Để có những hành động kịp thời trước sự biến động của nền kinh tế, Nhà nước cần chủ động các hoạt động thanh tra, giám sát nhằm góp phần bảo đảm sự phát triển an toàn, lành mạnh của hệ thống các tổ chức tín dụng và hệ thống tài chính; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền và khách hàng của tổ chức tín dụng… Đó là những mục đích của thanh tra, giám sát ngân hàng qui định tại điều 50 luat NHNN năm 2010.
Tạo điều kiện trong hoạt động thanh tra đáp ứng được những yêu cầu đề ra thì khi tiến hành phải tuân theo các nguyên tắc tại điều 51 luật NHNN năm 2010 để việc thực hiện quá trình thanh tra mang lại hiệu quả thiết thực. Trình tự, thủ tục thanh tra giám sát ngân hàng do Thống đốc ngân hàng nhà nước qui định. Sự phối hợp giữa NHNN và các bộ, ngành liên quan trong hoat động thanh tra giúp quá trình thực hiện chức năng quản lý nhà nước được thể hiện rõ ràng, tạo sự chặt chẽ trong tiến trình thực hiện rà soát các hoạt động thanh tra.
Để thực hiện quyền quản lý nhà nước của NHNN đối với lĩnh vực tiền tệ -ngân hàng, các cơ quan thanh tra qui định tại điều 49 luật NHNN năm 2010 ra quyết định thanh tra khi có các căn cứ qui định tại điều 54 đó là :
• Chương trình, kế hoạch thanh tra. • Yêu cầu của Thống đốc NHNN.
• Khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật.
• Khi có dấu hiệu rủi ro đe dọa sự an toàn hoạt động của tồ chức tín dụng. Với những căn cứ này các cơ quan thanh tra, giám sát kịp thời có thể đưa ra những khuyến nghị để các đối tượng bị thanh tra, giám sát điều chình phù hợp tình hoạt động. Bên canh đó, khi phát hiện vi phạm hoặc nhận thấy các rủi ro, NHNN có thể đưa ra các biện pháp xử lý đối với đối tượng thanh tra để hạn chế mức độ rủi ro có thể xảy ra.
Tóm lại, hoạt động thanh tra, giám sát của NHNN đã góp phần giảm đi tác hại của những rủi ro đối với hoạt động ngân hàng, giúp các cơ quan nhà nước nắm bắt kịp tình hình của thị trường tiền tệ, để điều hành chính sách tiền tệ quốc gia hiệu quả hơn.
CHƯƠNG IV: ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG CỦA NHNNVN TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY. GIAI ĐOẠN HIỆN NAY.