Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 37 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
37
Dung lượng
417 KB
Nội dung
ĐỀ ÁN MÔN LÝ THUYẾT TÀI CHÍNH TIỀN TỆ Giáo viên hướng dẫn: Ths. Đoàn Phương Thảo ĐỀ ÁN MÔN LÝ THUYẾT TÀI CHÍNH TIỀN TỆ Đề tài: “GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG CỤ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM” Sinh viên thực hiện: Trịnh Chiêu Minh Mã sinh viên: BH191527 Trịnh Chiêu Minh - BH191527 1 ĐỀ ÁN MÔN LÝ THUYẾT TÀI CHÍNH TIỀN TỆ MỤC LỤC LỜI GIỚI THIỆU 3 Chương 1: Chính sách tiền tệ và các công cụ của chính sách tiền tệ 4 1.1. Chính sách tiền tệ 4 1.2. Các mục tiêu của chính sách tiền tệ 5 1.3. Công cụ của chính sách tiền tệ 9 1.3.1. Công cụ tái cấp vốn 9 1.3.2. Công cụ dự trữ bắt buộc 10 1.3.3. Công cụ nghiệp vụ thị trường mở 11 1.3.4. Công cụ hạn mức tín dụng 12 1.3.5. Công cụ lãi suất 14 1.3.6. Công cụ tỷ giá 15 Chương 2: Thực trạng sử dụng các công cụ chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 16 2.1. Những đổi mới về điều hành chính sách tiền tệ từ năm 1986 đến nay 16 2.2. Thực trạng sử dụng các công cụ của chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước 18 2.2.1. Công cụ tái cấp vốn 20 2.2.2. Công cụ dự trữ bắt buộc 21 2.2.3. Công cụ nghiệp vụ thị trường mở 22 2.2.4. Công cụ hạn mức tín dụng 23 2.2.5. Công cụ lãi suất 24 2.2.6. Công cụ tỷ giá 24 2.2. Đánh gía chung về hiệu quả các công cụ chính sách tiền tệ 26 Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả công cụ chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 27 3.1. Định hương điều hành công cụ chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước 27 3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả công cụ chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước. .27 3.2.1. Giải pháp hoàn thiện các công cụ chính sách tiền tệ 27 3.2.1.1. Công cụ tái cấp vốn 27 3.2.1.2. Công cụ dự trữ bắt buộc 28 3.2.1.3. Công cụ nghiệp vụ thị trường mở 29 3.2.1.4. Công cụ hạn mức tín dụng 30 3.2.1.5. Công cụ lãi suất 31 3.2.1.6. Công cụ tỷ giá 32 3.2.2. Các giải pháp khác 32 3.3. Kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả công cụ chính sách tiền tệ 33 KẾT LUẬN 36 TÀI LIỆU THAM KHẢO 37 Trịnh Chiêu Minh - BH191527 2 ĐỀ ÁN MÔN LÝ THUYẾT TÀI CHÍNH TIỀN TỆ LỜI GIỚI THIỆU Trên thế giới hiện nay chính sách tiền tệ ngày càng tỏ rõ vai trò quan trọng của mình trong điều tiết vĩ mô nền kinh tế. Một chính sách tiền tệ hoàn hảo sẽ giúp cho mỗi quốc gia theo đuổi các mục tiêu kinh tế vĩ mô như ổn định tiền tệ, tạo công ăn việc làm, tăng trưởng kinh tế một cách có hiệu quả hơn. Mặt khác việc điều hành chính sách tiền tệ của mỗi quốc gia không chỉ ảnh hưởng tới quốc gia đó mà còn ảnh hưởng theo cơ chế lan truyền tới thị trường tiền tệ thế giới. Việc điều hành và thực thi chính sách tiền tệ là một vấn đề quan trọng trong xây dựng phát triển và hoàn thiện hệ thống cơ chế chính sách của mỗi nước. Chính sách tiền tệ là một chính sách điều tiết kinh tế vĩ mô cực kỳ quan trọng của nhà nước trong nền kinh tế thị trường vì nó ảnh hưởng lớn đến các biến số vĩ mô như: công ăn việc làm, tốc độ tăng trưởng, lạm phát… Để đạt được các mục tiêu của chính sách tiền tệ thì việc sử dụng các công cụ của nó có vai trò cơ bản, quyết định. Đối với nước ta, ngay từ khi chuyển đổi nền kinh tế từ cơ chế kế hoạch hóa tập trung sang cơ chế thị trường, Đảng và Nhà nước đã nhận thức được vai trò của chính sách tiền tệ trong phát triển kinh tế. Vì vậy ngay từ những ngày đầu Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã chú trọng trong việc xây dựng và điều hành chính sách tiền tệ sao cho phù hợp với nền kinh tế. Việt Nam đã thu được những kết quả đáng khích lệ như đẩy lùi lạm phát, tạo công ăn việc làm, nâng cao mức sống của người dân góp phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế của đất nước. Tuy vậy nền kinh tế thị trường luôn biến động nên các mục tiêu của chính sách tiền tề cũng phải luôn biến đổi theo cho phù hợp với các giai đoạn phát triển của đất nước. Việc xây dựng một chính sách tiền tệ linh hoạt là cần thiết cho sự phát triển kinh tế. Nhưng trên thực tế chính sách tiền tệ của nước ta sau một thời gian dài thực thi vẫn còn bộc lộ nhiều thiếu sót và hạn chế. Việc tìm ra những thiếu sót và hạn chế đó để khắc phục và xây dựng hoàn thiện chính sách tiền tệ là điều quan trọng nhất cần phải làm. Với mục đích trau dồi kiến thức đã học và góp phần nghiên cứu, tìm hiểu về chính sách tiền tệ, em quyết định chọn đề tài: “Giải pháp nâng cao hiệu quả công cụ chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam”. Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của Thạc sỹ Đoàn Phương Thảo đã giúp em hoàn thành đề án này. Vì sự hiểu biết còn hạn chế, em rất mong nhận được sự góp ý và chỉ bảo của cô giáo và bạn đọc. Một lần nữa, xin chân thành cảm ơn! Trịnh Chiêu Minh - BH191527 3 ĐỀ ÁN MÔN LÝ THUYẾT TÀI CHÍNH TIỀN TỆ Chương 1 CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ VÀ CÁC CÔNG CỤ CỦA CHÍNH SÁCH TIỂN TỆ 1.1. Chính sách tiền tệ Hoạt động của ngân hàng liên quan đến sự ổn định hay thay đổi của tiền tệ về lưu thông, chi phí và giá trị, dẫn đến sự tác động vào giá cả hàng hoá và giá trị tài sản, thu nhập của nhân dân, làm chuyển biến mức sống của họ theo hai hướng: khó khăn, đắt đỏ hay thuận lợi tiện nghi. Vì vây, để đạt được sự biến động về đời sống và sinh hoạt kinh tế của cả cộng đồng, người ta có thể bắt đầu bằng tác động tiền tệ. Mối quan hệ đó đã làm cho những biến động về tiền tệ được gọi là: “Chính sách tiền tệ”. Chính sách tiền tệ của Ngân hàng Trung ương là một bộ phận quan trọng trong hệ thống các chính sách kinh tế - tài chính vĩ mô của Chính phủ, nó là tổng hoà các phương thức mà Ngân hàng Trung ương thông qua các hoạt động của mình tác động đến khối lượng tiền trong lưu thông, nhằm phục vụ cho việc thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội của đất nước. Chính sách tiền tệ hay chính sách lưu thông tiền tệ là quá trình quản lý hỗ trợ đồng tiền của Chính phủ hay Ngân hàng Trung ương để đạt được những mục đích đặc biệt như: kiềm chế lạm phát; duy trì ổn định tỷ giá hối đoái; đạt được tăng trưởng kinh tế. Chính sách lưu thông tiền tệ bao gồm việc thay đổi các loại lãi suất nhất định, có thể trực tiếp hay gián tiếp thông qua các công cụ như nghiệp vụ thị trường mở; quy định các mức dự trữ bắt buộc; hoặc trao đổi trên thị trường ngoại hối… Chính sách tiền tệ, một mặt là cung cấp đủ phương tiện thanh toán cho nền kinh tế (lượng tiền cung ứng), mặt khác phải giữ ổn định giá trị đồng bản tệ. Để thực hiện được điều đó, thông thường trên thế giới, việc xây dựng và thực hiện chính sách tiền tệ được giao cho Ngân hàng Trung ương. Có một số nước, việc xây dựng chính sách tiền tệ có thể do một cơ quan khác, nhưng thực hiện chính sách tiền tệ vẫn là Ngân hàng Trung ương. Tuy nhiên, trong lĩnh vực này, Ngân hàng Trung ương cần được độc lập ở một mức độ nhất định với Chính phủ. Kinh tế thị trường về thực chất là một nền kinh tế tiền tệ. Ở đó, bao giờ chính sách tiền tệ cũng là một trong những công cụ quản lý kinh tế vĩ mô quan trọng nhất của Nhà Trịnh Chiêu Minh - BH191527 4 ĐỀ ÁN MÔN LÝ THUYẾT TÀI CHÍNH TIỀN TỆ nước, bên cạnh chính sách tài khoá, chính sách phân phối thu nhập, chính sách kinh tế đối ngoại… Ngân hàng Trung ương sử dụng chính sách tiền tệ nhằm gây ra sự mở rộng hay thắt chặt lại trong việc cung ứng tiền tệ, để ổn định giá trị đồng bản tệ, đưa sản lượng và việc làm của quốc gia đến mức mong muốn. Trong một quãng thời gian nhất định nào đó, chính sách tiền tệ của một quốc gia có thể được hoạch định theo một trong hai hướng sau đây: - Chính sách tiền tệ mở rộng nhằm tăng lượng tiền cung ứng, khuyến khích đầu tư, mở rộng sản xuất kinh doanh, tạo việc làm. Trong trường hợp này, chính sách tiền tệ nhằm chống suy thoái kinh tế, chống thất nghiệp. - Chính sách tiền tệ thắt chặt nhằm giảm lượng tiền cung ứng, hạn chế đầu tư, kìm hãm sự phát triển quá đà của nền kinh tế. Trường hợp này, chính sách tiền tệ nhằm chống lạm phát. Chính sách tiền tệ là hoạt động cơ bản, chủ yếu nhất của Ngân hàng Trung ương. Có thể coi chính sách tiền tệ là linh hồn, xuyên suốt trong mọi hoạt động của Ngân hàng Trung ương. Các hoạt động khác của Ngân hàng Trung ương đều nhằm thực thi chính sách tiền tệ đạt được các mục tiêu của nó. 1.2. Các mục tiêu của chính sách tiền tệ Chính sách tiền tệ cũng như mọi chính sách kinh tế vĩ mô khác đều có mục tiêu riêng của nó, đó là mục tiêu: ổn định giá cả, ổn định lãi suất, ổn định hệ thống tài chính, thị trường ngoại hối, tăng trưởng kinh tế Mỗi quốc gia đều có chính sách tiền tệ riêng, phù hợp với nền kinh tế đặc thù của mình. Nhưng các chính sách tiền tệ đều hướng vào những mục tiêu chủ yếu giống nhau. Tuy nhiên tuỳ từng giai đoạn khác nhau và tuỳ điều kiện thực tế của nền kinh tế để lựa chọn mục tiêu trọng tâm. * Kiểm soát lạm phát, ổn định giá trị đồng bản tệ Các nhà kinh tế học cho rằng, lạm phát là căn bệnh kinh niên của nền sản xuất hàng hoá, đặc biệt là nên sản xuất hàng hoá phát triển ở mức độ cao (nền kinh tế thị trường). Trịnh Chiêu Minh - BH191527 5 ĐỀ ÁN MÔN LÝ THUYẾT TÀI CHÍNH TIỀN TỆ Tuỳ theo quan điểm và góc độ nghiên cứu của mình, các nhà kinh tế học đã đưa ra những khái niệm riêng về lạm phát. Tuy nhiên, nhìn chung có thể hiểu: lạm phát là sự gia tăng giá cả trung bình của hàng hoá theo thời gian. Lạm phát tác động đến nền kinh tế - xã hội theo cả hai hướng tích cực và tiêu cực. Khi lạm phát gia tăng, nó tác động đến mọi mặt của nền kinh tế - xã hội, làm sai lệch các chỉ tiêu kinh tế, làm phân phối lại thu nhập; kích thích tâm lý đầu cơ tích trữ hàng hoá, bất động sản, vàng… gây tình trạng khan hiếm hàng hoá giả tạo; giảm sức mua thực tế của dân chúng về hàng hoá tiêu dùng. Do đó, đời sống của người lao động sẽ khó khăn hơn; gây khó khăn cho hoạt động của hệ thống ngân hàng vì ngân hàng sẽ không thu hút được các nguồn tiền nhàn rỗi cho hoạt động của mình. Tuy nhiên, bên cạnh những tác hại mà lạm phát gây ra cho nền kinh tế, trong chừng mực nào đó, với một tỷ lệ lạm phát vừa phải, lạm phát lại là yếu tố để kích thích kinh tế tăng trưởng. Khi đó lạm phát trở thành công cụ điều tiết. Các nhà kinh tế học còn gọi đó là liều thuốc bổ cho tăng trưởng kinh tế. Do vậy, cần chấp nhận sự tồn tại của lạm phát trong nền kinh tế để có những quyết sách kiềm chế chứ không phải là triệt tiêu nó. Vấn đề quan trọng là cần phải kiểm soát được lạm phát, ổn định tiền tệ, tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển, đảm bảo đời sống cho người lao động… Trách nhiệm này thuộc về chính sách tiền tệ của Ngân hàng Trung ương. * Tạo việc làm, giảm thất nghiệp Như chúng ta đã biết, ngày nay thất nghiệp là nỗi quan tâm của mọi quốc gia trên thế giới. Việc giảm tỷ lệ thất nghiệp còn đồng nghĩa với việc giữ gìn an ninh trật tự trong xã hội. Nhưng vấn đề đặt ra phải làm sao xác định được một tỷ lệ thất nghiệp cho phù hợp? Theo các nhà kinh tế, chúng ta phải duy trì tỷ lệ thất nghiêp bằng tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên. Do vậy trong xã hội luôn có người thất nghiệp tự nhiên, tạo ra cơ hội tìm việc làm tốt hơn. Việc làm cho người lao động cũng là một trong các mục tiêu của chính sách tiền tệ. Chúng ta cũng đã biết rằng nơi nào sức lao động là hàng hoá thì thất nghiệp là một căn bệnh kinh niên. Để đạt được mục tiêu này, chính sách tiền tệ hướng vào việc khuyến khích đầu tư → gia tăng sản xuất, việc làm sẽ tăng lên; mặt khác, khi các hoạt động kinh Trịnh Chiêu Minh - BH191527 6 ĐỀ ÁN MÔN LÝ THUYẾT TÀI CHÍNH TIỀN TỆ tế được mở rộng, sẽ có tác dụng chống suy thoái, nhất là suy thoái chu kỳ, để đạt được mức tăng trưởng ổn định. Nhìn tổng quát, giữa các mục tiêu vĩ mô: lạm phát, tăng trưởng kinh tế và việc làm có mâu thuẫn đối nghịch nhau, đó là: Khi kiềm chế được lạm phát thì có nguy cơ tăng trưởng kinh tế giảm, dễ đẫn đến suy thoái và thất nghiệp. Ngược lại, khi mở rộng đầu tư, khắc phục suy thoái kinh tế, tạo việc làm và khuyến khích tăng trưởng kinh tế thì lại khó kiềm chế được lạm phát. Rõ ràng công ăn việc làm cao là điều ai cũng mong muốn. Thông qua chính sách tiền tệ có thể tác động đến công ăn việc làm, tức đến tỷ lệ thất nghiệp trong nền kinh tế. Nếu chính sách tiền tệ của Ngân hàng Trung ương nhằm mở rộng cung ứng tiền tệ thì tạo điều kiện mở rộng đầu tư sản xuất, các doanh nghiệp và nền kinh tế cần nhiều lao động hơn, công ăn việc làm cao, tỷ lệ thất nghiệp thấp. Ngược lại, cung ứng tiền tệ giảm xuống sẽ thu hẹp các hoạt động sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp và Nhà nước cần ít lao động hơn, công ăn việc làm giảm, tỷ lệ thất nghiệp tăng. Tuy nhiên, theo đuổi mục tiêu công ăn việc làm cao không đồng nghĩa với tỷ lệ thất nghiệp bằng không, mà ở mức tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên. Bởi lẽ, trong thực tế có một số người thất nghiệp là có lợi cho nền kinh tế. Đó là khi người lao động quyết định đi tìm một công việc khác tốt hơn, phù hợp hơn, thì người lao động đó bị thất nghiệp trong thời gian đang tìm việc làm. Hoặc một số người lao động tự nguyện rời bỏ công việc của mình để theo đuổi các hoạt động khác như học tập, du lịch… và khi họ quyết định gia nhập trở lại thị trường lao động, họ phải mất một thời gian để tìm đúng công việc mà họ mong muốn. Mặt khác, thông thường để có một tỷ lệ công ăn việc làm cao thì phải chấp nhận một tỷ lệ lạm phát gia tăng nhất định nào đó. Hai mục tiêu này luôn triệt tiêu nhau trong quá trình thực thi chính sách tiền tệ. * Tăng trưởng kinh tế Tăng trưởng kinh tế là mục tiêu vĩ mô của bất kỳ một quốc gia nào. Tuy nhiên thực hiện mục tiêu này không có nghĩa là chỉ khuyến kích tăng trưởng kinh tế mà còn thực hiện việc kìm hãm tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế nếu nền kinh tế phát triển quá nóng. Điều này có nghĩa là mỗi quốc gia phải xác định một tỷ lệ tăng trưởng kinh tế dự kiến phù Trịnh Chiêu Minh - BH191527 7 ĐỀ ÁN MÔN LÝ THUYẾT TÀI CHÍNH TIỀN TỆ hợp với điều kiện nội tại của nền kinh tế nước đó. Trên cơ sở đó, căn cứ vào tốc độ tăng trưởng kinh tế hiện tại là thấp hay cao để sự điều tiết của chính sách tiền tệ sẽ hướng vào khuyến kích hay kìm hãm tốc độ tăng trưởng kinh tế. Trường hợp cần khuyến kích tăng trưởng kinh tế, Ngân hàng Trung ương sẽ thực hiện chính sách tiền tệ mở rộng nhằm tăng khối lượng tiền tệ → lãi suất giảm xuống, do vậy sẽ kích thích đầu tư, mở rộng sản xuất, tăng tổng sản phẩm quốc nội. Mặt khác, tăng khối lượng tiền tệ sẽ làm tăng tổng cầu, sức mua hàng hoá trên thị tăng lên, hàng hoá tồn đọng của các doanh nghiệp tiêu thụ được, là tiền đề cho các doanh nghiệp gia tăng sản xuất dẫn đến tổng sản phẩm quốc nội tăng. Nếu mức gia tăng của tổng sản phẩm quốc nội cao hơn nhịp độ gia tăng dân số thì nền kinh tế sẽ thật sự có tăng trưởng. Trường hợp cần kìm hãm tốc độ tăng trưởng kinh tế, Ngân hàng Trung ương sẽ thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ. Khi đó, khối lượng tiền tệ trong lưu thông giảm xuống → lãi suất có xu hướng tăng lên, đồng vốn đầu tư đắt lên → đầu tư giảm, dẫn đến tổng sản phẩm quốc nội giảm xuống. Mặt khác khi giảm khối lượng tiền tệ, sẽ làm giảm tổng cầu, sức mau sẽ giảm, làm tăng hàng hóa tồn đọng của các doanh nghiệp, do đó các doanh nghiệp không có cơ sở để mở rộng sản xuất, vì vậy tổng sản phẩm quốc nội giảm. Việc gia tăng khối lượng tiền tệ cho nền kinh tế trong thời kỳ đầu thường được các quốc gia sử dụng công cụ hạn mức tín dụng. Nhưng khi nền kinh tế thị trường vận động một cách thuần thục thì việc cung ứng tiền chủ yếu được thực hiện thông qua các công cụ: tỷ lệ dự trữ bắt buộc, tái cấp vốn, nghiệp vụ thị trường mở, lãi suất, tỷ giá… Các nhà kinh tế đã thừa nhận rằng, nền kinh tế thị trường luôn có những thăng trầm, biến động mang tính chu kỳ của nó: Từ tăng trưởng kinh tế quá mức, đến kinh tế phát triển quá nóng dễ dẫn đến lạm phát cao; từ lạm phát cao dễ rơi vào trạng thái ngưng trệ rồi suy thoái kinh tế; một khối lượng tiền tệ cung ứng tăng thêm để cứu vãn tình thế có thể chuyển nền kinh tế sang giai đoạn phục hưng, rồi từ phục hưng lại có khả năng chuyển qua giai đoạn tăng trưởng mạnh… Vấn đề đặt ra là đối với từng giai đoạn cụ thể, chính sách tiền tệ phải tìm giải pháp để vừa có thể đạt được mục tiêu trọng tâm, vừa dung hoà được các mục tiêu trên. Mối quan hệ giữa các mục tiêu, có mối quan hệ chặt chẽ, hỗ trợ nhau không tách rời. Nhưng xem xét trong thời gian ngắn hạn thì các mục tiêu này có thể mâu thuẫn với Trịnh Chiêu Minh - BH191527 8 ĐỀ ÁN MÔN LÝ THUYẾT TÀI CHÍNH TIỀN TỆ nhau thậm chí triệt tiêu lẫn nhau. Vậy để đạt được các mục tiêu trên một cách hài hoà thì Ngân hàng Trung ương trong khi thực hiện chính sách tiền tệ cần phải có sự phối hợp với các chính sách kinh tế vĩ mô khác. Chính vì vậy, nghiên cứu chính sách tiền tệ và những công cụ của nó để hướng tới mục tiêu nào trong nền kinh tế hiện nay là vấn đề cần được quan tâm, chúng ta đã nghiên cứu chính sách tiền tệ và những mục tiêu chính sách tiền tệ. Vậy hoạt động của các công cụ chính sách tiền tệ đó như thế nào để dẫn tới những mục tiêu phù hợp với tình hình của mỗi quốc gia. Ngày nay hoạt động của các công cụ đó như thế nào, thực trạng của việc vận dụng các công cụ của chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong thời gian qua và các giải pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng công cụ đó. Chúng ta sẽ nghiên cứu ở các chương tiếp theo. 1.3. Công cụ của chính sách tiền tệ Trên cơ sở dự án chính sách tiền tệ đã được phê chuẩn và điều kiện thực tiễn của nền kinh tế, Ngân hàng Trung ương sử dụng các công cụ của chính sách tiền tệ để điều tiết lượng tiền cung ứng. Nghĩa là, Ngân hàng Trung ương sẽ thực hiện việc đưa tiền vào lưu thông là thiếu hụt hay dư thừa. Các công cụ mà Ngân hàng Trung ương thường sử dụng là: Tái cấp vốn; Dự trữ bắt buộc; Nghiệp vụ thị trường mở; Hạn mức tín dụng; Lãi suất và Tỷ giá. 1.3.1. Công cụ tái cấp vốn Tái cấp vốn là hình thức cấp tín dụng của Ngân hàng Trung ương đối với các tổ chức tín dụng. Khi cấp một khoản tín dụng cho tổ chức tín dụng, một mặt, Ngân hàng Trung ương đã tăng lượng tiền cung ứng, mặt khác tạo cơ sở cho các tổ chức tín dụng tạo bút tệ cũng như khai thông được năng lực thanh toán cho họ. Tuỳ từng quốc gia mà công cụ này được áp dụng dưới các hình thức khác nhau. Đối với các nước có nền kinh tế thì trường phát triển, tái cấp vốn được thực hiện dưới hình thức tái chiết khấu. Vì vậy đối với các quốc gia này, công cụ này được gọi là tái chiết khấu. Tại nhiều quốc gia khác, hoạt động tái cấp vốn của Ngân hàng Trung ương đối với các tổ chức tín dụng được thực hiện không chỉ được thực hiện dưới hình thức tái chiết khấu mà còn dưới nhiều hình thức khác nữa, như: Chiết khấu, tái chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có gía ngắn hạn khác; Cho vay dưới hình thức cầm cố, thế chấp các chứng Trịnh Chiêu Minh - BH191527 9 ĐỀ ÁN MÔN LÝ THUYẾT TÀI CHÍNH TIỀN TỆ từ có giá ngắn hạn; Cho vay trong thanh toán bù trừ; Cho vay theo hình thức chỉ định; Cho vay lại theo hồ sơ tín dụng. Ưu điểm: Qua công cụ tái cấp vốn, Ngân hàng Trung ương là người cho vay cuối cùng, kiểm tra chất lượng tín dụng của các tổ chức tín dụng, bơm tiền ra lưu thông theo mức độ đã được khống chế để kìm chế lạm phát hoặc kính thích tăng trưởng kinh tế. Đối với các tổ chức tín dụng, với tư cách là người đi vay để cho vay, khi vốn khả dụng bị đe doạ thì Ngân hàng Trung ương là chỗ dựa, là cứu tinh của họ. Bởi vì, với số tiền Ngân hàng Trung ương cung ứng, họ có khả năng điều tiết được vốn khả dụng, phục hồi khả năng sẵn sàng thanh toán. Nhược điểm: Ngân hàng Trung ương không thể nắm chắc được kết quả của sự điều tiết. Trong trường hợp này, quyền lực của Ngân hàng Trung ương và tổ chức tín dụng là ngang nhau. Ngân hàng Trung ương có quyền cho vay và để khuyến khích vay, họ hạ lãi suất tái cấp vốn xuống. Nhưng tổ chức tín dụng lại có quyền quyết định vay hoặc không vay và nếu tổ chức tín dụng không vay thì mục đích điều tiết của công cụ tái cấp vốn không thực hiện được. 1.3.2. Công cụ dự trữ bắt buộc Tỷ lệ dự trữ bắt buộc là tỷ lệ giữa số lượng phương tiện thanh toán cần vô hiệu hoá trên tổng số tiền gửi huy động, nhằm điều chỉnh khả năng thanh toán (cho vay) của các tổ chức tín dụng. Nếu khả năng thanh toán quá lớn (tổ chức tín dụng đang dư thừa tiền) thì việc tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc nhằm giảm quy mô tín dụng từ đó giảm khối lượng tiền tệ. Ngược lại, nếu khả năng thanh toán thấp thì giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc nhằm tăng khả năng cho vay của các tổ chức tín dụng (bành trướng khối tiền tệ) Ưu điểm: Tác động đầy quyền lực đến lượng tiền cung ứng. Tạo nên mối quan hệ máy móc giữa tạo tiền do tổ chức tín dụng thực hiện và nhu cầu tái cấp vốn tại Ngân hàng Trung ương. Tăng cường quyền lực cho Ngân hàng Trung ương vì tuỳ theo mục đích của chích sách tiền tệ và tuỳ theo mức vốn khả dụng của các tổ chức tín dụng, Ngân hàng Trung Trịnh Chiêu Minh - BH191527 10 [...]... công cụ của chính sách tiền tệ phải chú ý đến tính thực tiễn đó là thực trạng nền kinh tế Việt Nam và đặt mối quan hệ với các chính sách kinh tế vĩ mô khác để đảm bảo sự phát triển ổn định của nền kinh tế 3.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả công cụ chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước 3.2.1 Giải pháp hoàn thiện các công cụ chính sách tiền tệ Để nâng cao hiệu quả của quá trình thực thi chính sách tiền. .. thuận Chính sự điều chỉnh linh hoạt có sự kiểm soát của Ngân hàng Nhà nước theo tín hiệu thị trường là cơ sở quan trọng cho việc ổn định tiền tệ, chủ động kiểm soát lạm phát, cũng như tạo điều kiện cho thị trường vốn phát triển lành mạnh Trịnh Chiêu Minh - BH191527 26 ĐỀ ÁN MÔN LÝ THUYẾT TÀI CHÍNH TIỀN TỆ Chương 3 GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG CỤ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM. .. LÝ THUYẾT TÀI CHÍNH TIỀN TỆ cấp vốn, lãi suất tái chiết khấu cần được điều chỉnh ngày càng linh hoạt hơn trên cơ sở bám sát diễn biến thị trường và mục tiêu điều hành chính sách tiền tệ * Đối với công cụ dự trữ bắt buộc Để nâng cao hiệu quả điều tiết của công cụ này, Ngân hàng Nhà nước cần có các giải pháp hoàn thiện công cụ theo hướng mở rộng khả năng kiểm soát tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước và khuyến... trường Chính sách tiền tệ được độc lập với chính sách tài chính và đảm bảo tính thống nhất trong hệ thống các chính sách kinh tế vĩ mô của Nhà nước - Thị trường tiền tệ và thị trường liên ngân hàng cần tiếp tục được củng cố và phát triển để một mặt tạo ra tín hiệu cho việc hoạch định chính sách tiền tệ mặt khác là cơ chế lan truyền tốt nhất để phát huy có hiệu quả các công cụ của chính sách tiền tệ -... - Chấn chỉnh lại hoạt động của hệ thống ngân hàng, nâng cao chất lượng và bảo đảm Ngân hàng Nhà nước giữ vị trí trung tâm - Củng cố chức năng của Ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng Nhà nước phải đóng vai trò chủ chốt trong việc củng cố thị trường liên ngân hàng và thị trường tiền tệ còn yếu kém, cơ cấu tổ chức lại dể phát huy hiệu quả của công cụ tiền tệ - Xây dựng lại cơ cấu của tổ chức tín dụng, hiện... cho Ngân hàng Nhà nước quan sát được cung - cầu ngoại tệ để từ đó có những quyết định kip thời Vì vậy, khi sử dụng chính sách tỷ giá, Ngân hàng Trịnh Chiêu Minh - BH191527 25 ĐỀ ÁN MÔN LÝ THUYẾT TÀI CHÍNH TIỀN TỆ Nhà nước phải kết hợp chính sách tỷ gía với công cụ khác của chính sách tiền tệ góp phần ổn định nền kinh tế không tạo nên xáo trộn trong xã hội 2.3 Đánh giá chung hiệu quả công cụ chính sách. .. tìm tòi tham khảo những tài liệu có liên quan Em xin phân tích một số vấn đề lý thuyết, thực tiễn điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và đưa ra một số giải pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng công cụ chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước Rất mong nhận được sự góp ý của thầy cô và bạn đọc Trịnh Chiêu Minh - BH191527 36 ... từ năm 1993, Ngân hàng Nhà nước đã thực hiện quản lý, điều hành hiệu quả lượng tiền cung ứng, sử dụng linh hoạt các công cụ của chính sách tiền tệ, góp phần duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và kiểm soát lạm phát ở mức một con số Ngân hàng Nhà nước có nhiệm vụ xây dựng dự án chính sách tiền tệ quốc gia, kế hoạch cung ứng lượng tiền bổ sung cho lưu thông hàng năm trình Chính phủ để Chính phủ trình... cấu lại hệ thống ngân hàng để đảm bảo một môi trường cạnh tranh lành mạnh sối động - Năng lực kỹ thuật của Ngân hàng Nhà nước cần được nâng cao đặc biệt là trong việc thu thập, xử lý thông tin và ra quyết định điều hành chính sách tiền tệ - Cần hoàn thiện hành lang pháp lý về hệ thống ngân hàng, tài chính để cơ chế thực thi chính sách tiền tệ nói chung, các công cụ của chính sách tiền tệ nói riêng được... điều hành công cụ chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước - Việc vận hành các công cụ của chính sách tiền tệ một mặt từng bước hoà nhập với thông lệ quốc tế, mặt khác cần đảm bảo tính độc lập tự chủ theo đúng định hướng của Đảng và Nhà nước - Nhất quán quan điểm cơ bản là: từng bước một chuyển đổi từ việc sử dụng các công cụ trực tiếp sang gián tiếp để quản lý mức cung tiền tệ có hiệu quả hơn - Việc . Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 27 3.1. Định hương điều hành công cụ chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước 27 3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả công cụ chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước. . 2.2.5. Công cụ lãi suất 24 2.2.6. Công cụ tỷ giá 24 2.2. Đánh gía chung về hiệu quả các công cụ chính sách tiền tệ 26 Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả công cụ chính sách tiền tệ của Ngân hàng. TÀI CHÍNH TIỀN TỆ MỤC LỤC LỜI GIỚI THIỆU 3 Chương 1: Chính sách tiền tệ và các công cụ của chính sách tiền tệ 4 1.1. Chính sách tiền tệ 4 1.2. Các mục tiêu của chính sách tiền tệ 5 1.3. Công cụ