Cho thuê tài chính

Một phần của tài liệu địa vị pháp lý của ngân hàng thương mại cổ phần theo luật các tổ chức tín dụng 2010 (Trang 42 - 44)

Điều 113 Luật các tổ chức tín dụng 2010 nêu rõ : “Hoạt động cho thuê tài chính là việc cấp tín dụng trung hạn, dài hạn trên cơ sở hợp đồng cho thuê tài chính và phải có một trong các điều kiện sau đây:1. Khi kết thúc thời hạn cho thuê theo hợp đồng, bên thuê được nhận chuyển quyền sở hữu tài sản cho thuê hoặc tiếp tục thuê theo thỏa thuận của hai bên;2. Khi kết thúc thời hạn cho thuê theo hợp đồng, bên thuê được quyền ưu tiên mua tài sản cho thuê theo giá danh nghĩa thấp hơn giá trị thực tế của tài sản cho thuê tại thời điểm mua lại;3. Thời hạn cho thuê một tài sản phải ít nhất bằng 60% thời gian cần thiết để khấu hao tài sản cho thuê đó;4. Tổng số tiền thuê một tài sản quy định tại hợp đồng cho thuê tài chính ít nhất phải bằng giá trị của tài sản đó tại thời điểm ký hợp đồng.”

Còn theo luật các tổ chức tín dụng 2004, cho thuê tài chính chỉ được đề cập đến ở khoản 11 Điều 20: “Cho thuê tài chính là hoạt động tín dụng trung hạn, dài hạn trên cơ sở hợp đồng cho thuê tài chính giữa bên cho thuê là tổ chức tín dụng với khách hàng thuê.” Và tại điều 61 : “1. Hoạt động cho thuê tài chính đối với tổ chức, cá nhân được thực hiện qua công ty cho thuê tài chính.2. Công ty cho thuê tài chính (sau đây gọi là bên cho thuê) sở hữu tài sản cho thuê. Khi kết thúc hợp đồng, bên thuê được quyền lựa chọn mua tài sản thuê hoặc tiếp tục thuê theo thoả thuận trong hợp đồng cho thuê.3. Bên thuê và bên cho thuê không được đơn phương huỷ hợp đồng cho thuê.”

Như vậy, về mặt định nghĩa, có thể thấy Luật 2010 quy định cụ thể, rõ ràng hơn về hoạt động cho thuê tài chính. Điều này cũng dễ hiểu, bởi hoạt động ngân hàng ngày càng phát triển và pháp luật là cái cần phát sinh để điều chỉnh những hoạt động phát triển vượt quá khung pháp lý của luật cũ.

Về điều kiện để hoạt động, cả hai luật giống nhau ở điểm, NHTMCP phải thành lập công ty con để hoạt động nghiệp vụ này và hoạch toán độc lập. Bởi lẽ, hoạt động cho thuê tài chính là một dạng cấp tín dụng trung – dài hạn. Thời gian dài và chuyên hoạt động lĩnh vực này, nên nhằm đảm bảo sự tách bạch trong hoạch toán và an toàn cho khả năng chi trả của NHTMCP nên hoạt động cho thuê tài chính

được tách ra cho công ty cho thuê tài chính. ( Luật các tổ chức tín dụng 2010 quy định tại Khoản 2 Điều 103 )

* Một vài kiến nghị cá nhân:

- Việc quy định bên thuê được quyền ưu tiên mua tài sản cho thuê theo giá danh nghĩa thấp hơn giá trị thực tế của tài sản cho thuê tại thời điểm mua là chưa thỏa đáng. Bởi lẽ, chúng ta điều biết rằng các đối tượng là tài sản cho thuê tài chính thường là các máy móc, thiết bị có giá trị lớn. Việc hao hụt giá trị của nó qua thời gian sử dụng bao gồm hao hụt vật chất – khấu hao và hao hụt vô hình – lỗi thời công nghệ. Việc pháp luật quy định : “giá trị thực tế của tài sản cho thuê tại thời điểm mua” là chưa xác định rõ, giá trị tài sản trên sổ sách kế toán (đã trừ khấu hao) của doanh nghiệp hay giá cả thị trường của máy móc đó. Nếu tính là giá cả thị trường thì nó gồm cả chi phí khấu hao và chi phí hao hụt vô hình do sự lỗi thời của công nghệ. Mà rõ ràng rằng, sự lỗi thời của công nghệ đáng lý ra Doanh nghiệp sử dụng phải chấp nhận. Nếu NHTM chỉ có thể bán lại với giá thấp hơn giá cả thị trường tức là ngoài phần hao hụt vật chất, ngân hàng cũng phải chịu phần hao hụt vô hình này. Còn nếu quy định “giá trị thực tế của tài sản cho thuê tại thời điểm mua” là giá trị tính theo sổ sách kế toán của Doanh nghiệp thì ngân hàng và doanh nghiệp phải thỏa thuận rõ trong hợp đồng thuê mua – cho thuê tài chính về mức khấu hao tài sản và cán bộ tín dụng phụ trách khoản tín dụng này phải thường xuyên theo dõi tình hình sử dụng tài sản thuê tài chính này (bởi trong thời gian thuê, tài sản vẫn thuộc quyền sử dụng của ngân hàng và ngân hàng có quyền kiểm tra việc sử dụng đúng công suất, đúng công năng của máy móc đó).

- Tại điều 114 Luật các tổ chức tín dụng 2010 quy định “Công ty cho thuê tài chính có nhận tiền gửi phải mở tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước và duy trì trên tài khoản tiền gửi này số dư bình quân không thấp hơn mức dự trữ bắt buộc.” tức là có cho phép công ty cho thuê tài chính nhận tiền gửi. Điều này dường như có thể khiến cho sự tách bạch giữa ngân hàng sở hữu vốn điều lệ của công ty cho thuê tài chính với công ty này. Tuy nhiên, nó sẽ khiến cho sự phân tách, lẻ tẻ về vốn vay. Theo suy nghĩ cá nhân, nếu công ty cho thuê tài chính không được nhận tiền gửi, lượng tiền gửi này sẽ tập trung về NHTMCP và như vậy, ngân hàng sẽ có quy mô vốn tốt hơn và thực hiện những dự án lớn hơn. Thay vì phải cho vay hợp vốn đối với những khoản tín dụng quá tầm của ngân hàng. Việc hạn chế chức năng của một vài tổ chức để nhằm tập trung quyền lực thị trường cho một số khác giúp cho nền kinh tế có mức độ tập trung hóa, chuyên môn hóa cao và tiềm lực phát triển kinh tế mạnh hơn. Mặt khác, công ty cho thuê tài chính lại là doanh nghiệp có hoạt động chủ yếu là cho thuê tài chính – tức cấp tín dụng trung và dài hạn; nếu cho phép công ty cho thuê tài chính được quyền nhận tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn và phải đáp ứng mức dự trữ bắt buộc. Như

vậy dường như làm tăng chi phí cơ hội của các nguồn vốn từ nhận tiền gửi không kỳ hạn.

Trên đây là một vài kiến nghị cá nhân về hoạt động cho thuê tài chính được quy định trong pháp luật hiện hành.

Một phần của tài liệu địa vị pháp lý của ngân hàng thương mại cổ phần theo luật các tổ chức tín dụng 2010 (Trang 42 - 44)