Các hoạt động kinh doanh khác

Một phần của tài liệu địa vị pháp lý của ngân hàng thương mại cổ phần theo luật các tổ chức tín dụng 2010 (Trang 47 - 52)

Các hoạt động kinh doanh khác của NHTMCP theo pháp luật hiện hành gồm: “1. Dịch vụ quản lý tiền mặt, tư vấn ngân hàng, tài chính; các dịch vụ quản lý, bảo quản tài sản, cho thuê tủ, két an toàn.

2. Tư vấn tài chính doanh nghiệp, tư vấn mua, bán, hợp nhất, sáp nhập doanh nghiệp và tư vấn đầu tư.

3. Mua, bán trái phiếu Chính phủ, trái phiếu doanh nghiệp. 4. Dịch vụ môi giới tiền tệ.

5. Lưu ký chứng khoán, kinh doanh vàng và các hoạt động kinh doanh khác liên quan đến hoạt động ngân hàng sau khi được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận bằng văn bản.” ( Điều 107 luật các TCTD 2010)

5. CHIA TÁCH, GIẢI THỂ, MUA BÁN-SÁT NHẬP

5.1 Phân tích về chia tách,giải thể,phá sản:

Hoạt động của các tổ chức tín dụng (TCTD) mang nhiều nét đặc trưng so với các doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực khác. Do vậy, đối với các TCTD, Nhà nước thường đặt ra những quy định riêng để điều chỉnh quá trình thành lập và hoạt động của các tổ chức này. Thủ tục chia tách , giải thể, phá sản dành cho các TCTD cũng không phải là ngoại lệ.

Theo luật các tổ chức tín dụng 1997 chỉ quy định về phá sản và giải thể tổ chức tín dụng tại điều 98 và 99

Điều 98 Luật các tổ chức tín dụng quy định như sau “Sau khi Ngân hàng Nhà nước có văn bản về việc không áp dụng hoặc chấm dứt áp dụng các biện pháp phục hồi khả năng thanh toán của tổ chức tín dụng mà tổ chức tín dụng đó vẫn mấy khả năng thanh toán nợ đến hạn thì có thể bị Tòa án mở thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản theo quy định của pháp luật về phá sản”

Đề cập tới vấn đề giải thể Điều 99 - Luật các tổ chức tín dụng có quy định Tổ chức tín dụng giải thể trong các trường hợp sau:

- Tự nguyện xin giải thể nếu có khả năng thanh toán hết nợ và được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận;

- Khi hết hạn hoạt động không xin gia hạn hoặc xin gia hạn nhưng không được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận;

- Bị thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động - Về trình tự giải quyết yêu cầu phá sản:

Theo đó Ngân hàng Nhà nước sẽ tiến hành một giai đoạn kiểm soát đặc biệt đến mức xét thấy không thể để tổ chức tín dụng tiếp tục tồn tại theo quy định của điều luật trên Ngân hàng Nhà nước sẽ làm văn bản gửi Tòa án tuyên bố phá sản tổ chức tín dụng đó

- Về nguyên tắc phân chia tài sản

Khi tổ chức tín dụng gặp khó khăn về khả năng thanh toán để tránh tình trạng đổ vỡ dây truyền trong hệ thống ngân hàng tổ chức tín dụng có thể được các tổ chức tín dụng khác cho vay đặc biệt đó là:

- Ngân hàng Nhà nước: cho vay đặc biệt về hỗ trợ tổ chức tín dụng - Bảo hiểm tiền gửi: đứng ra chi trả tiền gửi cho dân

- Các ngân hàng khác: cho vay hỗ trợ cấp tốc

Do đó điều 96 Luật các tổ chức tín dụng đã ghi: “Trong trường hợp cấp bách để đảm bảo khả năng chi trả tiền gửi của khách hàng tổ chức tín dụng có thể được các tổ chức tín dụng khác hoặc Ngân hàng Nhà nước cho vay đặc biệt. Khoản vay đặc biệt này sẽ được ưu tiên hoàn trả trước tất cả các khoản nợ khác của tổ chức tín dụng”

- Việc tiếp nhận bàn giao tài sản của tổ chức tín dụng cho tổ thanh toán tài sản Khi áp dụng luật này cho phá sản tổ chức tín dụng tức là cho thanh toán ngay lập tức thì Tổ thanh toán sẽ tiếp nhận bàn giao tài sản các giấy tờ tài liệu liên quan trực tiếp từ Ngân hàng Nhà nước (Ban kiểm soát đặc biệt)

Theo luật các tổ chức tín dụng 2010,quy định thêm TỔ CHỨC LẠI, PHÁ SẢN, GIẢI THỂ, THANH LÝ TỔ CHỨC TÍN DỤNG tại điều 153,154,155.

Luật TCTD 2010 đã có quy định thêm về tổ chức lại,đây là điểm mới mà luật củ không có,cũng như cách thức thực hiên trình tự cũng như chức năng cũng có sự thay đổi

Điều 153. Tổ chức lại tổ chức tín dụng

1. Tổ chức tín dụng được tổ chức lại dưới hình thức chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi hình thức pháp lý sau khi được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận bằng văn bản.

2. Ngân hàng Nhà nước quy định cụ thể điều kiện, hồ sơ, trình tự, thủ tục chấp thuận việc tổ chức lại tổ chức tín dụng.

Điều 154. Giải thể tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài

Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài giải thể trong các trường hợp sau đây:

1. Tự nguyện xin giải thể nếu có khả năng thanh toán hết nợ và được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận bằng văn bản;

2. Khi hết thời hạn hoạt động không xin gia hạn hoặc xin gia hạn nhưng không được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận bằng văn bản;

3. Bị thu hồi Giấy phép.

Điều 155. Phá sản tổ chức tín dụng

1. Sau khi Ngân hàng Nhà nước có văn bản chấm dứt kiểm soát đặc biệt hoặc văn bản chấm dứt áp dụng hoặc văn bản không áp dụng các biện pháp phục hồi khả năng thanh toán mà tổ chức tín dụng vẫn lâm vào tình trạng phá sản, thì tổ chức tín dụng đó phải làm đơn yêu cầu Tòa án mở thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản theo quy định của pháp luật về phá sản.

2. Khi nhận được yêu cầu mở thủ tục phá sản tổ chức tín dụng theo quy định tại khoản 1 Điều này, Tòa án mở thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản và áp dụng ngay thủ tục thanh lý tài sản của tổ chức tín dụng theo quy định của pháp luật về phá sản

Luật 2010 có nhiều điểm mới

Kể từ ngày 15/3/2010, việc thực hiện thủ tục phá sản các TCTD sẽ phải tuân theo Nghị định 05/2010/NĐ - CP do Chính Phủ ban hành vào ngày 18/1/2010 về việc áp dụng Luật phá sản đối với các TCTD (Nghị định 05). Nghị định này được áp dụng đối với các TCTD được thành lập và hoạt động theo Luật Các tổ chức tín dụng.

Điều kiện xác định lâm vào tình trạng phá sản

TCTD được xem là lâm vào tình trạng phá sản khi không có khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn khi chủ nợ có yêu cầu, sau khi Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã có văn bản không áp dụng hoặc chấm dứt áp dụng các biện pháp phục hồi khả năng thanh toán hoặc chấm dứt áp dụng kiểm soát đặc biệt.

Thẩm quyền của tòa án

Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi TCTD đã đăng ký kinh doanh (đối vối TCTD Việt Nam), nơi đặt trụ sở chính của TCTD có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam có thẩm quyền tiến hành thủ tục phá sản đối với TCTD đó.

Thủ tục phá sản

Tương tự các doanh nghiệp khác, thủ tục phá sản TCTD được tiến hành theo các bước: Nộp đơn yêu cầu và mở thủ tục phá sản; Phục hồi hoạt động kinh doanh; Thanh lý tài sản, các khoản nợ; Tuyên bố tổ chức tín dụng phá sản.

Tuy nhiên, trong trường hợp NHNN đã có văn bản chấm dứt kiểm soát đặc biệt hoặc văn bản về việc chấm dứt áp dụng biện pháp phục hồi khả năng thanh toán đối với TCTD, sau khi mở thủ tục phá sản, thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh sẽ không được áp dụng thực hiện mà Tòa án sẽ tiến hành ngay thủ tục thanh lý tài sản, các khoản nợ và tuyên bố phá sản.

Tổ quản lý, thanh lý tài sản

Bên cạnh các thành phần tham gia Tổ quản lý, thanh lý tài sản giống như thủ tục phá sản các doanh nghiệp khác (bao gồm một chấp hành viên của cơ quan thi hành án cùng cấp làm Tổ trưởng; một cán bộ của Tòa án; một đại diện chủ nợ; đại diện hợp pháp của doanh nghiệp; đại diện công đoàn, đại diện người lao động, đại diện các cơ quan chuyên môn nếu cần), trường hợp phá sản TCTD còn yêu cầu sự có mặt của một đại diện NHNN và một đại diện của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam trong trường hợp Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam đã thực hiện việc chi trả tiền bảo hiểm tiền gửi cho khách hàng của TCTD.

Thông báo thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản

Như chúng ta đã biết, cơ quan quản lý các TCTD là NHNN, vì vậy đồng thời với việc thông báo cho TCTD (nếu người nộp đơn không phải là chủ sở hữu hoặc đại diện hợp pháp của TCTD), Tòa án sẽ thông báo cho NHNN biết về việc thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản trong thời hạn 5 ngày, kể từ ngày thụ lý đơn và NHNN phải có văn bản về việc có hoặc không áp dụng hoặc chấm dứt áp dụng biện pháp phục hồi khả năng thanh toán của tổ chức tín dụng hoặc chấm dứt áp dụng kiểm soát đặc biệt chậm nhất là 15 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo của Tòa án.

Quyết định mở thủ tục phá sản

Đối với TCTD, Tòa án chỉ ra quyết định mở thủ tục phá sản khi có đầy đủ các điều kiện sau đây: NHNN đã có văn bản về việc không áp dụng hoặc chấm dứt áp dụng biện pháp phục hồi khả năng thanh toán của tổ chức tín dụng hoặc văn bản chấm dứt kiểm soát đặc biệt. TCTD vẫn mất khả năng thanh toán nợ đến hạn.

Nghĩa vụ tài sản

Trong trường hợp TCTD đã được NHNN, TCTD khác cho vay đặc biệt, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam hỗ trợ tài chính để phục hồi hoạt động kinh doanh trước thời điểm Tòa án thụ lý đơn, do đó nếu không phục hồi được mà phải áp dụng thủ tục thanh lý thì phải hoàn trả lại giá trị của khoản vay đặc biệt cho các đối tượng đó trước khi thực hiện phân chia tài sản theo quy định của Luật phá sản. Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam sẽ trở thành chủ nợ của TCTD tham gia bảo hiểm tiền gửi với số tiền bảo hiểm đã chi trả và được phân chia giá trị tài sản theo thứ tự thanh toán như đối với người gửi tiền trong trường hợp tổ chức tín dụng bị phá sản. Ngoài ra, các quy định khác về nghĩa vụ tài sản của TCTD được áp dụng giống như các quy định của Luật phá sản

5.2 Phân tích về mua bán và

sát nhập

Thực trạng và xu hướng M&A ngân hàng tại Việt Nam

Trong thời gian vừa qua, cuộc khủng hoảng kinh tế, tài chính của thế giới đã ảnh hưởng, tác động xấu đến nền kinh tế toàn cầu, trong đó có các định chế tài chính, ngân hàng tưởng như không thể bị ảnh hưởng như UniCredit, AIG, Merrill Lynch, Citi Group, JP Morgan Chase... Và tất yếu theo quy luật thị

trường, hàng loạt các vụ mua bán, sáp nhập các công ty tài chính, ngân hàng, nhất là ở Mỹ - nơi đã có hơn 40 ngân hàng bị phá sản và hàng chục ngân hàng tự nguyện hoặc bị mua bán và sáp nhập trong năm 2008 vừa qua1. Nền kinh tế Việt Nam trong thời gian qua cũng đã gặp những thách thức, không những phải đối mặt với những diễn biến khó lường của kinh tế thế giới, mà còn phải đối mặt với nhiều khó khăn nội tại: lạm phát tăng cao, thâm hụt cán cân thương mại cũng đạt mức kỷ lục (hơn 14% GDP), thị trường chứng khoán liên tục sụt giảm... đã làm cho nền kinh tế nói chung, trong đó có "hệ thống ngân hàng Việt Nam phải đối mặt với những khó khăn, thách thức chưa từng có trong hơn 20 năm đổi mới"2. Trong hệ thống ngân hàng thương mại (NHTM), nhiều ngân hàng đã gặp khó khăn trong kinh doanh, nhất là các ngân hàng nhỏ do phải cạnh tranh với các ngân hàng trong và ngoài nước và phải đối mặt với việc thay đổi chính sách lãi suất, tỷ giá của Nhà nước để kiềm chế lạm phát, khủng hoảng tài chính toàn cầu3... Ngoài ra, một yêu cầu về tài chính đặt ra cho các ngân hàng là phải đạt được kế hoạch tăng vốn điều lệ tối thiểu theo lộ trình được quy định tại Nghị định số 141/2006/NĐ-CP của Chính phủ về Danh mục vốn pháp định của các tổ chức tín dụng, theo đó, đến ngày 31/12/2008, vốn điều lệ tối thiểu của các NHTM cổ phần phải là 1.000 tỉ đồng, ngày 31/12/2010 phải là 3.000 tỷ đồng. Đối với các ngân hàng đã có bề dày hoạt động, vốn lớn thì điều này không gặp khó khăn, nhưng đối với một số ngân hàng nhỏ thì đây thực sự là những khó khăn, nhất là trong giai đoạn thị trường chứng khoán kém hấp dẫn, các đợt IPO, phát hành bổ sung, tăng vốn... không thu hút được nhiều sự quan tâm của nhà đầu tư như cách đây hai năm.

Do đó, để nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng Việt Nam (NHVN), các giải pháp đưa ra là phải (i) kêu gọi các nhà đầu tư, nhà đầu tư chiến lược (trong và ngoài nước) tiếp tục đầu tư, góp vốn, mua cổ phần tại các NHTM để trở thành các cổ đông chiến lược của các ngân hàng, qua đó tăng thêm sức mạnh về vốn, hỗ trợ nghiệp vụ, kinh nghiệm quản trị, quản lý... cho các ngân hàng (ii) cho phép mua lại, hợp nhất, sáp nhập các ngân hàng nói chung, nhất là các ngân hàng nhỏ để tạo sức cạnh tranh, gia tăng thị phần, qua đó có thể hình thành các ngân hàng lớn, thậm chí là các tập đoàn tài chính - ngân hàng Việt Nam đủ sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và khu vực (các hoạt động này gọi chung là M&A trong lĩnh vực ngân hàng). Trong thời gian vừa qua, nhất là trong những tháng cuối năm 2008, vấn đề M&A ngân hàng đã được nhiều báo chí đề cập4, các Bản nghiên cứu theo đơn đặt hàng của Nhà nước cũng đã đưa ra đề xuất sáp nhập các ngân hàng nhỏ, các ngân hàng hoạt động yếu kém. Nhà nước phải có giải pháp "xây dựng kế hoạch và cơ sở pháp lý cho hoạt động mua lại và sáp nhập giữa các ngân hàng (bao gồm cả ngân hàng nước ngoài)"5. Vì vậy, M&A ngân hàng là một trong những yêu cầu, đồng thời là một quy luật kinh tế tất yếu được đặt ra, nhất là trong giai đoạn nền kinh tế thế giới và trong nước đang gặp nhiều khó khăn như hiện nay.

Khung pháp lý liên quan đến M&A ngân hàng thương mại cổ phần tại Việt Nam

Một phần của tài liệu địa vị pháp lý của ngân hàng thương mại cổ phần theo luật các tổ chức tín dụng 2010 (Trang 47 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(58 trang)
w