Ngân hàng nhà nước Việt Nam gọi tắt là NHNN hiện nay có hai chức năng theo quy định tại Khoản 3 Điều 2 Luật Ngân hàng nhà nước 2010 gọi tắt là Luật NHNN, cụ thể: Thứ nhất, NHNN thực hiện
Trang 1CHƯƠNG 2 ĐỊA VỊ PHÁP LÝ CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM Câu 1 Chứng minh rằng Ngân hàng nhà nước Việt Nam (NHNNVN) là một pháp nhân
Theo quy định tại Điều 84 của Bộ luật dân sự 2005 thì một tổ chức có tư cách pháp nhân khi có đầy đủ các yếu tố sau:
- Được thành lập một cách hợp pháp
- Có cơ cấu tổ chức chặt chẽ
- Có tài sản riêng và tách bạch với tài sản của thành viên và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của chính mình
- Nhân danh mình tham gia vào các quan hệ pháp luật
Như vậy, chúng ta cũng sẽ dễ dàng chứng minh Ngân hàng nhà nước là một pháp nhân theo các điều kiện trên
Thứ nhất, ngân hàng nhà nước Việt Nam được thành lập một cách hợp pháp theo quy định của pháp luật………
Câu 2 Ngân hàng nhà nước Việt Nam có những địa vị pháp lý nào? Phân tích.
Ngân hàng nhà nước có hai địa vị pháp lý chính
Thứ nhất, Ngân hàng nhà nước là cơ quan ngang bộ thuộc Chính phủ
Thứ hai, Ngân hàng nhà nước là ngân hàng trung ương của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Câu 3 Ngân hàng nhà nước Việt Nam có mấy chức năng?
Ngân hàng nhà nước Việt Nam (gọi tắt là NHNN) hiện nay có hai chức năng theo quy định tại Khoản 3 Điều 2 Luật Ngân hàng nhà nước 2010 (gọi tắt là Luật NHNN), cụ thể:
Thứ nhất, NHNN thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tiền tệ, hoạt động ngân hàng và ngoại hối (gọi là tiền tệ và ngân hàng)
Thứ hai, NHNN thực hiện chức năng của ngân hàng trung ương về phát hành tiền, ngân hàng của các tổ chức tín dụng và cung ứng tiền tệ cho Chính phủ
Trang 2Câu 4 Chứng minh Ngân hàng nhà nước là ngân hàng trung ương của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Tại khoản 1 Điều 2 của Luật ngân hàng nhà nước 2010 đã quy định Ngân hàng là nhà nước là ngân hàng trung ương của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, cụ thể:
Thứ nhất, ngân hàng trung ương là cơ quan duy nhất có quyền phát hành tiền của
Việt Nam Trong quá trình hình thành và phát triển của hệ thống ngân hàng thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng, chức năng phát hành tiền đã có sự tách bạch và tạo
nên hệ thống ngân hàng hai cấp, trong đó chỉ có ngân hàng trung ương được quyền
phát hành tiền Ngay tại Khoản 1 Điều 17 Luật ngân hàng nhà nước Việt Nam quy định “Ngân hàng nhà nước là cơ quan duy nhất phát hành tiền giấy, tiền kim loại của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”
Thứ hai, ngân hàng trung ương là ngân hàng của các tổ chức tín dụng Như đã đề cập
với sự hình thành của hệ thống ngân hàng hai cấp, ngân hàng trung ương được coi là
mẹ của các tổ chức tín dụng thông qua các căn cứ sau:
- Ngân hàng trung ương cung cấp dịch vụ thanh toán
- Ngân hàng trung ương cho các tổ chức tín dụng vay tiền Tại Khoản 3 Điều 24 Luật NHNN quy định ngân hàng nhà nước không cho cá nhân hay tổ chức không phải là tổ chức tín dụng vay tiền mà chỉ cho các tổ chức tín dụng vay ngắn hạn (khoản 1 Điều 24), hoặc cho vay đặc biệt (khoản 2 Điều 24)
- Ngân hàng trung ương cho phép các tổ chức tín dụng mở tài khoản tại NHTW cung và cung ứng dịch vụ cho các tổ chức tín dụng này: căn cứ Khoản 2 Điều
27 Luật ngân hàng nhà nước 2010 “Ngân hàng nhà nước mở tài khoản và thực hiện giao dịch cho các tổ chức tín dụng”
Thứ ba, ngân hàng trung ương là ngân hàng của Chính phủ thông qua hoạt động cung
ứng dịch vụ tiền tệ của Chính phủ
Câu 5 Ngân hàng nhà nước có được phép tiến hành hoạt động ngân hàng không? Tại sao? Lợi nhuận từ hoạt động Ngân hàng đó (nếu có) được xử lý như thế nào?
Bên cạnh vai trò là một cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động tiền tệ và ngân hàng, ngân hàng trung ương còn có tư cách là ngân hàng trung ương – ngân hàng của các tổ chức tín dụng, vì vậy ngân hàng trung ương vẫn thực hiện hoạt động ngân hàng thông qua hoạt động cấp tín dụng, cụ thể:
Trang 3- Cho vay ngắn hạn dưới hình thức tái cấp vốn nhằm cung ứng vốn cho nền kinh
tế, thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia; hoặc cho vay đặc biệt đối với các tổ chức tín dụng trong trường hợp tổ chức tín dụng lâm vào tình trạng mất khả năng chi trả, đe dọa đến sự ổn định của hệ thống các tổ chức tín dụng hay tổ chức tín dụng có nguy cơ mất khả năng chi trả do sự cố nghiêm trọng khác
- Bảo lãnh: trong trường hợp tổ chức tín dụng vay vốn nước ngoài theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ
Nói tóm lại hoạt động ngân hàng của ngân hàng nhà nước không vì mục tiêu lợi nhuận mà nhằm mục đích ổn định giá trị đồng tiền, thực hiện các chính sách về tiền
tệ, kinh tế của quốc gia
Như vậy, lợi nhuận nếu có của ngân hàng nhà nước trong các hoạt động ngân hàng sẽ được xử lý theo Điều 43 Luật NHNN, đó là việc thu, chi tài chính thực hiện theo nguyên tắc thực hiện theo quy định của Luật ngân sách nhà nước 2002
Câu 6 Ngân hàng nhà nước có những công cụ nào để thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia Trình bày từng công cụ đó
Câu 7 Nhận định sau Đúng hay Sai
1 Ngân hàng NN được quyền tái cấp vốn cho tổ chức tín dụng ở Việt Nam.
2 Ngân hàng NNVN bảo lãnh cho tổ chức vay vốn nước ngoài khi có chỉ định
của Thủ tướng Chính Phủ
3 Ngân hàng nhà nước VN là cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực tiền tệ và
hoạt động ngân hàng
4 Ngân hàng nhà nước Việt Nam là cơ quan duy nhất được cấp giấy phép thành
lập và hoạt động ngân hàng
5 Chủ tịch hiệp hội ngân hàng có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong
lĩnh vực ngân hàng
6 Ngân hàng nhà nước là cơ quan quản lý nợ nước ngoài của Chính phủ.
7 Ngân hàng nhà nước phải đóng thuế thu nhập doanh nghiệp.