Thời kỳ 1986 đến nay: Từ năm 1986 đến nay đã diễn ra nhiều sự kiện quan trọng, đánh dấu sự chuyển biến căn bản của hệ thống Ngân hàngViệt Nam thể hiện qua một số "cột mốc" có tính đột ph
Trang 1LỜI MỞ ĐẦU 2
CHƯƠNG I: SỰ RA ĐỜI VÀ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA NHNNVN 3
1 Mục đích ra đời của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam: 3
2 Tóm tắt quá trình phát triển: 3
a Thời kỳ 1951 - 1954 5
b Thời kỳ 1955 - 1975 5
c Thời kỳ 1975 - 1985 5
d Thời kỳ 1986 đến nay 5
3 Văn bản pháp luật điều chỉnh hoạt động của ngân hàng nhà nước Việt Nam 7
CHƯƠNG II: VỊ TRÍ PHÁP LÝ, TƯ CÁCH PHÁP NHÂN, CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA NHNNVN 9
1) Vị trí pháp lý của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam: 9
2) Tư cách pháp nhân: 12
3) Chức năng của Ngân hàng nhà nước Việt Nam 13
4) Nhiệm vụ và quyền hạn 14
5) Nhận xét chung: 17
CHƯƠNG III: TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG CỦA NHNNVN 19
1 Hoạt động của NHNN 19
a Thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia 19
b Phát hành tiền 20
c Hoạt động tín dụng 20
2 Đối với việc hoạch định và thực thi Chính sách tiền tệ 21
3 Quản lý ngoại hối và hoạt động ngoại hối 22
4 Hoạt động thông tin báo cáo 23
5 Các hoạt động khác 24
a) Tài chính, hạch toán, kế toán và báo cáo của ngân hàng nhà nước 24
b) Thanh tra ngân hàng, tổng kiểm tra của ngân hàng nhà nước 25
CHƯƠNG IV: ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG CỦA NHNNVN TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY 27
1 Thực trạng hoạt động của NHNN 27
2 Tính độc lập của NHTW 28
3 Các tiêu chí hoàn thiện NHNN 30
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 33
Văn bản pháp luật 33
Giáo trình-Bài báo khoa học 34
Đường link trang web 35
Trang 2LỜI MỞ ĐẦU
rong điều kiện nền kinh tế thị trường hiện nay, hệ thống ngân hàngchiếm một vai trò quan trọng, quyết định và chi phối các lĩnh vực kháccủa nền kinh tế Sự hình thành của tiền tệ đã làm cho quá trình trao đổihàng hóa thuận lợi và dễ dàng hơn rất nhiều giữa những người cùng khu vựcđịa lý, cùng một quốc gia cũng như giữa các quốc gia với nhau Kèm theo đó là
sự xuất hiện của những thương gia chuyên kinh doanh những dịch vụ trunggian, giữ tiền, cho vay,… Đó là những hình thức sơ khai củangân hàng hiện nay Từ đây các quốc gia trên thế giới đã xây dựng, hìnhthành nên hệ thống ngân hàng riêng cho quốc gia mình và phát triển đến ngàynay
Phần trình bày của nhóm trong bộ môn Luật Ngân hàng,chúng em bàn
về vấn đề: “Địa vị pháp lý của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam theo quy địnhcủa Luật Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam 2010” Qua bài tiểu luận nhỏ này,chúng em không có tham vọng đi đến tất cả các vấn đề liên quan đến tổ chức
bộ máy, hoạt động hay chức năng của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam(NHNNVN)theo quy định của pháp luật mà chỉ đề cập đến một vài khía cạnhnổi bật Trong tương lai, khi có đầy đủ kiến thức và thời gian, nhóm sẽ nghiêncứu sâu hơn về đề tài này
Trang 3CHƯƠNG I: SỰ RA ĐỜI VÀ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA
NHNNVN.
1 Mục đích ra đời của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam:
Trước Cách mạng tháng 8 năm 1945, Việt Nam là một nước nửa thuộcđịa, nửa phong kiến dưới sự thống trị của thực dân Pháp Từ thời này hệ thốngtín dụng, tiền tệ ngân hàng cũng đã được thiết lập và hoạt động tuy nhiên, hệthống ngân hàng này chủ yếu phục vụ cho chính sách thuộc địa của thực dânPháp ở VN Trong suốt thời kì thuộc đị, sự hình thành và phát triển của hệthống tiền tệ, tín dụng đều do Chính phủ Pháp sắp đặt, bảo hộ thông qua Ngânhàng Đông Dương
Sau CMTT, một trong những nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu của chínhquyền cách mạng là phải từng bước xây dựng nền tiền tệ độc lâp, tự chủ, làcông cụ của chính quyền để quản lí tiền tệ, xây dựng, abor vệ đất nước Chính
vì vậyngày 6 tháng 5 năm 1952, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã kí sắc lệnh số 15/SLthành lập Ngân hàng Quốc gia Việt Nam với các nhiệm vụ chủ yếu là: Quản líviệc phát hành giấy bạc và tổ chức lưu thông tiền twj, quản lý Kho Bạc nhànước, thực hiện chính sách tín dụng để phát triển sản xuất, phối hợp với mậudịch để quản lý tiền tệ và đấu tranh tiền tệ với địch
Sự ra đời của Ngân hàng Quốc gia VN (sau này được biết đến dưới tênNgân hàng Nhà nước VN) là một bước ngoặc lịch sử, là kết quả nối tiếp củaquá trình đấu tranh xây dựng hệ thống tiền tệ, tín dụng độc lập, tự chủ, đánhdấu bước phát triển mới, thay đổi về chất trong lĩnh vực tiền tệ, tín dụng ởnước ta Nó thể hiện vai trò quản lý, lãnh đạo của nhà nước trong lĩnh vực ngânhàng
2 Tóm tắt quá trình phát triển:
Lịch sử phát triển của hệ thống ngân hàng Việt Nam gắn liền với lịch sửphát triển của từng thời kỳ cách mạng, qua trình đấu tranh giành độc lập vàcông cuộc xây dựng Đất nước
Trước cách mạng tháng 8 năm 1945 Việt Nam là một nước nửa thuộcđịa nửa phong kiến dưới sự thống trị của thực dân Pháp Hệ thống tiền tệ, tíndụng ngân hàng được thiết lập và bảo hộ bởi thực dân Pháp thông qua Ngânhàng Đông Dương Ngân hàng Đông Dương vừa đóng vai trò là ngân hàngTrung ương trên toàn cõi Đông Dương (Việt Nam, Lào, Campuchia), vừa làngân hàng thương mại Ngân hàng này là công cụ phục vụ đắc lực chính sáchthuộc địa của chính phủ Pháp và làm giàu cho tư bản Pháp Vì thế, một trongnhững nhiệm vụ trọng tâm của công cuộc xây dựng đất nước sau Cách mạng
Trang 4Tháng 8 là từng bước xây dựng hệ thống tiền tệ và ngân hàng độc lập, tự chủ.Bước sang năm 1950, công cuộc kháng chiến chống Pháp đã có những bướctiến đáng kể, với những chiến thắng vang dội trên khắp các chiến trường vàvùng giải phóng được mở rộng Sự chuyển biến của cục diện cách mạng cũngđòi hỏi công tác kinh tế, tài chính phải được củng cố và phát triển theo yêu cầu,mục tiêu đề ra
Trên cơ sở chủ trương chính sách mới về tài chính - kinh tế mà Đại hộiĐảng lần thứ II (tháng 2/1951) đã đề ra, ngày 6 tháng 5 năm 1951, Chủ tịch HồChí Minh đã ký sắc lệnh số 15/SL thành lập Ngân hàng Quốc Gia Việt Nam -Ngân hàng của Nhà nước dân chủ nhân dân đầu tiên ở Đông Nam Á để thựchiện 5 nhiệm vụ cấp bách: Phát hành giấy bạc, quản lý Kho bạc, thực hiệnchính sách tín dụng để phát triển sản xuất, phối hợp với mậu dịch để quản lýtiền tệ và đấu tranh tiền tệ với địch
Ngân hàng Quốc gia Việt Nam ra đời là kết quả nối tiếp của quá trìnhđấu tranh xây dựng hệ thống tiền tệ, tín dụng độc lập, tự chủ, đánh dấu bướcphát triển mới, thay đổi về chất trong lĩnh vực tiền tệ, tín dụng ở nước ta TạiThông tư số 20/VP - TH ngày 21/1/1960 của Tổng giám đốc Ngân hàng Quốcgia ký thừa uỷ quyền Thủ Tướng chính phủ, Ngân hàng Quốc Gia Việt Namđược đổi tên thành Ngân hàng Nhà nước Việt Nam để phù hợp với hiến pháp
1946 của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà Những năm sau khi Miền Namgiải phóng 1975, việc tiếp quản Ngân hàng Quốc gia Việt Nam cộng hoà vàcác Ngân hàng tư bản tư nhân dưới chế độ Ngụy quyền Sài Gòn đã mở đầu choquá trình nhất thể hoá hoạt động ngân hàng toàn quốc theo cơ chế hoạt độngngân hàng theo nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung
Tháng 7 năm 1976, đất nước được thống nhất về mọi phương diện, Nhànước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam ra đời Theo đó, Ngân hàng Quốcgia ở miền Nam được hợp nhất vào NHNN Việt Nam, tạo thành hệ thống Ngânhàng Nhà nước duy nhất của cả nước Hệ thống tổ chức thống nhất của NHNNbao gồm: Ngân hàng Trung ương đặt trụ sở chính tại thủ đô Hà Nội, các Chinhánh Ngân hàng tại các tỉnh, thành phố và các chi điếm ngân hàng cơ sở tạicác huyện, quận trên phạm vi cả nước
Căn cứ vào những biến đổi quan trọng về tình hình và nhiệm vụ cáchmạng cũng như về chức năng, nhiệm vụ và tổ chức của Ngân hàng Nhà nướcViệt Nam, quá trình phát triển của hệ thống Ngân hàng Việt Nam có thể đượcchia làm 4 thời kỳ như sau:
a Thời kỳ 1951 - 1954: Trong thời kỳ này, Ngân hàng quốc gia Việt
Nam được thành lập và hoạt động độc lập tương đối trong hệ thống tài chính,thực hiện trọng trách đầu tiên theo chủ trương của Đảng và nhà nước là: Phát
Trang 5hành giấy bạc ngân hàng, thu hồi giấy bạc tài chính; Thực hiện quản lý Khobạc Nhà nước góp phần tăng thu, tiết kiệm chi, thống nhất quản lý thu chi ngânsách;Phát triển tín dụng ngân hàng phục vụ sản xuất, lưu thông hàng hoá, tăngcường lực lượng kinh tế quốc doanh và đấu tranh tiền tệ với địch.
b Thời kỳ 1955 - 1975: Đây là thời kỳ cả nước kháng chiến chống Mỹ,
miền Bắc xây dựng và chiến đấu, vừa ra sức chi viện cho cách mạng giảiphóng miền Nam; mọi hoạt động kinh tế xã hội phải chuyển hướng theo yêucầu mới Trong thời kỳ này, Ngân hàng Quốc gia đã thực hiện những nhiệm vụ
c Thời kỳ 1975 - 1985: Là giai đoạn 10 năm khôi phục kinh tế sau
chiến tranh giải phóng và thống nhất nước nhà, là thời kỳ xây dựng hệ thốngngân hàng mới của chính quyền cách mạng; tiến hành thiết lập hệ thống ngânhàng thống nhất trong cả nước và thanh lý hệ thống ngân hàng của chế độ cũ ởmiền Nam Theo đó, Ngân hàng Quốc gia Việt Nam của chính quyền Việt Namcộng hoà (ở miền Nam) đã được quốc hữu hoá và sáp nhập vào hệ thốngNHNNVN, cùng thực hiện nhiệm vụ thống nhất tiền tệ trong cả nước, pháthành các loại tiền mới của nước CHXHCN Việt Nam, thu hồi các loại tiền cũ ở
cả hai miền Nam - Bắc vào năm 1978 Đến cuối những năm 80, hệ thống Ngânhàng Nhà nước về cơ bản vẫn hoạt động như là một công cụ ngân sách, chưathực hiện các hoạt động kinh doanh tiền tệ theo nguyên tắc thị trường Sự thayđổi về chất trong hoạt động của hệ thống ngân hàng - chuyển dần sang hoạtđộng theo cơ chế thị trường chỉ được bắt đầu khởi xướng từ cuối những năm
80, và kéo dài cho tới ngày nay
d Thời kỳ 1986 đến nay: Từ năm 1986 đến nay đã diễn ra nhiều sự
kiện quan trọng, đánh dấu sự chuyển biến căn bản của hệ thống Ngân hàngViệt Nam thể hiện qua một số "cột mốc" có tính đột phá sau đây:
+ Từ năm 1986 đến năm 1990: Thực hiện tách dần chức năng quản lý
Nhà nước ra khỏi chức năng kinh doanh tiền tệ, tín dụng, chuyển hoạt độngngân hàng sang hạch toán, kinh doanh xã hội chủ nghĩa Cơ chế mới về hoạtđộng ngân hàng đã được hình thành và hoàn thiện dần - Tháng 5/1990, haipháp lệnh Ngân hàng ra đời (Pháp lệnh NHNNVN và Pháp lệnh Ngân hàng,hợp tác xã tín dụng và công ty tài chính ) đã chính thức chuyển cơ chế hoạt
Trang 6động của hệ thống Ngân hàng Việt Nam từ mô hình một cấp sang mô hình hoạtđộng theo hai cấp Trong đó lần đầu tiên đối tượng nhiệm vụ và mục tiêu hoạtđộng của mỗi cấp ngân hàng được luật phân biệt rạch ròi:
+ Ngân hàng Nhà nước thực thi nhiệm vụ Quản lý nhà nước về hoạtđộng kinh doanh tiền tệ, tín dụng, thanh toán, ngoại hối và ngân hàng; Thực thinhiệm vụ của một Ngân hàng Trung ương - là ngân hàng duy nhất được pháthành tiền; Là ngân hàng của các ngân hàng và là Ngân hàng của Nhà nước;NHTW là cơ quan tổ chức việc điều hành chính sách tiền tệ, lấy nhiệm vụ giữ
ổn định giá trị đồng tiền làm mục tiêu chủ yếu và chi phối căn bản các chínhsách điều hành cụ thể đối với hệ thống các ngân hàng cấp hai
+ Cấp Ngân hàng kinh doanh thuộc lĩnh vực lưu thông tiền tệ, tín dụng,thanh toán, ngoại hối và dịch vụ ngân hàng trong toàn nền kinh tế quốc dân docác Định chế tài chính Ngân hàng và phi ngân hàng thực hiện Cùng với quátrình đổi mới cơ chế vận hành trong hệ thống ngân hàng là quá trình ra đờihàng loạt các ngân hàng chuyên doanh cấp hai với các loại hình sở hữu khácnhau Gồm Ngân hàng thương mại quốc doanh, cổ phần, Ngân hàng liêndoanh, chi nhánh hoặc văn phòng đại diện của ngân hàng nước ngoài, Hợp tác
xã tín dụng, Qũy TDND, công ty tài chính Trong thời gian này, bốn ngânhàng thương mại quốc doanh lớn đã được thành lập gồm: 1) Ngân hàng Nôngnghiệp Việt Nam; 2) Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam; 3) Ngân hàngCông thương Việt Nam; 4) Ngân hàng ngoại thương Việt Nam
+ Từ năm 1991 đến nay: Thực hiện chủ trương đường lối chính sách
của Đảng trong thời kỳ công nghiệp hoá - hiện đại hoá, hệ thống ngân hàngViệt Nam không ngừng đổi mới và lớn mạnh, đảm bảo thực hiện được trọngtrách của mình trong sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế đất nước ở thiênniên kỷ mới Những dấu ấn dưới đây liên quan trực tiếp và thúc đẩy quá trìnhđổi mới mạnh mẽ hoạt động Ngân hàng:
Năm 1993: Bình thường hoá các mối quan hệ với các tổ chức tài chính
tiền tệ quốc tế (IMF, WB, ADB)
Năm 1995: Quốc hội thông qua nghị quyết bỏ thuế doanh thu đối với
hoạt động ngân hàng; thành lập ngân hàng phục vụ người nghèo
Năm 1997: Quốc hội khoá X thông qua Luật ngân hàng Nhà nước Việt
Nam và Luật các tổ chức tín dụng (ngày 2/12/1997) và có hiệu lực thi hành từ
1/10/1998; Thành lập Ngân hàng phát triển Đồng bằng Sông cửu long (Quyết
định số 769/TTg, ngày 18/9/1997)
Năm 1999: Thành lập Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (ngày 9/11/1999).
Trang 7Năm 2000: Cơ cấu lại tài chính và hoạt động của các NHTMNN và cơ
cấu lại tài chính và hoạt động của các NHTMCP
Năm 2002: Tự do hoá lãi suất cho vay VND của các tổ chức tín dụng
-Bước cuối cùng tự do hoá hoàn toàn lãi suất thị trường tín dụng ở cả đầu vào
và đầu ra
Năm 2003: Tiến hành cơ cấu lại theo chiều sâu hoạt động phù hợp với
chuẩn quốc tế đối với các Ngân hàng thương mại; Thành lập NHCSXH trên cơ
sở Ngân hàng phục vụ người nghèo để tiến tới tách bạch tín dụng chính sáchvới tín dụng thương mại theo cơ chế thị trường; Tiến hành sửa bước 1 LuậtNHNNVN
Năm 2008: Thực hiện cam kết khi gia nhập tổ chức Thương mại Thế
giới, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã chính thức cấp phép thành lập 05Ngân hàng 100% vốn nước ngoài, bao gồm: Ngân hàng ANZ Việt Nam, Ngânhàng Hong Leong Việt Nam, Ngân hàng Stardard Chartered Việt Nam, Ngânhàng HSBC Việt Nam, Ngân hàng Shinhan Việt Nam
3 Văn bản pháp luật điều chỉnh hoạt động của ngân hàng nhà nước Việt Nam
Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam số 06/1997/QHX ngày 12/12/1997
Luật số 10/2003/QH11 ngày 17/6/2003 sửa đổi bổ sung một số điều củaLuật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
Nghị định của Chính phủ số 16/2001/NĐ-CP ngày 02 tháng 5 năm 2001
về tổ chức và hoạt động của công ty cho thuê tài chính
Nghị định 65/2005/NĐ-CP ngày 19/5/2005 của Chính phủ về việc sửa
đổi, bổ sung một số số điều của Nghị định số 16/2001/NĐ-CP ngày02/5/2001của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của công ty cho thuê tàichính
Trang 8 Nghị định của Chính phủ số 79/2002/NĐ-CP ngày 04 tháng 10 năm
2002 về tổ chức và hoạt động của công ty tài chính
Nghị định của chính phủ số 48/2001/NĐ-CP ngày 13 tháng 8 năm 2001
về tổ chức và hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân
Nghị định của Chính phủ số 69/2005/NĐ-CP ngày 26 tháng 5 năm 2005
về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 48/2001/NĐ-CP ngày 13
tháng 8 năm 2001 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của quỹ tín dụng
nhân dân
Nghị định 22/2006/NĐ-CP của Chính phủ về tổ chức và hoạt động củachi nhánh ngân hàng nước ngoài, ngân hàng liên doanh, ngân hàng 100% vốnnước ngoài, văn phòng đại diện tổ chức tín dụng nước ngoài tại Việt Nam
Nghị định số 163/2006/NĐ-CP ngày 29 tháng 12 năm 2006 của Chínhphủ về giao dịch bảo đảm
Nghị định của Chính phủ số 64/2001/NĐ-CP ngày 20 tháng 9 năm 2001
về hoạt động thanh toán qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán
Nghị định số 161/2006/NĐ-CP ngày 28/12/2006 do Chính phủ ban hành
quy định về hạn mức thanh toán bằng tiền mặt
Nghị định số 202/2004/NĐ-CP ngày 10/12/2004 của Chính phủ về xử
phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng
Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31 tháng 12 năm 2001 củaThống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc ban hành Quy chế cho vay của tổchức tín dụng đối với khách hàng
Quyết định 127/2005/QĐ-NHNN sửa đổi Quy chế cho vay của tổ chứctín dụng đối với khách hàng ban hành theo Quyết định 1627/2001/QĐ-NHNN
do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành
Thông tư liên tịch 03/2001/TTLT/NHNN-BTP-BCA-BTC-TCĐC củaNgân hàng Nhà nước, Bộ Tư pháp, Bộ Công an, Bộ Tài chính và Tổng cục Địachính về việc hướng dẫn việc xử lý tài sản bảo đảm tiền vay để thu hồi nợ chocác tổ chức tín dụng
Quyết định 30/2006/QĐ-NHNN của Ngân hàng Nhà nước về việc banhành Quy chế cung ứng và sử dụng séc
Quyết định số 371/1999/QĐ-NHNN1 ngày 19/10/1999 của Ngân hàng
Nhà nước Việt Nam về việc ban hành Quy chế phát hành, sử dụng và thanhtoán thẻ Ngân hàng
Trang 9CHƯƠNG II: VỊ TRÍ PHÁP LÝ, TƯ CÁCH PHÁP NHÂN, CHỨC
NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA NHNNVN.
1) Vị trí pháp lý của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam:
Như đã đề cập ở phần trên về quá trình hình thành Ngân hàng nhà nướcViệt Nam (Ngân hàng Trung Ương) Tuy nhiên, không phải NHNN ở bất kìquốc gia nào trên thế giới đều có mô hình hoạt động, tổ chức cũng như địa vịpháp lí như nhau trong Bộ máy Nhà nước Ở mỗi quốc gia, tùy thuộc vàonguồn gốc hình thành, chế độ chính trị mà ngân hàng trung ương được tổ chức
và hoạt động theo những mô hình riêng biệt Nếu căn cứ vào tính độc lập với
Bộ máy nhà nước thì chúng ta có thể chia làm hai loại:
Ngân hàng Trung Ương độc lập với chính phủ: là Ngân hàng TrungƯơng không nằm trong cơ cấu bộ máy nhà nước, không chịu sự lãnh đạo, điềuhành của chính phủ Ở đây Ngân hàng tồn tại dưới hình thức cổ phần, nhiều cánhân hay tổ chức là cổ đông của nó Mô hình này được áp dụng nhiều ở cácquốc gia như Hoa Kỳ, Hungari, nhiều nước ở châu Âu,…
Ngân hàng Trung Ương thuộc chính phủ: là Ngân hàng Trung Ươngnằm trong cơ cấu bộ máy chính phủ, chịu sự lãnh đạo, điều hành của chínhphủ Mô hình ngân hàng này đã và đang được áp dụng ở các quốc gia nhưTrung Quốc, Malaysia và Việt Nam,…
Hiện nay, vị trí pháp lý của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNNVN) đãđược quy định rõ trong Luật NHNN 2010, tại khoản 2 điều 2 có nêu rõ “Ngânhàng Nhà nước Việt Nam (sau đây gọi là Ngân hàng Nhà nước) là cơ quanngang bộ của Chính phủ, là Ngân hàng trung ương của nước Cộng hoà xã hộichủ nghĩa Việt Nam.” Như vậy, luật đã xác định cụ thể vị trí pháp lý củaNHNNVN là một trong 4 cơ quan ngang Bộ, trực thuộc chính phủ và chịu sựquản lí của chính phủ Tuy nhiên, khi mới thành lập cho đến thời điểm trướckhi luật NHNN 2010 ra đời, vị trí pháp lý của nó không được xác định rõ làmột “cơ quan ngang Bộ”, mà chỉ được hiểu ngầm theo ý của nhà làm luật
Tháng 9/1945 nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời nhưng mãi đếnnăm 1951 thì Ngân hàng đầu tiên của nước ta mới được thành lập theo sắc lệnh15/SL của Chủ tịch Hồ Chí Minh Sắc lệnh này không trực tiếp quy định vị trípháp lý của Ngân hàng quốc gia nhưng có đề cập đến việc Tổng giám đốc làngười lãnh đạo ngân hàng quốc gia có danh vị ngang với Bộ trưởng, qua đó ta
có thể hiểu Ngân hàng quốc gia được xem như là một cơ quan ngang với Bộ.lúc này, sắc lệnh 16/SL bổ nhiệm ông Nguyễn Lương Bằng và ông Lê ViếtLượng làm Tổng giám đốc và phó tổng giám đốc ngân hàng quốc gia ViệtNam
Trang 10Những quy định về vị trí pháp lí của Ngân hàng quốc gia Việt Nam (nay
là ngân hàng nhà nước Việt Nam) trong sắc lệnh 15 là không cụ thể, rõ ràng.Chính vì vậy, trong quá trình xây dựng và hoàn thiện pháp luật, vị trí pháp lícủa ngân hàng nhà nước ngày càng được xác định cụ thể Trải qua một thờigian hoạt động, ngân hàng quốc gia Việt Nam đã có những vai trò nhất địnhtrong việc quản lí tiền tệ, việc cân đối thu chi trong hoàn cảnh đất nước còngặp nhiều khó khăn Nhằm đấp ứng việc thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất(1961-1965), ngày 26/10/1961 Hội đồng chính phủ đã ban hành Nghị định 171/
CP quy định về tổ chức và hoạt động ngân hàng, đổi tên ngân hàng quốc giathành ngân hàng nhà nước Việt Nam So với sắc lệnh 15 thì ở Nghị định này vịtrí pháp lí của NHNNVN được quy đinh rõ ràng hơn “Ngân hàng Nhà nước là
cơ quan của Hội đồng chính phủ.” Lúc này, vị trí pháp lí của NHNN đã đượcxác định là thuộc chính phủ, chịu sự quản lí của chính phủ Hơn nữa, Nghị địnhnày cũng quy định chức năng, nhiệm vụ của NHNN là quản lí các xí nghiệpquốc doanh, phục vụ cho hoạt động của mậu dịch quốc doanh Như vậy, nó cóthẩm quyền quản lí nhà nước đối với hoạt động của các tổ chức kinh tế, các xínghiệp
Tiếp theo đó, Nghị định số 63/NĐ-CP ngày 16/6/1977 đã quy định cơcấu tổ chức và bộ máy của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam NHNNVN lúc nàyđược quy định là cơ quan ngang bộ thuộc Hội đồng chính phủ Nó có tráchnhiệm thống nhất quản lí công tác phát hành tiền, quản lí tiền mặt và điều hòalưu thông tiền tệ, quản lí tín dụng, thanh toán trong ngoài nước, quản lý ngoại
hố, quỹ Ngân sách Nhà nước Thời kì này, NHNNVN với vị trí pháp lí vừa là
cơ quan của Chính phủ, vừa có tư cách Ngân hàng Trung Ương vừa là Ngânhàng trung gian
Ngày 09/10/1987 Chính phủ ra quyết định số 172 quy định chức năngnhiệm vụ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Theo đó, NHNNVN là cơ quantrong bộ máy quản lí Nhà nước, là một tổ chức hạch toán kinh tế chuyênngành, thực hiện hoạt động kinh doanh trên các lĩnh vực tiền tệ, tín dụng, là hệthống Ngân hàng cấp một
Ngày 26/3/1988 Hội đồng Bộ trưởng đã ban hành Nghị định số53/HĐBT về tổ chức bộ máy Ngân hàng Nhà nước VN và chuyển sang hệthống Ngân hàng hai cấp: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thực hiện chức năngquản lí Nhà nước về tiền tệ và đóng vai trò Ngân hàng của các Ngân hàng
Ngày 23/5/1990 Pháp lệnh Ngân hàng Nhà nước và pháp lệnh Ngânhàng, Hợp tác xã tín dụng, Công ty tài chính được ban hành Trong đó xác định
Trang 11rõ Ngân hàng Nhà nước VN là cơ quan của Hội đồng Bộ trưởng và là cơ quanduy nhất phát hành tiền Ngân hàng Nhà nước thực hiện chức năng quản lí Nhànước và là Ngân hàng trung ương của các Ngân hàng.
Ngày 12/12/1997 luật Ngân hàng Nhà nước và luật các Tổ chức tín dụng
ra đời Khẳng định địa vị pháp lý của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam “là cơquan của chính phủ và là Ngân hàng trung ương của nước cộng hòa XHCNViệt Nam” (khoản 1, điều 1 luật NHNNVN 1997, sửa đổi bổ sung 2003) Tuynhiên, mới đây quốc hội đẫ ban hành luật NHNN 2010 nhằm sửa đổi và bổsung một số điều của luật NHNNVN 2003 Theo đó, tại khoản 1 điều 2, luậtNHNNVN 2010 quy định “Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (sau đây gọi làNgân hàng Nhà nước) là cơ quan ngang bộ của Chính phủ, là Ngân hàng trungương của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam” Như vậy nếu như ở luậtNHNNVN 2003 chỉ quy định NHNN là “cơ quan của chính phủ”, nằm trongchính phủ, chịu sự quản lí của chính phủ nhưng lại không xác định rõ vị trípháp lí của nó Nó có thể được hiểu là một cơ quan trực thuộc một Bộ nào đó,dưới quyền của Bộ đó (Ví dụ Bộ tài chính chẳng hạn) Do đó quyền hạn, chứcnăng của NHNN vì thế cũng bị hạn chế Chính vì vậy mà mới đây, quốc hội đãthông qua dự thảo sửa đổi luật NHNNVN 2003, ban hành Luật NHNN 2010(có hiệu lực từ 1/1/2011).Về địa vị pháp lý của NHNNVN vẫn giữ nguyên nhưthể hiện trong Luật NHNNVN 1997 (sửa đổi bổ sung 2003), tức là nó vẫn là cơquan thuộc chính phủ, để phù hợp với thể chế chính trị và hiến pháp 1992 củanước cộng hòa XHCNVN Tuy nhiên, cách thiết kế trong Luật NHNN 2010 đãthể hiện rõ hơn vị trí của Ngân hàng Nhà nước là cơ quan ngang bộ của Chínhphủ Đồng thời xác định rõ chức năng, nhiệm cụ của Ngân hàng Nhà nước với
tư cách là Ngân hàng trung ương của nước cộng hòa XHCNVN, thực hiện cácchức năng quản lí Nhà nước trên lĩnh vực tiền tệ và hoạt động Ngân hàng (điều
2, luật NHNNVN 2010) Qua đó, khẳng định mối quan hệ chặt chẽ giữa haichức năng quan trọng của một Ngân hàng Trung ương: Thực thi chính sáchtiền tệ và giám sát an toàn hoạt động của hệ thống các tổ chức tín dụng (điều
3, luật NHNNVN 2010) Việc thay đổi trên nhằm xây dựng Ngân hàng Nhànước trở thành Ngân hàng trung ương hiện đại, có tính tự chủ và tính độc lậpcao Đây là định hướng lớn của Đảng và Nhà nước, nhằm đáp ứng yêu cầu hộinhập và phù hợp với nền kinh tế thị trường định hướng XHCN Tuy nhiên, đây
là một việc lớn cần có bước đi thích hợp và đòi hỏi phải có một quá trình chuẩn
bị các điều kiện cần thiết cho hoạt động của một ngân hàng trung ương hiệnđại.Việc hội nhập ngày càng sâu vào nền kinh tế của thế giới đòi hỏi Việt Namphải tận dụng mọi nguồn lực, đồng thời cần nâng cao năng lực quản lí của các
cơ quan Nhà nước nới chung và hoạt động Ngân hàng nói riêng Cần tăngcường tính chủ động và trách nhiệm của NHNN trong việc hoạch định và thựcthi chính sách tiền tệ quốc gia vừa bảo đảm sự linh hoạt trong điều hành chính
Trang 12sách tiền tệ quốc gia, vừa đảm bảo tính đồng bộ trong hệ thống chính sách kinh
tế, tài chính cảu quốc gia Không thể quá phụ thuộc vào quốc hội hay chínhphủ Vì vậy, quy định vị trí pháp lí của Ngân hàng Nhà nước là cơ quan ngang
Bộ thuộc Chính phủ thực hiện chức năng ngân hàng trung ương là phù hợp vớithể chế chính trị, kinh tế-xã hội của Việt Nam hiện nay và mức độ hội nhập củanền kinh tế cũng như nguồn nhân lực của NHNN
Thứ nhất, Ngân hàng Nhà nước do Nhà nước thành lập theo sắc lệnh 15/
SL Như vậy xét về đặc trưng này thì Ngân hàng Nhà nước VN được thành lậphợp pháp
Thứ hai, NHNN có cơ cấu tổ chức chặt chẽ Từ khi thành lập đến nay,
cơ cấu tổ chức của NHNN có sự thay đổi qua các thời kì:
Giai đoạn từ 1951-1987: hệ thống ngân hàng được tổ chức theo
mô hình một cấp Theo đó, NHNN là hệ thống tổ chức thống nhất, toàn ngành,
là một pháp nhân duy nhất
Giai đoạn thí điểm cải cách hệ thống ngân hàng (1987-1990): Nhànước cải cách hệ thống ngân hàng từ một cấp chuyển sang hệ thống ngân hànghai cấp
Giai đoạn sau 1990: Hệ thống ngân hàng hai cấp, NH được tổchức thành hệ thống tập trung, thống nhất có cơ cấu chặt chẽ
Thứ ba, NHNN có vốn pháp định thuộc sở hưu nhà nước, được nhà nướcgiao vốn, tài sản để hoạt động Theo quy định tại điều 42 Luật NHNNVN 2010quy định “Vốn pháp định của Ngân hàng Nhà nước do ngân sách nhà nướccấp Mức vốn pháp định của Ngân hàng Nhà nước do Thủ tướng Chính phủquyết định.” Ngoài vốn pháp định, NHNN còn được giao các loại tài sản khác
và được lập quỹ từ chênh lệch thu chi nhằm thực hiện chính sách tiền tệ quốcgia
Thứ tư, NHNN nhân danh chính mình tham gia vào các quan hệ phápluật
ÄChính vì hội tụ đầy đủ 4 đặc trưng được quy đinh tại điể 94 Bộ luật dân sựnên ta có thể khẳng định: NHNNVN có tư cách pháp nhân
3) Chức năng của Ngân hàng nhà nước Việt Nam
Theo khoản 2 điều 1 Luật NHNN 2003:
Trang 13“Ngân hàng Nhà nước thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tiền tệ và hoạtđộng ngân hàng; là ngân hàng phát hành tiền, ngân hàng của các tổ chức tíndụng và ngân hàng làm dịch vụ tiền tệ cho Chính phủ.”
Theo khoản 3 điều 2 Luật NHNN 2010:
“Ngân hàng Nhà nước thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tiền tệ, hoạtđộng ngân hàng và ngoại hối (sau đây gọi là tiền tệ và ngân hàng); thực hiệnchức năng của Ngân hàng trung ương về phát hành tiền, ngân hàng của các tổchức tín dụng và cung ứng dịch vụ tiền tệ cho Chính phủ.”
Nhìn chung các qui định của luật NHNNVN 2003 và luật NHNNVN 2010đều đã xác định rõ các chức năng của Ngân hàng Nhà nước với tư cách là Ngânhàng Trung ương của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, cũng nhưthực hiện các chức năng về quản lý nhà nước trong lĩnh vực tiền tệ và hoạtđộng ngân hàng Qua đó khẳng định mối quan hệ chặt chẽ giữa hai chức năngquan trọng của một Ngân hàng Trung ương Cụ thể là:
Chức năng quản lý nhà nước trong lĩnh vực ngân hàng và điều tiết vĩ mônền kinh tế:
Tham gia xây dựng chiến lược và kế hoạch phát triển kinh tê – xã hộicủa nhà nước: Bộ kế hoạch và đầu tư phối hợp với các Bộ khác cùng vớiNHNN trình CP dự án kế hoạch phát triển kinh tế xã hội cả nước
Xây dựng dự án chính sách tiền tệ quốc gia để Chính phủ
Xây dựng các dự án luật, pháp luật và các dự án khá về tiền tệ và hoạtđộng ngân hàng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật về tiền tệ và hoạt độngngân hàng
Cấp thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động của các tổ chức tín dụngtrừ trường hợp do Thủ tướng chính phủ quyết quyết định; cấp, thu hồi giấyphép hoạt động ngân hàng của tổ chức khác; quyết định giải thể, chấp thuận,chia, tách, hợp nhất của các tổ chức tín dụng
Kiểm tra, thanh tra hoạt động ngân hàng, kiểm soát tín dụng xử lý các viphạm pháp luật trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng theo thẩm quyền
Quản lý việc vay, trả nợ nước ngoài của các doanh nghiệp theo quy địnhcủa Chính phủ
Ngân hàng nhà nước về thanh toán quốc tế, hoạt động đối ngoại…
Chức năng ngân hàng trung ương:
Phát hành tiền và cung cấp vốn cho nền kinh tế, cho các tổ chức tín dụng
Trang 14 Hỗ trợ thông tin về hoạt động ngân hàng để đảm bảo an toàn cho hệthống.NHNN thường xuyên có những thông tin về hoạt động để phát hiện kịpthời và đưa ra những chính sách phù hợp
Thực hiện điều chuyển tiền trong tài khoản của các tổ chức tín dụng đểđiều hòa lưu thông tiền tệ
Tuy nhiên các chức năng nhiệm vụ của ngân hàng NN hiện nay được quiđịnh theo hướng quá coi trọng chức năng quản lý nhà nước về ngân hàng trongkhi đó chức năng ngân hàng trung ương không được quan tâm thỏa đáng Ví dụnhư: tại khoản 2 điều 10 Luật NHNN 2003 quy định: “Tổ chức, nhiệm vụ,quyền hạn của bộ máy điều hành của ngân hàng nhà nước do chính phủ quyđịnh.” Tại khoản 1 điều 11 Luật NHNN 2003 quy định: “Thống đốc ngân hàngNhà nước là thành viên chính phủ, chịu trách nhiệm lãnh đạo và điều hànhngân hàng nhà nước.”
Trên thế giới, pháp luật về ngân hàng trung ương của các nước rất ít khi đềcập đến chức năng quản lý nhà nước về ngân hàng của cơ quan phát hành tiềnquốc gia mà chủ yếu đề cập đến hoạt động này dưới danh nghĩa là chức nănggiám sát về kiểm soát an toàn của hệ thống ngân hàng.Vì vậy chúng em chorằng chức năng NHTW cần được quan tâm và chú trọng hơn nữa trên cơ sởphân tích nêu trên
4) Nhiệm vụ và quyền hạn:
a Thứ nhất theo điểm c khoản 2 điều 5 Luật NHNN 2003 và khoản 1 điều
4 luật NHNN 2010 thì NHNN có nhiệm vụ đầu tiên là Điều hành chính sáchtiền tệ được thể hiện trên 3 khía cạnh sau:
ổn định của hệ thống các tổ chức tín dụng cũng như của cả nền kinh tế Do vậy,Luật NHNN 2003 và đặc biệt là luật NHNN 2010 đã có nhiều quy định để
Trang 15nâng cao nhiệm vụ trách nhiệm của Ngân hàng Nhà nước về các yêu cầu bảođảm an toàn trong hoạt động ngân hàng và hệ thống các tổ chức tín dụng
Như vậy so với các qui định trong luật NHNN 2003 thì luật NHNN 2010
đã xác định rõ được thẩm quyền của Ngân hàng Nhà nước trong việc giám sát
an toàn hoạt động của các tổ chức tín dụng thông qua hai hoạt động giám sát vàthanh tra, cùng với việc thành lập Cơ quan Thanh tra, giám sát Ngân hàngthuộc Ngân hàng Nhà nước để đảm bảo sự quản lý chặt chẽ hơn đối với hệthống tổ chức tín dụng
Bảo đảm sự an toàn của hệ thống thanh toán
b Thứ hai, theo điểm a khoản 1 điều 5 luật NHNN 2003 và theo khoản 2
điều 4 Luật NHNN 2010 đều qui định NHNN có nhiệm vụ tham gia xây dựngchiến lược phát triển kinh tế xã hội và của ngành ngân hàng
c Thứ ba theo điểm c khoản 1 điều 5 Luật NHNN 2003 và theo khoản 4
điều 4 Luật NHNN 2010 qui định NHNN có nhiệm vụ ban hành hoặc trình cơquan có thẩm quyền ban hành văn bản qui phạm pháp luật
d Thứ tư theo khoản 5 điều 4 luật NHNN 2010 qui định NHNN có nhiệm
vụ xây dưng chỉ tiêu lạm phát hằng năm trình Chính phủ và để Chính phủtrình quốc hội Như vậy, Quốc hội sẽ quyết định chỉ tiêu lạm phát hàng năm vàgiám sát việc thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia của NHNN Đây là qui địnhkhá cụ thể so với điểm b khoản 1 điều 5 Luật NHNN 2003 qui định NHNN cónhiệm vụ “Xây dựng dự án chính sách tiền tệ quốc gia để Chính phủ xem xéttrình Quốc hội quyết định và tổ chức thực hiện chính sách này; xây dựng chiếnlược phát triển hệ thống ngân hàng và các tổ chức tín dụng Việt Nam”
e Thứ năm theo điểm a khoản 2 điều 5 Luật NHNN 2003 và theo khoản 7,
8 điều 4 Luật NHNN 2010 thì NHNN sẽ tổ chức và điều hành phát triển tiền tệ,thực hiện công tác thống kê , dự báo, in đúc bảo quản vận chuyển tiền; pháthành , thu hồi, thay thế tiêu hủy tiền
f Thứ sáu theo khoản 9 điều 4 Luật NHNN 2010 đã qui định cụ thể hơn về
việc Cấp sửa đổi bổ sung giấy phép hoạt động của các tổ chức tín dụng so vớiLuật NHNN 2003 ( theo điểm d khoản 1 điều 5).Cụ thể là :
“Cấp, sửa đổi, bổ sung, thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động của tổ chứctín dụng, giấy phép thành lập chi nhánh ngân hàng nước ngoài, giấy phép thànhlập văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoàikhác có hoạt động ngân hàng; cấp, thu hồi giấy phép hoạt động cung ứng dịch
vụ trung gian thanh toán cho các tổ chức không phải là ngân hàng; cấp, thu hồigiấy phép hoạt động cung ứng dịch vụ thông tin tín dụng cho các tổ chức; chấp
Trang 16thuận việc mua, bán, chia, tách, hợp nhất, sáp nhập và giải thể tổ chức tín dụngtheo quy định của pháp luật”
g Thứ bảy theo khoản 10 điều 4 Luật NHNN 2010 qui định NHNN thực
hiện đại diện chủ sở hữu nhà nước trong các tổ chức tín dụng Đây là qui địnhmới so với luật NHNN 2003
h Thứ tám điểm đ khoản 2 điều 5 luật NHNN 2003 và khoản 17 điều 4
luật NHNN 2010 qui định NHNN có nhiệm vụ kiểm tra, thanh tra và xử phạthành chính trong lĩnh vực tiền tệ ngân hàng, thực hiện quản lí nhà nước vềngoại hối, quản lý việc cho vay và thu hồi nợ nước ngoài
Chính sách ngoại hối là một bộ phận quan trọng của chính sách tiền tệ, vìvậy NHNN được giao nhiệm vụ quản lý ngoại hối và việc tổ chức kiểm trathực hiện NHNN ban hành các văn bản hướng dẫn về quản lý ngoại hối, tổchức thực hiện và kiểm tra NHNN có thể can thiệp vào thị trường ngoại hốitrong nước qua các nghiệp vụ mua bán, kinh doanh ngoại hối nhằm ổn định tỉgía hối đoái của đồng Việt Nam
Tuy nhiên so với luật NHNN 2003 thì Luật NHNN 2010 có qui định mới vềnhiệm vụ quản lý dự trữ ngoại hối ( theo khoản 18 điều 4 ) Chúng ta biết rằngviệc sử dụng dự trữ ngoại hối vào mục đích chi tiêu thuộc phạm vi ngân sáchcần thiết phải do Quốc hội quyết định, để bảo đảm đúng chức năng, nguyên tắcquản lý ngân sách nhà nước của Quốc hội Tuy nhiên, do điều kiện hiện nayQuốc hội chưa họp được thường xuyên, chỉ họp hai kỳ trong một năm, đề nghịQuốc hội ủy quyền cho Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định vấn đề này để
xử lý một cách kịp thời các yêu cầu sử dụng Dự trữ ngoại hối nhà nước cho cácnhu cầu đột xuất, cấp bách Kể từ khi hình thành vào năm 1991 đến nay, dự trữngoại hối nhà nước của Việt Nam được Chính phủ giao Ngân hàng Nhà nướcquản lý luôn đóng vai trò rất quan trọng trong việc bảo đảm nguồn lực để thựcthi chính sách tiền tệ quốc gia, chính sách tỷ giá, đảm bảo khả năng thanh toánquốc tế và đáp ứng nhu cầu ngoại hối đột xuất cấp bách của Nhà nước
Dự trữ ngoại hối là một hạng mục tài sản có trong Bảng cân đối của Ngânhàng Nhà nước Việt Nam và được coi là một tài sản bảo đảm cho giá trị tiềntrong lưu thông Quỹ Dự trữ ngoại hối Nhà nước được sử dụng cho nhiều mụcđích khác nhau, trong đó chủ yếu là để can thiệp thị trường ngoại hối nhằm ổnđịnh giá trị đồng tiền thông qua nghiệp vụ mua bán ngoại tệ với các tổ chức tíndụng Quỹ Dự trữ ngoại hối Nhà nước được quản lý dưới nhiều hình thức nhưtiền gửi, đầu tư vào trái phiếu Chính phủ các nước G7…để đáp ứng nhu cầuthanh toán bằng ngoại tệ của nền kinh tế, vừa để sinh lời, đảm bảo giá trị củaQuỹ
Trang 17Việc quy định Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quản lý quỹ Dự trữ ngoại hốiNhà nước theo quy định của Chính phủ là phù hợp với pháp luật hiện hành vềquản lý ngoại hối Trong trường hợp việc sử dụng Dự trữ ngoại hối làm thayđổi dự toán Ngân sách nhà nước thì thực hiện theo quy định của Luật Ngânsách
i Thứ chín Quản lí hệ thống thông tin tín dụng và nhiều nhiệm vụ quyền
hạn khác theo qui định
j Ngoài ra so với luật NHNN 2003 thì luật NHNN 2010 có những qui định
mới như sau:
Theo khoản 12 điều 4 luật NHNN 2010 có qui định “ Quyết định áp dụngbiện pháp xử lý đặc biệt đối với tổ chức tín dụng vi phạm nghiêm trọng cácquy định của pháp luật về tiền tệ và ngân hàng, gặp khó khăn về tài chính, cónguy cơ gây mất an toàn cho hệ thống ngân hàng, gồm mua cổ phần của tổchức tín dụng; đình chỉ, tạm đình chỉ, miễn nhiệm chức vụ người quản lý,người điều hành của tổ chức tín dụng; quyết định sáp nhập, hợp nhất, giải thể
tổ chức tín dụng; đặt tổ chức tín dụng vào tình trạng kiểm soát đặc biệt; thựchiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình theo quy định của pháp luật về phá sản đốivới tổ chức tín dụng”
Hoặc khoản 13 qui định NHNN có nhiệm vụ “Chủ trì, phối hợp với các
cơ quan hữu quan xây dựng chính sách, kế hoạch và tổ chức thực hiện phòng,chống rửa tiền”
Hoặc khoản 14 qui định NHNN “Thực hiện quản lý nhà nước về bảohiểm tiền gửi theo quy định của pháp luật về bảo hiểm tiền gửi”
Hoặc khoản 25 qui định NHNN có nhiệm vụ “Tham gia với Bộ Tài chính
về việc phát hành trái phiếu Chính phủ, trái phiếu do Chính phủ bảo lãnh”
Trang 18Mặt khác việc qui định chung chung như Luật NHNN 2010 cũng sẽ khôngphân định được một cách rõ tràng về nhiệm vụ quyền hạn của NHNN tươngứng với từng chức năng cụ thể.
Ngoài ra chúng ta cần hoàn thiện hệ thống pháp luật theo hướng quy định rõhơn nữa trách nhiệm giải trình, báo cáo của Ngân hàng Nhà nước trước Quốchội, Chính phủ và công chúng Đây là nội dung quan trọng trong hoạt động củaNgân hàng Trung ương nhằm minh bạch hóa, công khai hóa các quyết địnhtrong điều hành của mình không những với cơ quan cấp trên mà còn với côngchúng, thị trường