Thực trạng hoạt động của NHNN:

Một phần của tài liệu Địa vị pháp lý của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam theo Luật ngân hàng nhà nước Việt Nam 2010 (Trang 26)

Những ngày gần đây, câu chuyện được bàn tán nhiều nhất trên các mặt báo có lẽ chính là những bất ổn thể hiện rõ trong chính sách vĩ mô của các nền kinh tế. Bước qua thời kì tồi tệ nhất của khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế, các nền kinh tế lớn đang tập trung vào việc tái cơ cấu lại nội bộ nền kinh tế một cách mạnh mẽ. Đó là sự lựa chọn tất yếu sau sự đe dọa sụp đổ hàng loạt các định chế tài chính lớn trên thế giới, khởi nguồn từ các yếu kém trong bên trong, non nớt chưa đủ sức thích nghi với sức mạnh của xu thế toàn cầu hóa. Động thái của các ngân hàng trung ương lớn cố gắng hạ giá đồng tiền để kích thích tăng trưởng đang dấy lên nguy cơ cho một cuộc “chiến tranh tiền tệ” mà hậu quả có lẽ khó lường trước được. Thị trường hoảng loạn tìm nơi lưu giữ giá trị trước sự mất giá của các đồng tiền lớn. Giá vàng nhảy múa, lạm phát tăng, thất nghiệp đe dọa. Bức tranh kinh tế toàn cầu vẫn còn chưa tươi sáng. Những bất ổn toàn cầu như làm khó thêm nền kinh tế non nớt của nước ta. Vấn đề thâm hụt ngân sách tăng cao hơn kiểm soát là hậu quả của các gói kích cầu, tăng chi

tiêu và đầu tư công của năm 2009. Các định chế tài chính lớn đã lên tiếng cảnh báo Việt Nam, niềm tin dần mất đi đối với tiền Đồng. Trong khi USD đang mất giá trên thế giới thì tại Việt Nam, sức cầu ở thị trường tự do đẩy tỉ giá lên cao ngất ngưởng. NHNN vừa mới quyết định bán Đôla ra thị trường nhằm bình ổn giá nhưng có vẻ như hạt muối bỏ biển. Dự trữ ngoại hối của Viện Nam xuống thấp trong thời điểm gần cuối năm là lúc cần nhập các mặt hàng phục vụ nhu cầu mua sắm mang tính chu kỳ. Người dân lo sợ lạm phát ra sức tích trữ vàng và Đôla, một lượng lớn vàng và Đôla theo đó thoát khỏi sự lưu thông làm tăng sức ép lên thị trường ngày một méo mó thêm. Các dòng tài chính trong nước như đang chững lại do hoạt động không hiệu quả, nền kinh tế tưởng như rất mong manh. Chính phủ nước ta đang cố gắng mọi mặt, phải giữa ổn định giá cả thị trường, lãi suất, kiềm chế lạm phát nhưng cố không để nền kinh tế trở lại suy thoái. Có ổn định thì mới có tiết kiệm, có đầu tư và có tăng trưởng. Có vẻ mọi việc đang dần trở nên phức tạp hơn và chưa thấy được lối ra rõ ràng. Có lẽ cuối cùng, khi chuyện xấu nhất xảy ra, dân nghèo sẽ là những người chịu đựng những mất mát lớn nhất từ chính sự lạm phát, cán cân công bằng mà luật pháp cố duy trì trong xã hội sẽ càng nghiêng hơn nữa.

Có nhiều ý kiến của các chuyên gia cho rằng, những khó khăn hiện tại của nước ta là xuất phát từ chính sự yếu kém về mặt quản lý. Nó tiềm ẩn ngay từ những năm kinh tế tăng trưởng nóng 2006-2007, khi đó chính phủ ra sức theo đuổi mục tiêu phát triển kinh tế nhanh mà quên mất đi sự chú trọng vào phát triển bền vững. Những chính sách vĩ mô, chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ do chính phủ thực hiện một cách quá lỏng lẻo đã gây nên sự tăng trưởng nóng đó. Về mặt lý luận, tăng trưởng và duy trì ổn định phải ở một mức độ vừa phải và không một lúc có thể đạt được cả hai một cách tuyệt đối. Lấy ví dụ ở nước Mỹ, Tổng thống là người trực tiếp thực hiện các biện pháp để đạt được mục tiêu tăng trưởng kinh tế. Khi tổng thống tạo được tăng trưởng cao nhưng có thể dẫn tới lạm phát, cục dự trữ liên bang Mỹ sẽ quyết định tăng lãi suất để hạn chế kinh doanh, giúp tránh lạm phát đồng thời làm tăng trưởng chậm lại. Đó chính là sự đánh đổi giữa tăng trưởng và ổn định bằng cách phân chia trách nhiệm kiểm soát cho hai cơ quan độc lập với nhau và kìm hãm lẫn nhau.

Quay trở lại Việt Nam, có ý kiến cho rằng chính vì Ngân Hàng Nhà nước Việt Nam như một công cụ nằm trong tay chính phủ, mất đi sự độc lập tương đối do đó không có điều kiện thực hiện tốt các chức năng như một NHTW đúng nghĩa theo thông lệ thế giới. Bất cập xảy ra là Ngân hàng Nhà nước không được độc lập hoạch định, thực thi chính sách tiền tệ, lại có thể bị can thiệp, chi phối bởi các chính sách khác của Chính phủ. Đôi khi, Ngân hàng Nhà nước còn đóng vai trò là cơ quan tài chính thứ hai của Chính phủ sau Bộ Tài chính, phải tài trợ cho các dự án lớn. Gây nên sự bội chi ngân sách, quản lý kém trong đầu tư, không sử dụng hiệu quả các nguồn lực. Dẫu sao, một vấn đề

luôn có hai mặt, cái tốt của mô hình trên nằm ở chỗ Chính phủ có thể nhanh chóng điều khiển và phối hợp NHNN cùng với các cơ quan khác để linh hoạt trong việc quản lý quốc gia. Vậy mức độ độc lập, địa vị pháp lý và chức năng NHNN nên quy định như thế nào là hợp lý? Nên hay không tách NHNN ra khỏi chính phủ, điều đó vẫn còn nhiều quan điểm…

Một phần của tài liệu Địa vị pháp lý của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam theo Luật ngân hàng nhà nước Việt Nam 2010 (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(37 trang)
w