1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại cổ phần an bình sau khi chuyển đổi từ mô hình hoạt động ngân hàng thương mại cổ phần nông thôn thành ngân hàng thương mại cổ phần

104 510 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 104
Dung lượng 1,38 MB

Nội dung

Chúng bao gồm: - Năng lực điều hành của ban lãnh đạo ngân hàng; - Quy mô vốn và tình hình tài chính của ngân hàng; - Công nghệ cung ứng cho các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng; - Chất lượng

Trang 1

Tôi xin cam đoan Luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn của người hướng dẫn khoa học Các thông tin và kết quả nghiên cứu trong luận văn là do tôi tự thu thập, tìm hiểu và phân tích một cách trung thực, phù hợp với thực tế của Ngân hàng TMCP An Bình.

Hà Nội, ngày 20 tháng 9 năm 2010

Ngưòi cam đoan

Bùi Thị Liên Hương

Trang 2

_Toc279219831

LỜI CAM ĐOAN

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ

LỜI MỞ ĐẦU 1

Chương 1 NHỮNG LÝ THUYẾT CƠ BẢN VỀ CẠNH TRANH VÀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 4

1.1 Những vấn đề cơ bản trong cạnh tranh của ngân hàng thương mại 4

1.1.1 Khái quát về cạnh tranh và lợi thế cạnh tranh 4

1.1.2 Cạnh tranh trong kinh doanh ngân hàng 5

1.1.3 Các tiêu chí đánh giá về năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại .17

1.1.4 Các hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực ngân hàng .22

1.2 Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại 23

1.2.1 Nâng cao khả năng cạnh tranh của hệ thống ngân hàng trong hội nhập kinh tế quốc tế 23

1.2.2 Nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại Việt Nam trong thời gian tới 24

1.3 Bài học kinh nghiệm trong nước và quốc tế 27

1.3.1 Kinh nghiệm của các ngân hàng trong nước 27

1.3.2 Kinh nghiệm của các ngân hàng trên thế giới 30

1.3.3 Bài học kinh nghiệm quản lý kinh doanh của ABBank 32

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 34

Chương 2 THỰC TRẠNG VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÂN

Trang 3

ĐỔI MÔ HÌNH TỪ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NÔNG THÔN THÀNH NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN

35

2.1 Khái quát về Ngân hàng thương mại cổ phần An Bình 35

2.1.1 Giới thiệu về quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng thương mại cổ phần nông thôn An Bình 35

2.1.2 Ngân hàng thương mại cổ phần An Bình từ khi chuyển đổi mô hình từ ngân hàng thương mại cổ phần nông thôn thành ngân hàng thương mại cổ phần 37

2.2 Thực trạng năng lực cạnh tranh của ABBANK trong những năm qua 41

2.2.1 Năng lực tài chính 41

2.2.2 Năng lực hoạt động 44

2.2.3 Mạng lưới hoạt động, nhân lực và công nghệ của ABBank 55

2.2.4 Quản lý, điều hành của ABBANK 58

2.3 Đánh giá năng lực cạnh tranh của ABBANK 59

2.3.1 Những điểm mạnh của ABBANK 59

2.3.2 Điểm yếu của ABBANK 61

2.3.3 Cơ hội của ABBANK 62

2.3.4 Thách thức của ABBANK 63

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 64

Chương 3 NHỮNG GIẢI PHÁP ĐỂ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG TMCP AN BÌNH SAU KHI CHUYỂN ĐỔI MÔ HÌNH TỪ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NÔNG THÔN THÀNH NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN 65

3.1 Chiến lược hoạt động kinh doanh và định hướng nâng cao năng lực cạnh tranh của ABBANK đến năm 2015 65

3.1.1 Tầm nhìn chiến lược của ABBANK 65 3.1.2 Mục tiêu cụ thể của ABBANK trong thời kỳ từ năm 2010 đến 2015

Trang 4

3.1.3 Định hướng nâng cao năng lực cạnh tranh của ABBANK đến năm 2015

67

3.2 Những giải pháp cần thực hiện ngay sau khi chuyển đổi mô hình từ ngân hàng thương mại cổ phần nông thôn thành ngân hàng thương mại cổ phần 68

3.2.1 Tăng cường năng lực tài chính của ABBANK 68

3.2.2 Giải pháp phòng ngừa rủi ro 69

3.2.3 Giải pháp minh bạch tình hình tài chính 72

3.2.4 Nhóm giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng TMCP An Bình 73

3.2.5 Nhóm giải pháp xây dựng và hoàn thiện thể chế 86

3.2.6 Giải pháp phát triển đồng bộ công nghệ thông tin cho toàn hệ thống ABBANK 90

3.2.7 Giải pháp phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực 90

3.2.8 Hoàn thiện hệ thống kênh phân phối 92

3.2.9 Giải pháp về công tác kiểm tra nội bộ 93

3.2.10 Những giải pháp khác 93

3.2.11 Các giải pháp hỗ trợ từ phía Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước 94

TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 96

KẾT LUẬN 97

TÀI LIỆU THAM KHẢO 98

Trang 5

- NHTM : Ngân hàng Thương mại

- TMCP : Thương mại cổ phần

- ABBank : Ngân hàng thương mại cổ phần An Bình

- WTO : Tổ chức Thương mại Thế giới

- E Banking : Ngân hàng điện tử

- POS : Máy thanh toán tại các điểm bán hàng

- ATM : Máy rút tiền tự động

- ROA : Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản

- ROE : Tỷ suất sinh lời trên vốn tự có

- FED : Cục dự trữ liên bang Mỹ

- EVN : Tập đoàn Điện lực Việt Nam

- PVEC : Tổng công ty tài chính dầu khí

- Geleximco : Tổng công ty xuất nhập khẩu tổng hợp Hà Nội

Trang 6

Bảng 1.1 Thị phần của ngân hàng thương mại trong hệ thống Ngân hàng

Việt Nam từ 2004-2007 25

Bảng 2.1 Doanh thu của Ngân hàng từ 2007-2009 39

Bảng 2.2 Chi phí của Ngân hàng từ 2007-2009 39

Bảng 2.3 Lợi nhuận của Ngân hàng từ 2007 - 2009 40

Bảng 2.4 Kết quả hoạt động kinh doanh năm 2007 -2009 40

Bảng 2.5 Tình hình tài chính của ABBANK từ năm 2007 - 2009 42

Bảng 2.6 Cơ cấu nguồn vốn huy động của ABBANK năm 2007 - 2009 42

Bảng 2.7 Dư nợ cho vay theo chất lượng tín dụng năm 2008 47

Bảng 2.8 Dư nợ cho vay theo mục đích năm 2009 48

Bảng 2.9 Dư nợ cho vay theo chất lượng năm 2009 48

Bảng 2.10: Tình hình tăng trưởng nhân sự qua các năm 2005 - 2009 57

Bảng 2.11 Phân loại lao động theo trình độ tính đến 31/12/2009 57

Biểu đồ 2.1 Tăng trưởng nguồn vốn huy động 43

Biểu đồ 2.2 Dư nợ tín dụng từ 2006 - 2009 45

Biểu đồ 2.3 Cơ cấu dư nợ (tỷ đồng) năm 2009 49

Trang 7

LỜI MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Ngân hàng thương mại cổ phần (TMCP) là một trong những tổ chức tàichính quan trọng của nền kinh tế Hoạt động của hệ thống ngân hàng TMCP

có vai trò khuyến khích tăng trưởng kinh tế cao và bền vững của mỗi quốcgia Sau khi gia nhập WTO, Việt Nam có nhiều cơ hội để phát triển kinh tế vàthị trường tài chính, thu hút vốn đầu tư, tạo điều kiện cho các ngân hàngthương mại mở rộng quan hệ đại lý, thanh toán quốc tế… Điều này đòi hỏicần xây dựng hệ thống ngân hàng thương mại hoạt động có uy tín, an toàn vàhiệu quả cao Từng bước thực hiện những cam kết về mở cửa thị trường dịch

vụ này đặt ra thách thức lớn cho ngành Ngân hàng hiện nay là phải đối mặtvới sự cạnh tranh ngày càng mạnh mẽ

ABBank là ngân hàng TMCP hoạt động phục vụ cho khách hàng là cácdoanh nghiệp vừa và nhỏ, các cá nhân, các tiểu thương, hộ gia đình Đối thủcạnh tranh của ABBank hiện nay là các ngân hàng TMCP đang hoạt động rấthiệu quả với nhiều phương thức nhằm nâng cao năng lực trên thị trường nhưtăng vốn điều lệ, mở rộng mạng lưới, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao,ứng dụng công nghệ hiện đại… Để tồn tại, phát triển và có chỗ đứng vững chắctrên thị trường, ABBank cần nâng cao nội lực, tăng cường khả năng cạnh tranh

Việc nghiên cứu về năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng đã đềcập tới các yếu tố bên trong như nguồn vốn, nguồn nhân lực, công nghệ Bêncạnh đó, các ngân hàng TMCP cũng cần quan tâm tới cơ cấu bộ máy, tổ chứchoạt động cùng với tính kế thừa của nó ABBANK với việc chuyển đổi môhình hoạt động từ ngân hàng thương mại cổ phần nông thôn thành ngân hàngthương mại cổ phần đã có những đặc điểm riêng tác động không nhỏ tới việc

phát huy các yếu tố nội tại Chính vì vậy, đề tài “Nâng cao năng lực cạnh

tranh của Ngân hàng thương mại cổ phần An Bình sau khi chuyển đổi từ

mô hình hoạt động ngân hàng thương mại cổ phần nông thôn thành ngân hàng thương mại cổ phần” có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn.

Trang 8

2 Nội dung và mục tiêu nghiên cứu của đề tài

Nội dung luận văn làm rõ lý luận về quy luật cạnh tranh và năng lựccạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng nói chung và năng lực cạnh tranh củaNgân hàng TMCP An Bình nói riêng Đồng thời nói lên cơ hội và khó khăncủa Ngân hàng TMCP An Bình sau khi chuyển đổi mô hình hoạt động từ mộtngân hàng thương mại cổ phần nông thôn thành ngân hàng thương mại cổphần Do đó, để nâng cao khả năng cạnh tranh, Ngân hàng TMCP An Bìnhcần có chiến lược và phương hướng phát triển thích hợp Là một cán bộ đanglàm việc tại Ngân hàng TMCP An Bình, tác giả mạnh dạn gợi ý một số giảipháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh góp phần xây dựng ABBANK thànhmột ngân hàng đa năng và hiện đại trong tương lai

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Luận văn tập trung nghiên cứu thực trạng năng lực cạnh tranh củaNgân hàng TMCP An Bình từ sau khi chuyển đổi mô hình hoạt động từ ngânhàng thương mại cổ phần nông thôn thành ngân hàng thương mại cổ phần với

số liệu cụ thể từ năm 2007 đến nay Các tư liệu, số liệu nghiên cứu đều đượcABBank cung cấp, đảm bảo tính trung thực về kết quả phân tích Đây khôngphải là một vấn đề mới đối với các ngân hàng thương mại và đã có nhiềunghiên cứu về vấn đề này, tuy nhiên đối với ABBANK thì đây là bài nghiêncứu đầu tiên và có ý nghĩa ứng dụng thực tiễn cao

4 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu của luận văn là vận dụng một cách tổng hợpnhiều phương pháp nghiên cứu cơ bản định tính và định lượng bao gồm:

- Phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử: Luận văn có

sử dụng và phân tích các tư liệu, tài liệu ghi chép lịch sử hình thành và pháttriển của ABBank từ khi thành lập cho đến nay, đặc biệt là giai đoạn saukhi chuyển đổi mô hình hoạt động từ ngân hàng thương mại cổ phần nông

Trang 9

thôn thành ngân hàng thương mại cổ phần để phân tích, nghiên cứu và sosánh, đúc rút bài học kinh nghiệm Luận văn cũng xem xét chủ đề nghiêncứu trong mối tương quan logic, biện chứng với các vấn đề khác làm choluận văn có tính ứng dụng cao hơn.

- Phương pháp phân tích hệ thống, phân tích tổng hợp và so sánh:

Phương pháp nhằm mô tả, phân tích đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranhhiện nay của ABBank, từ đó so sánh với các ngân hàng thương mại khác

5 Kết cấu của đề tài

Ngoài lời nói đầu, phần kết luận và danh mục các tài liệu tham khảo,nội dung luận văn chia làm 3 chương sau:

Chương 1 Những lý thuyết cơ bản về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh

của ngân hàng thương mại

Chương 2 Thực trạng về năng lực cạnh tranh của Ngân hàng thương mại

cổ phần An Bình từ khi chuyển đổi mô hình từ ngân hàng thương mại cổ phần nông thôn thành ngân hàng thương mại cổ phần

Chương 3 Những giải pháp để nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân

hàng thương mại cổ phần An Bình sau khi chuyển đổi mô hình từ ngân hàng thương mại cổ phần nông thôn thành ngân hàng thương mại cổ phần

Trang 10

Chương 1 NHỮNG LÝ THUYẾT CƠ BẢN VỀ CẠNH TRANH VÀ

NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.1 Những vấn đề cơ bản trong cạnh tranh của ngân hàng thương mại

1.1.1 Khái quát về cạnh tranh và lợi thế cạnh tranh

Cạnh tranh của một doanh nghiệp, một ngành, một quốc gia là mức độ

mà ở đó trong các điều kiện về thị trường tự do và công bằng, có thể sản xuất

ra các sản phẩm hàng hóa và dịch vụ đáp ứng được các đòi hỏi của thị trường,đồng thời tạo ra việc làm và nâng cao được thu nhập thực tế

Một doanh nghiệp được xem là có sức cạnh tranh khi nó có thể thườngxuyên đưa ra các sản phẩm thay thế, mà các sản phẩm này có mức giá thấphơn so với các sản phẩm cùng loại, hoặc bằng cách cung cấp các sản phẩmtương tự với các đặc tính về chất lượng hay dịch vụ ngang bằng hay tốt hơn.Người ta gọi doanh nghiệp đó là có lợi thế cạnh tranh

Lợi thế cạnh tranh là những gì làm cho doanh nghiệp nổi bật hay khácbiệt so với các đối thủ cạnh tranh Đó là những thế mạnh mà tổ chức có hoặckhai thác tốt hơn những đối thủ cạnh tranh Lợi thế cạnh tranh của một doanhnghiệp được thể hiện ở hai khía cạnh sau:

- Chi phí: Theo đuổi mục tiêu giảm chi phí đến mức thấp nhất có thể

được Doanh nghiệp nào có chi phí thấp nhất thì doanh nghiệp đó có nhiều lợithế hơn trong quá trình cạnh tranh giữa các doanh nghiệp Chi phí thấp manglại cho doanh nghiệp tỷ lệ lợi nhuận cao hơn mức bình quân trong ngành bấtchấp sự hiện diện của lực lượng cạnh tranh mạnh mẽ

- Sự khác biệt hóa: Là lợi thế cạnh tranh có được từ những khác biệt

xoay quanh sản phẩm hàng hóa, dịch vụ mà doanh nghiệp tung ra thị trường.Những khác biệt này có thể biểu hiện dưới nhiều hình thức, như sự điển hình

Trang 11

về thiết kế hay danh tiếng sản phẩm, công nghệ sản xuất, đặc tính sản phẩm,dịch vụ khách hàng, mạng lưới bán hàng

Lợi thế cạnh tranh là một trong những thế mạnh mà doanh nghiệp cóhoặc có thể huy động để có thể cạnh tranh thắng lợi Đó có thể tạo được lợithế cạnh tranh, các doanh nghiệp cần nghiên cứu các yếu tố sau:

- Nguồn gốc sự khác biệt: So với đối thủ cạnh tranh, doanh nghiệp có

gì vượt trội về mặt giá cả sản phẩm, chất lượng sản phẩm hàng hóa, dịch vụ,mạng lưới phấn phối

- Thế mạnh của doanh nghiệp về cơ sở vật chất, nhà xưởng, trang thiết

- Khả năng tài chính: Khả năng của doanh nghiệp trong việc quản lýchi phí, huy động vốn và thanh toán nghĩa vụ tài chính

- Sự thích nghi của tổ chức: Sự mềm dẻo của tổ chức để thích ứng với

sự thay đổi của môi trường Sự thích ứng của hệ thống quyền lực lãnh đạo và

tổ chức hành chính trong lĩnh vực hoạt động

- Khả năng tiếp thị: Nhiều doanh nghiệp rất thành công nhờ vào việc cốgắng cung cấp nhiều giá trị hơn cho khách hàng, phát triển sản phẩm mới,nâng cao chất lượng dịch vụ, phục vụ và phân phối sản phẩm

1.1.2 Cạnh tranh trong kinh doanh ngân hàng

1.1.2.1 Đặc trưng về cạnh tranh của ngân hàng thương mại

Ngân hàng thương mại là một loại hình doanh nghiệp, hoạt động tronglĩnh vực tài chính Cũng như các loại hình doanh nghiệp hoạt động trong nền

Trang 12

kinh tế thị trường, ngân hàng thương mại cũng phải cạnh tranh để tồn tại vàphát triển Đối thủ cạnh tranh của một ngân hàng thương mại là các ngânhàng thương mại khác và các tổ chức tín dụng, các doanh nghiệp hoạt độngtrong lĩnh vực tài chính Tất cả các tổ chức đều cố gắng cung ứng các sảnphẩm dịch vụ tài chính tốt nhất cho các đối tượng khách hàng nhằm thu hútđược lượng khách hàng đông nhất Do đó, các NHTM cũng đưa ra mọi biệnpháp để cung cấp sản phẩm, dịch vụ có chất lượng cao với nhiều lợi ích chokhách hàng, với mức giá và chi phí cạnh tranh nhất, bên cạnh sự đảm bảo vềtính chính xác, độ tin cậy và sự tiện lợi nhất hằm thu hút khách hàng, mở rộngthị phần để đạt được lợi nhuận cao nhất cho ngân hàng Tuy vậy so với sựcạnh tranh của các tổ chức tín dụng khác, cạnh tranh giữa các ngân hàngthương mại có nhưng đặc thù sau:

Thứ nhất, lĩnh vực kinh doanh của ngân hàng có liên quan trực tiếp đến

tất cả các ngành, các mặt của đời sống kinh tế - xã hội Do đó, NHTM cần có

hệ thống sản phẩm đa dạng, mạng lưới chi nhánh rộng và liên thông với nhau

để phục vụ mọi đối tượng khách hàng và ở bất kỳ vị trí địa lý nào

Thứ hai, lĩnh vực kinh doanh của ngân hàng là cung cấp một loại hình

dịch vụ đặc biệt, đó là dịch vụ có liên quan đến tiền tệ Đây là một lĩnh vựcnhạy cảm, chịu tác động bởi nhiều nhân tố về kinh tế, văn hóa, xã hội, tâm lý,chính trị… và có ảnh hưởng mang tính hệ thống Chỉ là một tin đồn thổi dù làthất thiệt cũng có thể gây ra cơn chấn động lớn về tâm lý, thậm chí đe dọa sựtồn vong của hệ thống các tổ chức tín dụng Một ngân hàng hoạt động kémcũng có thể trở thành gánh nặng cho các ngân hàng khác Do đó, ngân hàngcần chú ý tới năng lực của đội ngũ nhân viên ngân hàng vì đây là yếu tố quantrọng nhất thể hiện chất lượng của sản phẩm dịch vụ ngân hàng Yêu cầu đốivới đội ngũ nhân viên ngân hàng là phải tạo được sự tin tưởng với khách hàngbằng kiến thức, phong cách chuyên nghiệp, sự am hiểu nghiệp vụ, khả năng

tư vấn và đôi khi cả yếu tố hình thể Đồng thời, dịch vụ của ngân hàng phải

Trang 13

nhanh chóng, chính xác, thuận tiện, bảo mật và đặc biệt quan trọng là có tính

an toàn cao đòi hỏi ngân hàng phải có cơ sở hạ tầng vững chắc, hệ thống côngnghệ hiện đại Hơn nữa, số lượng thông tin, dữ liệu của khách hàng là cực kỳlớn nên yêu cầu NHTM phải có hệ thống lưu trữ, quản lý toàn bộ các thôngtin này một cách đầy đủ mà vẫn có khả năng truy xuất một cách dễ dàng Dodịch vụ tiền tệ ngân hàng có tính nhạy cảm nên để tạo được sự tin tưởng củakhách hàng chọn lựa sử dụng dịch vụ của mình, ngân hàng phải xây dựngđược uy tín và gia tăng giá trị thương hiệu theo thời gian

Thứ ba, để thực hiện kinh doanh tiền tệ, NHTM phải đóng vai trò tổ

chức trung gian huy động vốn trong xã hội Nguồn vốn để kinh doanh củangân hàng chủ yếu từ vốn huy động được và chỉ một phần nhỏ từ vốn tự cócủa ngân hàng Do đó yêu cầu ngân hàng phải có trình độ quản lý chuyênnghiệp, năng lực tài chính vững mạnh cũng như có khả năng kiểm soát vàphòng ngừa rủi ro hữu hiệu để đảm bảo kinh doanh an toàn, hiệu quả Vì hoạtđộng ngân hàng có liên quan đến tất cả các tổ chức kinh tế, chính trị, xã hội,đến từng cá nhân thông qua các hoạt động huy động tiền gửi tiết kiệm cho vaycũng như các loại hình dịch vụ tài chính khác, đồng thời trong hoạt động kinhdoanh của mình các ngân hàng cũng đều mở tài khoản cho nhau để cùng phục

vụ các khách hàng chung, nên nếu một ngân hàng khó khăn trong tính thanhkhoản, có nguy cơ đổ vỡ thì tất yếu sẽ tác động dây chuyền đến gần như tất cảcác ngân hàng khác Không những thế các tổ chức tài chính phi ngân hàngcũng sẽ bị ảnh hưởng do tính lây lan Đây là điều mà các ngân hàng thươngmại không bao giờ mong muốn

Cuối cùng, hoạt động kinh doanh của ngân hàng là kinh doanh tiền tệ,

mà tiền tệ là một công cụ được Nhà nước sử dụng để quản lý vĩ mô nền kinh

tế Do đó, Nhà nước thực hiện kiểm soát hoạt động này rất chặt chẽ Đồngthời, hoạt động của các ngân hàng có liên quan đến tất cả các chủ thể, đếnmọi mặt hoạt động kinh tế xã hội, cho nên để tránh sự hoạt động của các ngân

Trang 14

hàng thương mại mạo hiểm có nguy cơ đổ vỡ hệ thống, Ngân hàng Nhà nướcđều giám sát chặt chẽ thị trường này và đưa ra hệ thống cảnh báo sớm đểphòng ngừa rủi ro Hoạt động kinh doanh của NHTM ngoài tuân thủ các quyđịnh chung của pháp luật còn chịu sự chi phối bởi hệ thống luật pháp riêngcho NHTM và chính sách tiền tệ của Ngân hàng Trung ương

Ngoài ra, hoạt động của các ngân hàng thương mại liên quan đến lưuchuyển tiền tệ không chỉ trong phạm vi một quốc gia, mà có liên quan đếnnhiều quốc gia để hỗ trợ cho các hoạt động kinh tế đối ngoại, do vậy kinhdoanh trong hệ thống ngân hàng phải chịu nhiều yếu tố tác động trong nước

và quốc tế như: Môi trường pháp lý, tập quán kinh doanh trong nước, cácthông lệ quốc tế, các biến động của thị trường…

1.1.2.2 Các nhân tố tác động đến cạnh tranh của các NHTM

Xem xét năng lực cạnh tranh của NHTM, chúng ta cần quan tâm tớicác nhân tố tác động tới hoạt động của NHTM bao gồm các nhân tố kháchquan và nhân tố chủ quan

Các nhân tố khách quan là các nhân tố đến từ bên ngoài, bao gồm:

Hệ thống pháp luật, môi trường văn hóa, kinh tế, xã hội, chính trị

Nội lực của nền kinh tế của một quốc gia được thể hiện qua quy mô vàmức độ tăng trưởng của GPD, dự trữ ngoại hối… Độ ổn định của nền kinh tế

vĩ mô thông qua các chỉ tiêu như chỉ số lạm phát, lãi suất, tỷ giá hối đoái, cáncân thanh toán quốc tế… Độ mở cửa của nền kinh tế thể hiện qua các rào cản,

sự gia tăng nguồn vốn đầu tư trực tiếp, sự gia tăng trong hoạt động xuất nhậpkhẩu Tiềm năng tài chính, hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp hoạt độngtrên địa bàn trong nước cũng như xu thế chuyển hướng hoạt động của cácdoanh nghiệp nước ngoài vào thị trường Việt Nam Các yếu tố này tác độngđến khả năng tích lũy và đầu tư của người dân, khả năng thu hút tiền gửi, cấptín dụng và phát triển các sản phẩm của NHTM, khả năng mở rộng hoặc thu

Trang 15

hẹp mạng lưới hoạt động của các ngân hàng…, từ đó làm giảm hay tăng nhucầu mở rộng tín dụng, triển khai các dịch vụ, mở rộng thị phần của NHTM Đểđạt được các mục tiêu trên, các NHTM sẽ áp dụng các chiến lược khác nhau đểnâng cao khả năng cạnh tranh của mình Sự biến động của nền kinh tế thế giới

sẽ tác động đến lưu lượng vốn của nước ngoài vào Việt Nam thông qua cáchình thức đầu tư trực tiếp và gián tiếp Ngoài ra, chúng ảnh hưởng đến tìnhhình hoạt động chung của các NHTM, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân có thamgia quan hệ thanh toán, mua bán với các doanh nghiệp trong nước cũng nhưảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của các NHTM trong nước

Với đặc điểm hoạt động kinh doanh của mình, hoạt động của cácNHTM chịu chi phối và ảnh hưởng của nhiều hệ thống pháp luật khác nhaunhư luật dân sự, luật xây dựng, luật đất đai, luật cạnh tranh, luật các tổ chứctín dụng… Bên cạnh đó, NHTM còn chịu sự quản lý chặt chẽ từ NHNN vàđược xem là một trung gian để NHNN thực hiện các chính sách tiền tệ củamình Sức mạnh cạnh tranh của các NHTM phụ thuộc rất nhiều vào chínhsách tiền tệ, tài chính của Chính phủ và NHNN Ngoài những hệ thống và vănbản pháp luật trong nước, các NHTM còn phải chịu những qui định, chuẩnmực chung của tổ chức thương mại thế giới (WTO) trong việc quản trị hoạtđộng kinh doanh của mình Do vậy, bất kỳ sự thay đổi nào trong hệ thốngpháp luật, chuẩn mực quốc tế, cũng như chính sách tiền tệ của NHNN sẽ ảnhhưởng trực tiếp đến năng lực cạnh tranh của các NHTM

Sự gia tăng nhu cầu sử dụng dịch vụ ngân hàng trong nền kinh tế

Với quá trình mở cửa nền kinh tế, tự do hóa và hội nhập thị trường tàichính tiền tệ, sự cạnh tranh đối với ngành ngân hàng tất yếu sẽ ngày càng trởnên gay gắt và quyết liệt Hiện nay, cạnh tranh giữa các NHTM không chỉdừng ở các loại hình dịch vụ truyền thống (huy động và cho vay) mà còn cạnhtranh ở thị trường sản phẩm dịch vụ mới

Trang 16

Sự biến đổi về cơ cấu dân cư, sự tăng dân số (đặc biệt là khu vực đôthị), sự tăng lên của các khu công nghiệp, khu đô thị mới dẫn đến số doanhnghiệp và cá nhân có nhu cầu sử dụng dịch vụ ngân hàng tăng lên rõ rệt Thunhập bình quân đầu người ở hầu hết các quốc gia đều được nâng lên, qua đócác dịch vụ ngân hàng cũng sẽ có những bước phát triển tương ứng Các hoạtđộng giao thương quốc tế ngày càng phát triển làm gia tăng nhu cầu thanhtoán quốc tế qua ngân hàng Số lao động di cư giữa các quốc gia tăng lên nênnhu cầu chuyển tiền cũng như thanh toán qua ngân hàng có chiều hướng tăngcao Đó là các yếu tố làm tăng nhu cầu sử dụng các dịch vụ của NHTM.

Ngoài ra, thị trường tài chính càng phát triển thì khách hàng càng cónhiều sự lựa chọn Các yêu cầu của khách hàng đối với dịch vụ ngân hàng sẽngày càng cao hơn cả về chất lượng, giá cả, các tiện ích lẫn phong cách phục

vụ Đây chính là áp lực buộc các NHTM phải đổi mới và hoàn thiện mình hơnnhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng và nâng cao khả năng cạnh tranh củamình

Sự phát triển của thị trường tài chính và các ngành phụ trợ liên quan với ngành ngân hàng

Thị trường tài chính trong nước phát triển mạnh là điều kiện để cácngân hàng phát triển và gia tăng cung vào một ngành có lợi nhuận, từ đó dẫnđến mức độ cạnh tranh cũng gia tăng Mặt khác, đặc điểm hoạt động của cácloại hình định chế tài chính có mối liên hệ rất chặt chẽ và có sự bổ trợ lẫnnhau như ngành bảo hiểm và thị trường chứng khoán với ngành ngân hàng

Sự phát triển của thị trường bảo hiểm và thị trường chứng khoán, một mặtchia sẻ thị phần với ngân hàng, nhưng mặt khác cũng hỗ trợ cho sự tăngtrưởng của ngành ngân hàng thông qua việc cắt giảm chi phí và tạo điều kiệncho các NHTM đa dạng hóa các dịch vụ, tăng khả năng cạnh tranh nhờ tậndụng lợi thế theo phạm vi

Tuy nhiên, sự xuất hiện của dịch vụ mới, sự ra đời ồ ạt của các tổ chức

Trang 17

tài chính trung gian đe dọa lợi thế của các ngân hàng thương mại khi cung cấpcác dịch vụ tài chính mới cũng như các dịch vụ truyền thống vốn vẫn do cácngân hàng thương mại đảm nhiệm Các trung gian này cung cấp cho kháchhàng những sản phẩm mang tính khác biệt và tạo cho người mua sản phẩm có

cơ hội chọn lựa đa dạng hơn, thị trường ngân hàng mở rộng hơn Điều này tấtyếu sẽ tác động làm giảm đi tốc độ phát triển của ngân hàng, thị phần suy giảm.Bên cạnh đó, sự phát triển của ngành ngân hàng còn phụ thuộc rất nhiều vào sựphát triển của khoa học kỹ thuật cũng như sự phát triển của các ngành, lĩnh vựckhác như tin học viễn thông, giáo dục đào tạo, kiểm toán Đây là những ngànhphụ trợ mà sự phát triển của nó sẽ giúp ngân hàng nhanh chóng đa dạng hóacác dịch vụ, tạo lập thương hiệu và uy tín, thu hút nguồn nhân lực cũng như cónhững kế hoạch đầu tư hiệu quả trong một thị trường tài chính vững mạnh

Các đối thủ ngân hàng hiện tại và ngân hàng mới

Các đối thủ cạnh tranh là những mối lo thường trực của các ngân hàngtrong kinh doanh Đối thủ cạnh tranh ảnh hưởng đến chiến lược hoạt độngkinh doanh của ngân hàng thương mại trong tương lai Tác nhân từ phía ngânhàng thương mại mới tham gia thị trường có những lợi thế quan trọng như: cóđộng cơ ước vọng dành được thị phần, đã tham khảo kinh nghiệm từ nhữngngân hàng đang hoạt động, có những thống kê đầy đủ và dự báo về thịtrường…, thì các ngân hàng hiện tại đã thấy một mối đe dọa về khả năng thịphần bị chia sẻ, ngoài ra các ngân hàng mới còn có những kế sách và sứcmạnh các ngân hàng hiện tại chưa thể có thông tin và chiến lược ứng phó

Ngoài ra, sự có mặt của các đối thủ cạnh tranh thúc đẩy ngân hàng phảithường xuyên quan tâm đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng các dịch vụcung ứng để chiến thắng trong cạnh tranh Sức ép từ bản thân ngân hàng cũng

là một trong những đặc điểm quan trọng của ngành ngân hàng là tất cả các cánhân, tổ chức kinh doanh, sản xuất hay tiêu dùng, thậm chí là các ngân hàng

Trang 18

khác cũng đều có thể mong muốn là nhận được một lãi suất cao hơn, trongkhi giao dịch hay cho vay đều có mong muốn là nhận được một lãi suất caohơn, trong khi đó những người mua sản phẩm (vay vốn) lại muốn mình chỉphải trả một chi phí vay vốn nhỏ hơn thực tế Như vậy, ngân hàng sẽ phải đốimặt với sự mâu thuẫn giữa hoạt động tạo ra lợi nhuận có hiệu quả và giữ chânđược khách hàng cũng như có được nguồn vốn thu hút rẻ nhất có thể Điềunày đặt ra cho ngân hàng nhiều khó khăn trong định hướng cũng như phươngthức hoạt động trong tương lai.

Bên cạnh các nhân tố khách quan tác động đến năng lực cạnh tranh củacác ngân hàng thương mại, trên thực tế nhóm các nhân tố thuộc về nội tại củangân hàng thương mại cũng ảnh hưởng rất lớn đến năng lực cạnh tranh củangân hàng này Chúng bao gồm:

- Năng lực điều hành của ban lãnh đạo ngân hàng;

- Quy mô vốn và tình hình tài chính của ngân hàng;

- Công nghệ cung ứng cho các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng;

- Chất lượng phục vụ của các nhân viên ngân hàng;

- Cấu trúc tổ chức của ngân hàng;

- Danh tiếng và uy tín của ngân hàng thương mại;

- Đặc điểm của sản phẩm và đặc điểm của khách hàng cũng là nhân

tố thuộc về ngân hàng thương mại chi phối đến khả năng cạnh tranh tronghoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại

Đặc điểm của sản phẩm như trên đã chỉ ra cạnh tranh trong hoạt độngkinh doanh của ngân hàng thương mại bị chi phối bởi các đặc điểm hoạt độngkinh doanh của nó Sản phẩm chính sử dụng trong hoạt động kinh doanh củangân hàng là tiền, đó là loại sản phẩm có tính xã hội và tính nhạy cảm cao, chỉmột biến động nhỏ thay vào lãi suất cũng có ảnh hưởng to lớn đến hoạt độngkinh doanh của ngân hàng Từ đặc điểm này dẫn đến cạnh tranh giữa các ngân

Trang 19

hàng thương mại ngày càng trở nên quyết liệt

1.1.2.3 Các nội dung về cạnh tranh trong kinh doanh của các NHTM

Cạnh tranh bằng chất lượng

Trong nền kinh tế hiện đại ngày nay, khi mà khoa học công nghệ pháttriển như vũ bão, sản phẩm ra đời ngày càng phong phú đa dạng, tạo thuận lợicho sự lựa chọn của người tiêu dùng và đặt nhà kinh doanh trước các áp lựccạnh tranh ngày càng gay gắt Vì thế, việc nâng cao chất lượng sản phẩm hàm

ý phải thỏa mãn cao nhất những yêu cầu đòi hỏi từ phía khách hàng

Theo quan niệm của khách hàng, một sản phẩm ngân hàng có chấtlượng phải đáp ứng được tốt nhất, nhiều nhất nhu cầu mong muốn của kháchhàng, đem lại cho khách hàng một tập hợp tiện ích và lợi ích Do vậy, khiđánh giá một sản phẩm ngân hàng có chất lượng, khách hàng thường dựa vàocác tiêu chí sau:

- Mức độ tham gia vào của khách hàng vào quá trình cung ứng sảnphẩm dịch vụ ít và đơn giản;

- Tốc độ xử lý nhanh;

- Mức độ chính xác cao;

- Hiệu quả đem lại cho khách hàng lớn;

- Thái độ phục vụ tốt;

- Trình độ công nghệ hiện đại;

Thực tế trên thị trường hiện nay có nhiều ngân hàng cung ứng sảnphẩm dịch vụ cho khách hàng Vì vậy, khách hàng có sự so sánh, đánh giá vàquyết định lựa chọn ngân hàng có sản phẩm chất lượng cao Thậm chí kháchhàng thay đổi quan hệ từ ngân hàng có sản phẩm chất lượng kém sang ngânhàng có sản phẩm chất lượng tốt

Đối với NHTM, để cạnh tranh bằng chất lượng phải xây dựng thật tốt cơ sở

hạ tầng hiện đại, nguồn nhân lực, bên cạnh việc kết hợp chiến lược thị trường,

Trang 20

chiến lược kinh doanh phù hợp Chỉ có như vậy, các sản phẩm dịch vụ mà NHTMcung cấp mới đáp ứng đúng và đầy đủ, kịp thời nhu cầu từ phía khách hàng.

Cơ sở hạ tầng hiện đại bao gồm cả việc hiện đại hóa công nghệ ngân hàng

và các phương thức kỹ năng nghiệp vụ ngân hàng tiên tiến nhằm phục vụ chokhách hàng kịp thời, nhanh chóng và chính xác nhất Chỉ trên cơ sở kỹ thuậtcông nghệ hiện đại mới cho phép tạo ra những bước phát triển đột phá và nổi bậttrong sản phẩm dịch vụ ngân hàng, tạo ra tiện ích tối đa cho khách hàng, côngnghệ giúp cho các NHTM giảm chi phí, giảm thời gian giao dịch, tăng độ antoàn cho khách hàng, từ đó nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ ngân hàng

Ngân hàng thuộc ngành kinh doanh dịch vụ, vì vậy có thể nói nguồnnhân lực là nhân tố rất quan trọng tạo nên chất lượng sản phẩm của cácNHTM trong quá trình hoạt động, cụ thể:

- Trong quá trình giao dịch trực tiếp với khách hàng, nhân viên ngânhàng chính là một "hiện hữu" chủ yếu của sản phẩm dịch vụ, có thể làm tăngthêm giá trị của sản phẩm dịch vụ cũng như làm giảm đi, thậm chí làm hỏnggiá trị sản phẩm dịch vụ

- Đa số các ý tưởng cải tiến sản phẩm dịch vụ hoặc cung ứng sảnphẩm dịch vụ được đề xuất từ các hoạt động thực tiễn của nhân viên

- Nhân viên là lực lượng chủ yếu chuyển tải thông tin tín hiệu từ thịtrường, từ khách hàng, từ đối thủ cạnh tranh đến các nhà hoạch định chínhsách của ngân hàng

Việc nghiên cứu thị trường, phân tích những biến động, thị hiếu và nhucầu khách hàng từ đó nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo sự khác biệt hóatrong sản phẩm ngân hàng từ đó giúp ngân hàng thu hút được ngày càngnhiều khách hàng

Trong môi trường cạnh tranh ngày càng trở nên gay gắt như hiện nay,các NHTM phải quản lý ngân hàng theo tư duy chiến lược để ban lãnh đạongân hàng sẽ luôn ở thế chủ động, không lúng túng khi môi trường kinhdoanh thay đổi, đồng thời kết hợp hài hòa và phát huy tối đa sức mạnh của tất

Trang 21

cả các nguồn lực, sử dụng các nguồn lực ngân hàng một cách hiệu quả nhấtgóp phần tăng chất lượng sản phẩm dịch vụ ngân hàng.

Cạnh tranh bằng giá cả

Giá cả phản ánh giá trị của sản phẩm, giá cả có vai trò quan trọng đốivới quyết định của khách hàng Đối với các NHTM, giá cả chính là lãi suất vàmức phí áp dụng cho các dịch vụ cung ứng cho khách hàng của mình Trongviệc xác định mức lãi suất và phí, các NHTM luôn đối mặt với những mâuthuẫn: Nếu như NHTM quan tâm đến khả năng cạnh tranh để mở rộng thịphần, thì cần phải đưa ra các mức lãi suất và phí ưu đãi cho các khách hàng.Tuy nhiên, điều này sẽ làm giảm thu nhập của NHTM, thậm chí sẽ khiếnNHTM bị lỗ Song nếu NHTM chú trọng đến thu nhập thì phải đưa ra mức lãisuất và phí sao cho đáp ứng được mục tiêu tăng thu nhập và điều này có thểdẫn đến làm cho ngân hàng sẽ bị mất khách hàng, giảm thị phần trong kinhdoanh trên thương trường làm tối đa hóa lợi nhuận Điều này có nghĩa là cạnhtranh bằng giá cả đang trở thành một biện pháp nghèo nàn nhất vì nó làmgiảm bợt lợi nhuận của các NHTM

Cạnh tranh bằng hệ thống phân phối

Việc tổ chức hoạt động tiêu thụ sản phẩm là khâu cuối cùng của quátrình kinh doanh Tổ chức tiêu thụ sản phẩm chính là hình thức cạnh tranh phigiá cả gây ra sự chú ý và thu hút khách hàng

Kênh phân phối là phương tiện trực tiếp đưa sản phẩm, dịch vụ củangân hàng đến khách hàng, đồng thời giúp ngân hàng nắm bắt chính xác vàkịp thời nhu cầu của khách hàng, qua đó, ngân hàng chủ động trong việc cảitiến, hoàn thiện sản phẩm dịch vụ, tạo điều kiện thuận lợi trong việc cung cấpsản phẩm dịch vụ cho khách hàng

Để cạnh tranh bằng hệ thống phân phối, NHTM phải thực hiện tốtchiến lược marketing kết hợp với việc tổ chức mạng lưới Để tạo sự thuận tiệncho khách hàng ở khắp mọi nơi, NHTM cần có một tổ chức mạng lưới rộng

Trang 22

khắp ở các vùng kinh tế chiến lược trong nước, các vị trí thuận lợi ở nướcngoài Tuy nhiên, việc mở rộng mạng lưới là cần thiết nhưng cần chọn nơi hội

đủ điều kiện có lợi cho hệ thống, nếu không sẽ gây trở ngại về vốn cũng nhưnhân lực, tăng chi phí và giảm lợi nhuận cho ngân hàng

Để có thể đưa sản phẩm, dịch vụ ngân hàng đến khách hàng một cáchtốt nhất, NHTM phải xây dựng tốt chiến lược marketing bao gồm:

+ Quảng bá thương hiệu;

+ Tiếp thị và xúc tiến thương mại;

+ Phát triển công nghệ và nghiệp vụ tiên tiến;

+ Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh;

+ Phát triển sản phẩm dịch vụ gắn với phát triển thị trường

Để mở rộng thị phần bán lẻ, các ngân hàng cần phát triển các hình thứcphân phối cùng nhiều tiện ích:

 Kênh phân phối truyền thống, bao gồm: Hệ thống các chi nhánh;Ngân hàng đại lý

 Kênh phân phối hiện đại: Trước năm 1950, các ngân hàng thườngphát triển mạnh mẽ mạng lưới chi nhánh để mở rộng thị phần và gây sức

ép lên đối thủ cạnh tranh Tuy nhiên, từ năm 1980 trở lại đây, các kênhphân phối hiện đại với ưu thế về nhiều mặt đang dần trở thành xu hướngchung, bao gồm:

 Các chi nhánh tự động hóa hoàn toàn: Đặc điểm của kênh phân phốihoàn toàn là do máy móc thực hiện, dưới sự điều khiển của các thiết bị điện tử

 Các chi nhánh ít nhân viên: Chi nhánh ít nhân viên có vị trí quan trọngtrong hệ thống ngân hàng, nhất là các chi nhánh lưu động Ưu điểm của chúng

là chi phí thấp, hoạt động linh hoạt

 Ngân hàng điện tử (E Banking): Phương thức phân phối này thôngqua đương điện thoại hoặc máy vi tính Nó cung cấp cho khách hàng rất nhiềutiện ích, tiết kiệm chi phí và thời gian, hoạt động được ở mọi lúc, mọi nơi

Trang 23

Các giao dịch được thực hiện thông qua các giao dịch điện tử bao gồm: Máythanh toán tại các điểm bán hàng (POS), Máy rút tiền tự động (ATM)

1.1.3 Các tiêu chí đánh giá về năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại

Cạnh tranh của NHTM là khả năng tạo ra và sử dụng có hiệu quả cáclợi thế so sánh để giành thắng lợi trong quá trình cạnh tranh với các ngânhàng thương mại khác, là nỗ lực hoạt động đồng bộ của ngân hàng trong mộtlĩnh vực khi cung ứng cho khách hàng những sản phẩm dịch vụ có chất lượngcao, chi phí rẻ nhằm khẳng định vị trí của ngân hàng vượt lên khỏi các ngânhàng khác trong cùng lĩnh vực hoạt động ấy

1.1.3.1 Chỉ tiêu về năng lực tài chính

Năng lực tài chính của NHTM được thể hiện qua các yếu tố vốn tự có,quy mô và khả năng huy động vốn, khả năng thanh toán, khả năng sinh lời, vàmức độ rủi ro

Vốn tự có

Vốn điều lệ và vốn tự có là nguồn vốn đóng vai trò rất quan trọng tronghoạt động ngân hàng Vốn điều lệ cao sẽ giúp các ngân hàng tạo được uy tíntrên thị trường và tạo lòng tin nơi công chúng Vốn tự có thấp đồng nghĩa vớinăng lực tài chính yếu và khả năng chống đỡ rủi ro của ngân hàng thấp Theoquy định của Ủy ban Bassel, vốn tự có của NHTM phải đạt tối thiểu 8% trêntổng tài sản có rủi ro chuyển đổi của ngân hàng đó Tốc độ tăng trưởng vốnbình quân phải trên 10%/năm, các NHTM đều phải có tỷ lệ vốn tối thiểu tươngứng với tài sản sinh lời Vốn tự có cũng quyết định quy mô đầu tư tài sản cốđịnh, phát triển mạng lưới, công nghệ, cho vay khách hàng lớn và đầu tư gópvốn liên doanh, liên kết, lập công ty con Nếu vốn tự có quá nhỏ, Ngân hàng sẽmất cơ hội trên Để đánh giá chỉ tiêu này, thường người ta đánh giá thông quaquy mô vốn chủ sở hữu và quy mô tài sản có của ngân hàng

Quy mô và khả năng huy động vốn:

Trang 24

Khả năng huy động vốn là một trong những tiêu chí đánh giá tình hìnhhoạt động kinh doanh của các ngân hàng Khả năng huy động vốn còn thể hiệntính hiệu quả, năng lực và uy tín của ngân hàng đó trên thị trường Khả nănghuy động vốn tốt cũng đồng nghĩa với việc ngân hàng đó sử dụng các sản phẩmdịch vụ, hay công cụ huy động vốn có hiệu quả, thu hút được khách hàng.

Quy mô huy động vốn phụ thuộc vào vốn tự có qua chỉ số “đòn bẩy huyđộng” vốn, tức là mức huy động vốn được bao nhiêu lần so với vốn tự có Nếuvốn tự có thấp mà huy động quá nhiều sẽ làm cho hệ số an toàn vốn tối thiểugiảm xuống, do phải tăng tài sản có

Khả năng thanh khoản

Theo chuẩn mực quốc tế, khả năng thanh khoản của ngân hàng thể hiệnqua tỷ lệ giữa tài sản Có có thể thanh khoản ngay với tài sản Nợ phải thanhtoán ngay Chỉ tiêu này đo lường khả năng ngân hàng có thể đáp ứng đượcnhu cầu rút tiền của người gửi tiền Khi nhu cầu về rút tiền của người gửi tiền

bị giới hạn, thì uy tín của ngân hàng bị giảm một cách đáng kể, kết quảNHTM đó sẽ bị phá sản

Khả năng sinh lời

Đánh giá chỉ tiêu này theo 02 tỷ số cơ bản :

- Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA- Return on assets)

ROA = Lợi nhuận ròng / Tổng tài sản bình quân * 100Với chỉ tiêu này cho biết 100 đồng tài sản tạo ra bao nhiêu đồng lợinhuận, tài sản có sinh lời càng lớn thì tỷ số này càng lớn

- Tỷ suất sinh lời trên vốn tự có (ROE = Return on Equity)

ROE = Lợi nhuận ròng / Vốn chủ sở hữu bình quân * 100

Với chỉ số này cho biết 100 đồng vốn chủ sở hữu tạo ra bao nhiêu đồnglợi nhuận và phản ánh hiệu quả hoạt động của ngân hàng Hệ số càng lớn

Trang 25

chứng tỏ khả năng sinh lời càng lớn Nếu năng lực vốn kinh doanh thấp thì cơhội sinh lời là khó khăn.

Mức độ rủi ro

Mức độ rủi ro của ngân hàng thường được đo lường bằng 2 chỉ tiêu cơ bản sau:

- Hệ số an toàn vốn (CAR: Capital adequacy ratio)

- Chất lượng tín dụng (Tỷ lệ nợ quá hạn)

Hệ số CAR chính là tỷ lệ giữa vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản có rủi rochuyển đổi (theo Ủy ban giám sát tín dụng Basel) Theo chuẩn quốc tế thìCAR tối thiểu phải đạt 8% Tỷ lệ này càng cao cho thấy khả năng chống đỡrủi ro của ngân hàng càng mạnh, càng tạo được uy tín, sự tin cậy của kháchhàng với ngân hàng càng lớn

Chất lượng tín dụng thể hiện chủ yếu thông qua tỷ lệ nợ quá hạn trêntổng nợ Nếu tỷ lệ này cho thấy chất lượng tín dụng của NHTM đó tốt, tìnhhình tài chính của ngân hàng đó lành mạnh và ngược lại thì tình hình tài chínhcủa NHTM đó cần được quan tâm

1.1.3.2 Tính đa dạng của sản phẩm dịch vụ

Đặc tính riêng của ngành ngân hàng là các sản phẩm dịch vụ hầu nhưkhông có sự khác biệt, thì các NHTM chỉ có thể phát huy khả năng cạnh tranhcủa mình thông qua tính độc đáo, sự đa dạng của sản phẩm dịch vụ Một ngânhàng có thể tạo ra sự khác biệt riêng cho từng loại sản phẩm của mình trên cơ

sở những sản phẩm truyền thống làm cho danh mục sản phẩm của mình trởnên đa dạng hơn, đáp ứng hầu hết các nhu cầu khác nhau của khách hàng, từ

đó dễ dàng chiếm lĩnh thị phần và làm tăng sức cạnh tranh của ngân hàng.Ngoài ra, các NHTM còn có thể sử dụng các sản phẩm dịch vụ bổ trợ khác đểthu hút khách hàng, tạo thu nhập cho ngân hàng như cung cấp sao kê định kỳ,

tư vấn tài chính…

1.1.3.3 Nguồn nhân lực

Trang 26

Đội ngũ nhân viên của ngân hàng chính là người trực tiếp đem lại chokhách hàng những cảm nhận về ngân hàng và sản phẩm dịch vụ của ngân hàng,đồng thời tạo niềm tin của khách hàng đối với ngân hàng Đó chính là những đòihỏi quan trọng đối với đội ngũ nhân viên ngân hàng, từ đó giúp ngân hàng chiếmgiữ thị phần cũng như tăng hiệu quả kinh doanh để nâng cao năng lực cạnh tranhcủa mình Năng lực cạnh tranh về nguồn nhân lực của các NHTM phải đượcxem xét trên cả hai khía cạnh số lượng và chất lượng lao động.

Để có thể mở rộng mạng lưới nhằm tăng thị phần và phục vụ tốt kháchhàng, các NHTM nhất định phải có lực lượng lao động đủ về số lượng Tuynhiên cũng cần so sánh chỉ tiêu này trong mối tương quan với hệ thống mạnglưới và hiệu quả kinh doanh để nhìn nhận năng suất lao động của người laođộng trong ngân hàng

Chất lượng nguồn nhân lực trong ngân hàng thể hiện qua các tiêu chí:

- Trình độ văn hóa của đội ngũ lao động như: Trình độ học vấn và các

kỹ năng hỗ trợ như ngoại ngữ, tin học, khả năng giao tiếp, thuyết trình, raquyết định, giải quyết vấn đề,… Tiêu chí này khá quan trọng vì nó là nền tảngthể hiện khả năng của người lao động trong ngân hàng có thể học hỏi, nắm bắtcông việc để thực hiện tốt kỹ năng nghiệp vụ

- Kỹ năng quản trị đối với nhà điều hành như: Trình độ chuyên mônnghiệp vụ và kỹ năng thực hiện nghiệp vụ đối với nhân viên, đây là tiêu chíquan trong quyết định đến chất lượng dịch vụ mà ngân hàng cung cấp chokhách hàng NHTM cần một đội ngũ nhân viên với kỹ năng nghiệp vụ cao, cókhả năng tư vấn cho khách hàng để tạo được lòng tin với khách hàng và ấntượng tốt về ngân hàng Đây là những yếu tố then chốt giúp ngân hàng cạnhtranh giành khách hàng

Như vậy, chất lượng nguồn nhân lực có vai trò quan trọng và quyết định đốivới năng lực cạnh tranh của một NHTM Chất lượng nguồn nhân lực là kết quả của

Trang 27

sự cạnh tranh trong quá khứ đồng thời lại chính là năng lực cạnh tranh của ngânhàng trong tương lai Có đội ngũ cán bộ thừa hành và nhân viên giỏi, có khả năngsáng tạo và thực thi chiến lược sẽ giúp ngân hàng hoạt động ổn định và bền vững.

1.1.3.4 Năng lực công nghệ

Trong lĩnh vực ngân hàng thì việc áp dụng công nghệ là một trongnhững yếu tố tạo nên sức mạnh cạnh tranh của các NHTM Để nâng cao chấtlượng sản phẩm dịch vụ nhằm đáp ứng mọi yêu cầu của khách hàng thì nhucầu công nghệ là vô cùng quan trọng Công nghệ sẽ góp phần tạo nên nhữngchuyển biến mang tính độc đáo và tiện ích hơn, nó giúp các NHTM nâng caokhả năng cạnh tranh Ngày nay, các NHTM đang triển khai phát triển nhữngsản phẩm ứng dụng công nghệ cao, đặc biệt là trong lĩnh vực thanh toán vàcác sản phẩm dịch vụ điện tử khác

1.1.3.5 Năng lực quản trị điều hành ngân hàng

Một yếu tố quan trọng quyết định đến sự thành bại trong hoạt độngkinh doanh của bất kỳ doanh nghiệp nào là vai trò của những người lãnh đạodoanh nghiệp, những quyết định của họ có tầm ảnh hưởng đến toàn bộ hoạtđộng của doanh nghiệp Năng lực quản trị, khả năng kiểm soát và điều hànhcủa nhà lãnh đạo trong ngân hàng có vai trò rất quan trọng trong việc đảm bảotính hiệu quả, an toàn trong hoạt động ngân hàng Tầm nhìn của nhà lãnh đạo

là yếu tố then chốt để ngân hàng có một chiến lược kinh doanh đúng đắn.Thông thường đánh giá năng lực quản trị, khả năng kiểm soát, điều hành củamột ngân hàng, người ta xem xét đánh giá các chuẩn mực và các chiến lược

mà ngân hàng xây dựng cho hoạt động của mình Hiệu quả hoạt động cao, có

sự tăng trưởng theo thời gian và khả năng vượt qua những bất trắc là bằngchứng cho năng lực quản trị của ngân hàng

1.1.3.6 Danh tiếng, uy tín và khả năng hợp tác

Yếu tố uy tín của một NHTM luôn gắn liền với hoạt động của nó tronglĩnh vực ngân hàng, tâm lý của người tiêu dùng luôn là yếu tố quyết định đến

sự sống còn, đến hoạt động của NHTM đó với hiệu ứng dây chuyền do tâm lý

Trang 28

của người tiêu dùng mang lại Vì thế, danh tiếng và uy tín của NHTM là yếu

tố nội lực vô cùng to lớn, quyết định sự thành công hay thất bại cho ngânhàng đó trên thương trường Việc gia tăng thị phần, mở rộng mạng lưới hoạtđộng, tăng thu nhập phụ thuộc rất nhiều vào uy tín của NHTM

Tuy nhiên, uy tín của NHTM chỉ được tạo lập sau một khoảng thời giankhá dài thông qua hình thức sở hữu, đội ngũ nhân viên, việc ứng dụng các sảnphẩm mang tính công nghệ cao, việc đáp ứng đầy đủ và thỏa đáng các nhucầu của người tiêu dùng Vì vậy, để tạo được uy tín và danh tiếng trên thươngtrường, các NHTM phải nỗ lực và luôn luôn phải cải tiến sản phẩm dịch vụ đểđáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng

Ngoài danh tiếng và uy tín, các NHTM còn phải thể hiện được sự liên kếtlẫn nhau trong hoạt động kinh doanh của mình, sự kiện một NHTM hợp tác vớimột tổ chức tín dụng có uy tín và danh tiếng khác trên thương trường, hoặc sựhợp tác chiến lược giữa các ngân hàng hay tổ chức tài chính, tập đoàn kinh tế lớnnào cũng góp phần nâng cao sự cạnh tranh của NHTM đó trên thương trường

1.1.4 Các hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực ngân hàng

Một khi mà vấn đề cạnh tranh của các NHTM được xem là một trongnhững vấn đề sống còn của các NHTM thì các NHTM sẽ tìm đủ mọi cách đểgia tăng năng lực cạnh tranh của mình, điều này tất yếu sẽ có không ít cácNHTM sử dụng các hành vi cạnh tranh không lành mạnh của mình Dưới đây

là một số các định nghĩa mà theo Điều 16, Luật Các tổ chức tín dụng địnhnghĩa là cạnh tranh không lành mạnh là:

Trang 29

Nhà nước thì hành vi cạnh tranh không lành mạnh là:

- Lạm dụng việc tăng lãi suất để thu hút tiền gửi;

- Lạm dụng cơ chế lãi suất để cạnh tranh trong cho vay

Hành vi cạnh tranh không lành mạnh là việc các NHTM sử dụng nhữngchương trình, cách thức khác nhau nhằm gây ra sự hiểu lầm, hoặc dễ gây sựhiểu lầm của người tiêu dùng về việc sử dụng các sản phẩm, dịch vụ củamình, hoặc bán những sản phẩm dịch vụ của mình dưới giá thành, mà có thểgây thiệt hại đến các tổ chức tín dụng khác hoặc cho người tiêu dùng, hoặccho nền kinh tế

1.2 Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại

1.2.1 Nâng cao khả năng cạnh tranh của hệ thống ngân hàng trong hội nhập kinh tế quốc tế

Kể từ ngày 01/04/2007, các ngân hàng nước ngoài được phép thiết lập

sự hiện diện thương mại của mình tại Việt Nam dưới các hình thức như: vănphòng đại diện, chi nhánh ngân hàng thương mại, các ngân hàng thương mạiliên doanh với nước ngoài có vốn nước ngoài dưới 50% vốn điều lệ, các công

ty cho thuê tài chính liên doanh, các công ty tài chính cho thuê 100% vốnnước ngoài và ngân hàng 100% vốn nước ngoài … Với các lợi thế về tàichính, sản phẩm, dịch vụ, quản trị, công nghệ và kinh nghiệm quốc tế, cácngân hàng nước ngoài là những đối thủ cạnh tranh rất lớn trên thị trường Đó

là động lực tốt, tạo áp lực cho các ngân hàng trong nước chủ động đầu tưcông nghệ Tuy nhiên, mỗi ngân hàng cần chú ý trong việc nâng cao khả năngcạnh tranh, chuẩn bị cho hội nhập

Cho đến nay, hệ thống kỹ thuật công nghệ ngân hàng đã trở thành công

cụ phục vụ hiệu quả cho công tác quản lý, điều hành của các ngân hàng thươngmại trong thực thi chính sách tiền tệ, tín dụng Đó cũng là giải pháp giúp cácngân hàng thương mại hoạt động kinh doanh một cách an toàn và hiệu quả Xét

Trang 30

về sự đa dạng, các ngân hàng thương mại trong nước đã và đang cung ứng đầy

đủ các nhóm sản phẩm, dịch vụ bao gồm: nhóm sản phẩm tiền gửi, nhóm sảnphẩm tiền vay, sản phẩm thẻ như thẻ tín dụng, ghi nợ quốc tế, nội địa, các sảnphẩm thẻ liên kết …, dịch vụ chuyển tiền, sản phẩm ngân hàng điện tử…

Để nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng, nhiều ý kiến cho rằng,bên cạnh việc đổi mới công nghệ ngân hàng, thì sự thành công của ngân hàngchính là sự hoạch định chiến lược đúng hướng, phù hợp với xu thế phát triển.Điều này chỉ có được khi các ngân hàng nắm được thông tin đầy đủ về côngnghệ mới, xu hướng phát triển và đặc biệt là kinh nghiệm ứng dụng của cácnước trên thể giới Để các ngân hàng Việt Nam có thể giữ vững thị trường củamình dựa trên các yếu tố sau: Thứ nhất các ngân hàng phải áp dụng côngnghệ để hỗ trợ khách hàng, để có thể đánh giá khách hàng tốt hơn Tiếp theo

là các giải pháp liên quan đến yếu tố rủi ro Các ngân hàng phải áp dụng cácgiải pháp phần mềm để nâng cao khả năng quản lý rủi ro của mình

Về một số lưu ý đối với các ngân hàng Việt Nam trong quá trình cạnhtranh hội nhập, các ngân hàng phải quan tâm hơn nữa đến các giải pháp thuhút khách hàng, để tăng số lượng khách hàng sử dụng dịch vụ Mỗi ngân hàngcần biết nhu cầu của khách hàng để cung cấp cho họ những dịch vụ phù hợp.Một vấn đề nữa các ngân hàng rất cần chú ý đó là chất lượng dịch vụ Muốnlàm tốt điều đó, các ngân hàng cần phân đoạn thị trường từ đó có công nghệphù hợp… Yếu tố thành công chính đối với mỗi ngân hàng là phải xác địnhthị trường mục tiêu rõ ràng; thành lập hệ thống thông tin khách hàng tốt; quản

lý chi phí hiệu quả và bên cạnh đó, phải có cơ sở hạ tầng công nghệ thông tintốt Các ngân hàng cần quan tâm đến việc đào tạo kỹ năng, kiến thức chonhân viên để họ có thể làm việc hiệu quả

1.2.2 Nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại Việt Nam trong thời gian tới

Trang 31

Trong quá trình hội nhập mạnh mẽ với khu vực và thế giới, một trongnhững mốc quan trọng có ảnh hưởng sâu sắc tới hoạt động của các ngân hàngthương mại Việt Nam là việc ký kết hợp đồng thương mại Việt Nam – Hoa kỳnăm 2000 và sự gia nhập chính thức WTO năm 2007, dẫn tới việc mở cửa thịtrường, đặc biệt là thị trường tài chính Điều này tạo ra rất nhiều cơ hội cũngnhư không ít thách thức cho tất cả các ngành và các doanh nghiệp, nhất là cácngân hàng thương mại, do tầm quan trọng và đặc điểm của các ngân hàngtrong tiến trình phát triển kinh tế quốc dân Để có thể tận dụng tối đa các cơhội và hạn chế thách thức, nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàngthương mại hiện nay vẫn là vấn đề được quan tâm hàng đầu.

Năng lực cạnh tranh của ngân hàng được đo bằng khả năng duy trì và

mở rộng thị phần, thu lợi nhuận trong môi trường cạnh tranh trong và ngoàinước Vì vậy, năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại là sự tổnghợp các yếu tố từ công tác chỉ đạo và điều hành, chất lượng đội ngũ cán bộ, uytín và thương hiệu của các ngân hàng thương mại Xét theo nghĩa trên, năng lựccạnh tranh của các ngân hàng thương mại Việt Nam có một số hạn chế sau:

Thứ nhất, cạnh tranh trong các ngân hàng thương mại Việt Nam mang

tính chất độc quyền nhóm, các ngân hàng nhà nước chiếm đa số thị phần và

có tiềm lực tài chính lớn do sự trợ giúp của Nhà nước

Bảng 1.1 Thị phần của ngân hàng thương mại trong hệ thống Ngân hàng

Việt Nam từ 2007 - 2009

Đơn vị tính: %

- Ngân hàng thương mại nhà nước 59,5 57,1 49,7

- Ngân hàng thương mại cổ phần 30,4 33,1 40,8

- Chi nhánh NH nước ngoài và liên doanh 8,8 8,1 7,5

Trang 32

- Ngân hàng thương mại nhà nước 59,3 58,1 54,1

- Ngân hàng thương mại cổ phần 27,7 26,5 32

- Chi nhánh NH nước ngoài và liên doanh 9,2 11 9,1

(Nguồn: “ADB”)

Các ngân hàng thương mại quốc doanh Việt Nam vẫn chiếm tỷ trọng rấtlớn về tín dụng (từ 54-59%) cũng như tiền gửi (49-59%), mặc dù xu thế nàyđang có chiều hướng giảm dần Điều này là do yếu tố lịch sử, các ngân hàngthương mại ngoài quốc doanh mới thành lập ở Việt Nam nên uy tín chưa cao,hoặc phạm vi hoạt động của các chi nhánh ngân hàng nước ngoài chưa rộng

Thứ hai, mặc dù mức lợi nhuận đạt được cao so với các ngành khác, rất

nhiều ngân hàng thương mại Việt Nam chưa thật an toàn theo tiêu chuẩn quốc

tế Hệ số an toàn vốn tối thiểu (vốn tự có/ tài sản điều chỉnh theo mức độ rủiro) bình quân hệ thống ngân hàng chưa đạt tỷ lệ theo quy định của ngân hàngNhà nước và khuyến cáo của Basel (8%), trong đó hệ số an toàn vốn của cácngân hàng thương mại nhà nước chỉ là 4-5%, trong khi đó một số ngân hàngthương mại cổ phần và chi nhánh ngân hàng nước ngoài đạt chỉ tiêu an toànvốn 8% thậm chí có ngân hàng đạt 10% Tỷ lệ nợ khó đòi so với tổng dư nợcủa hệ thống ngân hàng theo tiêu chuẩn quốc tế ở mức trên 14% Vì vậy, mặc

dù tỷ lệ lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) của các ngân hàng thương mạitrung bình khoảng 9-15%/năm trong những năm gần đây, tỷ lệ này khôngmang tính bền vững và chưa chứng tỏ khả năng cạnh tranh tốt của các ngânhàng thương mại trong thời gian tới

Thứ ba, các nghiệp vụ ngân hàng hiện tại còn qua đơn giản và chưa đa

dạng Hầu hết các ngân hàng thương mại vẫn chỉ phát triển các sản phẩmtruyền thống liên quan đến nghiệp vụ tín dụng, nhận gửi và thanh toán Hoạtđộng tín dụng của các ngân hàng thương mại quốc doanh hiện nay mang tínhđộc canh (cả về thời gian khoản vay và đối tượng vay), quy mô nhỏ, thiếu tính

Trang 33

đa dạng Thực tế, một số ngân hàng thương mại cổ phần năng động hơn trongviệc cung cấp dịch vụ mới so với các ngân hàng thương mại nhà nước.

Thứ tư, trình độ quản lý kinh doanh chưa cao, tính chuyên nghiệp trong

hoạt động ngân hàng thương mại hiện đại còn thấp Năng lực quản lý và lãnhđạo không theo kịp với sự phát triển về quy mô Chất lượng đội ngũ cán bộthấp, số lượng cán bộ dư thừa, năng suất lao động thấp và gây cản trở nhấtđịnh cho việc xây dựng một hệ thống NHTM hiện đại

1.3 Bài học kinh nghiệm trong nước và quốc tế

1.3.1 Kinh nghiệm của các ngân hàng trong nước

Từ đầu năm 2008, khi những dấu hiệu khó khăn của nền kinh tế bắt đầuxuất hiện như lạm phát tăng cao, thị trường chứng khoán và bất động sản đixuống, nhiều ngân hàng thương mại cổ phần của Việt Nam rơi vào khó khăn vềmặt thanh khoản Nhờ những can thiệp bằng chính sách “đúng và trung” củaNHNN, tình hình thanh khoản trong thời điểm hiện nay tương đối tốt, lãi suấttrên thị trường liên ngân hàng đã giảm, không còn ở mức cao như đầu năm 2008

Như chúng ta được biết rủi ro thanh khoản là loại rủi ro nguy hiểmnhất đối với hệ thống ngân hàng Nếu một hay hai ngân hàng bị rủi ro có thểlây sang ngay các ngân hàng khác và bản thân ngân hàng đó lại không chống

đỡ được rủi ro cho cả hệ thống, do đó cần tính đến tính đồng đều trong quảntrị thanh khoản Để tránh làm sụp đổ cả hệ thống, các NHTM cần chú trọngđến công tác quản lý thanh khoản không chỉ vì an toàn của chính ngân hàngmình mà còn vì an toàn chung của cả hệ thống tài chính tiền tệ

Nguyên nhân gây ra những biến động của thị trường tài chính trongthời gian qua được đúc kết như sau:

Thứ nhất, do tăng trưởng tín dụng quá nóng Tốc độ tăng trưởng tín

dụng của các NHTM năm 2007 là 53,89% - “quá nóng so với tốc độ tăngtrưởng kinh tế và tốc độ huy động” Bên cạnh đó, các NHTM đầu tư không

Trang 34

hợp lý, tập trung đầu tư quá nhiều vào chứng khoán và bất động sản - hai lĩnhvực được coi là nhạy cảm nhất trước các biến động của nền kinh tế Tínhthanh khoản trên hai thị trường này đã giảm đáng kể từ đầu năm 2008, vì vậyảnh hưởng đến khả năng trả nợ của các khách hàng Điều này đã tạo ra sự rủi

ro thanh khoản cao đối với NHTM

Thứ hai, công tác dự báo và phân tích thị trường của các NHTM Việt

Nam còn nhiều hạn chế Các NHTM Việt Nam còn có tư tưởng ỷ lại quánhiều vào cơ chế nhà nước, trong khi các ngân hàng nước ngoài, ngoài việcchấp hành nghiêm túc các tỷ lệ an toàn còn thường xuyên nghiên cứu, dự báosát các diễn biến của thị trường nên đã dự phòng vốn thanh khoản và điềuchỉnh kịp thời, không bị động trước những tác động thị trường Đây là điểmcác NHTM Việt Nam cần phải học tập

Thứ ba, tính liên kết hệ thống giữa các NHTM để bảo đảm tính thanh

khoản còn yếu, tạo sự cạnh tranh không lành mạnh, đẩy lãi suất lên cao tạokhe hở cho khách hàng gửi tiền “làm giá, tăng lãi suất” hoặc rút tiền chuyểnsang các NHTM khác dẫn đến làm suy yếu khả năng chống đỡ thiếu hụt thanhkhoản của hệ thống

Thứ tư, vấn đề quản trị thanh khoản tại các NHTM chưa tốt do sự yếu

kém từ quản trị tài sản Nợ, Có của các NHTM và sự thiếu hụt của các công cụquản lý hữu hiệu…NHNN cũng khó khăn nắm bắt chắc chắn tình hình thanhkhoản cũng như sự thay đổi lớn trong tài sản của mỗi NHTM để điều chỉnhquy định của NHNN

Ngoài những nguyên nhân trên, còn nhiều nguyên nhân như do các giaodịch bằng ngoại tệ tại các NHTM Việt Nam chủ yếu tập trung vào một loạingoại tệ là USD, những tác động trực tiếp từ các loại rủi ro khác trong hoạtđộng ngân hàng cũng gây ảnh hưởng không nhỏ tới rủi ro thanh khoản, hiệntượng một số tập đoàn, Tổng công ty Nhà nước chuyển tiền hoặc rút tiền vớikhối lượng lớn, yếu kém trong công tác kế hoạch hóa và quản trị điều hành…

Trang 35

Để khắc phục tình trạng trên, các NHTM đã quan tâm và đưa ra nhữngnhóm biện pháp cơ bản sau:

Một là các nhóm biện pháp tập trung vào xây dựng chiến lược quản trị

thanh khoản trong NHTM Tình hình xây dựng chiến lược quản trị thanhkhoản chưa được thực hiện một cách bài bản và hệ thống tại các NHTM hiệnnay Rút kinh nghiệm trong đợt khó khăn thanh khoản vừa qua, các ngân hàng

đã thiết lập lại chiến lược quản trị thanh khoản thông qua việc hoạch định và

dự đoán những thay đổi về lưu lượng tiền gửi và cho vay, cũng như nhữngthay đổi về lợi nhuận Công tác quản trị này phải đánh giá được ảnh hưởngcủa các yếu tố rủi ro và lợi nhuận

Hai là nhóm các biện pháp tập trung vào nâng cao chất lượng hoạt

động kinh doanh Đây là nhóm biện pháp được đánh giá là khá căn bản để cóthể quản lý thanh khoản trong cả công tác phòng ngừa và xử lý các khó khăn

về thanh khoản Trong hoạt động ngân hàng, chất lượng nguồn nhân lực vàcông nghệ đóng vai trò rất quan trọng Chính vì vậy, những biện pháp nhằmnâng cao chất lượng hoạt động kinh doanh đều tập trung sâu vào những yếu tốnày Các ngân hàng cần tổ chức tốt khâu phân tích và dự báo thị trường, đánhgiá các rủi ro có thể xảy ra trong từng quy trình nghiệp vụ để triển khai kịpthời các biện pháp phòng ngừa và xử lý rủi ro Ngoài các chỉ tiêu kinh tế liênquan đến tài sản nợ - tài sản có của các NHTM, rủi ro từ đạo đức nghề nghiệpcủa cán bộ nhân viên ngân hàng… được coi là một điểm then chốt Vì 4 yếu

tố sống còn liên quan đến sự tồn tại phát triển và cạnh tranh hội nhập của bất

cứ một NHTM nào, đó là: Quy mô tổng tài sản, hiện đại hóa, nguồn nhân lực

và quản trị chiến lược theo chuẩn mực quốc tế

Ba là nhóm các biện pháp liên quan đến tính liên kết thống nhất giữa

các NHTM để đảm bảo an toàn thanh toán, tạo môi trường cạnh tranh lànhmạnh Đây là một vấn đề quan trọng nhằm giúp các ngân hàng có thể hỗ trợnhau trong những lúc khó khăn không chỉ về thanh khoản, tránh những hiện

Trang 36

tượng tạo sự cạnh tranh không lành mạnh Do đó, các NHTM cần minh bạchhóa thông tin tạo sự liên kết bền vững, chủ động phối hợp để đối phó vớinhững tình huống xảy ra thanh khoản bất thường.

Ngoài những biện pháp chủ yếu tập trung vào các vấn đề phòng ngừa vàchống đỡ khó khăn thanh khoản ở trên, các ngân hàng cũng nên có nhữngchiến lược ngược lại nhằm khai thác trên những cơ hội khi có nguy cơ thanhkhoản trên thị trường, đây là lúc tốt nhất để tạo ra cơ hội mua lại/sáp nhập cácngân hàng với nhau Đây cũng chính là một trong những giải pháp có thể đemlại niềm tin và cân bằng về thanh khoản hoặc cũng là cơ hội tăng những giaodịch cho vay liên ngân hàng với lợi nhuận khá và ít rủi ro hơn thay vì lại đi chovay tín dụng Về biện pháp phòng ngừa rủi ro, các NHTM Việt Nam nên đi sâuvào kế hoạch phòng bị và có những chính sách và quy trình rõ ràng, thiết lậpđược vai trò lãnh đạo, mô tả công việc, trách nhiệm rõ ràng của những ngườilãnh đạo Như vậy, khi gặp tình huống bất lợi, ngân hàng đã có những bước đi

rõ ràng để dẫn dắt ngân hàng ra khỏi môi trường khó khăn về thanh khoản

Trên đây là những bài học kinh nghiệm đúc kết trong thời gian vừa qua

và các biện pháp giúp giải quyết vấn đề nhằm nâng cao hoạt động cho cácNHTM Việt Nam trong thời gian tới

1.3.2 Kinh nghiệm của các ngân hàng trên thế giới

Làm sao để giải quyết khủng hoảng xảy ra với các ngân hàng trên thếgiới, nhất là hàng loạt các ngân hàng lớn phương Tây đang bị thua lỗ, là mộtcâu hỏi lớn mà không dễ trả lời đối với các nhà kinh tế Vì vậy, việc tìm lạinhững biện pháp giải quyết các cuộc khủng hoảng tương tự trong quá khứ làmột lý tưởng hợp lý vào lúc này

Khi các ngân hàng đứng trước mối đe dọa với tình trạng không trảđược nợ, điều thường xảy ra là chính phủ - chủ thể có nhiều tiền mặt nhấtphải can thiệp tích cực với các khoản thiếu hụt và thua thiệt trên Nhưng mộtquốc gia có thể chi trả được bao nhiêu tiền như vậy? Và trong bao nhiêu lâu?

Trang 37

Sự xuống dốc của các ngân hàng nổi tiếng một thời – Bear Stearns và sự xuấthiện của Cục Dữ trữ liên bang Mỹ (FED) trong tư cách người giúp làm dịu sựcăng thẳng ở Bear Stearns, dàn xếp bằng một khoản vay trị giá 30 tỷ USD đãchứng minh rằng, trong thời kỳ hiện tại, tầm nhìn của một cơ quan quyền lựcgiám sát tài chính đang ngày càng được mở rộng.

Theo một cuộc điều tra về tình trạng không trả được nợ năm 1996 do cácchuyên gia kinh tế của Ngân hàng Thế giới (WB) thực hiện, cái giá của việccứu vãn hệ thống Ngân hàng Argentina khỏi sự sụp đổ vào đầu những năm

1980 là 55% GDP của nước này Như thế những rắc rối về ngân hàng của cácquốc gia giàu có trên thế giới sẽ không thể trả giá ít hơn Số tiền bỏ ra để lấy lại

sự bình ổn cho các ngân hàng của Phần Lan vào đầu những năm 1990 lên đến8% GDP; một lượng tiền tương tự cũng được bơm vào đối với các ngân hàngcủa Thụy Điển Cho đến nay, Mỹ đã bỏ ra hơn 3% GDP để giải quyết cáckhủng hoảng về những khoản vay xấu nhưng nó chưa phải là con số cuối cùng,

vì các nhà phân tích ước tính thua thiệt từ những khoản cho vay xấu lên đến 1,1nghìn tỷ USD, trong đó quá nửa thuộc về các Ngân hàng Mỹ

Theo nguyên tắc, các khoản trợ giúp tài chính cho Ngân hàng sẽ là mụctiêu phải thực hiện nếu chúng thực sự cần thiết Tuy nhiên, những cứu trợ tàichính thường xuyên chỉ dành hạn chế cho một ngân hàng Continetai Illinois ở

Mỹ và Johnson Matthey Bankers ở Anh là những ngân hàng đã được cứu sốngtheo cách đó vào năm 1984 vì các nhà chức trách nhận định rằng những ngânhàng này lớn đến mức nếu chúng phá sản sẽ làm rung chuyển toàn bộ hệ thống

Hay bài học kinh nghiệm của Ireland, kể từ khi cuộc khủng hoảng tàichính bùng nổ, chính quyền Ireland đã phải liên tục đổ tiền nhằm giải cứu hệthống ngân hàng đang lâm nguy Tháng 9 năm 2008, các ngân hàng lớn củaIreland bắt đầu có dấu hiệu thiếu tiền mặt nghiêm trọng và phải đi vay nợ đểchi trả cho các chi phí hàng ngày Trong khi đó, không ai có thể ngờ rằng, rắcrối nguy hiểm nhất lại có gốc rễ sâu xa hơn rất nhiều Đó chính là tỉ lệ nợ xấu

đã đạt tới mức báo động đỏ sau nhiều năm cho vay mạo hiểm Tháng 10 năm

Trang 38

2008, Chính phủ Ireland phải bỏ ra 7 tỉ euro để giải cứu hai ngân hàng lớnAllied Irish và Bank of Ireland, trong khi con số dự tính hai tuần trước đó chỉ

là 4 tỉ euro Không chỉ có vậy, công ty kiểm toán hàng đầu PwC, sau khi kiểmtra sổ sách của Anglo cho rằng dư lượng nợ xấu của ngân hàng này có thể lêntới 3 tỉ euro Tuy nhiên, tính đến nay, Anglo đã để mất 20 tỉ euro vào nợ xấu

Từ các bài học kinh nghiệm của thế giới, các NHTM Việt Nam cần cócác biện pháp tránh được các rủi ro từ đầu tư mạo hiểm, đồng thời các cácbiện pháp quản lý thanh khoản, quản lý vốn… tốt

1.3.3 Bài học kinh nghiệm quản lý kinh doanh của ABBank

Từ những tình hình khủng hoảng về tài chính của các nước trên thế giới

đã tác động trực tiếp đến các ngân hàng thương mại Việt Nam nói chung vàABBank nói riêng, đồng thời thông qua hoạt động quản lý kinh doanh củabản thân ngân hàng mình trong thời gian qua, ABBank cũng rút ra được một

số điểm cần chú ý như:

- ABBank cần phải có đội ngũ tham mưu, dự báo tình hình biến độngcủa thị trường trong nước và quốc tế một cách kịp thời và đề ra những giảipháp để chuẩn bị đối phó với những tình hình khó khăn chung

- Ban lãnh đạo phải có một chiến lược kinh doanh phát triển đúnghướng và bền vững trong mọi hoàn cảnh không thể tăng trưởng nóng vội sẽtiềm ẩn nhiều rủi ro

- ABBank luôn xem trọng việc tính toán dự trữ đủ đảm bảo tính thanhkhoản của toàn hệ thống, không thể để xảy ra một sai sót nào trong tình hìnhkhó khăn chung của thị trường tiền tệ Thiết lập các định mức thanh khoản như

là một công cụ dự phòng tài chính để ứng phó với các đột biến về thanh khoản,căn cứ khả năng thanh toán ngay và khả năng chuyển đổi thành thanh toánngay, định mức thanh khoản chia làm nhiều cấp độ từ thấp đến cao và định rõcác loại thanh khoản trong mỗi cấp độ ABBank cũng xây dựng kế hoạch ứngphó tình trạng khẩn cấp thanh khoản nhằm cung cấp cho lãnh đạo, trưởng cácđơn vị, các bộ phận và nhân viên Ngân hàng dựa trên những cơ sở dữ liệu quákhứ và định hướng hoạt động, xem xét và tính toán nhu cầu thanh khoản ở từng

Trang 39

thời điểm để thực hiện dự trữ hợp lý, hạn chế lãng phí vốn, giảm lợi nhuận củangân hàng, xây dựng danh mục đầu tư hợp lý giữa các tài sản đầu tư có khảnăng chuyển đổi nhanh sang tiền mặt với chi phí thấp Điểm cốt lõi chính làhiệu quả quản lý tài sản, cơ chế hoạt động, điều hành công khai minh bạch, ổnđịnh, tránh tạo cú sốc rút tiền đồng loạt, dự báo nhu cầu rút tiền của khách hàngtrong từng thời kỳ để có thể chủ động thu xếp nguồn vốn chi trả theo yêu cầu.Theo dõi giám sát các chỉ số thanh khoản tuân thủ các quy định của NHNN vàcác quy định nội bộ của ABBank; thực hiện dự trữ bắt buộc, tuân thủ quy định

về việc sử dụng nguồn vốn ngắn hạn đầu tư trung; dài hạn, thực hiện tốt cácquy định về các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của các tổ chức tíndụng Kế hoạch và thực hiện tốt việc xây dựng quỹ, lượng tiền mặt, tiền gửithanh toán tại NHNN,…hoạt động huy động từ thị trường tiền tệ liên ngânhàng, các giấy tờ có giá trị có thể chuyển đổi thành tiền mặt

- Xây dựng báo cáo phân tích độ lệch lãi suất giúp ban lãnh đạo ngânhàng theo dõi và dám sát kịp thời trạng thái thanh khoản của toàn hệ thống.Đồng thời xây dựng hệ thống hạn mức và hệ thống cảnh báo sớm, cũng nhưchiến lược quản lý tính thanh khoản hợp lý

- Chiến lược phát triển tín dụng luôn đảm bảo theo đúng cơ chế củaABBank và những quy định của pháp luật

- Đầu tư những giấy tờ có giá của tổ chức tín dụng có uy tín, trái phiếuchính phủ, trái phiếu kho bạc… để dự trữ tình huống khó khăn sẽ được táichiết khấu các giấy tờ có giá để chuyển thành tiền mặt nhằm xử lý thanhkhoản cho những tình hình biến động tài chính khi cần thiết

- Phát triển mối quan hệ chặt chẻ với các cổ đông chiến lược trongnước và quốc tế tạo thành một thế đứng vững chắc, nhằm hỗ trợ tài chính qualại khi ngân hàng gặp khó khăn tạm thời

- Cải thiện hệ thống thông tin, báo cáo quản trị thanh khoản nhằmcung cấp kịp thời các thông tin về chuyển dịch tài sản hàng ngày, hàngtuần, hàng tháng

- Xây dựng kế hoạch dự phòng ba cấp độ để đối phó với các trườnghợp khẩn cấp

Trang 40

- Kinh doanh tiền tệ là hết sức nhạy cảm, nó mang tính hệ thống vì vậycần liên kết với nhau như hiệp hội ngân hàng để cùng nhau đối phó với nhữngtình huống xấu có thể xảy ra, do tác động của nền kinh tế đất nước bị làm phátnhư hiện nay Nó sẽ gây ra những khó khăn thanh khoản chung đối với cácngân hàng thương mại.

Cơ sở lý luận ở trên là tiền đề để phân tích năng lực cạnh tranh của NHTM cổ phần AN BÌNH trong Chương 2, kể từ đó đưa ra một số đề xuất nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của NHTM cổ phần AN BÌNH trong Chương 3.

Ngày đăng: 05/10/2014, 19:02

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Micheal E.Porter, Chiến lược cạnh tranh (1996), NXB Trẻ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chiến lược cạnh tranh
Tác giả: Micheal E.Porter, Chiến lược cạnh tranh
Nhà XB: NXB Trẻ
Năm: 1996
2. Micheal E. Porter, Lợi thế cạnh tranh (2008), NXB Trẻ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lợi thế cạnh tranh
Tác giả: Micheal E. Porter, Lợi thế cạnh tranh
Nhà XB: NXB Trẻ
Năm: 2008
3. Micheal E. Porter, Lợi thế cạnh tranh quốc gia (2008), NXB Trẻ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lợi thế cạnh tranh quốc gia
Tác giả: Micheal E. Porter, Lợi thế cạnh tranh quốc gia
Nhà XB: NXB Trẻ
Năm: 2008
4. Philip Kotler, Marketing căn bản (2007), NXB Lao động - Xã hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Marketing căn bản
Tác giả: Philip Kotler, Marketing căn bản
Nhà XB: NXB Lao động - Xã hội
Năm: 2007
5. Liam Fahey & Robert M. Randall, Quản lý chiến lược (2009), NXB tổng hợp TP. Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản lý chiến lược
Tác giả: Liam Fahey & Robert M. Randall, Quản lý chiến lược
Nhà XB: NXB tổng hợp TP. Hồ Chí Minh
Năm: 2009
6. PGS, TS. Lê Thế Giới, TS. Nguyễn Thanh Liêm, TS. Trần Hữu Hải, Quản trị chiến lược (2007), NXB Thống kê Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản trị chiến lược
Tác giả: PGS, TS. Lê Thế Giới, TS. Nguyễn Thanh Liêm, TS. Trần Hữu Hải, Quản trị chiến lược
Nhà XB: NXB Thống kê
Năm: 2007
7. PGS. PTS Lê Văn Tâm, Quản trị doanh nghiệp (2008), NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản trị doanh nghiệp
Tác giả: PGS. PTS Lê Văn Tâm, Quản trị doanh nghiệp
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2008
8. PGS. TS Phạm Thị Gái, Phân tích hoạt động kinh doanh (2006), NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân tích hoạt động kinh doanh
Tác giả: PGS. TS Phạm Thị Gái, Phân tích hoạt động kinh doanh
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2006
9. Trần Sửu, Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong điều kiện toàn cầu hóa (2006), NXB Lao động Sách, tạp chí
Tiêu đề: Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong điều kiện toàn cầu hóa
Tác giả: Trần Sửu, Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong điều kiện toàn cầu hóa
Nhà XB: NXB Lao động
Năm: 2006
10. Nguyễn Vĩnh Thanh, Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay (2005), Viện nghiên cứu kinh tế Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay
Tác giả: Nguyễn Vĩnh Thanh, Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay
Năm: 2005
11. Bộ Thương Mại, Doanh nghiệp Việt nam – APEC – WTO hội nhập và phát triển (2006), NXB Thống kê Sách, tạp chí
Tiêu đề: Doanh nghiệp Việt nam – APEC – WTO hội nhập và phát triển
Tác giả: Bộ Thương Mại, Doanh nghiệp Việt nam – APEC – WTO hội nhập và phát triển
Nhà XB: NXB Thống kê
Năm: 2006
13. GS. Chu Văn Cấp, Nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế nước ta trong quá trình hội nhập khu vực và quốc tế (2003), NXB Chính trị quốc gia Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế nước ta trong quá trình hội nhập khu vực và quốc tế
Tác giả: GS. Chu Văn Cấp, Nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế nước ta trong quá trình hội nhập khu vực và quốc tế
Nhà XB: NXB Chính trị quốc gia
Năm: 2003
14. Russell Pittman, Chính sách cạnh tranh đối với các nước đang phát triển (2006), NXB Lao động – Xã hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chính sách cạnh tranh đối với các nước đang phát triển
Tác giả: Russell Pittman, Chính sách cạnh tranh đối với các nước đang phát triển
Nhà XB: NXB Lao động – Xã hội
Năm: 2006
12. GS. Đỗ Quốc Sam, Một số vấn đề công nghiệp hóa, hiện đại hóa sau 20 năm đổi mới Khác
16. Báo cáo tài chính của Ngân hang TMCP An Bình 2007-2009 Khác
17. Báo cáo Bạch của Ngân hang TMCP An Bình năm 2009 Khác
18. Văn bản của Đại hội cổ đông của NH TMCP An Bình năm 2008-2009 Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.1. Doanh thu của Ngân hàng từ 2007 - 2009 - nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại cổ phần an bình sau khi chuyển đổi từ mô hình hoạt động ngân hàng thương mại cổ phần nông thôn thành ngân hàng thương mại cổ phần
Bảng 2.1. Doanh thu của Ngân hàng từ 2007 - 2009 (Trang 46)
Bảng 2.2. Chi phí của Ngân hàng từ 2007 - 2009 - nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại cổ phần an bình sau khi chuyển đổi từ mô hình hoạt động ngân hàng thương mại cổ phần nông thôn thành ngân hàng thương mại cổ phần
Bảng 2.2. Chi phí của Ngân hàng từ 2007 - 2009 (Trang 46)
Bảng 2.4. Kết quả hoạt động kinh doanh năm 2007 -2009 - nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại cổ phần an bình sau khi chuyển đổi từ mô hình hoạt động ngân hàng thương mại cổ phần nông thôn thành ngân hàng thương mại cổ phần
Bảng 2.4. Kết quả hoạt động kinh doanh năm 2007 -2009 (Trang 47)
Bảng 2.3. Lợi nhuận của Ngân hàng từ 2007 - 2009 - nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại cổ phần an bình sau khi chuyển đổi từ mô hình hoạt động ngân hàng thương mại cổ phần nông thôn thành ngân hàng thương mại cổ phần
Bảng 2.3. Lợi nhuận của Ngân hàng từ 2007 - 2009 (Trang 47)
Bảng 2.5. Tình hình tài chính của ABBANK từ năm 2007 - 2009 - nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại cổ phần an bình sau khi chuyển đổi từ mô hình hoạt động ngân hàng thương mại cổ phần nông thôn thành ngân hàng thương mại cổ phần
Bảng 2.5. Tình hình tài chính của ABBANK từ năm 2007 - 2009 (Trang 49)
Bảng 2.6. Cơ cấu nguồn vốn huy động của ABBANK năm 2007 - 2009 - nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại cổ phần an bình sau khi chuyển đổi từ mô hình hoạt động ngân hàng thương mại cổ phần nông thôn thành ngân hàng thương mại cổ phần
Bảng 2.6. Cơ cấu nguồn vốn huy động của ABBANK năm 2007 - 2009 (Trang 49)
Bảng 2.7. Dư nợ cho vay theo chất lượng tín dụng năm 2008 - nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại cổ phần an bình sau khi chuyển đổi từ mô hình hoạt động ngân hàng thương mại cổ phần nông thôn thành ngân hàng thương mại cổ phần
Bảng 2.7. Dư nợ cho vay theo chất lượng tín dụng năm 2008 (Trang 54)
Bảng 2.9. Dư nợ cho vay theo chất lượng năm 2009 - nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại cổ phần an bình sau khi chuyển đổi từ mô hình hoạt động ngân hàng thương mại cổ phần nông thôn thành ngân hàng thương mại cổ phần
Bảng 2.9. Dư nợ cho vay theo chất lượng năm 2009 (Trang 55)
Bảng 2.11. Phân loại lao động theo trình độ tính đến 31/12/2009 - nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại cổ phần an bình sau khi chuyển đổi từ mô hình hoạt động ngân hàng thương mại cổ phần nông thôn thành ngân hàng thương mại cổ phần
Bảng 2.11. Phân loại lao động theo trình độ tính đến 31/12/2009 (Trang 64)
Bảng 2.10: Tình hình tăng trưởng nhân sự qua các năm 2005 - 2009 - nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại cổ phần an bình sau khi chuyển đổi từ mô hình hoạt động ngân hàng thương mại cổ phần nông thôn thành ngân hàng thương mại cổ phần
Bảng 2.10 Tình hình tăng trưởng nhân sự qua các năm 2005 - 2009 (Trang 64)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w