Phân tích những điểm mới của luật các tổ chức tín dụng năm 2010 so với luật các tổ chức tín dụng năm 1997 và luật các tổ chức tín dụng chỉnh đổi, bổ sung 2004 trên khía cạnh nghiên cứu cơ cấu
Trang 1LỚP TD_T04, KHOA TÍN DỤNG
TIỂU LUẬN NHÓM MÔN LUẬT NGÂN HÀNG
TÌM HIỂU, PHÂN TÍCH NHỮNG ĐIỂM MỚI CỦA
LUẬT CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG
NĂM 2010 SO VỚI NĂM 1997
NHÓM: 03 GVHD: Ths Vương Tuyết Linh
TP.Hồ Chí Minh, 11/2010
Trang 212.Nguyễn Dư Trung
13.Đinh Thiên Tuế
14.Thạch Thị Tỵ
15.Nguyễn Thị Thùy Uyên
16.Ngô Hồ Quốc Việt
2
Trang 3DANH SÁCH PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC
Tìm hiểu, nghiên cứu, soạn thảo nội
dung tiều luận:
Tất cả thành viên trong nhóm
Tổng hợp, soạn file Word hoàn chỉnh:
Dương Việt Long
Hồ Đức Minh
Dư Thị Lan Quỳnh
Quay clip, tham gia quay clip:
Hồ Đức Minh
Dư Thị Lan Quỳnh
Lã Bá Trung
Soạn file Power Point:
Đinh Thiên Tuế
3
Trang 4NHẬN XÉT CỦA CÔ
4
Trang 5GHI CHÚ
1 AIG: tập đoàn bảo hiểm American International Group của Mỹ
2 BKS: Ban kiểm soát
3 CT CTTC: Công ty cho thuê tài chính
Trang 6MỤC LỤC
CHƯƠNG 1
MỘT SỐ THAY ĐỔI KHÁI QUÁT VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC, QUẢN TRỊ ĐIỀU HÀNH CỦA TỔ CHỨC TÍN DỤNG TRONG LUẬT CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG
NĂM 2010 9
1 Một số thay đổi chung: 9
1.1 Quy định rõ ràng hơn về các tổ chức tín dụng: 9
1.2 Bảo vệ quyền lợi khách hàng: 11
2 Thành lập – đăng ký kinh doanh 12
2.1 Quy định về hình thức pháp lý: 12
2.2 Cấp giấy phép hoạt động: 12
3 Cơ cấu tổ chức, quản trị điều hành: 13
3.1 Đơn giản hóa thủ tục hành chính: 13
3.2 Những quy định về nhân sự: 14
3.3 Kiểm tra kiểm sát nội bộ - kiểm toán độc lập: 16
3.4 Tỷ lệ sở hữu cổ phần: 18
CHƯƠNG 2 HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG 20
1 Nhận định chung: 20
2 Những điểm khác biệt giữa luật các TCTD 1997 so với 2010: 20
2.1 Những thay đổi của luật mới so với luật hiện hành: 20
2.1.1 Ngân hàng nước ngoài lo ngại trước quy định mới của luật 2010: 20
2.1.2 Về huy động vốn: 22
2.1.3 Về vấn đề miễn giảm lãi suất, phí, gia hạn nợ: 22
2.1.4 Không được nhận tiền gửi của dân cư: 23
2.1.5 Về việc góp vốn mua cổ phần: 24
2.1.6 Về vấn đề cấp tín dụng: 26
2.1.7 Về vấn đề kinh doanh bất động sản: 26
6
Trang 72.2 Những điểm mới của luật TCTD 2010: 27
2.2.1 Cơ chế xác định phí, lãi suất của TCTD (Điều 91): 27
2.2.2 Về yêu cầu ban hành quy định nội bộ (Điều 93): 28
2.2.3 Về kinh doanh, cung ứng dịch vụ ngoại hối, sản phẩm phái sinh của ngân hàng thương mại (Điều 107): 28
2.2.4 Về phạm vi hoạt động của công ty tài chính, cho thuê tài chính: 28
CHƯƠNG 3 QUẢN LÝ CỦA NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC TCTD, THANH TRA, KIỂM TOÁN 30
1 Về phần quản lý nhà nước: 30
2 Về phần thanh tra: 30
3 Về phần kiểm toán: 30
CHƯƠNG 4 TÀI CHÍNH, HẠCH TOÁN, BÁO CÁO 32
1 Tăng cường thông tin liên lạc với các tổ chức tín dụng: 32
2 Kiểm soát các báo cáo tài chính 33
3 Việc quản lý với chi nhánh ngân hàng nước ngoài, các tổ chức tín dụng có thành phần nước ngoài 34
CHƯƠNG 5 KIỂM SOÁT ĐẶC BIỆT; TỔ CHỨC LẠI, PHÁ SẢN, GIẢI THỂ, THANH LÝ 36
1 Kiểm soát đặc biệt 36
1.1 Các điều khoản đảm bảo an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng 36
1.2 Vai trò, thẩm quyền của ban kiểm soát 37
1.3 Thẩm quyền của ngân hàng nhà nước với các TCTD được kiểm soát đặc biệt 38 2 Tổ chức lại, phá sản, giải thể, thanh lý: 40
LỜI KẾT 41
7
Trang 8LỜI MỞ ĐẦU
Như chúng ta đã biết, ngân hàng cùng các TCTD đóng vai trò hết sức quantrọng trong thị trường tài chính và có ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển kinh tế, đờisống xã hội Với vai trò quan trọng như vậy, việc tạo một khung pháp lí ổn định cho thịtrường này phát triển bền vững là yêu cầu cấp thiết Ngày càng nhiều các TCTD mớiđược thành lập và hoạt động , sự quản lý thiếu chặt chẽ các TCTD là sự đe doạ rất lớnđến nền tài chính, kinh tế quốc gia Do đó, tại cuộc họp khoá X kì họp thứ hai vào ngày12/12/1997, Quốc hội đã ban hành luật Các Tổ Chức Tín Dụng có hiệu lực thi hành từngày 1/10/1998, đây là cơ sở pháp lý để đảm bảo các TCTD hoạt động lành mạnh, antoàn và có hiệu quả
Hơn 10 năm qua nền kinh tế nước ta đã có khá nhiều chuyển biến và phát triển,chúng ta đã mở cửa và hội nhập vào nền kinh tế thế giới, với dấu mốc quan trọng làthành viên chính thức của tổ chức WTO vào ngày 7/11/2006 Từ đây, không chỉ có sựcạnh tranh giữa các TCTD trong nước mà còn có sự tham gia của nhiều TCTD nướcngoài , với bề dày lịch sử hoạt động các tổ chức này kinh doanh trên nhiều lĩnh vực vớinhiều sản phẩm dịch vụ Thực tiễn đó cho thấy Luật các TCTD năm 1997 và luật sửađổi bổ sung năm 2004 đã bộc lộ quá nhiều thiếu sót, khó có thể kiểm soát hệ thống cácTCTD ngày càng đa dạng và phức tạp Gần đây nhất, ta chứng kiến cuộc khủng hoảngtài chính diễn ra ở Mỹ vào cuối năm 2007, khi các đại gia như Lehman Brothers,
kiện đó đã cho ta một bài học về tầm quan trọng của vai trò quản lý các TCTD, chỉ mộtsai sót có thể dẫn đến hậu quả là sự sụp đổ của cả một hệ thống tài chính hàng đầu thếgiới Với yêu cầu từ thực tế cần phải xây dựng bộ luật mới chặt chẽ hơn, linh hoạt hơnđáp ứng yêu cầu thực tế và có thể dự đoán phòng ngừa những rủi ro có thể xảy ra trongtương lai Luật các TCTD năm 2010 ra đời, luật đã chỉnh sửa và bỏ đi một số điều cũ
và bổ sung những điều, khoản mục mới, nhằm giải quyết những vấn đề mà các nhà làmluật cách đây 10 năm chưa lường trước được
Luật các TCTD mới sẽ được ban hành trong vài tháng tới, và ảnh hưởng trựctiếp tới hoạt động của các TCTD, ngân hàng Do vậy, nhóm mình đã nghiên cứu đềtài “Phân tích những điểm mới của luật các tổ chức tín dụng năm 2010 so với luật các
tổ chức tín dụng năm 1997 và luật các tổ chức tín dụng chỉnh đổi, bổ sung 2004 trênkhía cạnh nghiên cứu cơ cấu tổ chức của các TCTD”
Do chưa có sự kiểm chứng của thực tiễn nên những ý kiến đánh giá của nhómchúng tôi mang tính chủ quan, và khó tránh khỏi sai sót, rất mong những góp ý của cô
và các bạn Chúng mình xin chân thành cảm ơn
8
Trang 9Chương 1
MỘT SỐ THAY ĐỔI KHÁI QUÁT VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC, QUẢN TRỊ ĐIỀU HÀNH CỦA TỔ CHỨC TÍN DỤNG TRONG LUẬT CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG NĂM
mà đang có hoạt động ngân hàng thì phải tổ chức lại dưới hình thức là một TCTD hoặcphải chấm dứt ngay hoạt động này (khoản 2, điều 8, luật 2010)1 Ta nhận thấy rằngngay từ phạm vi điều chỉnh đối tượng của luật 2010 đã chặt chẽ hơn luật hiện hành rấtnhiều, nó tạo ra rào cản pháp lý để tránh tình trạng trong quá trình mở cửa hội nhập,con số các đơn vị kinh doanh tiền tệ tăng đáng kể mà chưa chắc đảm bảo đúng quytrình, quy định cũng như đáp ứng tính an toàn của toàn hệ thống
Cụ thể, phạm vi điều chỉnh của luật mới 2010 bao gồm việc thành lập, tổ chức,hoạt động, kiểm soát đặc biệt, tổ chức lại, giải thể các TCTD; thành lập, tổ chức hoạtđộng của chi nhánh ngân hàng nước ngoài, văn phòng đại diện của các TCTD nướcngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng (Điều 1, luật 2010)2 Bổ sungđối tượng có yếu tố nước ngoài, đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế Trước đó,những đối tượng này chỉ được quy định trong các Nghị định, Quyết định, tạo ra sựchồng chéo trong các văn bản quy phạm pháp luật
Theo luật 2010, khái niệm “hoạt động ngân hàng” là việc kinh doanh, cung ứngthường xuyên một hoặc một số các nghiệp vụ: nhận tiền gửi, cấp tín dụng, và cung ứngdịch vụ thanh toán qua tài khoản, trong khi đó luật hiện hành thì phải hiểu là bao gồmtất cả các hoạt động trên Qua đó, khi đã có giấy phép thành lập và hoạt động từNHNN, tùy vào loại hình, TCTD có thể thực hiện một hoặc một số hoặc cả ba hoạt
1 Khoản 2, điều 8, Luật 2010: Nghiêm cấm cá nhân, tổ chức không phải là tổ chức tín dụng thực hiện hoạt động ngân hàng, trừ giao dịch ký quỹ, giao dịch mua, bán lại chứng khoán của công ty chứng khoán.
2 Điều 1 Phạm vi điều chỉnh: Luật này quy định về việc thành lập, tổ chức, hoạt động, kiểm soát đặc biệt, tổ chức lại, giải thể tổ chức tín dụng; việc thành lập, tổ chức, hoạt động của chi nhánh ngân hàng nước ngoài, văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng.
9
Trang 10động ngân hàng nêu trên Đây là một thay đổi quan trong, là cơ sở, tiêu chí để xác địnhmột tổ chức là TCTD.
Với luật hiện hành, chúng ta rất dễ nhầm lẫn giữa các loại hình kinh doanh tiền
tệ, có thể là “ngân hàng”, các tổ chức tín dụng phi ngân hàng như “công ty tài chính”,
“công ty cho thuê tài chính”…, ranh giới của loại hình này với các hoạt động của nóchưa được quy định rõ ràng và minh bạch Điều này là rất nguy hiểm Nếu chúng taphân loại được rõ ràng từng loại hình, và quản lý theo những cách khác nhau tùy thuộcvào từng tiêu thức cụ thể ứng với mỗi loại hình tổ chức thì công việc sẽ trở nên dễ dàng
và hiệu quả Nói rộng ra, khi ban hành luật hay các văn bản dưới luật mà đối tượng bịđiều chỉnh, bị áp chế không cụ thể, thì chắc chắn việc thi hành luật trở nên rắc rối,người chịu thi hành luật thậm chí còn không biết mình nằm trong đối tượng điều chỉnhnào, còn bên lập pháp lại không thể lường hết phạm vi đối tượng để bao trùm chúng.Điều này nghiêm trọng hơn sẽ tạo ra sự không công bằng, thiếu minh bạch, gây nênhỗn độn, rối loạn của thị trường tài chính, tiền tệ
Chính vì những thiếu sót đó, luật 2010 quy định rất rõ “nếu không phải là TCTDthì không được phép sử dụng cụm từ hoặc thuật ngữ “TCTD”, “ngân hàng”, “công tytài chính”, “công ty cho thuê tài chính”, hoặc các cụm từ hay thuật ngữ tương tự dẫnđến việc có thể gây nhầm lẫn cho khách hàng rằng đó là một TCTD” (Điều 5, luật2010) hay (theo điều 3,NĐ 59/2009)3 Một điều nữa mà luật hiện hành chưa nõi rõ đó
là khẳng định luôn rằng TCTD không được tiến hành bất kỳ hoạt động kinh doanh nàokhác ngoài các hoạt động ngân hàng như đã nói rõ ở trên, hay các hoạt động kinhdoanh khác ghi trong giấy phép được NHNN cấp cho TCTD (Điều 90, luật 2010)
Một hạn chế ở đây nữa là luật 2010 đã không quy định về Ngân hàng đầu tư.Cũng có thể do ảnh hưởng cuộc khủng hoảng kinh tế vừa qua mà một phần nguyênnhân đến từ hoạt động cho vay dưới chuẩn của các ngân hàng đầu tư phố Wall Nhưngcũng không thể phủ nhân tầm quan trọng của các Ngân hàng đầu tư trong điều tiết lưulượng dòng vốn của nền kinh tế Theo luật hiện hành, các loại hình ngân hàng củachúng ta bao gồm ngân hàng thương mại, ngân hàng phát triển, ngân hàng đầu tư, ngânhàng chính sách, ngân hàng hợp tác và các loại hình ngân hàng khác (khoản 2, điều20) Nhưng theo khoản 2 điều 4 luật 2010, thì các loại hình ngân hàng bao gồm ngânhàng thương mại, ngân hàng chính sách, ngân hàng hợp tác xã Chính phủ chủ trươngxây dựng mô hình ngân hàng đa năng hạn chế để hướng tới mục tiêu hàng đầu là đảm
3 Điều 5, Luật 2010 Sử dụng thuật ngữ liên quan đến hoạt động ngân hàng: Tổ chức không phải là tổ chức tín dụng không được phép sử dụng cụm từ hoặc thuật ngữ “tổ chức tín dụng”, “ngân hàng”, “công ty tài chính”,
“công ty cho thuê tài chính”
Điều 3, NĐ 59/2009 Sử dụng thuật ngữ “ngân hàng”: Các tổ chức không phải là tổ chức tín dụng không được
phép sử dụng thuật ngữ “ngân hàng” trong tên của tổ chức, trong các phần phụ thêm của tên, văn bản, thông báo hoặc quảng cáo của mình mà thuật ngữ đó có thể gây nhầm lẫn cho công chúng về việc tổ chức của mình là một ngân hàng.
10
Trang 11bảo an toàn hệ thống (các nước phát triển xây dựng mô hình ngân hàng đa năng) Mặc
dù có quy định ở Luật chứng khoán 2006, nhưng để thực hiện nghiệp vụ của ngân hàngđầu tư, ngân hàng thương mại phải thành lập công ty con Tất nhiên điều này cũngnâng cao tính chuyên nghiệp trong hoạt động ngân hàng, nhưng nói chung vẫn khókhăn hơn là có một văn bản pháp lý chính thức ở cấp độ luật đề cập đến hoạt độngngân hàng đầu tư
Quá trình hội nhập, mở cửa nền kinh tế đòi hỏi chúng ta phải tạo ra một môitrường cạnh tranh công bằng, lành mạnh hơn giữa các chủ thể, tổ chức tham gia trên thịtrường Theo luật hiện hành thì các tổ chức tín dụng phi ngân hàng như các công ty tàichính, công ty cho thuê tài chính, bảo hiểm, công ty chứng khoán và những tổ chứcnày được thực hiện kinh doanh một số hoạt động của ngân hàng trừ nhận tiền gửikhông kỳ hạn và làm dịch vụ thanh toán (khoản 3, điều 20), điều này theo thông lệquốc tế là không phù hợp ở chỗ là nó không những bị hạn hẹp ở cách thức kinh doanh,nghiệp vụ kinh doanh mà nó còn chịu một áp lực rất lớn về cạnh tranh, đặc biệt là vớingân hàng thương mại
Không những vậy mà việc hiện nay để phân biệt phạm vi hoạt động của hai loạihình là tổ chức tín dụng phi ngân hàng và ngân hàng cũng không rõ ràng Hiện nay,việc nhận biết chúng dựa vào sản phẩm tài chính trở nên rất khó khăn, điểm cốt lõi củacác tổ chức tài chính phi ngân hàng là chúng xuất hiện từ những giới hạn và rào cảntrong kinh doanh dịch vụ ngân hàng, sử dụng những công cụ và cách thức tổ chức thíchhợp để đáp ứng các nhu cầu tín dụng chuyên biệt
Chính vì những lý do khó nhận biết và quản lý trên mà luật 2010 quy định rõhơn về phạm vi hoạt động của hai loại hình này, theo đó các TCTD phi ngân hàngkhông được phép nhận tiền gửi cá nhân, không được cung ứng dịch vụ thanh toán quatài khoản của khách hàng, quy định này giúp giảm bớt rủi ro cho hệ thống TCTD, mặtkhác cho phép các TCTD phi ngân hàng được mở rộng phạm vi cung ứng các dịch vụngân hàng khác của mình
1.2 Bảo vệ quyền lợi khách hàng:
Bất cứ một văn bản luật nào ban hành, nó đều phục vụ mục đích không nhữngcủa chính tổ chức ban hành, của bản thân nhà nước hay chính phủ mà nó còn phục vụquyền lợi của người dân Hay nói cụ thể hơn nữa trong luật này là phục vụ lợi ích củakhách hàng
Luật hiện hành quy định đối với các tổ chức tín dụng nói chung phải từ chốiviệc điều tra thông tin của cá nhân khách hàng về thông tin liên quan đến “tiền gửi” và
“tài sản” của khách hàng (điều 17, Luật 1997) Luật mới mở rông, quy định một cách
rõ ràng hơn tại điều 14, ngân hàng phải đảm bảo mọi bí mật liên quan đến thông tinkhách hàng, cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho các giao dịch của khách hàng đượcquy định cụ thể tại điều 10 Nói chung tất cả thông tin về khách hàng được đảm bảomột cách toàn diện hơn
11
Trang 122 Thành lập – đăng ký kinh doanh.
vi mô (Điều 4)… Ngoài ra còn đưa vào các hình thức pháp lý cụ thể cho từng loại hìnhTCTD trên và đây chính là điểm đáng chú ý nhất của Luật năm 2010 vì nó chi phối cáckhoản quy định ở phía sau của luật này (quản trị, điều hành, tổ chức, giám sát, họatđộng…) dựa theo từng hình thức pháp lý được quy định cụ thể, rõ ràng, ngoài nhữngquy định chung
Các quy định thể hiện cụ thể ở điều 6 Luật 2010 Mỗi loại hình được tổ chứcmột hình thức pháp lý nhất định Sự cụ thể, rõ ràng này đem lại cho công tác quản lýnhiều thuân lợi vì không còn sự trùng lắp, phức tạp nào cả, mỗi tổ chức sẽ phải hoạtđộng đúng như với hình thức mà nó được tổ chức, quyền nghĩa vụ được quy định mộtcách khách quan theo Luật các TCTD 2010 cũng như Luật Doanh nghiệp 2005
Luật mới 2010 tiếp tục khẳng định quan điểm không có ngân hàng tư nhân bằngviệc quy định: ngân hàng thương mại chỉ được thành lập dưới hình thức duy nhất làcông ty cổ phần đại chúng (khoản 1 điều 6)4, với tối thiểu là 100 cổ đông, trừ haitrường hợp ngoại lệ là ngân hàng 100% vốn nhà nước và ngân hàng 100% vốn nướcngoài Điều này nhằm đảm bảo cho sự an toàn của hệ thống Ngân hàng tư nhân do cánhân, thể nhân đứng ra thành lập, mức độ rủi ro rất cao Có thể nói tầm ảnh hưởng củangân hàng thương mại là rất quan trọng, trong khi loại hình ngân hàng cổ phần đem lại
sự an toàn cao hơn nhiều nhờ sự chia sẻ về quyền lợi cho tất cả chủ thể nắm giữ cổphần TCTD không phải là một doanh nghiệp bình thường, nó bao gồm cả một hệthống, chỉ một sự cố có thể gây ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống, ảnh hưởng rất nghiêmtrọng đến toàn bộ nền kinh tế Việc hạn chế tối đa ngân hàng tư nhân là một địnhhướng an toàn của chính phủ
Trang 13hành quy định chung chung, chưa rõ ràng thì trong Luật mới này, các thủ tục về cấpphép hoạt động được quy định cụ thể trong một chương (chương II, Luật 2010).
Điều 20, Chương II Luật 2010 quy định cụ thể cho từng trường hợp về điều kiệncấp phép, đó là: tổ chức tín dụng; tổ chức tín dụng liên doanh, tổ chức tín dụng 100%vốn nước ngoài; chi nhánh ngân hàng nước ngoài; Văn phòng đại diện của tổ chức tíndụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng; ngân hàng hợp tác
xã, quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô5 Việc quy đinh như thế này tạo điềukiện cho cả hai bên, bên xin giấy phép chuẩn bị chu đáo, không mất thời gian hoànthiện hồ sơ, còn bên xét duyêt có căn cứ để phê chuẩn, cân nhắc kỹ lưỡng Có thể nói,việc quy định một cách cụ thể rõ ràng là rất cần thiết cho sự khởi đầu của một hoạtđộng, Luật 2010 đã quy định triệt để vấn đề này
Về thời hạn xét duyệt, câp giấy phép cũng có nhiều thay đổi theo hướng an toàn
và chi tiết Nếu trong Luật TCTD 1997 quy định: “Trong thời hạn 90 ngày kể từ ngàynhận được đầy đủ hồ sơ xin cấp giấy phép thành lập và hoạt động đối với tổ chức tíndụng, giấy phép hoạt động ngân hàng đối với các tổ chức không phải là tổ chức tíndụng, Ngân hàng Nhà nước phải cấp hoặc từ chối cấp giấy phép Trong trường hợp từchối cấp giấy phép, Ngân hàng Nhà nước phải có văn bản giải thích lý do”6 (điều 24-1997) Luật TCTD 2010 đã có sự phân rõ giữa tổ chức đề nghị cấp phép và văn phòngđại diện TCTD nước ngoài, 180 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ đối với tổ chức
đề nghị cấp phép và thời hạn 60 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ đối với vănphòng đại diện TCTD nước ngoài Và nếu từ chối thì phải trả lời bằng văn bản rõ ràng(điều 22-2010)
Văn phòng đại diện không được tiến hành nghiệp vụ ngân hàng (khoản 2 điều12-luật 1997, điều 125 Luật 2010) Các yêu cầu thấp hơn về điều kiện, tiêu chuẩn nênthời hạn cấp phép cũng được rút ngắn hơn ( 60 ngày so với 90 ngày) Trong khi tổ chức
đề nghị cấp giấy phép có thể là chi nhánh ,TCTD…, nên NHNN cần có nhiều thời gianhơn (180 ngày) để xem xét kỹ hơn các thông tin mà các tổ chức đó báo cáo Thời hạntheo quy định tạo điều kiên cho cơ quan chức năng xem xét, đánh giá để có thể quyếtđịnh một cách đúng đắn Những quy định này một lần nữa thể hiện định hướng đảmbảo an toàn cho hệ thống của dự luật mới này
3 Cơ cấu tổ chức, quản trị điều hành:
3.1 Đơn giản hóa thủ tục hành chính:
Luật các TCTD 2010 bỏ quy định chuẩn y sau các chức danh quản lý, điềuhành, kiểm soát (được quy định trong điều 36 luật 1997), tức là các chức danh nàykhông cần phải được chính thống đốc NHNN (người được ủy quyền) phê duyệt Thayvào đó, NHNN sẽ chấp thuận trước danh sách dự kiến bầu, bổ nhiệm, miễn nhiệm các
5 Trích Điều 20, Luật TCTD 2010
6 Trích Điều 24, Luật TCTD 1997
13
Trang 14chức danh thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban kiểm soát, Tổng Giám đốcmiễn là các thành viên này phải đủ tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định của điều 50 luật2010.
Quy định này ngoài việc đáp ứng được yêu cầu về cải cách hành chính, thựchiện đúng theo chủ trương của chính phủ Việc thay đổi bổ nhiệm một chức vụ nào đódiễn ra khá thường xuyên đặc biệt với các ngân hàng thương mại với số lượng lớn các
cổ đông lớn như thế (tối thiểu là 100 thành viên) thì việc bãi bỏ các quy định này làthật sự cần thiết, giảm bớt được khối lượng công việc của ban lãnh đạo NHNN, chi phígiấy tờ, thời gian đi lại cho cán bộ ngân hàng Mặt khác còn xóa được bất cập vềkhoảng trống pháp lý hiện nay khi các chức danh nói trên đã được Đại hội đồng cổđông bầu nhưng chưa có hiệu lực pháp lý vì chưa được NHNN chuẩn y Cũng cùngquan điểm này Luật các TCTD 2010 cũng bỏ thủ tục chuẩn y điều lệ của TCTD(TCTD chỉ phải đăng ký Điều lệ với NHNN trong vòng 15 ngày kể từ khi được cơquan có thẩm quyền của TCTD thông qua) Như vậy, dự luật mới giảm bớt các thayđổi cần phải chấp thuận trước của NHNN so với quy định của Luật các TCTD 1997
Các quy đinh rõ ràng về thủ tục cấp phép cũng đã được đơn giản hóa nhiều vềthủ tục hành chính Như vậy, việc đơn giản hóa thủ tục đã được quan tâm đáng kể, tuyvẫn còn khá nhiều điều đáng nói nhưng qua đó cũng có những điểm đảm bảo cho mụctiêu hàng đầu là an toàn hệ thống
3.2 Những quy định về nhân sự:
Luật các TCTD 1997 thiếu các quy định cụ thể, đặc thù về tổ chức, quản trị,điều hành, kiểm soát của các tổ chức tín dụng, do vậy, trên thực tiễn đã phát sinh xungđột giữa các quy định hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (có giá trị pháp
lý thấp hơn so với các Luật) với các quy định của Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư,Luật Chứng khoán, Luật Cạnh tranh, Luật Hợp tác xã, Luật Phá sản Điều này đã ảnhhưởng lớn đến hiệu quả, hiệu lực của hoạt động quản lý của Ngân hàng Nhà nước ViệtNam đối với các tổ chức tín dụng Do vậy, Luật các TCTD 2010 đã quy định chi tiết,
cụ thể, rõ ràng về tổ chức và công tác quản trị, điều hành, kiểm soát của từng loại hình
14
Trang 15Luật 1997 quy định về trách nhiệm, quyền hạn của đại hội đồng cổ đông, hộiđồng quản trị; tiêu chuẩn điều kiện đối với chủ tịch và các thành viên của hội đồngquản trị, trưởng ban kiểm soát và các thành viên ban kiểm soát, tổng giám đốc và phótổng giám đốc chưa được rõ ràng, cụ thể Luật các TCTD năm 2010 có hiệu lực vàonăm 2011 đã có những quy định chặt chẽ và rất khắt khe về nhân sự của tổ chức tíndụng Cơ cấu nhân sự cũng được quy định cho từng loại hình tổ chức.
Về điều kiện làm thành viên hội đồng quản trị và thành viên ban kiểm soát, sovới Luật 1997 thì Luật 2010 có những bổ sung cần thiết để đưa ra những yêu cầu caohơn đối với thành viên hội đồng quản trị và thành viên ban kiểm soát Những yêu cầu
bổ sung đó được thể hiện rõ hơn tại các điều 33, 34, 36, 37, 50 như: Ngoài những điềukiện được quy định tại luật các tổ chức tín dụng năm 1997 thì theo Luật 2010 còn bổsung thêm nếu là thành viên của ban quản trị thì phải “là cá nhân sở hữu hoặc ngườiđược ủy quyền đại diện sở hữu ít nhất 5% vốn điều lệ của tổ chức tín dụng, trừ trườnghợp là thành viên hội đồng thành viên, thành viên độc lập của hội đồng quản trị hoặc
có bằng đại học trở lên về một trong các ngành kinh tế, quản trị kinh doanh, luật hoặc
có ít nhất 03 năm là người quản lý của tổ chức tín dụng hoặc doanh nghiệp hoạt độngtrong ngành bảo hiểm, chứng khoán, kế toán, kiểm toán hoặc có ít nhất 05 năm làmviệc trực tiếp tại các bộ phận nghiệp vụ trong lĩnh vực ngân hàng, tài chính, kiểm toánhoặc kế toán”7
Bên cạnh đó Luật 2010 có yêu cầu về trình độ của thành viên ban kiểm soátcũng cao hơn so với Luật 1997 như phải có bằng đại học trở lên về một trong cácngành kinh tế, quản trị kinh doanh, luật, kế toán, kiểm toán; có ít nhất 3 năm làm việctrực tiếp trong lĩnh vực ngân hàng, tài chính, kế toán hoặc kiểm toán
Điều kiện về tổng giám đốc (giám đốc), phó tổng giám đốc (phó giám đốc):Theo Luật 1997 thì những quy định về trình độ của tổng giám đốc, phó tổng giám đốccòn trừu tượng không cụ thể, không rõ ràng Thay vào đó Luật 2010 quy định rất rõ vềđiều kiện của tổng giám đốc, phó tổng giám đốc như: tổng giám đốc (giám đốc) phải
có bằng đại học trở lên về một trong các ngành kinh tế, quản trị kinh doanh, luật, có ítnhất 05 năm làm người điều hành của tổ chức tín dụng hoặc có ít nhất 05 năm làmTổng giám đốc (giám đốc), Phó Tổng giám đốc (phó giám đốc) doanh nghiệp có vốnchủ sở hữu tối thiểu bằng mức vốn pháp định đối với từng loại hình tổ chức tín dụngtheo quy định của pháp luật hoặc có ít nhất 10 năm làm việc trực tiếp trong lĩnh vực tàichính, ngân hàng, kế toán hoặc kiểm toán Luật 2010 đã cấm cả phó tổng giám đốcngân hàng không được làm phó tổng giám đốc của doanh nghiệp khác (điều 34)
Đối với những quy định về kế toán trưởng của các tổ chức tín dụng thì Luật
2010 cũng đưa ra những yêu cầu cao hơn về trình độ kế toán, những quy định cụ thể vềnhân thân quan hệ với tổ chức tín dụng…được trình bày tại điều 33 Luật 2010 Có quyđinh những người từng bị kết án bất kể về tội gì đối với các tội thuộc khung hình phạttrên 3 năm tù, dù được xoá án tích (pháp luật coi như chưa phạm tội) vẫn không bao
7 Điểm c, khoản 1, điều 50, Luật các TCTD 2010
15
Trang 16giờ được làm kế toán trưởng hay giữ chức danh từ giám đốc chi nhánh trở lên (điều33).
Một điểm khác biệt quan trong nữa, các ngân hàng thương mại (tổ chức tín dụng
là công ty cổ phần) phải có thành viên độc lập trong Hội đồng quản trị (khoản 2 điều
50 và điều 62) với những điều kiện rất khó: không phải là người làm việc cho chínhngân hàng trong ít nhất 3 năm trước đó, không sở hữu từ trên 1% vốn điều lệ… Nhữngquy định về thành viên độc lập của hội đồng quản trị này rất rõ so với Luật 1997 Đây
sẽ là những nhân tố đảm bảo hạn chế rủi ro, ngăn chặn sự thâu tóm trong nội bộ tổchức
Với những yêu cầu khắt khe về nhân sự, cho thấy sự cẩn trọng của các nhà điềuhành kinh tế, ngăn chặn sự lũng đoạn hoạt động ngân hàng của các cá nhân, tổ chức là
cổ đông lớn cũng như hạn chế tối đa xung đột lợi ích Có thể thấy rằng mọi sự thay đổicủa dự luật này đều hướng tới xây dựng một hệ thống an toàn cho nền kinh tế, bảo đảmchất lượng đội ngũ quản lý của tổ chức tín dụng đáp ứng yêu cầu ngày càng cao củanền kinh tế
3.3 Kiểm tra kiểm sát nội bộ - kiểm toán độc lập:
So với luật 1997, ở điều 38 - Ban kiểm soát (bộ luật 1997) luật 2004 có sữa đổi,
cơ bản vẫn giống luật 1997 nhưng khác ở k.5 Đ388 quy định ban kiểm soát có bộ phậngiúp việc Đây là điểm mới của luật sữa đổi 2004 so với bộ luật 1997 xuất phát từ tìnhhình kinh tế Việt Nam trong giai đoạn đang có những chuyển biến tích cực giảm tỉtrọng nông lâm nghiệp, tăng tỉ trọng công nghiệp, dịch vụ chuẩn bị cho tiến trình thâmnhập vào thị trường thế giới điển hình là gia nhập vào tổ chức WTO Khi gia nhập tổchức thương mại lớn này đặt ra cho nền kinh tế nói chung và ngành ngân hàng nóiriêng đối đầu với những thách thức, khó khăn lớn Riêng ngành ngân hàng sẽ tăng cácgiao dịch thương mại quốc tế và trong nước, nhiều ngân hàng mới thành lập, các hoạtđộng ngân hàng lúc này sẽ phức tạp hơn buộc ngân hàng cũng phải có hệ thống giámsát chặt chẽ hơn, đa dạng hơn để giảm thiểu rủi ro cho hoạt động ngân hàng Vì vậy,NHNN đã bổ sung, sữa đổi luật 2004 là ban kiểm soát có bộ phận giúp việc để tăngnguồn lực về con người và thiết bị hỗ trợ góp phần gia tăng hiệu quả hoạt động của bankiểm soát, tuy nhiên vẫn chưa hoàn toàn rõ ràng
Để khắc phục nhược điểm này, bộ luật 2010 ra đời Trong bộ luật 2010, bổ sungthêm về bộ phận giúp việc của ban kiểm soát tại khoản 3 điều 44 quy định “BKS có bộphận giúp việc, bộ phận kiểm toán nội bộ, được sử dụng các nguồn lực của tổ chức tíndụng, được thuê chuyên gia và tổ chức bên ngoài để thực hiện nhiệm vụ của mình” Tạikhoản 3 điều 45 nói: “ .BKS thực hiện chức năng kiểm toán nội bộ; có quyền sử dụng
tư vấn độc lập…” Chức năng kiểm soát nội bộ được đề cập như một cách để tổ chức
8 Khoản 5, điều 38, Luật các TCTD 1997 (sửa đổi bô sung 2004): ban kiểm soát: Ban kiểm soát có bộ phận giúp việc và được sử dụng hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ của tổ chức tín dụng để thực hiện các nhiệm vụ của mình.
16
Trang 17có thể tự chủ trong việc rà soát lại các hoạt động của mình, có bộ phận chuyên thựchiện nhiệm vụ này để kịp thời thông báo với ban điều hành về tất cả những vấn đề tồntại của tổ chức, qua đó ban điều hành có phản ứng kịp thời.
Một điểm mới trong bộ luật 2010 nữa là yêu cầu cao hơn đối với kiểm toán độclập (điều 42) So với luật 1997 và sửa đổi bổ sung 2004, Luật 2010 bổ sung tại khoản 1điều 42: “ Trước khi kết thúc năm tài chính, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàngnước ngoài phải lựa chọn một tổ chức kiểm toán độc lập đủ điều kiện theo quy địnhcủa NHNN để kiểm toán các hoạt động của mình trong năm tài chính tiếp theo”9, vìtheo thông lệ quốc tế và yêu cầu chuẩn mực kiểm toán, tổ chức kiểm toán phải tham dựcuộc họp của HĐQT, BKS… để nắm bắt tình hình kinh doanh của TCTD suốt năm tàichính Khoản 3 điều 42 quy định: “tổ chức tín dụng phải thực hiện kiểm toán độc lậplại trong trường hợp báo cáo kiểm toán có ý kiến ngoại trừ của tổ chức kiểm toán độclập” để đảm bảo đánh giá trung thực, chính xác tình hình hoạt động của TCTD Sự thayđổi này xuất phát từ nhiều nguyên nhân:
Thứ nhất, khi mở cửa thị trường sẽ tăng khối lượng dịch vụ trong và ngoàinước, nhiều ngân hàng, tổ chức nước ngoài với sức mạnh tài chính và nhânlực, lợi thế công nghệ…, gia nhập thị trường tạo sức ép cạnh tranh, các ngânhàng trong nước sẽ khó thu hút khách hàng hơn Vì vậy việc tăng cườngcông tác thanh tranh nhằm đảm bảo tính an toàn cho cả hệ thống ngân hàng
và tăng cường công tác kiểm toán - kiểm soát nội bộ nhằm giám sát, ngănngừa sai sót trong từng ngân hàng tạo niềm tin cho công chúng, nâng caothương hiệu, từ đó thu hút khách hàng Các quy định về thanh tra giám sát
đã được NHNN nghiên cứu và ban hành phù hợp với chuẩn mực quốc tếgiúp cho ngân hàng đứng vững hơn trong bối cảnh toàn cầu hóa
Thứ hai, khi gia nhập WTO, quy mô công ty lớn hơn, số lượng cổ đôngnhiều hơn và có cả cổ đông nước ngoài, sự điều hành và quản lý công ty trởnên phức tạp và do đó, cần có một đội ngũ quản trị chuyên nghiệp, theo đó
mà luật yêu cầu ít nhất phải có một nữa số thành viên là chuyên trách, có ítnhất 3 năm làm việc trực tiếp… (khoản 2 điều 44 Luật 2010)
Thứ ba, nhiều ngân hàng lên kế hoạch mở rộng quy mô mạng lưới, nâng caosức cạnh tranh trước sự bành trướng của ngân hàng ngoại Ví dụ như chiếnlược phát triển của VietBank trong năm tới là đẩy mạnh tốc độ phát triểnmạng lưới, nâng số chi nhánh và phòng giao dịch trên cả nước lên 100 điểmvào cuối năm 2010… Ngoài ra, các ngân hàng cũng tham gia vào thị trườngbất động sản, chứng khoán và thị trường vàng Đây là các thị trường có khảnăng sinh lợi cao tuy nhiên đi kèm với nó là rủi ro cao Nếu không có cơ chếgiám sát tốt dễ dẫn đến rủi ro vì vậy, cần có một cơ chế giám sát rủi ro chặtchẽ và an toàn
Các sản phẩm của thị trường chứng khoán Việt Nam còn rất sơ khai, nhưngtrong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, các sản phẩm bày sẽ được
9 Trích Khoản 1, Điều 20, Luật TCTD 2010
17
Trang 18đa dạng hóa và phát triển rất nhanh Vì vậy, cần có một cơ chế giám sát theokịp với sự biến đổi của thị trường này, tạo điều kiện thuận lợi cho sự pháttriển ổn định của ngân hàng Vì thế, mà NHNN đã bổ sung quy định Bankiểm soát có bộ phận giúp việc, được thuê chuyên gia bên ngoài, sử dụng tưvấn độc lập…để có thể theo kịp với sự biến động nhanh chóng của thịtrường,với việc tăng cường chi nhánh, sản phẩm, dịch vụ phức tạp, nếukhông mở rộng giới hạn như vậy Ban kiểm soát khó có thể nắm bắt tốt đượctín hiệu thị trường trong khi cơ chế quản lý và hệ thống thông tin giám sátngân hàng còn yếu, chưa phù hợp với thông lệ quốc tế Theo đó, việc bổsung quy định mới về kiểm toán độc lập cũng nhằm mục đích tăng cườngtính minh bạch, chính xác của thông tin, giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng khihội nhập kinh tế quốc tế, giúp ngân hàng giữ vững thị trường hoạt độngtrong nước và mở rộng thị trường ra nước ngoài.
Thứ tư, theo quyết định mới, ngân hàng được tổ chức dưới hình thức công ty
cổ phần, (trừ các trường hợp được quy định cụ thể tại điều 6 Luật 2010) nênhoạt động của Ban kiểm soát hết sức cần thiết và quan trọng đặc biệt với các
cổ đông vì mục đích chính của BKS là bảo vệ quyền lợi của các cổ đông khi
mà các ngân hàng mở rộng chi nhánh hoạt động
Như vậy, tất cả các chính sách thay đổi của NHNN theo hướng chuẩn mực quốc
tế, phù hợp với tín hiệu thị trường, tăng cường sự minh bạch, tính tự chủ cho hệ thống
10 Điều 55 Tỷ lệ sở hữu cổ phần:
1 Một cổ đông là cá nhân không được sở hữu vượt quá 5% vốn điều lệ của một tổ chức tín dụng.
2 Một cổ đông là tổ chức không được sở hữu vượt quá 15% vốn điều lệ của một tổ chức tín dụng, trừ các trường hợp sau đây…
18
Trang 19ngân hàng, giữ mục tiêu đảm bảo cho sự an toàn của hệ thống tài chính, giúp ngânhàng đứng vững trong bối cảnh toàn cầu hóa.
19
Trang 20Chương 2
HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG
1 Nhận định chung:
Hoạt động của các tổ chức tín dụng có những tác động lớn đến sự ổn định xãhội, phát triển kinh tế của đất nước, vì với tư cách là các trung gian tài chính, tổ chứctín dụng là những doanh nghiệp có khả năng huy động và sử dụng nguồn vốn rất lớntrong xã hội Việc quản lý thiếu chặt chẽ có thể dẫn đến đổ vỡ tổ chức tín dụng, gây ra
sự mất lòng tin trong nhân dân và đe dọa sự ổn định của hệ thống các tổ chức tín dụngcũng như của cả nền kinh tế Do vậy, Luật Các tổ chức tín dụng 2010 đã có nhiều quyđịnh để nâng cao mức độ an toàn trong hoạt động của các tổ chức tín dụng trên cơ sởquán triệt quan điểm: tổ chức tín dụng là các doanh nghiệp đặc biệt, cần được quản lýmột cách đặc biệt và tiếp cận sát với thông lệ quốc tế về các yêu cầu bảo đảm an toàntrong hoạt động ngân hàng Luật các tổ chức tín dụng 2010 được ban hành từ ngày16/6/2010 và có hiệu lực từ ngày 01/01/2011 thay thế luật cùng tên ban hành năm 1997
đã thể hiện được những điểm mạnh, cụ thể, rõ ràng, chặt chẽ hơn nhiều so với Luậthiện hành Chương IV – Hoạt động của tổ chức tín dụng Chương này có 34 điều (từĐiều 90 đến Điều 123), trong đó các quy định chung về hoạt động của tổ chức tín dụng
và phạm vi hoạt động đặc thù của từng loại hình TCTD theo hình thức pháp lý (nhưcông ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, hai thành viên trở lên,hợp tác xã…) Theo luật mới ban hành thì ta thấy luật 2010 đã quy định rõ ràng hơncho từng đối tượng tài chính về phạm vi hoạt động
2 Những điểm khác biệt giữa luật các TCTD 1997 so với 2010:
2.1 Những thay đổi của luật mới so với luật hiện hành:
2.1.1 Ngân hàng nước ngoài lo ngại trước quy định mới của luật 2010:
Theo Điều 90, khoản 2, Luật TCTD 2010: “Tổ chức tín dụng không được tiếnhành bất kỳ hoạt động kinh doanh nào ngoài các hoạt động ngân hàng, hoạt động kinhdoanh khác ghi trong giấy phép được Ngân hàng Nhà nước cấp cho tổ chức tín dụng”11
có nghĩa rằng hoạt động của các TCTD bị hạn chế trong nhận tiền gửi, cấp tín dụng vàdịch vụ thanh toán
Như vậy, liên quan đến các hoạt động khác như ngoại hối, kinh doanh vàng,phát hành thẻ tín dụng, trao đổi ngoại tệ, TCTD phải thành lập công ty con để thựchiện các hoạt động trên Đây là những hạn chế khác biệt với thông lệ quốc tế và hạnchế sự phát triển của các dịch vụ tài chính ở VN Điều này sẽ hạn chế phạm vi hoạtđộng của chi nhánh ngân hàng nước ngoài và ngân hàng 100% vốn nước ngoài theo
11 Trích Điều 90, khoản 2, Luật TCTD 2010
20
Trang 21như đã quy định trong Thông tư 03/2007/TT-NHNN ngày 28/2/2007, Điều 37 và 61.Thông tư này quy định rõ chi nhánh ngân hàng nước ngoài và ngân hàng 100% vốnnước ngoài được phép thực hiện các hoạt động ngoài phạm vi các hoạt động ghi trongGiấy phép nếu được NHNN chấp thuận bằng văn bản hoặc đã có văn bản quy phạmpháp luật quy định về việc thực hiện các nghiệp vụ này, đồng thời trong đó quy định rõchi nhánh ngân hàng nước ngoài là đối tượng áp dụng và được thực hiện các nghiệp vụđó.
Theo các chuyên gia luật cần linh hoạt để NHNN có thể bổ sung thêm các dịch
vụ và hoạt động cho các tổ chức tín dụng khi cần thiết
hạn mức cho vay đối với một khách hàng là 15% trên vốn chủ sở hữu của ngân hàng
mẹ Và vì thế, theo điều 128 của luật mới, các chi nhánh ngân hàng nước ngoài sẽ vi
phạm điều này hoặc vi phạm hợp đồng cho vay đang có hiệu lực và sẽ phải kết thúchợp đồng sớm hơn dự kiến Thêm vào đó, điều này sẽ cản trở các chi nhánh nước ngoàicủa các ngân hàng nhỏ trong việc kinh doanh tại thị trường VN Và sẽ là trở ngại lớnđối với các thành viên mới gia nhập thị trường hoặc các hoạt động mở rộng đầu tư.Điều này sẽ ảnh hưởng đến cả việc thu hút đầu tư nước ngoài nói chung vào VN bởicác chi nhánh ngân hàng nước ngoài có vai trò quan trọng trong việc cấp vốn tại chỗcho các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài, các dự án cơ sở hạ tầng và nhiều ngành côngnghiệp chủ chốt ở VN
Theo các chuyên gia, với nội dung của điều 128 như trong luật mới thì chinhánh ngân hàng nước ngoài tại VN buộc phải thay đổi cơ bản hoạt động tín dụng hiệnnay Trong trường hợp này, một số chi nhánh bắt buộc phải giảm mức cho vay bằngcách thu hồi nợ trước hạn hoặc chuyển khoản vay hiện có cho chi nhánh tại quốc giakhác Mặt khác quy định mới này còn có khả năng làm tăng phần nợ đối với cán cânthanh toán của VN do việc chi nhánh ngân hàng nước ngoài sẽ chuyển các khoản vayvượt hạn mức cho các chi nhánh khác ở nước ngoài Các khoản vay nợ trong nước sẽthành các khoản nợ nước ngoài
Trong khi đó, theo Nghị định 22, một chi nhánh ngân hàng nước ngoài là chinhánh trực thuộc của ngân hàng mẹ, vì vậy các khoản cho vay của chi nhánh phải dựatrên vốn chủ sở hữu của ngân hàng mẹ.13
Theo ông Brett Krause – Citi Bank :
12 Trích Điều 128, Luật TCTD 2010
13 Trích Nghị định 22/2006/NĐ-CP
21
Trang 22“Quy định tổng mức tín dụng cấp cho một khách hàng không vượt quá 15%tổng vốn chủ sở hữu của một ngân hàng sáp nhập hoặc một chi nhánh ngân hàng nướcngoài đồng nghĩa với việc một công ty chỉ có thể vay được tối đa 4,5 triệu USD từ mộtngân hàng nước ngoài tại VN nếu ngân hàng đó có hai chi nhánh, và 2,25 triệu nếu chỉ
có một chi nhánh Điều này dẫn đến việc các DN VN sẽ ít có cơ hội tiếp cận nguồn vốnnước ngoài Và tác động tiêu cực không chỉ đến các DN đầu tư trực tiếp nước ngoài màcòn tác động xấu đến cả các công ty VN và các dự án cơ sở hạ tầng đang tìm kiếmnguồn vốn nước ngoài bởi các dự án loại này đòi hỏi một số vốn rất lớn”.14
Theo ông Ashok Sud – NH Standar Chartered Bank :
“Ở VN một công ty thường chỉ có quan hệ tín dụng với một số ít ngân hàng nhấtđịnh (một hoặc hai ngân hàng), nên DN ít có lựa chọn tiếp cận tín dụng Và trong bốicảnh kinh tế hiện nay việc tiếp cận các nguồn tài chính quốc tế của các NH VN cànghạn hẹp Chính vì vậy NHNN cần nghiên cứu tác động của quy luật này lên hệ thốngngân hàng VN và toàn bộ nền kinh tế Theo ông nên có lộ trình khoảng 4 – 5 năm để
áp dụng quy định về giới hạn cấp tín dụng này thay vì 18 tháng như dự kiến”.15
2.1.2 Về huy động vốn:
Điều 46 luật 1997 quy định: khi được thống đốc ngân hàng nhà nước chấp thuận
tổ chức tín dụng được phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu và các giấy tờ có giákhác để huy động vốn của tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài16 còn ở khoản 1điều 92 luật 2010 thì tổ chức tín dụng được phát hành chứng chỉ tiền gửi, tín phiếu, kỳphiếu để huy động vốn theo quy định của luật này và quy định của ngân hàng nhànước17 Điều này thể hiện tính độc lập và quyền tự quyết hơn của NHNN
2.1.3 Về vấn đề miễn giảm lãi suất, phí, gia hạn nợ:
Nếu như Điều 54 khoản 4 luật 97 qui định rằng: Tổ chức tín dụng được miễn,giảm lãi suất, phí; gia hạn nợ; mua bán nợ theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.Việc đảo nợ được thực hiện theo quy định của Chính phủ18 Thì luật 2010, điều 95 quiđịnh theo luật nội bộ của TCTD