Bảo lãnh ngân hàng

Một phần của tài liệu địa vị pháp lý của ngân hàng thương mại cổ phần theo luật các tổ chức tín dụng 2010 (Trang 44 - 46)

Tại khoản 18 Điều 4 luật các tổ chức tín dụng 2010 quy định : “Bảo lãnh ngân hàng là hình thức cấp tín dụng, theo đó tổ chức tín dụng cam kết với bên nhận bảo lãnh về việc tổ chức tín dụng sẽ thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho khách hàng khi khách hàng không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ đã cam kết; khách hàng phải nhận nợ và hoàn trả cho tổ chức tín dụng theo thỏa thuận.” Khoản 12 Điều 20 Luật các tổ chức tín dụng 2004 quy định: “Bảo lãnh ngân hàng

là cam kết bằng văn bản của tổ chức tín dụng với bên có quyền về việc thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho khách hàng khi khách hàng không thực hiện đúng nghĩa vụ đã cam kết; khách hàng phải nhận nợ và hoàn trả cho tổ chức tín dụng số tiền đã được trả thay.”

Rõ ràng là có thể nhận thấy ngay sự khác biệt đáng kể giữa hai quy định trên. Thứ nhất, việc sử dụng từ ngữ của luật 2010 chính xác hơn. Bởi lẽ, bao lãnh ngân hàng là một hình thức cấp tín dụng chứ không thể chỉ là một cam kết bằng văn bản được.

Thứ hai, Luật 2010 mở rộng giới hạn cho hoạt động bảo lãnh ngân hàng, theo đó, cả khi khách hàng không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thì tổ chức tín dụng thực hiện bảo lãnh ngân hàng phải thực hiện nghĩa vụ tài chính thay thế tương ứng phần nghĩa vụ chưa được thực hiện đầy đủ. Luật 2004 chỉ quy định “khi khách hàng không thực hiện đúng nghĩa vụ đã cam kết”. Việc mở rộng giới hạn khiến cho hoạt động bảo lãnh ngân hàng hấp dẫn hơn đối với bên nhận bảo lãnh và như vậy, quy định này sẽ mở đường cho hoạt động bảo lãnh ngân hàng phát triển hơn nữa.

4.3 Nghiệp vụ cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản của NHTMCP

Thanh toán sử dụng nghiệp vụ của ngân hàng và hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt mà thông qua tài khoản. Điều 98 Luật các tổ chức tín dụng 2010 quy định 4 khoản về nghiệp vụ cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản của NHTMCP như sau:

4.Mở tài khoản thanh toán cho khách hàng. 5. Cung ứng các phương tiện thanh toán. 6. Cung ứng các dịch vụ thanh toán sau đây:

a) Thực hiện dịch vụ thanh toán trong nước bao gồm séc, lệnh chi, ủy nhiệm chi, nhờ thu, ủy nhiệm thu, thư tín dụng, thẻ ngân hàng, dịch vụ thu hộ và chi hộ; b) Thực hiện dịch vụ thanh toán quốc tế và các dịch vụ thanh toán khác sau khi được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận.”

Còn tại luật các tổ chức tín dụng 2004, việc cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản được ghi nhận tại Điều 66:

“Tổ chức tín dụng là ngân hàng được thực hiện các dịch vụ thanh toán sau đây: 1. Cung ứng các phương tiện thanh toán;

2. Thực hiện dịch vụ thanh toán trong nước cho khách hàng;

3. Thực hiện dịch vụ thanh toán quốc tế khi được Ngân hàng Nhà nước cho phép; 4. Thực hiện các dịch vụ thu hộ và chi hộ;

5. Thực hiện các dịch vụ thanh toán khác do Ngân hàng Nhà nước quy định.”

Như vậy, có thể thấy quy định của luật các tổ chức tín dụng 2010 có ghi nhận đúng từ ngữ chuyên môn của các dịch vụ cụ thể. Điều này thể hiện việc làm luật có dự trên thực tiễn hoạt động ngân hàng

4.4 Các hoạt động kinh doanh khác:

Các hoạt động kinh doanh khác của NHTMCP có thể kể đến là:

Một phần của tài liệu địa vị pháp lý của ngân hàng thương mại cổ phần theo luật các tổ chức tín dụng 2010 (Trang 44 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(58 trang)
w