt Nam đã đảm nhiệm hai vai trò khác nhau một là chức năngngân khố hai la chức năng ngân hàng

Ngân hàng quốc gia Việt Nam được thiết lập không phải trên cơ sở quốc hữu hóangân hàng của chế độ cũ, mà nó được thành lập mới hoàn toàn Do đó ngay từ khimới thành lập ngân hàng quốc gia Việt Nam đã mang nội dung hoàn toàn mới,không chịu ảnh hưởng những tàn dư của ngân hàng trong xã hội cũ Mặt khác,nó

ra đời trong hoàn cảnh khói lửa của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, hoạtđộng dựa trên cơ sở của một nền kinh tế lạc hậu, phân tán Do vậy, hoạt động chủyếu của ngân hàng nhằm phục vụ cho công cuộc kháng chiến bảo vệ tổ quốc.Đến năm 1960 ngân hàng quốc gia Viêt Nam đổi tên thành ngân hàng nhà nướcViệt Nam được tổ chức thành một hệ thống thống nhất từ trung ương đến địaphương, do nhà nước độc quyền sở hữu và quản lý

.Ở miền Nam

Sau khi chiến tranh thế giới lần thứ 2, ngân hàng nước ngoài tiếp tục ra đời tạiViệt Nam nhu: Trung Quốc ngân hàng, Giao thông ngân hàng cũng của TrungQuốc 1947, Quốc gia thương mại và kỹ nghệ ngân hàng của Pháp 1947 Ở thời kỳnày một ngân hàng thứ hai của Việt Nam được thành lập mang tên Việt Nam côngthương ngân hàng(1949)

Ngày 31 tháng 12 năm 1954 Bảo Đại ký quyết định số 48 thành lập ngân hàngquốc gia Việt Nam ở miền Nam Từ năm 1954 đến năm 1975 hệ thống ngân hàng

ở miền Nam Việt Nam được tổ chúc theo mô hình ngân hàng tư bản chủ nghĩa, tức

mô hình hệ thống ngân hàng hai cấp bởi lẽ nền kinh tế ở miền Nam trong giaiđoạn này vận hành theo cơ chế thị trường Hệ thống ngân hàng này bao gồm :ngân hàng quốc gia Việt Nam và ngân hàng chuyên nghiệp

3.1.2 Thời kỳ từ năm 1975 đến năm 1988.

Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975 miền Nam hoàn toàn giải phóng , đất nước thốngnhất , các ngân hàng nước ngoài và các chi nhánh ngân hàng nước ngoài đã rútkhỏi miền Nam Việt Nam Nhà nước ta đã tiến hành quốc hữu hóa hệ thống ngân

Trang 10

hàng của chế độ Sài Gòn, còn đối với các ngân hàng tư nhân nhà nước tổ chứcthanh lý , bởi lẽ các chủ ngân hàng này đã tẩu tán tài sản và chạy trốn ra nướcngoài.

Tóm lại, đặc trưng của giai đoạn này các hệ thống ngân hàng được tổ chức theo hệthống một cách – nhà nước độc quyền sở hữu các ngân hàng này Hoạt động củacác hệ thống ngân hàng này dựa trên kế hoạch hóa và tập trung hóa

3.2 Từ giai đoạn 1988 đến nay

3.2.1 Thời kỳ 1988 đến 1990

Đây là giai đoạn đánh dấu bước chuyển biến quan trọng của nền kinh tế Việt Nam,thời kỳ mà cả đất nước bắt đầu bước vào công cuộc đổi mới nền kinh tế Để hộinhập với tiến trình đổi mới của đất nước, những hoạt động của hệ thống ngân hàngcũng cần phải cải cách cho phù hợp với những bước đổi mới của nền kinh tế ViệtNam , từ một nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang một nền kinh tế hàng hóanhiều thành phần với cơ chế hạch toán kinh tế và kinh doanh xã hội chủ nghĩa.Ngày 26 tháng 3 năm 1988, hội đồng bộ trưởng đã ban hành nghị định số53/HĐBT về việc cải tổ hệ thống ngân hàng Việt Nam

Theo đó, hệ thống ngân hàng Việt Nam chia thành hai loại :

Ngân hàng nhà nước có trụ sở chính tại hà nội và có văn pòng tại thành phố

Hồ Chí Minh, có các chi nhánh ở tỉnh thành phố trực thuộc trung ương

Các ngân hàng chuyên doanh trục thuộc ngân hàng nhà nước bao gồm:Ngân hàng công thương Việt Nam, ngân hàng đầu tư và xây dựng Việt Nam, ngânhàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam, ngân hàng ngoại thương ViệtNam

Ngoài các ngân hàng chuyên doanh quốc doanh, trực thuộc ngân hàng nhà nước,Nghị định 53 của hội đồng bộ trưởng còn cho phép thành lập các ngân hàng cổphần do các thành phần kinh tế quốc doanh mua cổ phần Tuy nhiên, về thực chấtđây cũng là ngân hàng quốc doanh, bởi lẽ, đa số vốn cổ phần do các tổ chức kinh

tế quốc doanh nắm giữ, còn số cổ phần của thành phần kinh tế ngoài quốc doanhchiếm một tỷ lệ nhỏ bé Chẳng hạn như: Ngân hàng xuất nhập khẩu Việt Nam, SàiGòn công thương ngân hàng ở thành phố Hồ Chí Minh, ngân hàng phát triển nhàthành lập theo quyết định số140/CT của hội đồng bộ trưởng ngày 24-5-1989.Tóm lại, đặc trưng của giai đoạn này: Nhà nước vẫn tiếp tục sở hữu đối với hệthống ngân hàng, đặt nền tảng cho việc hình thành hệ thống ngân hàng đa cấp,không còn chức năng quản lý nhà nước mà chuyển sang hoạt động kinh doanhnghiêp vụ ngân hàng thương mại

Trang 11

3.2.2 Thời kỳ từ năm 1990 đến nay

Giai đoạn này các hệ thống ngân hàng đã có những bước cải tổ quan trọng, đúnghướng một ngân hàng trong nền kinh tế thị trường,đưa hệ thống ngân hàng trongnước tiến dần đến một hệ thống ngân hàng hiện đại,thông dụng như trên thế giớihiện nay

Theo đó, ngày 24 tháng 5 năm 1990, UBTVQH ban hành hai pháp lệnh, pháp lệnhngân hàng, pháp lệnh ngân hàng nhà nước Việt Nam

Ngày 26 tháng 12 năm 1997 chủ tịch nước Việt Nam đã ký lệnh công bố hai luật:luật ngân hàng, đó là luật ngân hàng nhà nước và luật các tổ chức tín dụng

II ĐỊA VỊ PHÁP LÝ CỦA NHTMCP THEO QUY ĐỊNH CỦA LUẬT CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG 2010:

Việc thành lập Ngân hàng thương mại cổ phần ( NHTMCP ) được thựchiện dựa trên Thông tư số 09/2010/TT-NHNN, thông tư này thay thế cho Quyếtđịnh số 24/2007/QĐ-NHNN ( được sửa đổi, bổ sung bởi quyết định số46/2007/QĐ-NHNN ) Vì vậy, khi so sánh, đánh giá nhứng điểm khác biệt, chủyếu dựa vào 2 văn bản này

Thứ nhất, các quy định về vốn điều lệ để thành lập một NHTMCP là giốngnhau, và

Thứ hai, về cổ đông Theo thông tư 09/2010/TT-NHNN, thì việc quy địnhnhững cổ đông là cá nhân và những người có liên quan, không được góp vón

thành lập vào ngân hàng thứ 02 nếu họ đang sở hữu mức cổ phần trọng yếu của

một ngân hàng ( mục i, điểm d, khoản 2, điều 5 TT09/2010 ), so với mức là lớn hơn 5% vốn điều lệ của một ngân hàng ( mục i, điểm d, khoản 2 điều 5 QĐ

24/2007 )

Đối với cổ đông là tổ chức, thì điều kiện của TT09/2010 khắt khe hơn so

với QĐ 24/2007, đó là phải có thời gian hoạt động tối thiểu là 03 năm và kinh

doanh có lãi trong 03 năm liền kề năm đề nghị thành lập ngân hàng ( điểm đ,

khoản 2, điều 5 TT09/2010 )

Ngoài ra, ở điểm e, khoản 2, điều 5 thông tư này còn quy định thêm về cổ

đông là doanh nghiệp nhà nước ( QĐ 24/2007 lại không quy định đối tượng này ).

Từ những điểm khác biệt trên, có thể thấy rằng theo quy định mới thì việctrở thành cổ đông của một NHTMCP khắt khe hơn so với quy định cũ Việc này,nhằm hạn chế rủi ro từ phía nhà đầu tư vào các doanh nghiệp và hạn chế được

Trang 12

những ảnh hưởng không tốt đối với nền kinh tế khi xảy ra những thiệt hại từ phíadoanh nghiệp.

Tuy nhiên, ở thông tư 09/2010, có một điểm mới, mở rộng thêm chủ thểtham gia vào làm cổ đông cho NHTMCP, đó chính là doanh nghiệp nhà nước

Thứ ba, về cổ đông sáng lập

Trước hết, nói về cổ đông sáng lập là cá nhân, yêu cầu là một cổ đông sánglập đối với cá nhân ở QĐ 24/2007 mang tính chất định tính, nghĩa là, chỉ cần mộtđiều kiện là “có uy tin” ( mục i, điểm a, khoản 3, điều 5 ), đây là một khái niệmkhó xác định và không thể nào chứng minh được người đó “có uy tín” hay không.Còn với TT 09/2010, thì điều kiện này lại được cụ thể hóa bằng những yêu cầu cụ

thể như “Không phải là người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, đang có án

tích”, “Là người quản lý doanh nghiệp kinh doanh có lãi trong ít nhất 03 năm liền kề năm nộp đơn đề nghị thành lập ngân hàng; hoặc có bằng đại học hoặc trên đại học về ngành kinh tế hoặc luật” ( mục i, ii, điểm a, khoản 3, điều 5 TT

09/2010 )

Tiếp theo, trường hợp cổ đông sáng lập là tổ chức, quy định ở TT 09/2010

về điều kiện trở thành cổ đông sáng lập của một tổ chức cũng khó phần khó khănhơn so với những quy định cũ của QĐ 24/2007, điều này được cụ thể hóa ở điểm

b, khoản 3, điều 5 TT 09/2010 và điểm điểm b, khoản 3, điều 5 QĐ 24/2007 Ví

dụ như, đối với tổ chức là doanh nghiệp không phải ngân hàng thương mại, thì

thời gian hoạt động kinh doanh có lãi là 05 năm ( so với quy định cũ là 03 năm ),

hoặc ở mục iv, điểm b, khoản 3, điều 5 TT09/2010, doanh nghiệp là ngân hàng

thương mại, tổng tài sản tối thiểu yêu cầu là 50.000 tỷ ( trong khi ở QĐ 24/2007 chỉ yêu cầu 10.000 tỷ ), thời gian doanh nghiệp hoạt động có lãi cũng được tăng

lên 05 năm ( so với 03 năm ở quy định cũ )

Các quy định để một cá nhân, tổ chức trở thành cổ đông sáng lập của mộtNHTMCP được nâng lên cao hơn so với những quy định trước kia, điều này nhằmđảm bảo được sức mạnh kinh tế từ phía các doanh nghiệp muốn đầu tư kinh doanhtrong lĩnh vực tín dụng ngân hàng dưới hình thứ NHTMCP

Việc nâng cao những điều kiện này lên, cũng thể hiện trình độ phát triểncủa nền kinh tế Việt Nam, để các doanh nghiệp đủ sức hoạt động và kinh doanh cólãi, thì phải đáp ứng đủ “sức” và “lực”, như vậy mới đảm bảo được rủi ro tronghoạt động tín dụng ngân hàng của NHTMCP giảm xuống đến mức thấp nhất vàđảm bảo được sự an toàn cho hệ thống tín dụng ở Việt Nam

Thứ tư, quy định về phẩm chất, trình độ của người quản lý, điều hành mộtNHTMCP cũng được cụ thể hóa hơn, theo quy định điều 50 luật Các TCTD 2010

Ở luật Các TCTD năm 2004, quy định lại quá chung chung và khó xác định được

chính xác được “người quản trị, điều hành có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và

trình độ chuyên môn phù hợp” ( điểm d, khoản 1 điều 22 luật Các TCTD 2004 ).

Thứ năm, về phương án kinh doanh Các nội dung yêu cầu trong TT09/2010 có phẩn thoáng hơn so với những quy định trước đó “Thoáng” hơn

Trang 13

không có nghĩa là dễ dãi hơn cho doanh nghiệp, mà là không quá phức tạp, rắc rồinhư quy định cũ, tuy nhiên, nó vẫn đáp ứng được những yêu cầu nhất định đối vớidoanh nghiệp khi muốn thành lập một NHTMCP.

Từ năm yếu tố cơ bản ở trên, có thể thấy được, quy định của pháp luật vềviệc thành lập NHTMCP được nâng cao hơn so với trước kia Một phần để đápứng như cầu phát triển của nền kinh tế trong nước, giảm thiểu được rủi ro có thểxảy đến cho nên kinh tế

Bên cạnh đó, những quy định mới này, cụ thể hóa được những điều kiện đểthành lập NHTMCP, những quy định này trở nên rõ ràng và dễ dàng áp dụng hơncho các doanh nghiệp và các cơ quan có thẩm quyền trong việc xem xét nhữngđiều kiện để thánh lập một NHTPCM

Chúng ta có thể so sánh các điểm mới giữa luật các tổ chức tín dụng 2010với luật 1997 (bổ sung sửa đổi 2004) qua bảng sau:

Điều kiện và trình tự thành lậpNHTMCP ( đánh giá những điểm mới so với Luật các TCTD 2004,

so sánh với thực tiễn )

Điều kiện thành lập:

Luật Các TCTD 2004 Luật Các TCTD 2010

1.Có nhu cầu hoạt động Ngân hàng

trên địa bàn xin hoạt động

(i) Các tổ chức, cá nhân không được

dùng vốn ủy thác, vốn vay của các tổ

chức, cá nhân khác để góp vốn và

phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về

tính hợp pháp của nguồn vốn góp;

(ii) Vốn tham gia thành lập ngân

hàng của các tổ chức phải đảm bảo

các điều kiện sau:

- Đối với tổ chức tín dụng: Sau khi

2.Vốn điều lệ.

a) Có vốn điều lệ tối thiểu bằng mức vốn pháp định theo quy định của pháp luật tại thời điểm thành lập;

b) Vốn điều lệ được góp bằng đồng Việt Nam;

c) Nguồn vốn góp thành lập ngân hàng:

(i) Các tổ chức, cá nhân không được dùng vốn ủy thác, vốn vay của các tổ chức, cá nhân khác để góp vốn và phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính hợp pháp của nguồn vốn góp; (ii) Vốn tham gia thành lập ngân hàng của các tổ chức phải đảm bảo điều kiện sau:

- Đối với các tổ chức được cấp Giấy phép thành lập và hoạt động trong

Trang 14

góp đủ số vốn theo cam kết phải tuân

thủ các quy định hiện hành của Ngân

hàng Nhà nước về an toàn hoạt động

của tổ chức tín dụng;

- Đối với các tổ chức khác không

phải là tổ chức tín dụng: Vốn chủ sở

hữu trừ đi Các khoản đầu tư dài hạn

được tài trợ bởi vốn chủ sở hữu và

Tài sản ngắn hạn trừ đi nợ ngắn hạn

còn lại tối thiểu bằng số vốn góp

theo cam kết (cách xác định cụ thể

theo Phụ lục số 05 đính kèm);

(iii) Các chỉ tiêu tại điểm (ii) trên đây

được xác định căn cứ báo cáo tài

chính của tổ chức theo quy định tại

điểm b (vii) khoản 5 Điều 10 (đối

với hồ sơ xin chấp thuận nguyên tắc)

và khoản 10 Điều 11 (đối với hồ sơ

xin cấp giấy phép) Quy chế này.

3.Thành viên sáng lập là TC, cá nhân

có uy tín và năng lực

(1) Cổ đông

a) Cổ đông là tổ chức được thành

lập theo pháp luật Việt Nam, cá

nhân mang quốc tịch Việt Nam;

Không thuộc những đối tượng bị

cấm theo quy định tại Khoản 2 Điều

13 Luật Doanh nghiệp 2005;

b) Có tối thiểu 100 cổ đông tham

lĩnh vực ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm: việc góp vốn phải tuân thủ theo đúng các quy định của pháp luật hiện hành;

- Đối với tổ chức khác: Vốn chủ sở

hữu trừ đi các khoản đầu tư dài hạn

được tài trợ bởi vốn chủ sở hữu và

Tài sản ngắn hạn trừ đi nợ ngắn hạn

còn lại tối thiểu bằng số vốn góp theo cam kết (cách xác định cụ thể theo Phụ lục số 06 đính kèm).

- Đối với các doanh nghiệp hoạt động trong ngành nghề kinh doanh

có yêu cầu vốn pháp định: vốn chủ

sở hữu trừ đi vốn pháp định theo quy

định tối thiểu phải bằng số vốn góp theo cam kết.

b) Có tối thiểu 100 cổ đông tham

Trang 15

gia góp vốn thành lập ngân hàng,

trong đó có tối thiểu 03 cổ đông

sáng lập là tổ chức có tư cách

pháp nhân đáp ứng đủ điều kiện

quy định tại Điểm b Khoản 3 Điều

này;

c) Có khả năng về tài chính để góp

vốn thành lập ngân hàng (Số tiền

dự kiến góp vốn thành lập ngân

hàng phải được gửi tại một ngân

hàng thương mại Việt Nam do Ban

trù bị lựa chọn và duy trì số tiền này

từ thời điểm Ngân hàng Nhà nước

Việt Nam có văn bản chấp thuận

nguyên tắc cho đến khi ký Quyết

định cấp giấy phép Trong thời gian

này, tổ chức, cá nhân không được sử

dụng số tiền này dưới mọi hình

thức);

d) Cá nhân hoặc tổ chức và người có

liên quan của cá nhân hoặc tổ chức

đó không được tham gia góp vốn

thành lập quá 02 ngân hàng; chỉ

được tham gia góp vốn thành lập tại

01 ngân hàng nếu:

(i) Cá nhân hoặc cá nhân đó cùng

với người có liên quan sở hữu từ

5% vốn điều lệ trở lên của một

ngân hàng;

(ii) Tổ chức hoặc tổ chức đó cùng

với người có liên quan sở hữu từ

10% vốn điều lệ trở lên của một

ngân hàng

đ) Đối với cổ đông là tổ chức phải

có thời gian hoạt động tối thiểu là

01 năm.

gia góp vốn thành lập ngân hàng,

trong đó có tối thiểu 03 cổ đông

sáng lập là tổ chức có tư cách pháp nhân đáp ứng đủ điều kiện quy định tại Điểm b Khoản 3 Điều này;

c) Có khả năng về tài chính để góp

vốn thành lập ngân hàng Số tiền

dự kiến góp vốn thành lập ngân hàng phải được gửi vào một tài khoản do Ban trù bị mở tại ngân hàng thương mại Việt Nam và duy trì số tiền này

từ thời điểm Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có văn bản chấp thuận nguyên tắc thành lập ngân hàng cho đến khi có Giấy phép Trong thời gian này, tổ chức, cá nhân không được sử dụng số tiền này dưới mọi hình thức;

d) Cá nhân hoặc tổ chức và người có liên quan của cá nhân hoặc tổ chức

đó chỉ được tham gia góp vốn

thành lập 01 ngân hàng, không

được tham gia góp vốn thành lập ngân hàng nếu:

(i) Cá nhân hoặc cá nhân đó cùng với

người có liên quan đang sở hữu mức

cổ phần trọng yếu của một ngân

hàng;

(ii) Tổ chức hoặc tổ chức đó cùng

với người có liên quan đang sở hữu

từ 10% vốn điều lệ trở lên của một

ngân hàng

đ) Đối với cổ đông là tổ chức, phải

có thời gian hoạt động tối thiểu là

03 năm và kinh doanh có lãi trong

03 năm liền kề năm đề nghị thành lập ngân hàng.

e) Đối với cổ đông là doanh nghiệp Nhà nước phải được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận bằng văn bản cho phép tham gia góp vốn thành lập

Trang 16

(2) Cổ đông sáng lập:

a) Đối với cá nhân

(i) Đảm bảo các điều kiện qui định

tại Điểm a, Điểm c và Điểm d

Khoản 2 Điều này;

(ii) Phải là người có uy tín;

(iii)Cam kết hỗ trợ ngân hàng trong

trường hợp ngân hàng khó khăn về

vốn hoặc khả năng thanh khoản.

b) Đối với tổ chức

(i) Đảm bảo các điều kiện quy định

tại Điểm a, Điểm c và Điểm d

Khoản 2 Điều này;

(ii) Có thời gian hoạt động tối thiểu

là 05 năm;

(iii) Cam kết hỗ trợ ngân hàng trong

trường hợp ngân hàng khó khăn về

vốn hoặc khả năng thanh khoản;

(iv) Là doanh nghiệp (không phải là

ngân hàng thương mại)

- Có vốn chủ sở hữu tối thiểu 500 tỷ

đồng ;

- Kinh doanh có lãi trong 03 năm

liền kề năm xin thành lập ngân

a) Đối với cá nhân:

(i) Đảm bảo các điều kiện quy định tại Điểm a, Điểm c và Điểm d Khoản

2 Điều này;

(ii) Không phải là người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, đang có án tích;

(iii) Là người quản lý doanh nghiệp kinh doanh có lãi trong ít nhất 03

năm liền kề năm nộp đơn đề nghị thành lập ngân hàng; hoặc có bằng đại học hoặc trên đại học về ngành kinh tế hoặc luật;

(iv) Cam kết hỗ trợ ngân hàng về tài chính để giải quyết khó khăn trong trường hợp ngân hàng khó khăn về vốn hoặc khả năng thanh khoản.

b) Đối với tổ chức:

(i) Đảm bảo các điều kiện quy định tại Điểm a, Điểm c, Điểm d và Điểm

e Khoản 2 Điều này;

(ii) Có thời gian hoạt động tối thiểu

là 05 năm;

(iii) Là doanh nghiệp (không phải là ngân hàng thương mại) phải đảm bảo:

- Có vốn chủ sở hữu tối thiểu 500 tỷ đồng trong 05 năm liền kề năm nộp đơn đề nghị thành lập ngân hàng;

- Kinh doanh có lãi trong 05 năm

liền kề năm nộp đơn đề nghị thành lập ngân hàng

(iv) Là ngân hàng thương mại phải đảm bảo:

Trang 17

- Tỷ lệ nợ xấu nhỏ hơn 2% tổng dư

nợ tại thời điểm xin góp vốn thành

lập ngân hàng;

- Không vi phạm các qui định về an

toàn trong hoạt động ngân hàng theo

qui định của Ngân hàng Nhà nước

Việt Nam trong năm liền kề đến

thời điểm được cấp giấy phép;

- Kinh doanh có lãi trong 03 năm

liền kề năm xin thành lập ngân

hàng;

(3) Mức sở hữu cổ phần

a) Một cổ đông là cá nhân được sở

hữu tối đa 10% vốn điều lệ của một

ngân hàng;

b) Một cổ đông là tổ chức được sở

hữu tối đa 20% vốn điều lệ của một

ngân hàng;

c) Cổ đông và những người có liên

quan của cổ đông đó được sở hữu

tối đa 20% vốn điều lệ của một ngân

hàng;

d) Việc sở hữu cổ phần vượt tỷ lệ

nêu trên phải được Thống đốc Ngân

hàng Nhà nước phê duyệt trên cơ sở

lợi ích quốc gia;

đ) Các cổ đông sáng lập phải cùng

nhau sở hữu tối thiểu 50% vốn điều

- Có tổng tài sản tối thiểu 50.000 tỷ đồng,

- Tỷ lệ nợ xấu nhỏ hơn 2% tổng dư

nợ tại thời điểm nộp đơn đề nghị

góp vốn thành lập ngân hàng;

- Không vi phạm các tỷ lệ về đảm bảo an toàn trong hoạt động ngân hàng theo quy định của Ngân hàng

Nhà nước từ năm liền kề năm nộp

đơn đề nghị thành lập ngân hàng đến thời điểm được cấp Giấy phép;

- Kinh doanh có lãi trong 05 năm

liền kề năm nộp đơn đề nghị thành

lập ngân hàng

(v) Cam kết hỗ trợ ngân hàng về tài chính để giải quyết khó khăn trong trường hợp ngân hàng khó khăn về vốn hoặc khả năng thanh khoản

c) Các cổ đông sáng lập phải cùng

nhau sở hữu tối thiểu 50% vốn điều lệ khi thành lập ngân hàng,

trong đó các cổ đông sáng lập là tổ chức phải cùng nhau sở hữu tối

thiểu 50% tổng số cổ phần của các

cổ đông sáng lập

Trang 18

lệ khi thành lập ngân hàng, trong đó

b) Tên ngân hàng, địa điểm dự

kiến đặt trụ sở chính, thời gian

hoạt động, vốn điều lệ khi thành

lập, nội dung hoạt động;

c) Năng lực tài chính của các cổ

đông;

d) Cơ cấu tổ chức nhân sự :

(i) Sơ đồ tổ chức nhân sự dự kiến

của ngân hàng;

(ii) Nhân sự dự kiến của bộ máy

quản trị, kiểm soát, điều hành:

- Hội đồng quản trị: Chủ

tịch, thành viên Hội đồng quản trị,

thành viên Hội đồng quản trị độc

lập, Trưởng các Ủy Ban thuộc Hội

đồng quản trị (nếu có);

- Ban kiểm soát: Trưởng

ban, thành viên Ban kiểm soát,

4.Người quản lý có đủ điều kiện, tiêu chuẩn theo điều 50 luật luật các TCTD2010.

5.Có điều lệ tổ chức phù hợp pháp luật.

6.Có phương án kinh doanh khả thi, không ảnh hưởng tới sự an toàn, ổn định của hệ thống TCTD; không tạo

ra sự độc quyền, cạnh tranh không lành mạnh hoặc hạn chế cạnh tranh trong hệ thống TCTD.

a) Sự cần thiết thành lập ngân hàng;

b) Tên ngân hàng, địa điểm dự kiến đặt trụ sở chính, thời gian hoạt động, vốn điều lệ khi thành lập, nội dung hoạt động;

c) Năng lực tài chính của các cổ đông;

d) Cơ cấu tổ chức nhân sự

(i) Sơ đồ tổ chức nhân sự dự kiến của ngân hàng;

(ii) Năng lực bộ máy quản trị, kiểm soát, điều hành dự kiến, bao gồm:

- Hội đồng quản trị: Chủ tịch, thành

viên Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng quản trị độc lập, Chủ nhiệm các Ủy Ban thuộc Hội đồng quản trị;

Trang 19

thành viên Ban kiểm soát chuyên

trách;

- Người điều hành: Tổng

Giám đốc, các Phó tổng Giám đốc,

Giám đốc các đơn vị trực thuộc và

các chức danh điều hành khác thuộc

các Phòng, Ban quan trọng của ngân

hàng dự kiến mở trong năm đầu tiên

khi thành lập ngân hàng.

(iii) Năng lực quản trị, quản

lý ngân hàng của từng thành viên

trong bộ máy quản trị, kiểm soát,

điều hành

đ) Năng lực quản lý rủi ro :

(i) Các loại rủi ro dự kiến phát sinh

trong quá trình hoạt động (Rủi ro tín

dụng, rủi ro hoạt động, rủi ro thị

trường);

(ii) Khả năng biện pháp phòng ngừa

và kiểm soát các loại rủi ro phát sinh

trong hoạt động ngân hàng.

e) Công nghệ thông tin :

(i) Dự kiến đầu tư tài chính cho

công nghệ thông tin;

(ii) Khả năng áp dụng công nghệ

thông tin, trong đó nêu rõ thời gian

thực hiện đầu tư công nghệ; loại

hình công nghệ dự kiến áp dụng; dự

kiến cán bộ và khả năng của cán bộ

trong việc áp dụng công nghệ thông

- Ban kiểm soát: Trưởng ban, thành

viên Ban kiểm soát, thành viên Ban kiểm soát chuyên trách;

- Các chức danh chủ chốt: Tổng

Giám đốc, các Phó tổng Giám đốc,

Kế toán trưởng, Giám đốc các đơn vị trực thuộc và các chức danh chủ chốt khác thuộc các đơn vị trong cơ cấu tổ chức của ngân hàng dự kiến mở trong năm đầu tiên khi thành lập ngân hàng

đ) Năng lực quản lý rủi ro: Các loại

rủi ro dự kiến phát sinh trong quá trình hoạt động (rủi ro tín dụng, rủi

ro hoạt động, rủi ro thị trường) và biện pháp phòng ngừa, kiểm soát các loại rủi ro này;

e) Công nghệ thông tin:

(i) Dự kiến đầu tư tài chính cho công nghệ thông tin;

(ii) Khả năng áp dụng công nghệ

thông tin, trong đó nêu rõ: thời gian

thực hiện đầu tư công nghệ; loại hình công nghệ dự kiến áp dụng; dự kiến cán bộ và khả năng của cán bộ trong việc áp dụng công nghệ thông tin; bảo đảm hệ thống thông tin có thể tích hợp và kết nối với hệ thống quản

lý của Ngân hàng Nhà nước để cung cấp thông tin theo yêu cầu quản lý của Ngân hàng Nhà nước

g) Khả năng đứng vững và phát triển của ngân hàng trên thị trường:

(i) Phân tích và đánh giá thị trường

Trang 20

và triển vọng);

(ii) Khả năng tham gia và cạnh

tranh trên thị trường của ngân

hàng, trong đó chứng minh được lợi

thế của ngân hàng khi tham gia thị

trường;

(iii) Chiến lược của ngân hàng

trong việc phát triển, mở rộng mạng

lưới hoạt động, việc cung cấp và

phát triển các dịch vụ ngân hàng

(phân tích rõ các dịch vụ dự kiến

ngân hàng sẽ cung cấp, loại khách

hàng và số lượng khách hàng…)

h) Hệ thống kiểm tra, kiểm soát,

kiểm toán nội bộ:

(i) Quy trình hoạt động của hệ

thống kiểm tra, kiểm soát, kiểm toán

nội bộ;

(ii) Nhân sự của kiểm toán

nội bộ.

i) Có phương án kinh doanh dự

kiến trong 03 năm đầu (trong đó

tối thiểu phải bao gồm: Bảng tổng

kết tài sản, báo cáo kết quả kinh

doanh, chỉ tiêu an toàn vốn tối

thiểu, các chỉ tiêu về hiệu quả hoạt

ngân hàng, trong đó nêu được thực trạng, thách thức và triển vọng; (ii) Khả năng tham gia và cạnh tranh trên thị trường của ngân hàng, trong

đó chứng minh được lợi thế của ngân hàng khi tham gia thị trường; (iii) Chiến lược của ngân hàng trong việc phát triển, mở rộng mạng lưới hoạt động, việc cung cấp và phát triển các dịch vụ ngân hàng (phân tích rõ các dịch vụ dự kiến ngân hàng sẽ cung cấp, loại khách hàng

lý Tài sản Nợ, Tài sản Có; Quy định

về tổ chức và hoạt động của Sở Giao dịch, chi nhánh và các đơn vị trực thuộc khác của ngân hàng; Quy định

về chính sách phân loại nợ và trích lập dự phòng để quản lý rủi ro); (iii) Quy trình hoạt động của kiểm toán nội bộ; Trưởng bộ phận kiểm toán nội bộ

i) Phương án kinh doanh dự kiến

trong 03 năm đầu, trong đó tối thiểu

phải bao gồm: Bảng tổng kết tài sản,

báo cáo kết quả kinh doanh, chỉ tiêu

an toàn vốn tối thiểu, các chỉ tiêu về

Trang 21

động) và thuyết minh khả năng

thực hiện phương án trong từng

năm.

hiệu quả hoạt động và thuyết minh

khả năng thực hiện phương án trong từng năm.

Luật các tổ chức tín dụng 2010 có quy định rõ ràng về điều kiện, trình tự thủ tục để cấp phép và thành lập cho các tổ chức tín dụng

Ngân hàng thương mại cổ phần là ngân hàng được thành lập dưới hình thứccông ty cổ phần Do đó cơ cấu tổ chức quản lý điều hành phải tuân thủ các quyđịnh pháp luật : Luật doanh nghiệp,Luật đầu tư….Mặt khác, NHTMCP là một loạihình doanh nghiệp đặc biệt, hoạt động kinh doanh tiền tệ và cung ứng dịch vụngân hàng nên cơ cấu tổ chức hoạt động cũng có những điểm riêng Theo quy địnhtại khoản 1 Điều 32 của Luật các TCTD 2010, cơ cấu tổ chức hoạt động củaNHTMCP chủ yếu sẽ gồm : Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Ban kiểmsoát, Tổng giám đốc (Giám đốc) Ngoài những bộ phận trên, thực tế đã chứngminh rằng NHTM cổ phần còn có một số đơn vị và chức danh phụ thuộc khác :

Ban

21

Hội đồng quản trịĐại hội đồng cổ đông

Tổng giám đốcBan kiểm soát

Trang 22

Trong quá trình hoạt động của các NHTMCP đã cho thấy rằng: CácNHTMCP cần được quản lý chặt chẽ, vì đây là những tổ chức tín dụng có các hoạtđộng ảnh hưởng lớn đến sự ổn định xã hội, kinh tế đất nước và là những tổ chức

có được quyền lực rất lớn trong việc sử dụng, phân bổ nguồn vốn huy động từ xãhội Việc quản lý thiếu chặt chẽ,thiếu chuyên nghiệp và không đồng bộ của mộtNHTMCP thường là những nguyên nhân dẫn đến khủng hoảng, gây ra sự mất lòngtin trong dân cư và đe doạ sự mất ổn định của cả hệ thống TCTD Do đó, một sốcác quy định về tổ chức quản lý đối với các TCTD thường được thiết kế chặt chẽhơn so với các doanh nghiệp khác trong nền kinh tế Đây cũng là một thông lệchung được thừa nhận rộng rãi trên bình diện quốc tế So với Luật các TCTD

1997, Luật các TCTD 2010 đã bổ sung nhiều quy định đặc thù liên quan đến tổchức hoạt động của TCTD, trong đó có NHTMCP Các quy định này chủ yếu làcác quy định được luật hóa từ các quy định của Nghị định số 59/2009/NĐ-CP,Quyết định số 24/2007/QĐ-NHNN và các văn bản quy phạm pháp luật khác doNHNN ban hành

Đầu tiên chúng ta có thể thấy rằng Luật các TCTD 2010 bỏ quy định chuẩn

y sau các chức danh quản lý, điều hành, kiểm soát Nếu như trước đây, Luật cácTCTD năm 1997 (sửa đổi, bổ sung năm 2004) từng quy định tại khoản 2 Điều 36như sau : “Chủ tịch và các thành viên khác trong Hội đồng quản trị, Trưởng ban vàthành viên khác trong Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc) của tổ chức tíndụng phải được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước chuẩn y hoặc được Thống đốcNgân hàng Nhà nước uỷ quyền chuẩn y, trừ trường hợp do Thủ tướng Chính phủ

bổ nhiệm” Thay vào đó,Luật các TCTD năm 2010 đã quy định : NHNN sẽ chấpthuận trước danh sách dự kiến bầu, bổ nhiệm các chức danh thành viên Hội đồngquản trị, thành viên Ban kiểm soát, Tổng Giám đốc (Khoản 1 Điều 51 – Luật cácTCTD 2010).Quy định này đã đáp ứng được yêu cầu về cải cách hành chính Mặtkhác nó còn xóa được bất cập về khoảng trống pháp lý hiện nay khi các chức danhnói trên đã được Đại hội đồng cổ đông bầu nhưng chưa có hiệu lực pháp lý vì chưađược NHNN chuẩn y Đồng thời Luật các TCTD 2010 cũng bỏ thủ tục chuẩn yĐiều lệ của TCTD (TCTD chỉ phải đăng ký Điều lệ với NHNN sau khi được cơquan có thẩm quyền của TCTD thông qua- Khoản 3 Điều 31 Luật các TCTD2010); giảm bớt các thay đổi cần phải chấp thuận trước của NHNN so với quyđịnh của Luật các TCTD 1997

Trang 23

Bên cạnh đó, yêu cầu đối với những người quản lý điều hành trongNHTMCP cũng cao hơn trước Luật các TCTD 2010 bổ sung các quy định về tiêuchuẩn, điều kiện đối với người quản lý, người điều hành, thành viên Ban kiểm soát(Điều 50), các quy định về tiêu chuẩn đối với thành viên độc lập của Hội đồngquản trị Theo đó, Hội đồng quản trị phải có ít nhất một thành viên độc lập Thànhviên độc lập của Hội đồng quản trị phải bảo đảm tính độc lập (không là nhân viên,người quản lý, thành viên Ban kiểm soát, không nhận lợi ích khác, bản thân không

sở hữu quá 1% vốn điều lệ hoặc vốn cổ phần có quyền biểu quyết của TCTD, bảnthân và người có liên quan không sở hữu quá 5% vốn điều lệ hoặc vốn cổ phần cóquyền biểu quyết của TCTD, không có người liên quan tham gia quản trị, điềuhành TCTD) Hội đồng quản trị của TCTD tối thiểu phải có ½ tổng số thành viênHội đồng quản trị là thành viên độc lập và thành viên không phải là người điềuhành TCTD Đồng thời Luật TCTD 2010 bổ sung quy định về các trường hợpkhông cùng đảm nhiệm chức vụ (Điều 34) nhằm tránh xung đột lợi ích, lạm dụngquyền ảnh hưởng của mình để ra những quyết định xung đột với lợi ích của tổchức tín dụng Ngoài ra, Luật 2010 cũng bổ sung quy định cụ thể về quyền, nghĩa

vụ của người quản lý, điều hành TCTD, trách nhiệm công khai các lợi ích liênquan (Điều 38, 39)

Một đổi mới khác là Luật các TCTD 2010 thay đổi mức giới hạn sở hữu cổphần (Điều 55) đối với cổ đông là cá nhân từ 10% xuống 5%; cổ đông là phápnhân từ 20% xuống 15% (trừ trường hợp sở hữu cổ phần theo quyết định củaNgân hàng Nhà nước để xử lý tổ chức tín dụng gặp khó khăn, bảo đảm an toàn hệthống tổ chức tín dụng; sở hữu cổ phần nhà nước tại các tổ chức tín dụng cổ phầnhóa; sở hữu cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài) Cổ đông và những người có liênquan của cổ đông đó không được sở hữu vượt quá 20% vốn điều lệ của một tổchức tín dụng Các tỷ lệ sở hữu nêu trên bao gồm cả phần vốn uỷ thác cho các tổchức, cá nhân khác mua cổ phần Theo định hướng này,Luật các TCTD 2010 đãhạn chế được sức ảnh hưởng quá lớn của các cá nhân hay pháp nhân trong TCTDnói chung và NHTMCP nói riêng khi họ nắm một tỷ lệ vốn điều lệ cao Hoạtđộng ngân hàng là hoạt động mang nhiều rủi ro, vì thế, nếu những cá nhân haypháp này tiến hành rút vốn thì sẽ tác động lớn đến hoạt động của ngân hàng

Mặt khác quy định về kiểm toán nội bộ, kiểm soát nội bộ, kiểm toán độclập trong luật các TCTD 2010 cũng cụ thể hơn so với Luật các TCTD năm 1997-sửa đổi bổ sung năm 2004.Trong đó đáng chú ý là quy định tại Điều 42 về việc lựachọn kiểm toán độc lập phải được thực hiện trước khi năm tài chính được kiểmtoán bắt đầu vì theo thông lệ quốc tế và yêu cầu của chuẩn mực kiểm toán, tổ chứckiểm toán phải tham dự các cuộc họp của Hội đồng quản trị, Ban Kiểm soát đểnắm bắt tình hình kinh doanh của TCTD suốt năm tài chính Ngoài ra, để bảo đảmđánh giá trung thực, chính xác tình hình hoạt động của TCTD, Luật 2010 yêu cầubáo cáo kiểm toán không được có ý kiến ngoại trừ ; trường hợp có ý kiến ngoại

Trang 24

trừ, TCTD phải thực hiện kiểm toán lại để đảm bảo báo cáo kiểm toán không có ýkiến ngoại trừ.(khoản 3 Điều 42 – Luật các TCTD 2010)

Qua những nội dung đã nêu trên, có thể thấy rằng tổ chức hoạt động củaNgân hàng thương mại cổ phần được quy định trong luật các TCTD năm 2010 đã

có nhiều thay đổi so với trước đây Những thay đổi này sẽ góp phần đáng kể trongviệc phát triển mô hình Ngân hàng thương mại cổ phần của nước ta hiện nay

đông (cổ đông phổ thông)

3.1.1 Quyền của cổ đông ( điều 53 luật các tổ chức tín dụng năm 2010 )

1 Tham dự và phát biểu ý kiến trong các cuộc họp Đại hội đồng cổ đông vàthực hiện quyền biểu quyết trực tiếp hoặc thông qua đại diện được ủy quyền; mỗi

cổ phần phổ thông có một phiếu biểu quyết

2 Được nhận cổ tức theo nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông

3 Được ưu tiên mua cổ phần mới chào bán tương ứng với tỷ lệ cổ phần phổthông của từng cổ đông trong tổ chức tín dụng

4 Được chuyển nhượng cổ phần cho cổ đông khác của tổ chức tín dụnghoặc tổ chức, cá nhân khác theo quy định của Luật này và Điều lệ của tổ chức tíndụng

5 Xem xét, tra cứu và trích lục thông tin trong danh sách cổ đông có quyềnbiểu quyết và yêu cầu sửa đổi thông tin không chính xác

6 Xem xét, tra cứu, trích lục hoặc sao chụp Điều lệ của tổ chức tín dụng, sổbiên bản họp Đại hội đồng cổ đông và các nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông

7 Được nhận một phần tài sản còn lại tương ứng với số cổ phần sở hữu tại

tổ chức tín dụng khi tổ chức tín dụng giải thể hoặc phá sản

8 Được ủy quyền bằng văn bản cho người khác thực hiện các quyền, nghĩa

vụ của mình; người được ủy quyền không được ứng cử với tư cách của chínhmình

9 Được ứng cử, đề cử người vào Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát theoquy định tại Điều lệ của tổ chức tín dụng hoặc theo quy định của pháp luật nếu

Trang 25

Điều lệ của tổ chức tín dụng không quy định Danh sách ứng cử viên phải đượcgửi tới Hội đồng quản trị theo thời hạn do Hội đồng quản trị quy định.

3.1.2 Nghĩa vụ của cổ đông ( điều 54 luật các tổ chức tín dụng năm 2010 )

1 Cổ đông của tổ chức tín dụng phải thực hiện các nghĩa vụ sau đây:

a) Thanh toán đủ số cổ phần đã cam kết mua trong thời hạn do tổ chức tíndụng quy định; chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của tổchức tín dụng trong phạm vi vốn cổ phần đã góp vào tổ chức tín dụng;

b) Không được rút vốn cổ phần đã góp ra khỏi tổ chức tín dụng dưới mọihình thức dẫn đến việc giảm vốn điều lệ của tổ chức tín dụng;

c) Chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính hợp pháp của nguồn vốn góp,mua cổ phần tại tổ chức tín dụng;

d) Tuân thủ Điều lệ và các quy chế quản lý nội bộ của tổ chức tín dụng;đ) Chấp hành nghị quyết, quyết định của Đại hội đồng cổ đông, Hội đồngquản trị;

e) Chịu trách nhiệm cá nhân khi nhân danh tổ chức tín dụng dưới mọi hìnhthức để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật, tiến hành kinh doanh và các giaodịch khác để tư lợi hoặc phục vụ lợi ích của tổ chức, cá nhân khác

2 Cổ đông nhận ủy thác đầu tư cho tổ chức, cá nhân khác phải cung cấpcho tổ chức tín dụng thông tin về chủ sở hữu thực sự của số cổ phần mà mình nhận

ủy thác đầu tư trong tổ chức tín dụng Tổ chức tín dụng có quyền đình chỉ quyền

cổ đông của các cổ đông này trong trường hợp phát hiện họ không cung cấp thôngtin xác thực về chủ sở hữu thực sự các cổ phần

Hội Đồng Quản Trị

3.2.1 Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng quản trị

a) Nhiệm vụ của Hội đồng quản trị ( điều 45 luật các tổ chức tín dụng năm 2010 )

1 Chịu trách nhiệm triển khai việc thành lập, khai trương hoạt động của tổ chức tíndụng sau cuộc họp Đại hội đồng cổ đông đầu tiên

Trang 26

2 Chịu trách nhiệm trước Đại hội đồng cổ đông trong việc thực hiện nhiệm vụ,quyền hạn được giao.

3 Trình Đại hội đồng cổ đông quyết định, thông qua các vấn đề thuộc thẩm quyềncủa Đại hội đồng cổ đông là:

1 Thông qua định hướng phát triển của tổ chức tín dụng;

2 Sửa đổi, bổ sung Điều lệ của tổ chức tín dụng;

3 Phê chuẩn quy định về tổ chức và hoạt động của Hội đồng quản trị, Bankiểm soát;

4 Quyết định số lượng thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát từngnhiệm kỳ; bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm, bầu bổ sung, thay thế thành viênHội đồng quản trị, thành viên Ban kiểm soát phù hợp với các tiêu chuẩn,điều kiện theo quy định của Luật này và Điều lệ của tổ chức tín dụng;

5 Quyết định mức thù lao, thưởng và các lợi ích khác đối với thành viênHội đồng quản trị, thành viên Ban kiểm soát và ngân sách hoạt động củaHội đồng quản trị, Ban kiểm soát;

6 Xem xét và xử lý theo thẩm quyền vi phạm của Hội đồng quản trị, Bankiểm soát gây thiệt hại cho tổ chức tín dụng và cổ đông của tổ chức tíndụng;

7 Quyết định cơ cấu tổ chức, bộ máy quản lý điều hành của tổ chức tíndụng;

8 Thông qua phương án thay đổi mức vốn điều lệ; thông qua phương ánchào bán cổ phần, bao gồm loại cổ phần và số lượng cổ phần mới sẽ chàobán;

9 Thông qua việc mua lại cổ phần đã bán;

Trang 27

11 Thông qua báo cáo tài chính hằng năm; phương án phân phối lợi nhuậnsau khi đã hoàn thành nghĩa vụ thuế và các nghĩa vụ tài chính khác của tổchức tín dụng;

12 Thông qua báo cáo của Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát về việc thựchiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao;

13 Quyết định thành lập công ty con;

14 Thông qua phương án góp vốn, mua cổ phần của doanh nghiệp, tổ chứctín dụng khác có giá trị từ 20% trở lên so với vốn điều lệ của tổ chức tíndụng ghi trong báo cáo tài chính đã được kiểm toán gần nhất;

15 Quyết định đầu tư, mua, bán tài sản của tổ chức tín dụng có giá trị từ 20%trở lên so với vốn điều lệ của tổ chức tín dụng ghi trong báo cáo tài chính

đã được kiểm toán gần nhất hoặc một tỷ lệ khác thấp hơn theo quy địnhtại Điều lệ của tổ chức tín dụng;

16 Thông qua các hợp đồng có giá trị trên 20% vốn điều lệ của tổ chức tíndụng ghi trong báo cáo tài chính đã được kiểm toán gần nhất hoặc một tỷ

lệ khác thấp hơn theo quy định tại Điều lệ của tổ chức tín dụng giữa tổchức tín dụng với thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban kiểm soát,Tổng giám đốc (Giám đốc), cổ đông lớn, người có liên quan của ngườiquản lý, thành viên Ban kiểm soát, cổ đông lớn của tổ chức tín dụng; công

ty con, công ty liên kết của tổ chức tín dụng;

17 Quyết định việc chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi hình thức pháp

lý, giải thể hoặc yêu cầu Tòa án mở thủ tục phá sản tổ chức tín dụng;

18.Quyết định giải pháp khắc phục biến động lớn về tài chính của tổ chức tín dụng

b) Quyền hạn của Hội đồng quản trị ( điều 45 và khoản 2 điều 59 luật các tổ chứctín dụng năm 2010 )

Trang 28

1 Quyết định việc thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện, đơn vị sự nghiệp.

2 Bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm, kỷ luật, đình chỉ và quyết định mứclương, lợi ích khác đối với các chức danh Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổnggiám đốc (Phó giám đốc), Kế toán trưởng, Thư ký Hội đồng quản trị, các chứcdanh thuộc bộ phận kiểm toán nội bộ và người quản lý, người điều hành khác theoquy định nội bộ của Hội đồng quản trị

3 Thông qua phương án góp vốn, mua cổ phần của doanh nghiệp, tổ chức tíndụng khác có giá trị dưới 20% vốn điều lệ của tổ chức tín dụng ghi trong báo cáotài chính đã được kiểm toán gần nhất

4 Cử người đại diện vốn góp của tổ chức tín dụng tại doanh nghiệp, tổ chứctín dụng khác

5 Quyết định đầu tư, giao dịch mua, bán tài sản của tổ chức tín dụng từ 10%trở lên so với vốn điều lệ của tổ chức tín dụng ghi trong báo cáo tài chính đã đượckiểm toán gần nhất, trừ các khoản đầu tư, giao dịch mua, bán tài sản của tổ chứctín dụng quy định thuộc thẩm quyền của hội đồng cổ đông

6 Quyết định các khoản cấp tín dụng theo quy định tại khoản 7 Điều 128 củaLuật tổ chúc tín dụng , trừ các giao dịch thuộc thẩm quyền quyết định của Đại hộiđồng cổ đông

7 Thông qua các hợp đồng của tổ chức tín dụng với công ty con, công ty liênkết của tổ chức tín dụng; các hợp đồng của tổ chức tín dụng với thành viên Hộiđồng quản trị, thành viên Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc), cổ đông lớn,người có liên quan của họ có giá trị bằng hoặc nhỏ hơn 20% vốn điều lệ của tổchức tín dụng ghi trong báo cáo tài chính đã được kiểm toán gần nhất hoặc tỷ lệkhác nhỏ hơn do Điều lệ của tổ chức tín dụng quy định Trong trường hợp này,thành viên có liên quan không có quyền biểu quyết

8 Kiểm tra, giám sát, chỉ đạo Tổng giám đốc (Giám đốc) thực hiện nhiệm vụđược phân công; đánh giá hằng năm về hiệu quả làm việc của Tổng giám đốc(Giám đốc)

9 Ban hành các quy định nội bộ liên quan đến tổ chức, quản trị và hoạt độngcủa tổ chức tín dụng phù hợp với các quy định của Luật này và pháp luật có liên

Trang 29

quan, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Ban kiểm soát hoặc của Đại hộiđồng cổ đông.

10 Quyết định chính sách quản lý rủi ro và giám sát việc thực thi các biệnpháp phòng ngừa rủi ro của tổ chức tín dụng

11 Xem xét, phê duyệt báo cáo thường niên

12 Lựa chọn tổ chức định giá chuyên nghiệp để định giá tài sản góp vốnkhông phải là tiền Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng theo quy định củapháp luật

13 Đề nghị Thống đốc Ngân hàng Nhà nước chấp thuận các vấn đề theo quyđịnh của pháp luật

14 Quyết định chào bán cổ phần mới trong phạm vi số cổ phần được quyềnchào bán

15 Quyết định giá chào bán cổ phần và trái phiếu chuyển đổi của tổ chức tíndụng

16 Quyết định mua lại cổ phần của tổ chức tín dụng

17 Kiến nghị phương án phân phối lợi nhuận, mức cổ tức được trả; quyết địnhthời hạn và thủ tục trả cổ tức hoặc xử lý lỗ phát sinh trong quá trình kinh doanh

18 Chuẩn bị nội dung, tài liệu liên quan để trình Đại hội đồng cổ đông quyếtđịnh các vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông, trừ những nội dungthuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Ban kiểm soát

19 Duyệt chương trình, kế hoạch hoạt động của Hội đồng quản trị; chươngtrình, nội dung, tài liệu phục vụ họp Đại hội đồng cổ đông; triệu tập họp Đại hộiđồng cổ đông hoặc lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản để thông qua nghị quyết,quyết định của Đại hội đồng cổ đông

20 Tổ chức triển khai, kiểm tra, giám sát việc thực hiện nghị quyết, quyết địnhcủa Đại hội đồng cổ đông và Hội đồng quản trị

21 Thông báo kịp thời cho Ngân hàng Nhà nước thông tin ảnh hưởng tiêu cựcđến tư cách thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giámđốc)

22 Các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định tại Điều lệ của tổ chức

Ngày đăng: 13/08/2014, 04:43

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Giáo trình luật ngân hàng Việt Nam, Võ Đình Toàn, NXB. Công An Nhân Dân Sách, tạp chí
Tiêu đề: Võ Đình Toàn
Nhà XB: NXB. Công AnNhân Dân
2. Giáo trình luật ngân hàng Việt Nam, Đại Học Luật Hà Nội, NXB. Công An Nhân Dân, 2002TRANG WEB Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đại Học Luật Hà Nội
Nhà XB: NXB. CôngAn Nhân Dân
1. Luật các tổ chức tín dụng 2010, 2. Luật Ngân hàng Nhà nước 2010 Khác
5. Nghị định 05/2010/NĐ - CP do Chính Phủ ban hành vào ngày 18/1/2010 về việc áp dụng Luật phá sản đối với các TCTD Khác
6. Nghị định số 59/2009/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của Ngân hàng Thương mại Khác
7. Nghị định số 69/2007/NĐ-CP ngày 20/4/2007 về việc nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần của NHTM Việt Nam Khác
8. Nghị định số 141/2006/NĐ-CP của Chính phủ về Danh mục vốn pháp định của các tổ chức tín dụng Khác
9. Nghị định số 53/1998/NĐ-HĐBT về việc cải tổ hệ thống ngân hàng Việt Nam Khác
12. Quyết định số 24/2007/QĐ-NHNN ( được sửa đổi, bổ sung bởi quyết định số 46/2007/QĐ-NHNN ) Khác
14. Quyết định số 457/2005/QĐ-NHNN của NHNN quy định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của các tổ chức tín dụng Khác
15. Quyết định số 797/2002/QĐ-NHNN ngày 29/7/2002 16. Quyết định số 1122/2001/QĐ-NHNN ngày 04/9/2001 Khác
17. Thông tư số 09/2010/TT-NHNN, thông tư này thay thế cho Quyết định số 24/2007/QĐ-NHNN ( được sửa đổi, bổ sung bởi quyết định số 46/2007/QĐ- NHNN ) Khác
19. Thông tư số 13/2010/TT-NHNN quy định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn thay thế cho Quyết định số 457 quy định cụ thể:GIÁO TRÌNH Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2: Bảng tỷ lệ sở hữu vốn của các ngân hàng nước ngoài tại NHTM Việt Nam - địa vị pháp lý của ngân hàng thương mại cổ phần theo luật các tổ chức tín dụng 2010
Bảng 2 Bảng tỷ lệ sở hữu vốn của các ngân hàng nước ngoài tại NHTM Việt Nam (Trang 54)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w