1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Những điểm mới của Luật Ngân hàng nhà nước Việt Nam 2010

27 628 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 82,26 KB

Nội dung

Những điểm mới của Luật Ngân hàng nhà nước Việt Nam 2010 ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT -oOo- Luật Ngân Hàng *☼* Đề tài: Những điểm mới của Luật Ngân hàng nhà nước Việt Nam 2010 so với Luật Ngân hàng nhà nước Việt Nam 1997 (Sửa đổi, bổ sung 2003). Chương I Lịch sử hình thành và quá trình phát triển Luật ngân hàng nhà nước Việt Nam Một xã hội văn minh không thể thiếu Luật, Luật len lỏi vào cuộc sống của chúng ta trong mọi ngành nghề, lĩnh vực. Khi một ngành nghề, một lĩnh vực mới xuất hiện luôn luôn kéo theo sự xuất hiện của Luật điều chỉnh nó, và ngành Ngân hàng không phải là Chương III: Những điểm mới của Luật Ngân hàng nhà nước Việt Nam 2010 1 Những điểm mới của Luật Ngân hàng nhà nước Việt Nam 2010 một ngoại lệ. Sự trao đổi tiền tệ ra đời từ rất sớm, những hoạt động tiền tệ sơ khai ra đời từ thời chiếm hữu nô lệ, tuy nhiên, Luật điều chỉnh nó không thể xuất hiện ngay lập tức, vì lúc này con người chưa nhận thức được khái niệm Luật và sự quan trọng của Luật. Cùng với sự phát triển tất yếu của xã hội loài người, nền văn minh xuất hiện, lúc này nhu cầu cần Luật trở nên bức bách đối với ngành Ngân hàng, đặc biệt là khi nền kinh tế thị trường đang ngày càng mở rộng. Sự ra đời của pháp luật Ngân hàng là vô cùng rộng lớn, ở đây, chúng tôi chỉ bàn về sự ra đời của Luật ngân hàng nhà nước Việt Nam và sự phát triển của nó qua từng thời kì. Chính vì vậy, để hiểu rõ hơn về Pháp luật ngân hàng nhà nước Việt Nam, ta hãy bám sát theo lịch sử ra đời của Ngân hàng nhà nước Việt Nam. Cùng với và là nhân tố cấu thành không thể thiếu của những trang sử hào hùng của dân tộc Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh, ngành Ngân hàng Việt Nam từ khi được thành lập 6/5/1951 trên thực tế đã trải qua “4 đoạn đường” đầy thử thách, rất gập ghềnh nhưng liên tục phát triển – Đó là những đoạn đường: 9 năm đánh thực dân Pháp (1945 – 1954, trong đó từ 1945 đến trước ngày 6/5/1951 hoạt động ngân hàng nằm trong Bộ Tài Chính); hơn 20 năm chống đế quốc Mỹ xâm lược (1954 – 1975); 10 năm hàn gắn các vết thương chiến tranh, bảo vệ vẹn toàn biên giới lãnh thổ và khôi phục kinh tế đất nước sau chiến tranh (1975 – 1985); Và hơn 20 năm đổi mới cơ chế kinh tế từ 1986 đến nay. Ta cùng sơ lược qua quá trình hình thành và phát triển của ngành Ngân hàng và Pháp luật Ngân hàng của Việt Nam qua các giai đoạn sau: 1. Giai đoạn 1945-1954 : Thống trị hệ thống ngân hàng Đông Dương suốt thời kỳ Pháp thuộc là Ngân hàng Đông Dương do Pháp thành lập vào đầu nửa sau thế kỷ 19. Giai đoạn 1945 -1954, đất nước Việt Nam bị chia cắt, đan xen bởi những vùng tự do thuộc chính quyền cách mạng kiểm soát và những vùng bị Pháp chiếm đóng. Theo đó, hệ thống ngân hàng của Việt Nam cũng ở trong tình trạng chia cắt. Chương III: Những điểm mới của Luật Ngân hàng nhà nước Việt Nam 2010 2 Những điểm mới của Luật Ngân hàng nhà nước Việt Nam 2010 Bước sang năm 1950, công cuộc kháng chiến chống Pháp ngày một tiến triển mạnh mẽ với những chiến thắng vang dội trên khắp các chiến trường và mở rộng vùng giải phóng. Trên cơ sở chủ trương chính sách mới về tài chính - kinh tế mà Đại hội Đảng lần thứ II (tháng 2/1951) đã đề ra, ngày 6 tháng 5 năm 1951, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký sắc lệnh số 15/SL thành lập Ngân hàng Quốc Gia Việt Nam - Ngân hàng của Nhà nước dân chủ nhân dân đầu tiên ở Đông Nam Á. Tuy nhiên, vào lúc này, không chỉ riêng ngân hàng nhà nước Việt Nam mà mọi cơ quan, tổ chức và các hoạt động khác của đất nước đều nhằm mục đích phục vụ kháng chiến, chính vì vậy, luật ngân hàng nhà nước lúc này vẫn chưa được xem là vấn đề cần thiết, mà ưu tiên hàng đầu là tìm cách thống nhất đất nước. Hơn nữa, nền kinh tế nước ta trong giai đoạn này là nền kinh tế bao cấp, nên ngân hàng nhà nước Việt Nam cũng hoạt động theo nguyên lý hành chính, mệnh lệnh, tập trung, một cấp và nhà nước là độc quyền sở hữu. 2. Giai đoạn 1954-1975: Hoà bình được khôi phục năm 1954 đã dẫn tới sự cấu trúc lại hệ thống ngân hàng Việt Nam. Hệ thống ngân hàng ở miền Bắc đã trở thành cỗ máy phục vụ chủ yếu cho khu vực kinh tế nhà nước - cấp tín dụng cho các xí nghiệp quốc doanh, và một phần cho khu vực kinh tế tập thể - các hợp tác xã nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. Tại Thông tư số 20/VP - TH ngày 21/1/1960 của Tổng giám đốc Ngân hàng Quốc gia ký thừa uỷ quyền Thủ Tướng chính phủ, Ngân hàng Quốc Gia Việt Nam được đổi tên thành Ngân hàng Nhà nước Việt Nam để phù hợp với hiến pháp 1946 của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà. Tuy vào giai đoạn này bên cạnh ngân hàng nhà nước Việt Nam đã xuất hiện thêm một số ngân hàng khác như: Ngân hàng Đầu tư, Ngân hàng Ngoại thương, Quỹ tiết kiệm XHCN nhưng tính chất của hệ thống ngân hàng VN vẫn không hề thay đổi, nền kinh tế lúc này vẫn là tập trung bao cấp và theo đó, hoạt động của ngân hàng vẫn tiến hành theo kế hoạch hóa tập trung và nhu cầu về luật điều chỉnh riêng cho ngân hàng nhà nước Việt Nam vẫn chưa hề xuất hiện. Chương III: Những điểm mới của Luật Ngân hàng nhà nước Việt Nam 2010 3 Những điểm mới của Luật Ngân hàng nhà nước Việt Nam 2010 3. Giai đoạn 1975-1985: Những năm sau khi Miền Nam giải phóng 1975, việc tiếp quản Ngân hàng Quốc gia Việt Nam cộng hoà và các Ngân hàng tư bản tư nhân dưới chế độ Nguỵ quyền Sài Gòn đã mở đầu cho quá trình nhất thể hoá hoạt động ngân hàng toàn quốc theo cơ chế hoạt động ngân hàng của nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung. Tháng 7 năm 1976, đất nước được thống nhất về phương diện Nhà nước, nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam ra đời. Theo đó, Ngân hàng Quốc gia ở miền Nam được hợp nhất vào NHNN Việt Nam, tạo thành hệ thống Ngân hàng Nhà nước duy nhất của cả nước. Đến cuối những năm 80, hệ thống Ngân hàng Nhà nước về cơ bản vẫn hoạt động như là một công cụ ngân sách, chưa thực hiện các hoạt động kinh doanh tiền tệ theo nguyên tắc thị trường. Sự thay đổi về chất trong hoạt động của hệ thống ngân hàng - chuyển dần sang hoạt động theo cơ chế thị trường chỉ được bắt đầu khởi xướng từ cuối những năm 80. Chính sự chuyển đổi từ nền kinh tế đóng sang kinh tế mở đã làm xuất hiện nhu cầu về pháp luật của ngành ngân hàng, tuy nhiên lúc này, do sự chuyển đổi chỉ mang tính manh nha, chưa dứt khoác, chưa có các chính sách, quy định pháp luật cụ thể cho nền kinh tế mới, hơn thế nữa do đất nước ta đã trải qua nền kinh tế bao cấp trong thời gian dài khiến người dân chưa thể ngay lập tức thích nghi với cơ chế thị trường mới nên lúc này chúng ta vẫn chưa có một văn bản pháp luật nào điều chỉnh hoạt động của ngân hàng nhà nước Việt Nam. 4. Giai đoạn từ 1986 đến nay: Từ năm 1986 đến nay đã diễn ra nhiều sự kiện quan trọng, đánh dấu sự chuyển biến căn bản của pháp luật Ngân hàng nhà nước Việt Nam thể hiện qua một số "cột mốc" có tính đột phá sau đây: Chương III: Những điểm mới của Luật Ngân hàng nhà nước Việt Nam 2010 4 Những điểm mới của Luật Ngân hàng nhà nước Việt Nam 2010  Thứ nhất, sự chuyển đổi hệ thống ngân hàng Việt Nam khởi đầu từ năm 1987 thông qua các văn bản sau: - Nghị quyết thứ VI của BCH Trung ương Đảng khóa VI về thay đổi từ cơ chế quản lý tập trung bao cấp sang cơ chế kinh doanh XHCN. - Hội đồng bộ trưởng ban hành chỉ thị số 218/CT ngày 13/7/1987 cho phép ngân hàng thí điểm chuyển sang hệ thống ngân hàng 2 cấp. - Hội đồng bộ trưởng ban hành Nghị định 53/NĐ/HĐBT ngày 26/3/1988 tổ chức lại hệ thống ngân hàng, bao gồm: Ngân hàng nhà nước và Ngân hàng chuyên doanh. Chính sự ra đời của các văn bản này đòi hỏi phải có sự thay đổi trong hệ thống ngân hàng, từ cách tổ chức đến chức năng hoạt động của từng ngân hàng, trong đó rõ nhất là sự phân định về đối tượng, nhiệm vụ và mục tiêu hoạt động của các cấp ngân hàng. Đó là tinh thần chuyển dần chức năng “cấp phát” sang chức năng hạch toán kinh doanh; tách dần cấp quản lý Nhà nước về Ngân hàng ra khỏi hoạt động kinh doanh trực tiếp với các đơn vị, cá nhân trong nền kinh tế; thành lập lại các Ngân hàng chuyên doanh, Phó Tổng giám đốc NHNN thôi không kiêm chức Tổng Giám đốc Ngân hàng chuyên nghiệp như mô hình tổ chức cũ ghi tại Nghị Định 65-HĐBT ngày 28/5/1986 nữa v.v. Nhờ đó, những đường nét ban đầu của cơ chế mới về hoạt động Ngân hàng theo 2 cấp đã dần dần hình thành và được thể chế hoá bằng hai Pháp lệnh về Ngân hàng năm 1990.  Thứ hai, cơ sở pháp lý đầu tiên cho quá trình cải tổ hệ thống Ngân hàng Việt Nam – sự ra đời của 2 Pháp lệnh. Năm 1989, sau những chủ trương đổi mới có tính bước ngoặt, xoá bỏ chỉ tiêu kế hoạch pháp lệnh, trao quyền tự chủ kinh doanh cho xí nghiệp quốc doanh, tự do hoá phân phối tư liệu sản xuất và tự do hoá giá cả, kinh tế thị trường được chính thức xác lập, việc đổi mới tất yếu tiếp theo là xây dựng khuôn khổ thể chế cho việc hình thành hệ thống ngân hàng mới hai cấp, tách biệt chức năng điều tiết chính sách tiền tệ của cấp ngân hàng Trung ương với chức năng kinh doanh phân phối nguồn lực tài chính cho thị trường của cấp các ngân hàng thương mại. Chương III: Những điểm mới của Luật Ngân hàng nhà nước Việt Nam 2010 5 Những điểm mới của Luật Ngân hàng nhà nước Việt Nam 2010 Giữa năm 1989, Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) giao cho ông Cao Sỹ Kiêm, Tổng Giám đốc Ngân hàng Nhà nước, cùng phối hợp với một nhóm chuyên gia độc lập do Hội đồng Bộ trưởng chỉ định cùng soạn thảo hai pháp lệnh ngân hàng. Việc soạn thảo đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Võ Văn Kiệt. Trong số những chuyên gia độc lập, có giáo sư Phan Văn Tiệm (lúc đó đang là Chủ nhiệm Uỷ ban Vật giá Nhà nước), các ông Lâm Võ Hoàng, Huỳnh Bửu Sơn cựu viên chức ngân hàng của chính quyền Sài Gòn cũ, ông Nguyễn Thiệu cán bộ giúp việc Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Võ Văn Kiệt. Việc sử dụng một nhóm chuyên gia ngoài biên chế ngân hàng với chuyên gia Ngân hàng Nhà nước, và sau này giúp Ngân hàng Nhà nước triển khai thực hiện là cách làm mới mẻ của người chỉ đạo trực tiếp, nhằm lắng nghe ý kiến độc lập và tranh luận nhất trí giữa hai nhóm chuyên gia đồng soạn thảo pháp lệnh đổi mới ngân hàng. Sau hơn bốn tháng làm việc khẩn trương, vượt qua nhiều cuộc tranh luận thẳng thắn, mấy lần trình xin ý kiến chỉ đạo của Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Võ Văn Kiệt, hai dự thảo pháp lệnh hoàn thành. Sau đó, hai dự thảo được mang sang Paris nhờ Ngân hàng Trung ương Pháp đánh giá; nhờ Quỹ tiền tệ quốc tế IMF thẩm định và cử chuyên gia sang Hà Nội tổ chức một lớp tập huấn cho cán bộ Ngân hàng Nhà nước. Tháng 5 năm 1990, hai pháp lệnh bắt đầu có hiệu lực thi hành sau khi Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Võ Chí Công phê chuẩn. Hai pháp lệnh Ngân hàng đem lại nhận thức mới và cơ hội pháp lý tổ chức lại Ngân hàng Nhà nước theo mô hình Ngân hàng Trung ương. Đó là: - Pháp lệnh số 37 về Ngân hàng nhà nước Việt Nam ngày 23/5/1990, có hiệu lực ngày 1/10/1990. - Pháp lệnh số 38 về Ngân hàng thương mại, HTX tín dụng và công ty tài chính ngày 23/5/1990, có hiệu lực ngày 1/10/1990. Hai pháp lệnh này là nền tảng pháp lý chính thức cho sự phân định rạch ròi về đối tượng, mục tiêu và nhiệm vụ của từng cấp ngân hàng trong mô hình ngân hàng 2 cấp, Chương III: Những điểm mới của Luật Ngân hàng nhà nước Việt Nam 2010 6 Những điểm mới của Luật Ngân hàng nhà nước Việt Nam 2010 phục vụ cho quá trình chuyển đổi của hệ thống ngân hàng từ cơ chế kinh tế tập trung sang cơ chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Đồng thời, nó cũng là tiền đề cho các văn bản Luật ngân hàng nhà nước sau này.  Thứ ba, sự ra đời của Luật ngân hàng nhà nước Việt Nam năm 1997 thay thế cho pháp lệnh số 37. Quốc hội khoá X thông qua Luật ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Luật các tổ chức tín dụng (ngày 2/12/1997) và có hiệu lực thi hành từ 1/10/1997 tạo nên bậc thang hoàn thiện môi trường pháp lý, tiếp tục mở đường cho sự phát triển của ngành Ngân hàng Việt Nam trong tiến trình đổi mới. Tại Luật này, lần đầu tiên trong lịch sử Ngân hàng Việt nam, Ngân hàng Nhà nước Việt nam được diễn đạt định nghĩa bằng đồng thời 2 khái niệm song song: Là “cơ quan của Chính phủ” và là “Ngân hàng trung ương” của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt nam. Và đến ngày 17/06/2003 thì Quốc Hội đã thông qua Luật sửa đổi và bổ sung một số điều của Luật ngân hàng nhà nước Việt Nam 1997, trong đó đưa vào 2 khái niệm mới gồm có “Giấy tờ có giá dài hạn’ và “mua bán ngắn hạn”, bỏ đi “cơ quan thuộc Chính phủ” trong những quy định về trách nhiệm của các cơ quan nhà nước đối với hoạt động ngân hàng đồng thời thay đổi cơ quan “Bộ Nội vụ” thành “Bộ Công An”. Cuối cùng là việc thay đổi thẩm quyền quyết định các trường hợp đặc biệt trong quy định về ‘tạm ứng cho ngân sách nhà nước’ từ Thủ tướng Chính phủ sang cho Ủy ban thường vụ Quốc hội. Bên cạnh đó là 1 hệ thống văn bản hướng dẫn được cập nhật và điều chỉnh kịp thời những vấn đề mới trong suốt giai đoạn từ 2003 đến khi khi Luật Ngân hàng nhà nước 2010 được ban hành vời nhiều cải cách. Chương II. Sự ra đời của Luật Ngân hàng nhà nước Việt Nam 2010 Chương III: Những điểm mới của Luật Ngân hàng nhà nước Việt Nam 2010 7 Những điểm mới của Luật Ngân hàng nhà nước Việt Nam 2010 Ngành ngân hàng và Pháp luật về Ngân hàng đã trải qua 1 giai đoạn dài theo lịch sử phát triển của đất nước với nhiều biến đổi. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế xã hội, ngành ngân hàng cũng không ngừng đổi mới, những mối quan hệ mới phát sinh trong hoạt động giao dịch hàng ngày, những mô hình, hình thức hoạt động mới không ngừng được ra đời phục vu cho nhu cầu của đời sống xã hội, cũng vì vậy pháp luật cần được kịp thời thay đổi để điều chỉnh tốt những mối quan hệ, hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng đang đổi mới hằng ngày. Trong những năm gần đây, vai trò của các ngân hàng trung ương đã có sự thay đổi rất lớn nhằm đáp ứng yêu cầu của quá trình toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế. Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 cũng đã tác động mạnh mẽ tới việc điều chỉnh hoạt động của các ngân hàng trung ương, dẫn đến yêu cầu cấp thiết trong việc mở rộng vai trò của các ngân hàng trung ương nhằm đảm bảo ổn định hệ thống tài chính và giám sát rủi ro hệ thống hiệu quả. Trước yêu cầu của xã hội, Luật ngân hàng nhà nước Việt nam năm 2010 đã được thai nghén và ra đời sau 1 số bản dự thảo và những tranh luận của các chuyên gia trong lĩnh vực pháp luật lẫn ngân hàng. A. Sự cần thiết ban hành Luật ngân hàng nhà nước Việt Nam 2010 Chương III: Những điểm mới của Luật Ngân hàng nhà nước Việt Nam 2010 8 Những điểm mới của Luật Ngân hàng nhà nước Việt Nam 2010 Tổng kết trên 10 năm thực hiện Luật Ngân hàng nhà nước Việt Nam cho thấy Luật NHNN VN đã góp phần to lớn trong việc hình thành cơ sở pháp lý để đổi mới tổ chức và hoạt động của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (sau đây gọi tắt là Ngân hàng Nhà nước), đặc biệt trong việc thực hiện các chức năng cơ bản của mình đã thực hiện tốt chính sách tiền tệ quốc gia và thanh tra, giám sát có hiệu quả hoạt động của các Tổ chức tín dụng. Đạt được không ít thành tựu, Luật NHNN VN đã góp phần từng bước hoàn thiện khuôn khổ thể chế về tổ chức và hoạt động của Ngân hàng Nhà nước theo cơ chế thị trường, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý của Ngân hàng Nhà nước trong quá trình thực thi chính sách tiền tệ, góp phần đổi mới hoạt động Thanh tra, giám sát ngân hàng, góp phần duy trì sự ổn định của hệ thống ngân hàng, ngay cả trong những giai đoạn khó khăn, đổi mới các hoạt động cơ bản đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu về dịch vụ ngày một cao của các tổ chức tín dụng, như chế độ quản lý tiền mặt, phát hành, thanh toán thẻ, thanh toán điện tử liên ngân hàng, thông tin tín dụng (cập nhật, cung cấp thông tin về quan hệ tín dụng giữa doanh nghiệp với khách hàng, công tác thông tin dự báo, định hướng chính sách lãi suất, tỷ giá ) Tuy nhiên, quá trình thực hiện Luật NHNN VN cũng cho thấy một số nội dung quy định của Luật NHNN VN chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu đối với việc xây dựng Ngân hàng Nhà nước trong điều kiện mới, trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.Vẫn còn nhiều tồn tại và hạn chế cần được khắc phục như: • Chưa nâng cao trách nhiệm cũng như thẩm quyền của Ngân hàng Nhà nước trong điều hành các công cụ để thực thi chính sách tiền tệ. Cuộc khủng hoảng tài chính tại các nước phát triển vừa qua cũng cho thấy những quy định hiện hành của Luật NHNN VN trong việc giám sát hoạt động, xử lý tổ chức tín dụng lâm vào tình trạng khó khăn có thể gây mất an toàn hệ thống chưa đầy đủ. Những quy định về thẩm quyền của Nhà nước trong việc can thiệp vào hoạt động cũng như chế tài đối với các tổ chức tín dụng yếu kém chưa đủ mạnh. • Chưa quy định trách nhiệm của Ngân hàng Nhà nước về việc công khai chủ trương, chính sách và những thông tin cần thiết về tiền tệ và ngân hàng, tạo lòng Chương III: Những điểm mới của Luật Ngân hàng nhà nước Việt Nam 2010 9 Những điểm mới của Luật Ngân hàng nhà nước Việt Nam 2010 tin của công chúng vào chính sách của Nhà nước trong bối cảnh thông tin có rất nhiều chiều và từ rất nhiều nguồn của nền kinh tế thị trường. • Chưa quy định cụ thể tính chất đặc thù của hoạt động thanh tra, giám sát an toàn hoạt động ngân hàng đối với tổ chức tín dụng là thanh tra, giám sát thường xuyên, mang tính chất phòng ngừa nhằm ngăn chặn và xử lý “sớm” các rủi ro có khả năng xảy ra trong quá trình hoạt động đối với của các tổ chức tín dụng. Bên cạnh đó, cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu đang diễn ra tác động sâu rộng đến các quốc gia và hệ thống ngân hàng cũng như quản lý nhà nước của Ngân hàng Trung ương (Ngân hàng Nhà nước) nhất là các chính sách quản lý và thanh tra, giám sát nhằm bảo đảm sự phát triển an toàn của hệ thống ngân hàng, ngăn ngừa và xử lý sớm mầm mống gây mất ổn định. Hơn nữa trong những năm vừa qua, nhiều Luật có liên quan đến tổ chức và hoạt động của Ngân hàng Nhà nước đã được sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới như Luật Tổ chức Quốc hội (2001), Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật tổ chức Quốc hội (2007), Luật Tổ chức Chính phủ (2001), Bộ Luật dân sự (2005), Luật Doanh nghiệp, Luật Thương mại, Luật Đầu tư (2005), Luật Chứng khoán (2006) Từ những vấn đề trên ta thấy được việc ban hành Luật Ngân hàng nhà nước Việt Nam 2010 là một yêu cầu cấp bách nhằm bảo đảm sự thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật. . Luật Ngân hàng nhà nước Việt Nam cần phải nhanh chóng sửa đổi tạo cơ sở pháp lý để thể chế hoá những chủ trương, chính sách quan trọng này nhằm tạo điều kiện tiếp tục đẩy nhanh cải cách, đổi mới về tổ chức, hoạt động của Ngân hàng Nhà nước. B. Bối cảnh kinh tế - xã hôi Trước sự cần thiết của xã hội, Luật Ngân hàng nhà nước Việt Nam 2010 đã ra đời với những nội dung mới tiến bộ, đáp ứng kịp thời nhu cầu kinh tế xã hội đất nước. Là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự ra đời cũng là cơ sở cho những đổi mới về nội dung, bối cảnh kinh tế xã hội là một nội dung cần xem xét để ta dễ dàng tiếp cận những nội dung của Luật Ngân hàng nhà nước Việt Nam 2010 với nhiều điểm khác biệt so với Chương III: Những điểm mới của Luật Ngân hàng nhà nước Việt Nam 2010 10 [...]... nhà nước Việt Nam 2010 Chương III Những điểm mới của Luật Ngân hàng nhà nước Việt Nam năm 2010 so với Luật Ngân hàng nhà nước Việt Nam 1997 (sửa đổi, bổ sung năm 2003) A.Giới thiệu luật Ngân hàng nhà nước Việt Nam 2010: 1.Đối tượng điều chỉnh: Cũng như các ngành luật khác, Luật Ngân hàng nhà nước Việt nam 2010 cũng có đối tượng điều chỉnh riêng Đối tượng điều chỉnh của Luật Ngân hàng nhà nước Việt Nam. .. thực hiện giao dịch của Kho bạc nhà nước qua hệ thống ngân hàng theo cấp đại phương Tức từ cấp tỉnh trở lên thì Kho bạc nhà nước sẽ giao dịch qua NHNN còn ở cấp Huyện, thị xã sẽ giao dịch qua Ngân hàng thương mại Chương III: Những điểm mới của Luật Ngân hàng nhà nước Việt Nam 2010 22 Những điểm mới của Luật Ngân hàng nhà nước Việt Nam 2010 Luật Ngân hàng nhà nước 2010 quy định mới cho phần này có sự... Luật Ngân hàng nhà nước Việt Nam 2010 12 Những điểm mới của Luật Ngân hàng nhà nước Việt Nam 2010 C Dự thảo và quá trình tranh luận, chất vấn xây dựng Luật Ngân hàng nhà nước Việt Nam 2010 Để dẫn đến sự ra đời của Luật ngân hàng nhà nước Việt Nam năm 2010 đã có nhiều dự thảo, tuy nhiên những dự thảo này vẫn còn tồn tại một số hạn chế Và để đảm bảo tính khả thi và khắc phục những hạn chế, đáp ứng những. .. Luật Ngân hàng nhà nước năm 2010 trải qua các bản dự thảo, những vấn đề còn thiếu sót, những nội dung gây nhiều tranh luận Nhưng cho đến ngày 16/06 /2010 tại kỳ họp thứ 7, Quốc hội đã thông qua Luật Ngân hàng nhà nước Việt Nam 2010 và Luật này sẽ bắt đầu có hiệu lực vào ngày 01/01/2011 sắp tới Chương III: Những điểm mới của Luật Ngân hàng nhà nước Việt Nam 2010 15 Những điểm mới của Luật Ngân hàng nhà. .. giám sát ngân hàng của Luật NHNN với quy định của luật khác thì thực hiện theo quy định của Luật NHNN; trong đó Thống đốc NHNN quy định trình tự, thủ tục thanh tra, giám sát ngân hàng Chương III: Những điểm mới của Luật Ngân hàng nhà nước Việt Nam 2010 24 Những điểm mới của Luật Ngân hàng nhà nước Việt Nam 2010 Thứ hai, về nguyên tắc thực hiện thanh tra, giám sát an toàn hoạt động ngân hàng: Luật 2010. .. thường, Ngân hàng Nhà nước quy định cơ chế điều hành lãi suất áp dụng trong quan hệ giữa các tổ chức tín dụng với nhau và với khách hàng, các quan hệ tín dụng khác Chương III: Những điểm mới của Luật Ngân hàng nhà nước Việt Nam 2010 19 Những điểm mới của Luật Ngân hàng nhà nước Việt Nam 2010 Bên cạnh đó ở Luật ngân hàng mới cũng không còn điều khoản quy định “Lãi suất cơ bản là lãi suất do Ngân hàng Nhà nước. .. buộc của từng loại hình tổ chức tín dụng đối vời từng loại tiền gửi Trong khi ở Luật ngân hàng trước đó thẩm quyền này thuộc về chính phủ Cùng với những điểm mới khác, đây là một trong những nội dung mở rộng và nâng cao thẩm quyền cho NHNN, đặc điểm quan trọng của Luật Ngân hàng nhà nước Việt Nam 2010 Chương III: Những điểm mới của Luật Ngân hàng nhà nước Việt Nam 2010 21 Những điểm mới của Luật Ngân hàng. .. tổ chức và hoạt động của Ngân hàng nhà nước Việt Nam nhằm thực hiện các chức năng của mình bao gồm: chức năng quản lý nhà nước về tiền tệ và ngân hàng và chức năng của Ngân hàng trung ương về phát hành tiền, ngân hàng của các tổ chức tín dụng và cung ứng dịch vụ tiền tệ cho Chính phủ (Điều 2 Luật Ngân hàng nhà nước Việt Nam 2010 về vị trí và chức năng của Ngân hàng nhà nước Việt Nam) Vậy có thể chia.. .Những điểm mới của Luật Ngân hàng nhà nước Việt Nam 2010 luật Ngân hàng nhà nước Việt Nam 1997 (sửa đồi vổ sung 2003) Và Luật Ngân hàng nhà nước 2010 đã được xây dựng và ban hành trong tình hình đất nước có những chuyển biến quan trọng sau:  Thứ nhất: Ngày 11/1/2007 Việt Nam ta chính thức là thành viên thứ 150 của tổ chức WTO Gia nhập vào WTO đồng nghĩa với việc mở rộng mối quan hệ với các nước của. .. chỉnh của Luật ngân hàng nhà nước Việt Nam thành 2 nhóm quan hệ gồm: nhóm quan hệ quản lý nhà nước trong lĩnh vực tiền tệ, ngân hàng và nhóm quan hệ tổ chức và hoạt động Ngân hàng của Ngân hàng nhà nước Việt Nam 2.Phương pháp điều chỉnh: Do đối tượng điều chỉnh của Luật Ngân hàng nhà nước Việt Nam gồm 2 nhóm mang đặc tính khác nhau: nhóm quan hệ quản lý nhà nước và nhóm quan hệ về tổ chức, hoạt động ngân . III: Những điểm mới của Luật Ngân hàng nhà nước Việt Nam 2010 15 Những điểm mới của Luật Ngân hàng nhà nước Việt Nam 2010 Chương III Những điểm mới của Luật Ngân hàng nhà nước Việt Nam năm 2010 so. III: Những điểm mới của Luật Ngân hàng nhà nước Việt Nam 2010 10 Những điểm mới của Luật Ngân hàng nhà nước Việt Nam 2010 luật Ngân hàng nhà nước Việt Nam 1997 (sửa đồi vổ sung 2003). Và Luật Ngân. thiết ban hành Luật ngân hàng nhà nước Việt Nam 2010 Chương III: Những điểm mới của Luật Ngân hàng nhà nước Việt Nam 2010 8 Những điểm mới của Luật Ngân hàng nhà nước Việt Nam 2010 Tổng kết trên

Ngày đăng: 12/05/2015, 08:24

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w