Nhận tiền gửi từ các tổ chức, cá nhân.

Một phần của tài liệu địa vị pháp lý của ngân hàng thương mại cổ phần theo luật các tổ chức tín dụng 2010 (Trang 38 - 40)

Tại Khoản 13 Điều 4 Luật các tổ chức tín dụng 2010 định nghĩa: “Nhận tiền gửi là hoạt động nhận tiền của tổ chức, cá nhân dưới hình thức tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm, phát hành chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu và các hình thức nhận tiền gửi khác theo nguyên tắc có hoàn trả đầy đủ tiền gốc, lãi cho người gửi tiền theo thỏa thuận.”. Khoản 1 Điều 98 Luật này cũng ghi nhận: hoạt động nhận tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm và các loại tiền gửi khác.

Nhằm bảo vệ quyền lợi của khách hàng, tại Điều 10 Luật các tổ chức tín dụng 2010 quy định rõ tổ chức tín dụng phải công bố công khai về lãi suất tiền gửi; Điều 90 quy định : “Tổ chức tín dụng được quyền ấn định và phải niêm yết công khai mức lãi suất huy động vốn” và “Trong trường hợp hoạt động ngân hàng có diễn biến bất thường, để bảo đảm an toàn của hệ thống tổ chức tín dụng, Ngân hàng Nhà nước có quyền quy định cơ chế xác định phí, lãi suất trong hoạt động kinh doanh của tổ chức tín dụng.”. Như vậy, đối với hoạt động huy động vốn của NHTMCP bằng việc nhận tiền gửi của cá nhân, tổ chức, NHTMCP phải niêm yết công khai mức lãi suất, trong trường hợp cần thiết Ngân hàng Nhà nước mới có sự cam thiệp.

Trong luật không đề cập đến mức lãi suất trần hay mức lãi suất sàn khi NHTMCP huy động vốn. Tuy nhiên, để đảm bảo môi trường cạnh tranh giữa các tổ chức tín dụng có quyền huy động vốn bằng việc nhận tiền gửi của các cá nhân, tổ chức, cũng như đảm bảo an toàn nền kinh tế, mức lãi suất huy động này có sự tương đồng nhất định (chênh lệch giữa các tổ chức tín dụng là tương đối). Trong những trường hợp cần thiết, NHNN sẽ quy định cụ thể.

Tiền gửi không kỳ hạn là loại tiền gửi mà người gửi có thể rút ra sử dụng bất kỳ lúc nào. Việc nhận tiền gửi không kỳ hạn là nhận giữ một khoản tiền không ổn định, tổng số tiền nhận gửi không kỳ hạn của một NHTMCP biến động thường xuyên nhưng trong thực tế, ngân hàng vẫn sử dụng vào hoạt động cho vay và đầu tư của mình trên cơ sở số dư ổn định, do kết quả bù trừ của số tiền gửi vào và rút ra trong thời kỳ nhất định với điều kiện NHTM phải tính toán đầy đủ khả năng chi trả của mình. Điều này đặc biệt cần được chú ý đến trong thời kỳ có nhiều biến động trong nền kinh tế.

b) Nhận tiền gửi có kỳ hạn

Tiền gửi có kỳ hạn là loại tiền gửi có quy định cụ thể về thời gian rút tiền của khách hàng. Thuộc loại tiền gửi này là tiền gửi định kỳ của các doanh nghiệp, tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn của mọi tầng lớp dân cư trong xã hội. Đối với tiền gửi có kỳ hạn, người gửi hưởng mức lãi suất cao hơn lãi suất tiền gửi không kỳ hạn và theo nguyên tắc thời hạn càng dãi lãi suất càng cao. Điều này nhằm thu hút, khuyến khích khách hàng gởi có kỳ hạn. Bởi với nguồn vốn từ tiền gửi có kỳ hạn, NHTMCP sẽ dễ tính toán đến khả năng chi trả hơn.

c) Nhận tiền gửi tiết kiệm

Thật ra, tiền gửi tiết kiệm được chi thành tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn và tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn. Việc Luật quy định tại điều 98 “nhận tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm và các loại tiền gửi khác” là dưới ngôn ngữ pháp lý. Còn trong hoạt động ngân hàng chỉ chia thành tiền gửi không kỳ hạn và tiền gửi có kỳ hạn.

Đối với loại hình này, NHTMCP đóng vai trò là người “giữ tiền giùm” cho khách hàng hơn. Đây cũng là loại hoạt động có nhiều gói sản phần nhất của các NHTMCP. Các ngân hàng đưa ra các kiểu tiết kiệm không kỳ hạn, có kỳ hạn, hoặc kết hợp cả hai : 1 phần cố định và một phần có thể rút bất kỳ lúc nào, … Đây là hoạt động nhiều chất sáng tạo của NHTMCP nhằm huy động nguồn vốn tối đa từ dân chúng và các tổ chức có vốn nhàn rỗi khác.

d) Nhận tiền gửi khác

Ngoài nhận tiền gửi tiết kiệm, NHTMCP còn có nhiều hoạt động nhận tiền gửi khác như nhận tiền gửi thanh toán ( Khoản 22 điều 4 ghi nhận: “Tài khoản thanh toán là tài khoản tiền gửi không kỳ hạn của khách hàng mở tại ngân hàng để sử

dụng các dịch vụ thanh toán do ngân hàng cung ứng.” ), tiền gửi bảo đảm (nhằm bảo lãnh cho một khoản vay nào đó hoặc bảo đảm thực hiện hợp đồng , … ) – tiền gửi bảo đảm này thường được khách hàng gởi vào ngân hàng và yêu cầu phong tỏa tài khoản để bảo đảm cho một giao dịch nào đó, …

Một phần của tài liệu địa vị pháp lý của ngân hàng thương mại cổ phần theo luật các tổ chức tín dụng 2010 (Trang 38 - 40)