LỜI MỞ ĐẦUVăn hóa được hình thành và tiến triển qua nhiều thế hệ, được lưu truyền vàđược hấp thụ ngay từ buổi đầu của cuộc sống con người từ gia đình, trường học, tôngiáo, từ các thành v
Trang 1BỘ TÀI CHÍNH TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH - MARKETING
Khoa: Tài chính - Ngân hàng
NHÓM 2
Trang 2TP.Hồ Chí Minh, ngày 03 tháng 03 năm 2014
Trang 3BỘ TÀI CHÍNH TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH MARKETING
Khoa: Tài chính - Ngân hàng
1 Lê Thị Thúy Diệu
2 Gịp Thụy Đạt
3 Phan Thị Hằng
4 Vũ Mạnh Hoàng
5 Cao Sĩ Nhâm
6 Nguyễn Hữu Long
7 Huỳnh Minh Nguyễn
8 Ngô Quỳnh Như
9 Trần Huỳnh Như
10 Dương Hiển Đông Phương
11 Nguyễn Thị Thu Thảo
Trang 4Mục Lục
CHƯƠNG 1.CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VĂN HOÁ 1
I.Khái niệm văn hoá: 1
II.Cơ cấu của văn hoá: 2
1 Văn hoá vật chất: 2
2 Văn hoá tinh thần: 2
III.Chức năng xã hội của văn hoá: 3
IV.Những tính chất và quy luật của văn hoá: 4
1 Quy luật kế thừa trong sự phát triển 4
2 Quy luật giao lưu tiếp biến văn hóa 5
CHƯƠNG 2.TÁC ĐỘNG CỦA VĂN HÓA KHU VỰC ĐẾN HÀNH VI MUA SẮM CỦA KHÁCH HÀNG 7
I.Phân vùng văn hóa Việt Nam 7
1 Điều kiện tự nhiên - xã hội Việt Nam: 7
2 Các vùng miền Việt Nam: 8
2.1 Vùng văn hóa Bắc Bộ: 8
2.2 Vùng văn hoá Trung Bộ: 11
2.3 Vùng văn hoá Nam Bộ: 12
II.Những đặc trưng khi quyết định mua sản phẩm giữa văn hóa miền Bắc và văn hóa miền Nam 14
1 Người miền Nam độc lập trong cách mua sắm hơn người miền Bắc 14
2 Người miền Nam sống cho hiện tại và người miền Bắc sống cho tương lai 15
3 Miền Bắc coi trọng bề ngoài, miền Nam ưu tiên giá trị đích thực 16
CHƯƠNG 3.GIẢI PHÁP MARKETING 18
I.Tác động của các đặc tính mua sắm ở hai miền Nam - Bắc ảnh hưởng đến quyết định marketing:18 II.Các hình thức chiêu thị tác động đến hành vi tiêu dùng của người miền Bắc và người miền Nam (Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh) 19
III.Giải pháp Marketing 20
1 Sản phẩm 20
2 Quảng cáo 21
3 Khuyến mãi, hậu mãi 21
Trang 5LỜI MỞ ĐẦU
Văn hóa được hình thành và tiến triển qua nhiều thế hệ, được lưu truyền vàđược hấp thụ ngay từ buổi đầu của cuộc sống con người từ gia đình, trường học, tôngiáo, từ các thành viên khác trong cộng đồng xã hội Văn hóa là yếu tố cơ bản vàảnh hưởng mạnh mẽ nhất đến nhu cầu và hành vi con người bao gồm cả hành vi tiêudùng
Một trong những nhánh của văn hóa đó là văn hóa khu vực: mỗi vùng dân cưcủa một quốc gia thường có khí hậu, thổ nhưỡng khác nhau và điều kiện xã hội nhưđiện, nước, giáo dục, giao thông, phương tiện thông tin đại chúng, giải trí khácnhau, dẫn đến điều kiện kinh tế khác nhau Môi trường thiên nhiên và điều kiệnkinh tế xã hội khác nhau là một trong những yếu tố tạo ra những nét văn hóa khácbiệt và hành vi tiêu dùng khác biệt của những người dân từng vùng Trong mỗivùng còn có thể chia ra nhiều phân đoạn nhỏ hơn nữa như khu vực các tỉnh thànhmiền Nam, khu vực các tỉnh thành miền Bắc với những đặc điểm riêng của nó và sựnhận thức về sản phẩm, sự lựa chọn, mua sắm, sử dụng hàng hóa của người tiêudùng ở những đoạn thị trường này đều khác nhau
Để tìm hiểu sâu hơn về văn hóa khu vực ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng sảnphẩm của khách hàng ở miền Bắc đại diện là Hà Nội và miền Nam đại diện là
Thành phố Hồ Chí Minh, nhóm chúng tôi chọn đề tài: "Phân tích ảnh hưởng của văn hóa khu vực tới hành vi tiêu dùng của khách hàng miền Bắc và miền Nam tại Việt Nam" Nhằm phân tích sự khác nhau trong văn hóa tiêu dùng của hai miền để
đề xuất một vài giải pháp Marketing , để nâng cao hiệu quả Marketing ở hai miền
Trang 6CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VĂN HOÁ
I Khái niệm văn hoá:
Văn hoá là sản phẩm do con người sáng tạo, có từ thuở bình minh của xã hộiloài người Ở phương Đông, từ văn hoá đã có trong đời sống ngôn ngữ từ rất sớm.Văn hoá ở đây được dùng đối lập với vũ lực (phàm lấy việc võ là vì không phụctùng, dùng văn hoá mà không sửa đổi, sau đó mới thêm chém giết) Ở phương Tây,
để chỉ đối tượng mà chúng ta nghiên cứu, những chữ này lại có chung gốc Latinh làchữ cultus animi là trồng trọt tinh thần Vậy chữ cultus là văn hoá với hai khía cạnh:trồng trọt, thính ứng với tự nhiên, khai thác tự nhiên và giáo dục đào tạo cá thể haycộng đồng để họ không còn là con vật tự nhiên, và họ có những phẩm chất tốt đẹp
Tuy vậy, việc xác định và sử dụng khái niệm văn hoá không đơn giản vàthay đổi theo thời gian thuật ngữ văn hoá với nghĩa “canh tác tinh thần” được sửdụng vào thế kỉ XVII- XVIII bên cạnh nghĩa gốc là quản lí, canh tác nông nghiệp
Vào thế kỉ XIX thuật ngữ “văn hoá” được những nhà nhân loại học phươngTây sử dụng như một danh từ chính Những học giả này cho rằng văn hoá (vănminh) thế giới có thể phân ra từ trình độ thấp nhất đến trình độ cao nhất, và văn hoácủa họ chiếm vị trí cao nhất Bởi vì họ cho rằng bản chất văn hoá hướng về trí lực
và sự vươn lên, sự phát triển tạo thành văn minh, E.B Taylo (E.B Taylor) là đạidiện của họ Theo ông, văn hoá là toàn bộ phức thể bao gồm hiểu biết, tín ngưỡng,nghệ thuật, đạo đức, luật pháp, phong tục, những khả năng và tập quán khác mà conngười có được với tư cách là một thành viên của xã hội
Ở thế kỉ XX, khái niệm “văn hoá” thay đổi theo F.Boa (F Boas), ý nghĩa vănhoá được quy định do khung giải thích riêng chứ không phải bắt nguồn từ cứ liệucao siêu như “trí lực”, vì thế sự khác nhau về mặt văn hoá từng dân tộc cũng khôngphải theo tiêu chuẩn trí lực Đó cũng là “tương đối luận của văn hoá” Văn hoákhông xét ở mức độ thấp cao mà ở góc độ khác biệt
A.L Kroibơ (A.L Kroeber) và C.L Klúchôn (C L Kluckhohn) quan niệmvăn hoá là loại hành vi rõ ràng và ám thị đã được đúc kết và truyền lại bằng biểu
Trang 7tượng, và nó hình thành kết quả độc đáo của nhân loại khác với các loại hình khác,trong đó bao gồm cả đồ tạo tác do con người làm ra.
Trong phạm vi marketing, văn hóa được hiểu là toàn bộ những niềm tin,
giá trị, chuẩn mực, phong tục tập quán được dùng để hướng dẫn hành vi tiêu dùngcủa những thành viên trong xã hội
Văn hóa tiêu dùng được thể hiện trong cách hiểu biết, cách mua, cách sửdụng hàng hóa hay dịch vụ và ước muốn của họ về những sản phẩm tốt hơn hoặcnhững sản phẩm chưa từng có
- Các giá trị văn hóa: là những niềm tin được thừa kế và được lưu giữ Nhữngniềm tin ấy làm cho thái độ và cách xử thế của cá nhân có tính đặc thù
- Những chuẩn mực: là những những quy tắc đơn giản dựa trên các giá trị vănhóa dùng để chỉ dẫn hoặc ngăn cản những hành vi trong một số trường hợp
- Phong tục tập quán: là những thói quen đã ăn sâu vào đời sống xã hội từ lâuđời được đại đa số người thừa nhận và làm theo
II Cơ cấu của văn hoá:
1 Văn hoá vật chất:
Một trong các hình thức văn hoá của mỗi tộc người, bao gồm: làng bản, nhàcửa, áo quần, trang sức, ăn uống, phương tiện đi lại, công cụ sản xuất, vũ khí, vv…Theo UNESCO gọi là văn hoá hữu thể (Tangible)
2 Văn hoá tinh thần:
Bao gồm các biểu hiện tượng trưng và “không sờ thấy được” của văn hoáđược lưu truyền và biến đổi qua thời gian, với một quá trình tái tạo, “trùng tu” củacộng đồng rộng rãi… Những di sản văn hoá tạm gọi là vô hình (intangible) nàytheo UNESCO bao gồm cả âm nhạc, múa, truyền thống, văn chương truyền miệng,ngôn ngữ, huyền thoại, tư thế, nghi thức, phong tục, tập quán, y dược, cổ truyền,việc nấu ăn và các món ăn, lễ hội, bí quyết và quy trình công nghệ của các nghềtruyền thống…
Trang 8Cái hữu thể và cái vô hình gắn bó hữu cơ với nhau, lồng vào nhau, như thânxác với tâm trí con người.
III Chức năng xã hội của văn hoá:
Chức năng bao trùm nhất của văn hoá là chức năng giáo dục Nói cách khác,chức năng tập trung của văn hoá là bồi dưỡng con người, hướng lí tưởng, đạo đức
và hành vi của con người vào “điều hay lẽ phải, điều khôn, lẽ thiệt”, theo nhữngkhuôn mẫu, chuẩn mực mà xã hội quy định
Văn hoá bao giờ cũng hình thành trong một quá trình và được tích luỹ quanhiều thế hệ, mang tính lịch sử và tạo cho văn hoá một bề dày, một chiều sâu.Nóđược duy trì bằng truyền thống văn hoá, tức là cơ chế tích luỹ và truyền đạt kinhnghiệm trong cộng đồng qua không gian và thời gian Nó là những giá trị tương đối
ổn định (những kinh nghiệm tập thể) thể hiện dưới những khuôn mẫu xã hội đượctích luỹ và tái tạo trong cộng đồng người và được cố định hoá dưới dạng ngôn ngữ,phong tục, tập quán, nghi lễ, luật pháp, dư luận… Văn hoá thực hiện chức năng giáodục (giáo dục truyền thống) không chỉ bằng những giá trị ổn định mà còn bằngnhững giá trị đang hình thành Các giá trị đã ổn định và các giá trị đang hình thànhtạo nên một hệ thống chuẩn mực mà con người hướng tới Nhờ đó, văn hoá đóngvai trò quyết định trong việc hình thành nhân cách ở con người, trồng người, dưỡngdục nhân cách Một đứa trẻ được sống với cha mẹ sẽ được giáo dục theo truyềnthống văn hoá trong gia đình mình được sinh ra; còn nếu bị rơi vào rừng, đứa trẻ ấy
sẽ mang hành vi, tính nết của loài thú Không phải ngẫu nhiên mà trong trong cácngôn ngữ phương Tây khác nhau, thuật ngữ “văn hoá” (cultura, culture) đều cóchứa một nghĩa chung là chăm sóc, giáo dục, vun trồng… Chức năng giáo dục củavăn hoá sẽ đảm bảo tính kế tục của lịch sử Nếu gien sinh học di truyền lại cho cácthế hệ sau hình thể con người thì văn hoá được coi là một thứ “ghen” xã hội ditruyền phẩm chất con người lại cho các thế hệ mai sau
Do là một hiện tượng xã hội, là sản phẩm hoạt động thực tiễn của con người,văn hoá có tính nhân sinh đậm nét và trở thành một công cụ giao tiếp quan trọngthông qua ngôn ngữ Nếu như ngôn ngữ là hình thức của giao tiếp thì văn hoá là nội
Trang 9dung của nó Điều đó đúng với giao tiếp giữa cá nhân trong một dân tộc, lại càngđúng với giao tiếp giữa những người thuộc các dân tộc khác nhau và sự giao tiếpgiữa các nền văn hoá khác nhau.
Bằng chức năng giáo dục, văn hoá tạo cho lịch sử nhân loại và lịch sử mỗidân tộc một sự phát triển liên tục.Chức năng tổ chức xã hội và sự phát sinh của chứcnăng này là văn hoá có chức năng điều chỉnh xã hội, định hướng các chuẩn mực,các cách ứng xử của con người Gần đây, UNESCO cũng như Đảng, Nhà nước tacho rằng văn hoá là động lực của phát triển, chính là đề cập đến chức năng này
IV Những tính chất và quy luật của văn hoá:
1 Quy luật kế thừa trong sự phát triển.
Cơ sở triết học: Quy luật này là quy luật “phủ định của phủ định” trong triết
học
Khái niệm: “Kế thừa là thừa hưởng, giữ gìn và tiếp tục phát huy (cái có giá
trị tinh thần) Kế thừa những di sản văn hóa dân tộc”.Kế thừa văn hóa là một quyluật cơ bản của sự phát triển và tiến bộ xã hội Nó thể hiện mối liên hệ tất yếu củacái cũ và cái mới xét theo thời điểm ra đời giữa giai đoạn trước và giai đoạn sautrong quá trình phát triển văn hóa của một cộng đồng, của một dân tộc và của nhânloại
Bản chất: Là sự chuyển hoá cái cũ tích cực thành các nhân tố của cái mới,
thể hiện mối liên hệ giữa các giai đoạn của sự phát triển: giai đoạn sau không cắtđứt, không đoạn tuyệt với giai đoạn trước và cũng không lặp lại hoàn toàn như giaiđoạn trước, cho phép giai đoạn sau chỉ giữ những yếu tố tích cực, còn phù hợp củagiai đoạn trước, trên cơ sở đó tiếp tục biến đổi và sáng tạo nên những giá trị văn hóamới
Tiền nhân của chúng ta đã làm được một việc tuyệt vời đó là tiếp biến vănhóa rất diệu kỳ, qua một nghìn năm Bắc thuộc bị đồng hoá mà lại lại lớn lên, Việthoá các yếu tố của văn hóa Hán, chứng tỏ chúng ta có một nền văn hoá bản địa có
Trang 10nội lực mạnh Chúng ta phải dùng chữ Hán nhưng ta Việt hoá chữ Hán, đọc chữHán theo tiếng của người Việt, sau ta phát triển thành chữ Nôm.
Sau một nghìn năm Bắc thuộc, ta chuyển sang thời kỳ Đại Việt Đây là thời
kỳ chúng ta vừa xây dựng và phát triển nền văn hóa Đại Việt, vừa luôn luôn phải lochống đỡ, đánh đuổi giặc ngoại xâm
2 Quy luật giao lưu tiếp biến văn hóa.
Về thuật ngữ: “Giao lưu là có sự tiếp xúc và trao đổi qua lại giữa hai dòng,hai luồng khác nhau” - Nơi giao lưu của hai dòng sông (TĐ tiếng Việt)
- Giao lưu văn hóa là sự trao đổi qua lại hai chiều những sản phẩm văn hóa
giữa các cộng đồng dân tộc quốc gia với nhau, là sự giao thoa, học tập lẫn nhau, ảnhhưởng lẫn nhau, bổ sung cho nhau để làm phong phú cho văn hóa của mình Trongcuộc sống hàng ngày cũng vậy, con người có thể ảnh hưởng lẫn nhau, có ảnh hưởngchủ động (học người) và ảnh hưởng thụ động (ảnh hưởng mà không biết)
- Tiếp biến văn hóa là sự tiếp nhận (một chiều) các yếu tố văn hóa từ bên
ngoài (ngoại sinh) và biến đổi cho phù hợp với các yếu tố văn hóa bên trong (nộisinh) để làm giàu cho văn hóa của mình
- Cưỡng bức VH là sự áp đặt nền VH của kẻ mạnh đối với kẻ yếu, áp đặt
VH dân tộc lớn cho dân tộc nhỏ nhưng cũng có khi nó bị VH của nước nhỏ chinhphục lại
Tóm lại: Giao lưu VH là sự vận động thường xuyên gắn với sự phát triển củavăn hóa xã hội Trong đời sống xã hội, giao lưu càng mạnh mẽ thì mọi sáng tạo vănhóa được phổ biến và chuyển tải càng rộng rãi, sẽ góp phần nâng cao đời sống vănhóa của cộng đồng Ngược lại, đời sống cộng đồng càng được nâng cao càng cóđiều kiện mở rộng giao lưu văn hóa Đó là phép biện chứng của sự phát triển vănhóa trong cộng đồng xã hội
Việt Nam có nguồn gốc văn hóa bản địa, là một nền văn hóa nông nghiệp lúanước (phi Hoa, phi Ấn), có quá trình giao lưu văn hoá với phương Bắc (1000 nămBắc thuộc) Từ thời kỳ Đại Việt vẫn duy trì giao lưu văn hoá với các nước láng
Trang 11giềng, phía bắc với văn hoá Trung Hoa, phía nam với văn hoá Chiêm Thành, ChânLạp (Khơme) Trong một trăm năm Pháp thuộc chúng ta có giai đoạn giao lưu với
VH Pháp, tuy bị cưỡng bức văn hoá nhưng do văn hoá bản địa của Việt Nam cótruyền thống lâu đời nên đã không Pháp hoá được văn hoá Việt Nam
Những năm xây dựng XHCN, ở miền Bắc chúng ta có một giai đoạn ảnhhưởng văn hóa của các nước như Liên Xô, Đông Âu Trong miền nam Việt Nam cógiai đoạn chịu ảnh hưởng văn hoá Mỹ Từ 1986 đến nay, với đường lối mở cửa “đaphương hoá, đa dạng hoá” trong quan hệ đối ngoại, đất nước ta có điều kiện giaolưu văn hoá với rất nhiều nước trên thế giới, trước hết là các nước trong khu vực,trong châu lục để vừa kế thừa những giá trị văn hóa truyền thống, vừa tiếp nhậnđược những thành tựu của loài người, trong các nghị quyết của đảng ta đều chỉ rõ:Giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hóa thế giới
Trang 12CHƯƠNG 2 TÁC ĐỘNG CỦA VĂN HÓA KHU VỰC
ĐẾN HÀNH VI MUA SẮM CỦA KHÁCH HÀNG
I Phân vùng văn hóa Việt Nam.
1 Điều kiện tự nhiên - xã hội Việt Nam:
Việt Nam là một quốc gia nằm trong khu vực Đông Nam Á Đặc trưng tiêubiểu của vùng này là sự chênh lệch khá lớn giữa bình nguyên và núi rừng, sự chênhlệch tương đối nhỏ giữa bình nguyên và mặt biển Chính nét đặc trưng này cùng vớiđiều kiện khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều và có gió mùa là cơ sở thuận lợi cho việcphát sinh nghề nông trồng lúa nước từ rất sớm với văn hoá Hoà Bình, văn hoá BắcSơn
Việt Nam “nằm giữa Đông Nam Á”, “là ngã tư đường của các cư dân và cácnền văn minh” Tính chất bán đảo rõ nét của Việt Nam thể hiện ở khí hậu nóng ẩm,mưa nhiều và có hai mùa gió rõ rệt Địa hình Việt Nam trải dài (khoảng 15 vĩ độ);núi rừng chiếm 2/3 diện tích, sông ngòi nhiều và phân bố đều khắp Đồng bằng chỉchiếm một tỉ lệ khiêm tốn (chưa đến 1/3 diện tích) Ngoài ra, bao quanh hướngĐông và Nam là bờ biển khoảng hơn 2000 km Tây và Bắc bị chắn bởi núi rừng,trong đó quan trọng nhất là dãy núi Hoàng Liên Sơn và dãy núi Trường Sơn Cũng
vì vậy mà việc phân bố dân cư cũng như tập quán canh tác dân tộc Việt Nam là khátiêu biểu và đặc thù
Sự đa dạng của môi trường sinh thái, điều kiện tự nhiên là yếu tố góp phầntạo nên sự đa dạng văn hoá Trong vô vàn yếu tố tác động đến cuộc sống hàng ngày
từ góc độ tự nhiên, các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước hầu như đều nêu bật haitính trội của văn hoá Việt Nam truyền thống: sông nước và thực vật Văn minh ViệtNam - nền văn minh thực vật (khái niệm của học giả Pháp P Gourou) hay văn minhthôn dã, văn hoá lúa nước tính chất thực vật (mà cốt lõi là cây lúa) in dấu ấn đậmnét trong đời sống hàng ngày của người Việt Nam như ở, đi lại, mặc và ăn Bữa ăn(bữa cơm) được mô hình hoá Cơm – Rau – Cá cộng với không có thói quen ăn sữa
và các sản phẩm từ sữa động vật, không có truyền thống chăn nuôi đại gia súc lấy
Trang 13thịt – chăn nuôi gắn liền với trồng trọt, phục vụ trồng trọt Tính chất thực vật cònđược thể hiện trong đời sống tâm linh mà điển hình là tục thờ cây Môi trường sông
- nước được coi là yếu tố đặc biệt quan trọng khi xem xét những vấn đề văn hoá,con người Việt Nam Có thể nói đặc trưng nước chính là kết quả tổng thể của nhữngđặc điểm về địa lí, địa hình cũng như khí hậu Yếu tố nước mang tính phổ quát vàđặc thù này đã tạo nên sắc thái riêng biệt trong tập quán kĩ thuật canh tác (đê, ao,kênh, rạch), cư trú (làng ven sông, trên sông “vạn chài, từ chợ búa, bến ” tới những
đô thị ven sông, biển hay ngã ba, ngà tư sông), ở (nhà sàn, nhà mái hình thuyền, nhà– ao, nhà thuyền…) tới tâm lí ứng xử (linh hoạt, mềm mại như nước - chữ dùng của
GS Cao Xuân Huy), sinh hoạt cộng đồng (đua thuyền, bơi chài…), tín ngưỡng, tôngiáo (thờ cá, rắn, thuỷ thần…), phong tục tập quán, thành ngữ, tục ngữ, ca dao, nghệthuật (chèo, tuồng, rối nước, hò, lí,…) và truyền thống Bên cạnh những ưu đãi,thiên nhiên cũng đặt ra cho con người Việt Nam, dân tộc Việt Nam với không ít khókhăn thách thức bằng những tai biến bất ngờ, khí hậu thất thường, lũ lụt, bão tố, ẩmthấp gây vô vàn dịch bệnh cho người, cho động vật, mùa màng Cuộc đấu tranh kiêncường, chống chọi hàng ngàn năm với những thứ thách này của thiên nhiên đã hunđúc nên tính cách kiên cường, tinh thần cố kết cộng đồng của người Việt Nam
2 Các vùng miền Việt Nam:
2.1
Vùng văn hóa Bắc Bộ:
a Đặc điểm tự nhiên và xã hội
Về vị trí địa lí, vùng châu thổ Bắc Bộ là tâm điểm của con đường giao lưuquốc tế theo hai trục chính: Tây – Đông và Bắc – Nam Vị trí này khiến cho nơi đâytrở thành vị trí tiền đồn để tiến tới các vùng khác trong nước và trong khu vực ĐôngNam Á, là mục tiêu xâm lược đầu tiên của tất cả bọn xâm lược muốn bành trướngthế lực vào lãnh thổ Đông Nam Á Nhưng cũng chính vị trí địa lí này tạo điều kiệncho cư dân có thuận lợi về giao lưu và tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại
Mặt khác, khí hậu vùng Bắc Bộ thật độc đáo, khác hẳn với các đồng bằngkhác Đây là vùng duy nhất ở Việt Nam có một mùa đông thực sự với ba tháng có
Trang 14nhiệt độ trung bình dưới 18oC, do đó mà có dạng khí hậu bốn mùa với mỗi mùatương đối rõ nét khiến cho vùng này cấy được vụ lúa ít hơn các vùng khác Hơnnữa, khí hậu vùng này lại rất thất thường, gió mùa Đông Bắc vừa lạnh vừa ẩm rấtkhó chịu, gió mùa hè nóng và ẩm.
Do ảnh hưởng của khí hậu gió mùa với hai mùa khô và mưa thủy chế của cácdòng sông, nhất là sông Hồng cũng có hai mùa rõ rệt: Mùa cạn dòng chảy nhỏ,nước trong và mùa lũ dòng chảy lớn, nước đục Ngoài khơi, thủy triều vịnh Bắc Bộcũng theo chế độ nhật triều, mỗi ngày có một lần nước lên và một lần nước xuống.Chính yếu tố nước tạo ra sắc thái riêng biệt trong tập quán canh tác, cư trú, tâm líứng xử cũng như sinh hoạt cộng đồng của cư dân trong khu vực, tạo nên nền vănminh lúa nước, vừa có cái chung của văn minh khu vực, vừa có cái riêng độc đáocủa mình
Thứ hai là môi trường xã hội Cư dân ở đồng bằng Bắc Bộ là cư dân sống vớinghề trồng lúa nước, làm nông nghiệp một cách thuần túy Trong khi đó, đất đai ởBắc Bộ không phải là nhiều, dân cư lại đông Vì thế, để tận dụng thời gian rảnh rỗicủa vòng quay mùa vụ, người nông dân đã làm thêm nhiều nghề thủ công Ở đồngbằng sông Hồng trước đây, người ta đã từng đếm được hàng trăm nghề thủ công, cómột số làng phát triển thành chuyên nghiệp với những người thợ có tay nghề cao.Một số nghề đã rất phát triển, có lịch sử phát triển lâu đời như nghề gốm, nghề dệt,nghề luyện kim, đúc đồng…
Mặt khác, những người nông dân này lại sống quần tụ thành làng Làng làđơn vị xã hội cơ sở của nông thôn Bắc Bộ, tế bào sống của xã hội Việt Nó là kếtquả của các công xã thị tộc nguyên thủy sang công xã nông thôn Các vương triềuphong kiến đã chụp xuống các công xã nông thôn ấy tổ chức hành chính của mình
và nó trở thành các làng xã Sự gắn bó giữa con người và con người trong cộngđồng làng quê, không chỉ là quan hệ sở hữu trên đất làng, trên những di sản hữu thểchung như đình làng, chùa làng… mà còn là sự gắn bó các quan hệ về tâm linh, vềchuẩn mực xã hội, đạo đức Đảm bảo cho các quan hệ này là các hương ước, khoánước của làng xã Các hương ước hay khoán ước này là những quy định chặt chẽ về