Kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả công cụ chính sách tiền tệ

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG CỤ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM (Trang 33)

- Việc hoạch định chính sách tiền tệ cũng như các công cụ của chính sách tiền tệ cần đặt nó trong một chỉnh thể thống nhất có tính đến sự linh hoạt của thị trường. Chính sách tiền tệ được độc lập với chính sách tài chính và đảm bảo tính thống nhất trong hệ thống các chính sách kinh tế vĩ mô của Nhà nước.

- Thị trường tiền tệ và thị trường liên ngân hàng cần tiếp tục được củng cố và phát triển để một mặt tạo ra tín hiệu cho việc hoạch định chính sách tiền tệ mặt khác là cơ chế lan truyền tốt nhất để phát huy có hiệu quả các công cụ của chính sách tiền tệ.

- Theo hướng đó cần tiếp tục đẩy mạnh quá trình hoàn thiện cơ cấu lại hệ thống ngân hàng để đảm bảo một môi trường cạnh tranh lành mạnh sối động.

- Năng lực kỹ thuật của Ngân hàng Nhà nước cần được nâng cao đặc biệt là trong việc thu thập, xử lý thông tin và ra quyết định điều hành chính sách tiền tệ.

- Cần hoàn thiện hành lang pháp lý về hệ thống ngân hàng, tài chính để cơ chế thực thi chính sách tiền tệ nói chung, các công cụ của chính sách tiền tệ nói riêng được nghiêm minh và có hiệu quả hơn.

- Cần có các biện pháp khuyến khích phù hợp nhằm tạo ra những nếp thói quen mới trong tâm lý của các cá nhân, các doanh nghiệp để giúp việc thực hiện các công cụ của chính sách tiền tệ có hiệu quả hơn. Ví dụ: tạo thói quen thanh toán qua ngân hàng của các tổ chức kinh doanh, thói quen sử dụng hoạt động thị trường mở của các tổ chức tín dụng.

* Đối với công cụ tái cấp vốn

Công cụ tái cấp vốn cần được hoàn thiện theo hướng thực hiện vai trò là công cụ cấp tín dụng ngắn hạn của Ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng Nhà nước cung ứng phương tiện thanh toán cho các tổ chức tín dụng và thực hiện vai trò “người chovay cuối cùng”.

Quy chế tái cấp vốn cần được tiếp tục hoàn thiện, quy định rõ từng hình thức tái cấp vốn (tái chiết khấu, chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có giá ngắn hạn…). Lãi suất tái

cấp vốn, lãi suất tái chiết khấu cần được điều chỉnh ngày càng linh hoạt hơn trên cơ sở bám sát diễn biến thị trường và mục tiêu điều hành chính sách tiền tệ.

* Đối với công cụ dự trữ bắt buộc

Để nâng cao hiệu quả điều tiết của công cụ này, Ngân hàng Nhà nước cần có các giải pháp hoàn thiện công cụ theo hướng mở rộng khả năng kiểm soát tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước và khuyến khích các tổ chức tín dụng sử dụng vốn linh hoạt và hiệu quả. Theo đó, một số nội dung cần xem xét điều chỉnh đối với dự trữ bắt buộc như xem xét không trả lãi cho tiền gửi vượt dự trữ bắt buộc và trả lãi cho tiền gửi dự trữ bắt buộc.

Mở rộng diện tiền gửi phải dự trữ bắt buộc từ 12 tháng lên 24 tháng.

Tỷ lệ dự trữ bắt buộc cần được điều chỉnh linh hoạt, phối hợp đồng bộ với việc điều chỉnh đối với các công cụ khác như tái cấp vốn, nghiệp vụ thị trường mở.

* Đối với nghiệp vụ thị trường mở

Cơ sở pháp lý cho hoạt động của thị trường cần được rà soát lại để kịp thời điều chỉnh theo hướng tạo điều kiện để thu hút thành viên tham gia thị trường mở.

Ngân hàng Nhà nước cần tiếp tục nghiên cứu để mở rộng thêm nhiều loại hàng hoá (như các loại trái phiếu, các chứng khoán do tổ chức tín dụng quốc doanh phát hành...) có thể sử dụng trong các giao dịch nghiệp vụ thị trường mở.

Chất lượng công tác dự báo, điều hành thị trường cần từng bước hoàn thiện trên cơ sở nâng cao trình độ dự báo, cải tiến chế độ cung cấp thông tin trong và ngoài ngành với sự phối hợp chặt chẽ của các đơn vị Ngân hàng Nhà nước, các tổ chức tín dụng, các Bộ ngành liên quan (Bộ Tài chính, Kho bạc Nhà nước).

Đẩy mạnh tiến độ hiện đại hoá hệ thống thanh toán liên ngân hàng. Đây cũng chính là cơ sở để nâng cao hiệu quả của hoạt động nghiệp vụ thị trường mở.

* Đổi mới các công cụ hỗ trợ như lãi suất, tỷ giá

Trước xu hướng hội nhập quốc tế, việc điều hành lãi suất, tỷ giá cần được thực hiện linh hoạt theo hướng tiến tới mục tiêu tự do hoá. Việc điều hành lãi suất cần tiếp tục gắn liền với điều hành tỷ giá. Riêng đối với tỷ giá, thay cho việc gắn Việt Nam đồng với đô la Mỹ, tỷ giá chính thức nên gắn với rổ tiền tệ (gồm đô la Mỹ và các đồng tiền của các bạn hàng lớn như yên Nhật, đồng tiền chung Châu Âu và các nước trong khu vực...). Hơn

nữa, Ngân hàng Nhà nước cần có các biện pháp tiếp tục pháp triển thị trường ngoại tệ liên ngân hàng để tỷ giá thực sự do các lực lượng thị trường quyết định.

Chính sách tỷ giá linh hoạt tạo cơ hội phát triển thị trường sản phẩm phái sinh nhằm phòng ngừa rủi ro khi giao dịch thanh toán quốc tế và đầu tư nước ngoài. Hiện nay, trên thế giới đang giao dịch rất nhiều loại sản phẩm phái sinh như: Option, Forward, Swap, Future. Việt Nam cần phát triển và nâng cao chất lượng của các nghiệp vụ kinh doanh vào bảo hiểm tỷ giá, đặc biệt là nghiệp vụ Swap. Tuy nhiên, do Việt Nam duy trì chính sách tỷ giá cố định khá lâu đã khiến thị trường các nghiệp vụ phái sinh không có cơ hội để phát triển. Hậu quả là doanh nghiệp đã không được sử dụng những sản phẩm có thể bảo hiểm rủi ro trong các hợp đồng kinh tế, trong đó có rủi ro tỷ giá. Trong điều kiện đồng tiền Việt Nam chưa được tự do chuyển đổi trên thị trường, nếu cầu lớn hơn cung thì gía sẽ vượt trần, còn nếu cung lớn hơn cầu thì giá đó nằm dưới giá sàn của Ngân hàng Nhà nước quy định. Từ đó, các doanh nhiệp sẽ có xu hướng mua bán đô la Mỹ trên thị trường chợ đen để thanh toán dù biết đó là một hành vi vi phạm pháp luật. Vì thế, Ngân hàng Nhà nước cần thực thi chính sách tỷ giá linh hoạt, cho phép các nhà đầu tư có cơ hội vận dụng những công cụ phòng ngừa rủi ro ngoại hối, giảm thiểu tác động tiêu cực do biến động tỷ giá hổi đoái, thúc đẩy mở rộng đầu tư nước ngoài.

Ngân hàng Nhà nước vừa đòi hỏi một chế độ tỷ giá thả nổi, vừa ủng hộ chế độ tỷ giá cố định. Một chế độ tỷ giá thả nổi có kiểm soát sẽ là lựa chọn hợp lý. Bên cạnh đó, cũng sẽ rất hữu ích nếu tồn tại song song các công cụ hành chính với mục đích can thiệp kịp thời đến biên độ dao động của tỷ giá, phục vụ cho các mục tiêu kinh tế lớn ở từng thời kỳ.

Việc xác định một chính sách tỷ gía phù hợp đối với từng giai đoạn phát triển của đất nước có tác động rất lớn đến xuất nhập khẩu hàng hoá, xuất nhập khẩu tư bản và đến gía cả hàng hoá trong nước… Trong thời gian qua công cụ tỷ giá ở nước ta đã đóng góp những thành tựu đáng kể trong chính sách tiền tệ như: hạn chế lạm phát, thực hiện mục tiêu hỗ trợ xuất khẩu, cải thiện cán cân thanh toán, tạo điều kiện ổn định ngân sách, ổn định tiền tệ. Tuy nhiên trong việc điều hành tỷ giá, Ngân hàng Nhà nước còn thiếu những giải pháp hữu hiệu trong từng giai đọan để sử dụng công cụ tỷ giá một cách phù hợp.

KẾT LUẬN

Nền kinh tế của nước ta đang đứng trước nhiều khó khăn thách thức của nhu cầu mở cửa và hội nhập. Một chính sách tiền tệ cứng nhắc là kém hiệu quả sẽ không đảm bảo cho nó tránh được những ảnh hưởng mạnh mẽ từ thị trường bên ngoài. Để bắt kịp xu thế của thời đại, chúng ta cần có những điều chỉnh và bổ sung thích hợp trong chính sách tiền tệ theo hướng chủ động phù hợp với hoàn cảnh trong nước, trên cơ sở tham khảo những mô hình của nước ngoài.

Như vậy, chính sách tiền tệ, đặc biệt là các công cụ của nó có vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế thị trường nói chung và nền kinh tế Việt Nam nói riêng. Việc sử dụng các công cụ đó như thế nào sẽ ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển của nền kinh tế ở từng thời điểm cụ thể.

Ở Việt Nam đang trong quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường thì việc áp dụng các công cụ chính sách tiền tệ luôn đòi hỏi phải có sự phù hợp, hiệu quả. Trong những năm đầu của thời kỳ đổi mới việc áp dụng các công cụ điều tiết trực tiếp có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc kiềm chế lạm phát và thúc đẩy kinh tế. Tuy nhiên thời gian gần đây Ngân hàng Nhà nước đã bộc lộ rõ những hạn chế khi nền kinh tế bước sang một giai đoạn phát triển mới. Trong khi đó các công cụ điều chỉnh gián tiếp mới được đưa vào sử dụng và chưa thực sự phát huy hết hoặc chưa thể hiện rõ vai trò của nó do nhiều nguyên nhân gắn với thực lực của nền kinh tế.

Từ đó đòi hỏi Ngân hàng Nhà nước phải có những định hướng và giải pháp đúng trong việc hoàn thiện các công cụ. Để có được điều này, bên cạnh sự định hướng đúng đắn của Đảng và Nhà nước, cần phải có sự phát triển đồng bộ về năng lực Ngân hàng Nhà nước, hệ thống ngân hàng thương mại… và nhiều sự phối hợp đồng bộ khác.

Do đó, việc nghiên cứu tìm hiểu về "Giải pháp nâng cao hiệu quả công cụ chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam" phải được coi là cả một quá trình lâu dài và cần được tiếp tục phát triển về sau. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trong bài viết này, dựa bào những kiến thức tích luỹ được và tìm tòi tham khảo những tài liệu có liên quan. Em xin phân tích một số vấn đề lý thuyết, thực tiễn điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và đưa ra một số giải pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng công cụ chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước. Rất mong nhận được sự góp ý của thầy cô và bạn đọc.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Tiền tệ, ngân hàng và thị trường tài chính -S.MISHKTIW 2. Kinh tế học tập II - SAMUELSON

3. Chuyển đổi sang sử dụng các hoạt động thị trường mở 4. Tiền và hoạt động ngân hàng - TS. Lê Vinh Danh

5. Tiền tệ, hoạt động ngân hàng và sự phát triển kinh tế - M.Fry 6. Tạp chí ngân hàng

7. Tạp chí tài chính

8. Tiền tệ, ngân hàng và thị trường tài chính - GS TS. Lê Văn Tư... 9. Lý thuyết tiền tệ ngân hàng - TS. Nguyễn Thị Mùi

10. Giáo trình Lý thuyết tài chính tiền tệ - ĐH kinh tế quốc dân 11. Chiến tranh tiền tệ

12. Giáo trình Ngân hàng Nhà nước - ĐH kinh tế quốc dân

13. Hệ thống công cụ chính sách tiền tệ quốc gia trong nền kinh tế thị trường - Nguyễn Võ Ngoạn

14. Luật Ngân hàng Nhà nước và các văn bản hướng dẫn thi hành 15. Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X

16. Lý thuyết tiền tệ ngân hàng - TS. Nguyễn Ngọc Hùng 17. Các tài liệu tra cứu trên mạng internet

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG CỤ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM (Trang 33)