1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

vị thế chiến lược của khu kinh tế - thương mại đặc biệt lao bảo trong phát triển hành lang kinh tế đông – tây

124 642 4
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 124
Dung lượng 2,23 MB

Nội dung

Đối với Việt Nam, EWEC có ý nghĩa nhiều mặt vừa giúp phát triển kinh tế,xoá đói giảm nghèo khu vực mmmiền Trung, củng cố quan hệ đặc biệt với nước bạnLào, tăng cường quan hệ hợp tác với

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài:

Trong thời gian vừa qua, nhiều nước trên thế giới, nhất là các nước châu Á

đã và đang có những bước chuyển mình vươn lên nhờ vào việc thành lập các khu

vực tập trung thu hút vốn, khuyến khích sản xuất và các dịch vụ sản xuất, phục vụxuất khẩu và thị trường trong nước với những ưu đãi đặc biệt

Hòa cùng xu thế đó, những năm qua Nhà nước ta đã có nhiều chính sách pháttriển các khu kinh tế cửa khẩu, các khu vực ưu đãi nhằm tạo điều kiện phát huy tiềmnăng, ưu thế của các địa phương biên giới, giúp góp phần mở rộng giao lưu, buônbán, xây dựng các hệ thống phân phối, cung cấp trên các lĩnh vực, nâng cao chấtlượng cuộc sống của người dân địa phương và của khu vực lân cận, cải thiện cơ sở

hạ tầng, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội địa phương Với mục đích đó và nhữngmục tiêu phát triển cao hơn mang tầm chiến lược và quốc tế, ngày 12 tháng 11 năm

1998, Thủ tướng Chính phủ ban hành quy chế Khu vực khuyến khích phát triểnkinh tế và thương mại Lao Bảo theo Quyết định số 219/QĐ-TTg, ngày 12/01/2005

ra Quyết định số 11/2005/QĐ-TTg ban hành quy chế Khu kinh tế - thương mại đặcbiệt Lao Bảo

Để tăng cường khai thác tiềm năng, lợi thế của Tiểu vùng Mekong mở rộng(GMS), đẩy nhanh xóa đói giảm nghèo, giảm bớt chênh lệch về phát triển so với cácvùng khác trong GMS, tăng cường liên kết kinh tế trong tiểu vùng, với khu vực Asean

và với các nước ngoài khu vực, Hành lang kinh tế Đông Tây (EWEC) đã ra đời

Với vị trí địa lý thuận lợi nằm ở bờ đông của Hành lang, là cửa ngõ thông rabiển, với nguồn nhân lực dồi dào và là điểm tập trung nhiều điểm du lịch hấp dẫn,Việt Nam đang nắm giữ một vai trò then chốt trên EWEC Nói đến vai trò của ViệtNam không thể không nhắc đến vị thế chiến lược của Khu KT-TM đặc biệt Lao Bảotrong phát triển Hành lang cũng như đối với sự phát triển kinh tế của tỉnh Quảng Trịnói riêng và khu vực nói chung

Là một mô hình kinh tế thí điểm với những tính chất và đặc điểm rất riêng,sau một thời gian hoạt động, Khu KT-TM đặc biệt Lao Bảo đã thu được những kết

Trang 2

quả nhất định Tuy nhiên, những kết quả mà Khu đạt được vẫn dừng ở mức khiêmtốn, chưa tương xứng với tiềm năng và mục tiêu, kế hoạch đề ra.

Xuất phát từ thực tế trên, việc xác định vị trí và phương hướng nâng cao khảnăng khai thác EWEC của Khu KT-TM đặc biệt Lao Bảo là hết sức cần thiết Do

đó, em xin mạnh dạn chọn đề tài: “Vị thế chiến lược của Khu kinh tế - thương mại đặc biệt Lao Bảo trong phát triển Hành lang kinh tế Đông – Tây”

2 Mục tiêu nghiên cứu đề tài

Thông qua việc nghiên cứu thực trạng hoạt động và đánh giá vị thế của KhuKT-TM đặc biệt Lao Bảo trong phát triển EWEC để tìm ra các giải pháp và kiếnnghị nhằm nâng cao vị thế chiến lược của Khu trong phát triển Hành lang

3 Nhiệm vụ nghiên cứu đề tài

- Tìm hiểu khái niệm, chức năng và vai trò của EWEC

- Tìm hiểu quá trình hình thành Khu KT-TM đặc biệt Lao Bảo, vị thế chiếnlược của Khu đối với EWEC và vai trò của Khu đối với EWEC, nền kinh tếquốc dân và tỉnh Quảng Trị

- Tìm hiểu, đánh giá kết quả hoạt động của Khu KT-TM đặc biệt Lao Bảo từkhi thành lập cho đến nay (1998-2008) và đánh giá vị thế chiến lược của Khuđối với EWEC

- Đưa ra các giải pháp và đề xuất kiến nghị nâng cao vị thế chiến lược của KhuKT-TM đặc biệt Lao Bảo trong phát triển EWEC giai đoạn 2008-2020

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Khu KT-TM đặc biệt Lao Bảo và HLKT Đông – Tây.

- Phạm vi nghiên cứu

+ Về thời gian: Sử dụng số liệu thống kê từ 1998 - 2008 để phân tích hiệntrạng hoạt động của Khu KT-TM đặc biệt Lao Bảo, các giải pháp và kiến nghị chogiai đoạn 2008-2020

+ Về không gian: Khu KT-TM đặc biệt Lao Bảo và các quốc gia trên HLKTĐông – Tây

+ Về nội dung: Đánh giá tiềm năng, lợi thế phát triển sản xuất, thương mại,dịch vụ - du lịch, thực trạng hoạt động, xây dựng định hướng và đề xuất giải pháp

Trang 3

cơ bản phát triển Khu KT-TM đặc biệt Lao Bảo nhằm khai thác tốt hơn nữa những

cơ hội EWEC mang lại

5 Phương pháp nghiên cứu:

Trong quá trình nghiên cứu, khóa luận sử dụng một số phương pháp cụ thể như:phương pháp tổng hợp, phân tích, xử lí số liệu, phương pháp so sánh, đánh giá vàphỏng vấn chuyên gia

6 Kết cấu của đề tài: Khóa luận gồm có 3 Chương

- Chương 1: Khái quát về HLKT Đông - Tây và Khu KT-TM đặc biệt Lao Bảo

- Chương 2: Đánh giá vị thế chiến lược của Khu KT-TM đặc biệt Lao Bảo

trong phát triển EWEC giai đoạn 1998 – 2008

- Chương 3: Giải pháp nâng cao vị thế chiến lược của Khu KT-TM đặc biệt

Lao Bảo trong phát triển EWEC giai đoạn 2008-2020

Hoàn thành khóa luận này, em xin được gửi lời cám ơn chân thành đến Thầygiáo, PGS TS Nguyễn Hữu Khải – giảng viên trường đại học Ngoại thương đã tậntình chỉ bảo, hướng dẫn giúp em trong quá trình thực hiện đề tài, cũng như các cô chúanh chị trong Ban quản lý Khu KT-TM đặc biệt Lao Bảo, Chi cục Hải quan cửa khẩu

Lao Bảo, Đồn biên phòng cửa khẩu Lao Bảo, Sở Kế hoạch đầu tư, Ban quản lý các

khu du lịch Quảng Trị đã góp ý và giúp đỡ nhiệt tình Tuy nhiên, do quy mô của đềtài tương đối lớn, thời gian nghiên cứu hạn hẹp, đề tài không tránh khỏi phần thiếusót Em mong nhận được những ý kiến đóng góp xây dựng từ các thầy cô giáo, cácnhà nghiên cứu, quản lý trong và ngoài nước nhằm xây dựng và phát triển đề tàihoàn chỉnh hơn, có giá trị đóng góp hơn đối với sự phát triển của tỉnh Quảng Trị nóiriêng và nước nhà cũng như khu vực nói chung

Sinh viên,

Nguyễn Thị Phương Thảo

Trang 4

CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ HLKT ĐÔNG – TÂY VÀ KHU

KT-TM ĐẶC BIỆT LAO BẢO

1.1 Hành lang kinh tế Đông – Tây:

1.1.1 Giới thiệu về HLKT Đông – Tây

1.1.1.1 Khái niệm HLKT Đông – Tây

a Khái niệm “hành lang kinh tế”

Để hiểu được EWEC thì chúng ta phải đi từ khái niệm “hành lang kinh tế” + Từ điển Oxford Advanced Learner’s dictionary tái bản lần thứ ba có địnhnghĩa: “Corridor: (1) A long narrow passage, from which door open into rooms (2)

a long narrow strip of land belonging to one country that passes through theland of another country” Tạm dịch như sau: Hành lang: (1) Một đường đi hẹp, dài,

từ đó có cửa mở vào các phòng (2) Một dải đất hẹp, dài của một quốc gia đi quaphần đất của quốc gia khác Bản thân từ "hành lang" trong “hành lang kinh tế” được

khóa luận sử dụng là nghĩa thứ 2 trong cách giải thích trên, chỉ một vùng, một khu vực địa lý hẹp, dài nối liền các vùng lãnh thổ với nhau Các vùng lãnh thổ này có thể cùng một quốc gia hoặc thuộc các quốc gia khác nhau

+ Có nhiều cách hiểu khác nhau về HLKT:

PGS.TS Đinh Ngọc Vượng – Viện nhà nước và pháp luật có đưa ra khái

niệm HLKT: “HLKT là một khu vực, một vùng địa lý - lãnh thổ nối liền các vùng lãnh thổ của một hoặc nhiều quốc gia với mục đích liên kết, hỗ trợ lẫn nhau để khai thác có hiệu quả lợi thế so sánh của các khu vực địa - kinh tế nằm trên cùng một dải theo trục giao thông thuận lợi nhất cho việc lưu thông hàng hóa và liên kết kinh tế giữa các vùng bên trong hành lang, cũng như các vùng kế cận” [42]

Tháng 9-1998, Hội nghị bộ trưởng lần thứ VIII về hợp tác GMS do ADB chủtrì tại Manila đã đưa ra khái niệm HLKT như sau: “HLKT là một tuyến liên kết kinh

tế dựa vào địa lý giữa các vùng lãnh thổ của một hoặc nhiều quốc gia bởi các chínhsách kinh tế nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế của vùng liên kết” [4]

Trang 5

Tuy nhiên, khóa luận xin được thống nhất cách hiểu như sau: Hành lang kinh tế là một khu vực, một vùng địa lý nối liền các khu vực liền kề nhau của một hoặc nhiều quốc gia với mục đích tạo các điều kiện thuận lợi cho việc di chuyển người, hàng hóa; thu hút đầu tư và kết hợp chặt chẽ các hoạt động kinh tế trên cơ

sở tận dụng lợi thế so sánh của từng vùng từ đó thúc đẩy phát triển kinh tế

b Khái niệm Hành lang kinh tế Đông – Tây

Chương trình hợp tác GMS được ADB khởi xướng từ tháng 10-1992, với sựtham gia của 6 nước: Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái lan, Myanmar và TrungQuốc (Vân Nam) nhằm thúc đẩy hợp tác thiết thực và hiệu quả trong khu vực

Khái niệm EWEC được đưa ra lần đầu tiên tại Hội nghị lần thứ VIII các Bộtrưởng GMS, tổ chức tại trụ sở ADB, Manila (Philipin), tháng 10-1998 và được Hộinghị cấp cao Asean lần thứ 6 đưa vào chương trình hành động Hà Nội tháng12.1998 Được quan tâm rất kỹ, lại được sự hỗ trợ một cách đắc lực về tài chính lẫn

kỹ thuật của ADB và chính phủ Nhật Bản, EWEC phát triển nhanh hơn những dự

án khác đang triển khai giữa các nước GMS EWEC đã được thống nhất ưu tiênthực hiện đầu tiên trong số các hành lang đưa ra bàn thảo tại hội nghị: HLKT BắcNam (NSEC), HLKT Đông – Tây (EWEC), HLKT phía Nam (SEC) (Phụ lục 8)

EWEC là một HLKT có chiều dài 1.450km đi qua 14 tỉnh, thành phố của lãnh thổ 4 nước trong khu vực Đông Nam Á (Myanma – Thái Lan – Lào và Việt Nam).Ơ Việt Nam, EWEC bắt đầu từ cửa khẩu quốc tế Lao Bảo, tỉnh Quảng Trị chạy dọc theo đường 9 về Quốc lộ 1A ở Đông Hà, vào Thừa Thiên Huế qua đường hầm Đèo Hải Vân đến Đà Nẵng Ngoài ra, tuyến Hành Lang này còn giao với một

số tuyến đường huyết mạch Bắc Nam các quốc gia trong vùng như tuyến Yangon – Dawei (Myanma), Chiang Mai – Băng Cốc (Thái Lan), đường 13 (Lào) và đường

Hồ Chí Minh, quốc lộ 1A (Việt Nam) [44]

1.1.1.2 Đặc điểm:

Căn cứ vào mục đích xây dựng, người ta có thể chia ra nhiều loại HLKTnhư: Hành lang thương mại (trade corridors), Hành Lang kĩ thuật (technologycorridors), Hành Lang cơ sở hạ tầng (infrastructure corridors), Hành Lang công

Trang 6

nghiệp (industrial corridors), Hành Lang du lịch (tourism corridors), Hành Langphát triển (development corridors) [44]

EWEC là một hành lang phát triển nên ngoài những đặc điểm của mộtHLKT như: Là một khu vực địa lí xác định; Nhấn mạnh các sáng kiến song phươnghơn là các sáng kiến đa phương; Đòi hỏi phải có sự quy hoạch không gian và vật lí

cụ thể để tập trung phát triển hạ tầng và đạt được những hiệu quả thiết thực nhất

EWEC cũng có một số đặc điểm riêng EWEC đa dạng về địa hình, khí hậu,

có đồng bằng ven biển Ma-lam-ông (Myanma), miền đất thấp và nhiều đồi núi phíaBắc Thái Lan, vùng đồng bằng ẩm ướt, rừng và cây bụi lúp xúp Sa-va-na-khét (Lào)

và vùng đồi núi trung du miền Trung Việt Nam Hoạt động thương mại của EWECtập trung vào 6 thành phố lớn: Ma-lam-ông, Phu-san-lốc, Khôn-ca-en, Sa-va-na-khét, Huế, Đà Nẵng và một số thành phố nhỏ khác Hầu hết các địa phương nằmtrên EWEC có nền kinh tế phát triển chậm, không đồng đều, tỉ lệ đói nghèo cao,mật độ dân số còn thấp, nông nghiệp đóng vai trò chủ đạo, sự phát triển côngnghiệp còn hạn chế, nhất là công nghiệp sản xuất và chế biến Đồng thời, EWECcũng giao thương với một số tuyến đường huyết mạch Bắc - Nam như: Y-ăng-gun(Yangon) - Đa-ôi (Dawei), Chiềng-mai (Chiang Mai) - Băng-cốc (Bangkok),Đường 13 (Lào) và Quốc lộ 1A (Việt Nam), có điều kiện thuận lợi để phát triểnthương mại theo hướng bắc hoặc hướng nam đến các trung tâm thương mại lớn nhưBăng-cốc và thành phố Hồ Chí Minh EWEC tuy là liên vùng nghèo nhưng có tiềmnăng phát triển: Miền Trung Việt Nam có vị trí địa lý thuận lợi nằm giữa trục giaothông Bắc – Nam, làm cửa ngõ hành lang đường bộ xuyên Quốc gia tiến ra biển,gắn vào đường hàng hải quốc tế, có nhiều cảng nước sâu, nguồn tài nguyên biển,điều kiện phong phú phát triển du lịch; Trung và Hạ Lào có tiềm năng về đất nônglâm nghiệp, thuỷ điện, khoáng sản Các tỉnh Đông Bắc Thái Lan và của Myanma cótiềm năng lớn về nông nghiệp, sản xuất hàng tiêu dung, vật liệu xây dựng EWECcòn là một môi trường thử nghiệm cho một chính sách kinh tế mới, đặc biệt là vớiMyanma, Lào và Việt Nam

Trang 7

1.1.1.3 Chức năng:

EWEC có các chức năng: Tạo động lực thúc đẩy mối quan hợp giữa cácnước Myanma, Thái Lan, Lào và Việt Nam thông qua phát triển đầu tư, thương mại;Góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế bằng việc tạo môi trường thuận lợi cho sản xuấtkinh doanh; Thực hiện các phương thức nhằm giảm thiểu chi phí về giao thôngtrong khu vực và tạo điều kiện cho việc lưu chuyển hàng hoá và con người dễ dànghơn thông qua việc khai thông tuyến Hành lang và nâng cấp cơ sở hạ tầng; Thôngqua các chương trình phát triển KT-XH góp phần xoá đói giảm nghèo, hỗ trợ pháttriển cho các khu vực nông thôn và biên giới, nâng cao thu nhập cho các nhómngười có thu nhập thấp, tạo cơ hội việc làm cho phụ nữ; Ngoài ra EWEC còn là môitrường thử nghiệm cho các chính sách kinh tế mới, đặc biệt là ở Myanma, Lào vàViệt Nam Chiến lược phát triển của EWEC sẽ góp phần quan trọng, tạo điều kiệnphát triển toàn diện cho các tỉnh có EWEC đi qua

1.1.1.4 Mục tiêu của EWEC

Sự ra đời của EWEC là nhằm thực hiện các mục tiêu sau: Tăng cường hơnnữa hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư và phát triển giữa 4 quốc gia trên Hành lang(Việt Nam, Lào, Thái Lan và Myanma), khai thác tiềm năng lợi thế cho sự pháttriển chung của tiểu vùng; Giảm chi phí vận chuyển và tạo điều kiện thuận lợi choviệc vận chuyển, lưu thông hàng hoá, nguyên vật liệu và đi lại của con người; Hỗtrợ cho các khu vực nông thôn và biên giới xóa đói giảm nghèo, nâng cao thu nhập,tạo thêm cơ hội việc làm cho các nhóm người có thu nhập thấp, giảm chênh lệch sovới các vùng khác trong GMS; Phát triển du lịch, công nghiệp và nông nghiệp;Tăng cường liên kết kinh tế tiểu vùng với khu vực ASEAN và các quốc gia trongkhu vực [8]

1.1.2 Vai trò của EWEC đối với sự phát triển của các nước tham gia:

EWEC đã đang và sẽ đem lại lợi ích thiết thực và lâu dài cho các quốc giathành viên Cụ thể là:

Trang 8

1.1.2.1 Kết nối giao thông, xoá đói giảm nghèo, thu hẹp sự chênh lệch về phát triển

so với các địa phương khác của mỗi nước và phát triển cơ sở hạ tầng

Các vùng biên giới 4 nước Myanma, Thái Lan, Lào và Việt Nam có giaothông đi lại, việc vận chuyển và lưu thông hàng hoá, nguyên vật liệu và việc đi lạicủa con người gặp rất nhiều khó khăn Trước tình hình đó, sự hình thành EWEC làmột yêu cầu khách quan để xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng, đẩy nhanh tốc độlưu chuyển hàng hoá và dịch vụ, đẩy nhanh việc đi lại của con người, do đó nângcao sức cạnh tranh của hàng hóa - dịch vụ và hiệu quả trao đổi thương mại cũngnhư tạo điều kiện cho con người có thể lưu thông trên tuyến đường này Giao thông,giao lưu hàng hoá, dịch vụ phát triển sẽ tạo công ăn việc làm và tạo điều kiện chonhân dân các vùng và địa phương thuộc EWEC phát triển mạnh hơn về kinh tế, vănhoá, đời sống góp phần tăng cường an ninh mỗi nước và khu vực, tăng cường tinhthần hữu nghị giữa các nước

1.1.2.2 Khai thác tiềm năng, lợi thế của mỗi nước

Các vùng, địa phương của mỗi nước trong EWEC đều có đặc điểm và thếmạnh riêng về tài nguyên thiên nhiên, con người, văn hoá, kinh tế Nhờ có EWEC,các địa phương này có thể bổ sung, hỗ trợ cho nhau nhằm mở rộng thị trường Cáctỉnh miền Trung Việt Nam nằm giữa trục giao thông Bắc - Nam, là cửa ngõ hànhlang đường bộ xuyên quốc gia tiến ra biển, gắn vào đường hàng hải quốc tế; cónhiều cảng nước sâu, nhiều tài nguyên biển, điều kiện phong phú phát triển du lịch

Do đó, các tỉnh thuộc miền Trung Việt Nam có thể đóng vai trò động lực thúc đẩykinh tế vùng thông qua mở rộng đầu tư, thương mại, dịch vụ du lịch, qua đó thúcđẩy giao lưu văn hóa và kinh tế giữa các địa phương thuộc Hành lang 4 nước Hiệnnay, với các chính sách thuận lợi về thông quan cho người và hàng hóa vận chuyểntrên Hành lang, hàng hóa XNK qua cửa khẩu quốc tế Lao Bảo đang ngày càng tăngmạnh Trung và Hạ Lào giàu tiềm năng nông, lâm nghiệp, thủy điện, khoáng sản Cáctỉnh Đông Bắc Thái Lan và các tỉnh của Myanma có tiềm năng lớn về nông nghiệp,sản xuất hàng tiêu dùng, vật liệu xây dựng Chạy dọc EWEC là khu vực đa sắc tộc,

Trang 9

văn hóa đa dạng, nhiều danh lam thắng cảnh, di tích nổi tiếng được quốc tế côngnhận, có sức hấp dẫn về môi trường xã hội, văn hóa, du lịch

1.1.2.3 Góp phần mở rộng kinh tế đối ngoại

EWEC không chỉ góp phần phát triển thương mại, đầu tư, du lịch giữa cácquốc gia trên Hành lang mà còn thu hút FDI từ ngoài khu vực thông qua việc kếtnối với các thị trường quốc tế và với khu vực Đông Á Do đó, EWEC sẽ trở thànhhành lang hợp tác hữu nghị, cùng phát triển của các nước trong khu vực và thế giới.Việt Nam có thể trở thành trung tâm của sự hợp tác liên kết giữa các vùng, địaphương từ du lịch biển, du lịch sinh thái đến du lịch văn hoá, lịch sử Với sự pháttriển của hệ thống giao thông xuyên Á (hiện nay đã có 7 tuyến đường ASEAN đượcxây dựng trên lãnh thổ Việt Nam có chiều dài 3.880,82km, trong đó có ASEAN 8dài 83,4km theo trục Đông Hà - cửa khẩu Lao Bảo - Lào (6) thuộc EWEC) đã chophép kết nối 4 di sản văn hoá thế giới của các nước trong khu vực tạo diều kiệnthuận lợi thu hút đầu tư, thương mại và du lịch của thế giới vào EWEC nói riêng vàASEAN nói chung

1.1.2.4 Tham gia sâu hơn vào lao động toàn cầu

Khu vực tiểu vùng sông Mêkông cũng như các khu vực khác đang đẩy mạnhquá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại hoá, lợi thế hoá nhờ vậy

có thể phân công lao động quốc tế của các khu vực có thể tham gia sâu hơn vàophân công lao động toàn cầu để từ đó có thể gắn kết thị trường khu vực này với thịthế giới từ đó giúp giải quyết các vấn đề về xã hội

1.1.2.5 Tạo khả năng tăng cường an ninh khu vực

EWEC ra đời và hoạt động có hiệu quả sẽ tạo thuận lợi mới cho nền kinh tếcủa 4 nước phát triển Kinh tế phát triển sẽ tạo cho an ninh có điều kiện để củng cố,tăng cường một bước, nhất là cơ sở vật chất và lòng dân Khi EWEC đi vào hoạtđộng, sẽ hình thành một thị trường khu vực liền kề nhau tạo ra cho 4 nước cơ hội đểphát triển kinh tế Mặt khác, EWEC cũng sẽ tạo ra sự tuỳ thuộc lẫn nhau, đan xenlợi ích kinh tế có lợi cho phát triển kinh tế và củng cố lòng tin của mỗi nước Thông

Trang 10

qua việc thu hút các nhà đầu tư của các nước trong khu vực và bằng sự đan xen lợiích kinh tế dẫn đến đan xen lợi ích an ninh giữa các nước trong vùng, với các đốitác nước ngoài khác, có thể góp phần cải thiện môi trường an ninh biên giới trênhành lang 4 nước và khu vực Từ đó tạo ra môi trường khu vực ổn định hơn, lợi thếhơn trong quá trình hợp tác và đấu tranh bảo vệ an ninh, góp phần giữ vững hoàbình, ổn định và phát triển kinh tế mỗi nước và khu vực.

Do đó, sự ra đời của EWEC là rất cần thiết, là sợi dây liên kết, thúc đẩy pháttriển kinh tế, giao lưu văn hoá xã hội giữa các quốc gia và các địa phương

Đối với Việt Nam, EWEC có ý nghĩa nhiều mặt vừa giúp phát triển kinh tế,xoá đói giảm nghèo khu vực mmmiền Trung, củng cố quan hệ đặc biệt với nước bạnLào, tăng cường quan hệ hợp tác với các nước EWEC cũng như liên kết kinh tế trongTiểu vùng Mekong, qua đó tiếp tục hội nhập sâu rộng hơn vào khu vực ASEAN.Theo Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Vũ Dũng, với sự hình thành của EWEC, các nướcnhư Lào và Thái Lan có thể tận dụng cảng nước sâu của Việt Nam và đây cũng chính

là con đường cho Việt Nam mở rộng đầu tư sang ba nước phía Tây hành lang

1.1.3 EWEC đối với tỉnh Quảng Trị

Quảng Trị nằm ở Miền Trung Việt Nam, là giao điểm của các huyết mạchgiao thông quan trọng: Quốc lộ 9, EWEC nối Quốc lộ 1A, đường sắt Bắc Nam,đường Hồ Chí Minh với các cảng biển Miền Trung như: Cửa Việt, Chân Mây, ĐàNẵng… tạo điều kiện hết sức thuận lợi để mở rộng giao thương, phát triển kinh tế,thương mại và văn hóa xã hội

Với vị trí là tỉnh "đầu cầu" của Việt Nam trên EWEC, từ rất sớm (1998) tỉnhQuảng Trị đã chủ động tham gia chương trình hợp tác phát triển hành lang này.Tỉnh đã ban hành nhiều Nghị quyết về phát triển KT-XH gắn với EWEC, trong đó

có Nghị quyết về đẩy mạnh đầu tư, khai thác tiềm năng, lợi thế EWEC đến 2010, cótính đến năm 2015 Quảng Trị đã tập trung xây dựng Khu KT-TM đặc biệt Lao Bảo

để khai thác tiềm năng lợi thế về KT-TM của các nước nằm trên EWEC, tạo cơ hội

để hội nhập và phát triển Đây là một mô hình khu kinh tế rất mới, duy nhất hiện có

ở Việt Nam (sẽ trình bày ở phần tiếp theo của đề tài này)

Trang 11

Song song với quá trình xây dựng Khu KT-TM đặc biệt Lao Bảo, Quảng Trị

đã hình thành nên Khu công nghiệp Nam Đông Hà với diện tích 136ha, đến nay đã

cơ bản hoàn thành hệ thống cơ sở hạ tầng giai đoạn I, thu hút 5 dự án đầu tư vớitổng vốn đăng ký đầu tư trên 891 tỷ đồng (tương đương 55 triệu USD), đồng thờiđang triển khai xây dựng Khu công nghiệp Quán Ngang Bên cạnh đó, tỉnh QuảngTrị cũng đã quan tâm đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật, hìnhthành nên chuỗi đô thị dọc theo EWEC và các vùng phụ cận như: Nhà ga cửa khẩuQuốc tế Lao Bảo với kiến trúc đẹp, khang trang gắn với việc xây dựng Khu CôngThương mại Dịch vụ tại thị trấn Lao Bảo tạo dấu ấn cho du khách nước ngoài khiđặt chân đến Việt Nam Đồng thời tỉnh cũng đã quy hoạch và triển khai xây dựngthị trấn Đakrông, thị trấn Cam Lộ, Ái Tử, Diên Sanh, thị xã Đông Hà và một sốcụm điểm dịch vụ tổng hợp khác Đầu năm 2009, tin vui dồn dập đến với QuảngTrị: Theo kế hoạch phát triển KT-XH của tỉnh và chương trình đô thị hoá, tháng9/2009 thị xã tỉnh lỵ Đông Hà sẽ chính thức lên thành phố; Chính phủ cũng đã nhấttrí chủ trương cho tỉnh đầu tư xây dựng sân bay Gio Quang (cách thị xã Đông Hà 20

km về phía Bắc) và thành lập Khu kinh tế biển phía Đông Nam của tỉnh gắn vớicảng đào nước sâu Mỹ Thuỷ (cách Đông Hà 35 km về phía Đông Nam)

Nói đến EWEC thì không thể không nhắc đến biển vì trên suốt chiều dài1.450km, EWEC chủ yếu chạy trên đất liền, qua các bình nguyên trung du và đồinúi Các bãi biển hoang sơ nhưng đầy ắp nắng gió từ Cửa Việt, Cửa Tùng, Mỹ Thuỷcủa Quảng Trị, Chân Mây – Lăng Cô của Thừa Thiên Huế và Xuân Thiều, Tiên Sacủa Đà Nẵng sẽ làm thoả cơ ‘khát biển’ của du khách - một lượng lớn cư dân phíaTây (Đông Bắc Thái Lan – Lào) do chịu ảnh hưởng về địa hình cao, thời tiết khônóng, sẽ theo các Tour du lịch trên EWEC về với du lịch biển phía Đông Ngày20/12/2006, cầu Hữu Nghị II (Mukdahan-Savannakhet) bắc qua sông Mekong đãđược khánh thành, đánh dấu sự khơi thông của EWEC Sau sự kiện ấy, lượng dukhách theo EWEC qua cửa khẩu Quốc tế Lao Bảo vào Việt Nam đã tăng lên đáng

kể (Năm 2005 có 156.000 lượt người, năm 2006 có 274.000 lượt người, năm 2007

có 450.000 lượt người, năm 2008 có 630.000 lượt người), trong đó chủ yếu làkhách Thái Lan Hy vọng rằng, chỉ với khoảng cách 240km từ cầu Hữu Nghị II đến

Trang 12

Lao Bảo và chỉ hơn 300 km đến với các bãi biển của Miền Trung Việt Nam, lượng

du khách của Thái Lan và khách du lịch các nước đến Thái Lan đi bằng đường bộqua cửa khẩu Quốc tế Lao Bảo vào Việt Nam sẽ gia tăng mạnh hơn trong các nămtiếp theo Để đón đầu xu thế này, Quảng Trị đã tiến hành lập quy hoạch 2 khu dulịch biển là Cửa Việt và Cửa Tùng Đến nay đã thu hút và triển khai thủ tục đầu tưcho 26 dự án có tổng diện tích 556 ha với trên 3.300 tỷ đồng (tương đương 200 triệuUSD) vốn đăng ký đầu tư, trong đó có 12 dự án đã và đang xây dựng với tổng sốvốn đầu tư gần 200 tỷ đồng (tương đương 12 triệu USD)

Song song với sự chuẩn bị về CSHT và chính sách thu hút đầu tư, Chính phủViệt Nam đã chỉ đạo các Bộ ngành liên quan và tỉnh Quảng Trị đã tăng cường tiếnhành cải cách thủ tục hành chính tại Cửa khẩu quốc tế Lao Bảo Từ năm 2005, hainước Lào và Việt Nam đã chính thức khai trương thí điểm "kiểm tra một lần tại mộtđiểm dừng" tại cặp cửa khẩu quốc tế Lao Bảo - Densavan và đang tích cực triểnkhai thực hiện để đưa mô hình này được thực hiện hiệu quả hơn, thuận lợi hơn cho

du khách và nhà đầu tư

Nhằm tăng cường mở rộng hoạt động đối ngoại và kinh tế đối ngoại, tỉnhQuảng Trị đã chủ động tiến hành nhiều hoạt động tăng cường hợp tác hữu nghị vớicác nước láng giềng, trong đó có Lào, Thái Lan Từ sau tháng 07/2002, sau khi tỉnhQuảng Trị tổ chức Hội thảo hợp tác phát triển giữa các tỉnh miền Trung Việt Nam -Đông Bắc Thái Lan và Trung Lào, quan hệ hợp tác giữa tỉnh Quảng Trị và các tỉnhĐông Bắc Thái Lan đã phát triển không ngừng Quảng Trị đã đón nhiều đoàn đạibiểu cấp cao của Thái Lan đến thăm và làm việc, các đoàn doanh nghiệp trên cáclĩnh vực: Thương mại, đầu tư, du lịch, dịch vụ đến tìm hiểu khả năng và cơ hộihợp tác đầu tư; các đoàn giao lưu văn hoá nghệ thuật, thể dục thể thao, du lịch, cáctrường đại học, cao đẳng đến từ các tỉnh Khonkaen, Mukdahan, Nakhon Phanom,Mahasalakham, Kalasin, Sakon Nakhon Đặc biệt, tháng 7/2004 và tháng 7/2007,Quảng Trị đã tổ chức thành công lễ hội “Nhịp cầu xuyên Á” lần thứ nhất và lần thứ

2, trong đó có sự tham gia của các quan chức, đoàn nghệ thuật, đoàn thể thao và cácdoanh nghiệp đến từ Lào và các tỉnh Đông Bắc Thái Lan Tháng 9/2007, Quảng Trịcũng đã tích cực tổ chức, triển khai các hoạt động tại Quảng Trị nhằm hưởng ứng

Trang 13

Tuần lễ Hành lang kinh tế Đông Tây theo sáng kiến của Bộ Ngoại giao Việt Nam.Tuần lễ này đã liên kết các quốc gia, địa phương dọc Hành lang, tạo cú huých quantrọng để nâng cao nhận thức về EWEC, quảng bá rộng rãi những tiềm năng, nhu cầuhợp tác phát triển của EWEC, thu hút sự quan tâm của doanh nghiệp và các nhà tàitrợ quốc tế

Với tư cách là 3 tỉnh đầu cầu của 3 nước Việt Nam, Lào và Thái Lan trêntrục EWEC, tỉnh Quảng Trị, tỉnh Savannakhet và tỉnh Mukdahan cũng đã ký kếtbiên bản thiết lập quan hệ hợp tác phát triển trên các lĩnh vực: Đầu tư, Thương mại,Giáo dục, Y tế, Du lịch, Văn hoá và luân phiên tổ chức các hội nghị 3 bên để đánhgiá việc hợp tác và trao đổi kinh nghiệm lẫn nhau

Để đón đầu và phát huy lợi thế của Hành lang này, từ năm 2002, tỉnh QuảngTrị đã đầu tư và chú trọng đến công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ phục vụcông tác hữu nghị, hợp tác phát triển với Lào và Thái Lan Trong 5 năm qua, tỉnhQuảng Trị đã gửi hàng chục học sinh sang học tại Lào và ký kết Văn bản thoả thuậnhợp tác và đã gửi hàng trăm học sinh đi học ở 8 trường đại học thuộc vùng ĐôngBắc Thái Lan như: Nakhon Phanom, Sakon Nakhon, Mahasalakham, Udon Thani,Ubon Ratchathani, Roi- Et, Sisaket và gần đây nhất là với trường đại học Khonken

về đào tạo tiếng Thái Lan và đào tạo đại học chuyên ngành về kinh tế, kỹ thuật chohơn 200 cán bộ công chức và học sinh tỉnh Quảng Trị Trường cao đẳng sư phạmSavannakhet tiếp tục mở các lớp đàm thoại tiếng Lào, tiếng Thái cho cán bộ, nhândân tại địa phương Đây chắc chắn sẽ là cầu nối quan trọng và là nguồn nhân lực kếcận trong kế hoạch hợp tác phát triển bền vững với Lào, Thái Lan và khai thác hiệuquả tiềm năng, lợi thế do EWEC mang lại trong những năm sắp tới

Có thể nói, với tư cách là tỉnh đầu cầu của Việt Nam trên EWEC, những nămqua Quảng Trị đã có nhiều nỗ lực cố gắng, góp phần tích cực vào mục tiêu chungcủa các nước có EWEC đi qua là biến EWEC từ một "Hành lang giao thông" đơnthuần tiệm cận rất gần với "Hành lang kinh tế - thương mại", xa hơn nữa là “Hànhlang văn hoá” trong xu thế hội nhập và phát triển

Trang 14

1.1.4 Những vấn đề cần quan tâm của các nước thành viên EWEC

Các nước cần chủ động tích cực chuẩn bị thực lực để đón nhận EWEC như:chuẩn bị lực lượng nhất là đội ngũ cán bộ và lực lượng vật chất (hàng hoá, dịch vụ -doanh nghiệp và nền kinh tế) Trong đào tạo, bồi dưỡng nhân lực cần bảo đảm đápứng nhu cầu quan hệ kinh tế đối ngoại, đồng thời coi trọng bồi dưỡng những kiếnthức về bảo đảm an ninh kinh tế - thương mai, an ninh thông tin và và các loại hình

an ninh khác có liên quan đến an ninh quốc gia và khu vực

Cần nhận thức sâu sắc hơn nữa tính hiệu quả của chính sách đan xen, tuỳthuộc lẫn nhau của hai lĩnh vực: sự vững mạnh của an ninh quốc gia tạo môi trườngthuận lợi cho kinh tế đối ngoại phát triển, ngược lại kinh tế đối ngoại phát triển lạilàm tăng vai trò quan trọng của kinh tế đối với an ninh quốc gia và tạo điều kiệncủng cố an ninh quốc gia và an ninh khu vực, đó là một trong những đặc trưng củathời đại toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế Chủ động đưa các nội dung bảođảm an ninh vào các hoạt động hoạch định chiến lược kinh tế đối ngoại, sử dụng cóhiệu quả những yếu tố đặc thù của hoạt động kinh tế EWEC để đẩy mạnh quan hệvừa hợp tác, vừa cạnh tranh, đấu tranh nhằm phát triển kinh tế, củng cố và giữ vững

an ninh quốc gia, an ninh khu vực trong quá trình hội nhập kinh tế theo mục tiêucủa EWEC

Cần ưu tiên phát triển kết cấu hạ tầng thông tin, bao gồm cả thông tin,internet, thương mại điện tử vì đây là kết cấu hạ tầng dịch vụ thương mại rất quantrọng phục vụ cho phát triển cả kinh tế và an ninh Phát hiện kịp thời những âm mưu

và thủ đoạn lợi dụng quy chế EWEC để phá hoại tiềm lực an ninh quốc gia và anninh khu vực

Cần tổ chức các hình thức mới trong đấu tranh giữ vững an ninh kinh tế đốingoại trong quá trình thực hiện mục tiêu EWEC Đây là một trong những yêu cầuquan trọng về an ninh trong quá trình hội nhập kinh tế khu vực và thế giới Về lựclượng phải bao gồm tất cả các pháp nhân và thể nhân tham gia thị trường kinh tế đốingoại trực tiếp hoặc gián tiếp Về phương thức đấu tranh bảo vệ an ninh cần giữvững nguyên tắc chủ quyền quốc gia - dân tộc, nhưng đồng thời phải "mềm dẻo và

Trang 15

quan hệ kinh tế 4 nước do quy chế EWEC đưa lại, mà còn chủ động tạo những điềukiện, môi trường thuận lợi nhất cho việc thực hiện mục tiêu của EWEC có hiệu quảtổng hợp cả chính trị - kinh tế - xã hội, an ninh

1.2 Khu KT-TM đặc biệt Lao Bảo:

Khu KT-TM đặc biệt Lao Bảo là một mô hình rất mới, duy nhất hiện có ởViệt Nam Để hiểu hơn mô hình đặc biệt này, trước tiên chúng ta cần nắm đượckhái niệm khu kinh tế và khu kinh tế đặc biệt

1.2.1 Khái niệm khu kinh tế

Theo khoản 3, điều 2 nghị định số 29/2008/NĐ-CP ngày 14 tháng 3 năm

2008 của Chính Phủ thì: [16]

- Khu kinh tế là khu vực có không gian kinh tế riêng biệt với môi trường đầu

tư và kinh doanh đặc biệt thuận lợi cho các nhà đầu tư, có ranh giới địa lý xác định,được thành lập theo điều kiện, trình tự và thủ tục quy định tại Nghị định này

Khu kinh tế được tổ chức thành các khu chức năng gồm: khu phi thuế quan,khu bảo thuế, khu chế xuất, khu công nghiệp, khu giải trí, khu du lịch, khu đô thị,khu dân cư, khu hành chính và các khu chức năng khác phù hợp với đặc điểm củatừng khu kinh tế

- Khu kinh tế cửa khẩu là khu kinh tế hình thành ở khu vực biên giới đất liền

có cửa khẩu quốc tế hoặc cửa khẩu chính và được thành lập theo các điều kiện, trình

tự và thủ tục quy định tại Nghị định này

Khu kinh tế, khu kinh tế cửa khẩu được gọi chung là khu kinh tế, trừ trườnghợp quy định cụ thể (Như Khu KT-TM đặc biệt Lao Bảo)

1.2.2 Khái niệm đặc khu kinh tế

ĐKKT trước hết là một khu kinh tế như đã nêu khái niệm ở trên Tuy nhiêntính “đặc biệt” ở đây thường được thể hiện cơ chế chính sách mà Chính phủ hoặcđịa phương thành lập ra nó cho phép áp dụng

Cho đến nay, có rất nhiều khái niệm và cách hiểu khác nhau về ĐKKT Xéttheo nghĩa rộng, tất cả các vùng địa lý nhất định do một quốc gia hoặc một khu vực

Trang 16

xác lập trong phạm vi của mình và ở đó thi hành các chính sách kinh tế đặc biệt đều

có thể gọi là ĐKKT Song nếu xét theo nghĩa hẹp, ĐKKT là một khu vực địa lýriêng biệt nhằm thu hút vốn đầu tư nước ngoài, công nghệ tiên tiến, kỹ thuật quản lý

để phát triển kinh tế với một cơ cấu ngành nghề đầy đủ của nền kinh tế quốc dân,gồm: công nghiệp, nông nghiệp, tài chính, y tế, du lịch, dịch vụ…, trong đó ưu tiênphát triển công nghiệp hướng về xuất khẩu, nhưng cũng không bỏ qua thị trườngnội địa, mục đích là làm cho kinh tế của khu vực đó và các vùng lân cận trở nênphồn thịnh, tăng thu nhập và tăng thu ngoại tệ

Theo quan điểm của Trung Quốc, ĐKKT là một khu vực địa lý được ngăncách với bên ngoài bởi hai hàng rào quản lý: hàng rào thứ nhất để quản lý quan hệgiữa ĐKKT với thị trường thế giới, hàng rào thứ hai là hàng rào ngăn cách ĐKKTvới thị trường nội địa thông qua sự kiểm soát chặt chẽ của lực lượng hải quan

Trong Luật về ĐKKT của Philippin, ĐKKT được định nghĩa như sau: “Các đặc khu kinh tế trong luật này sẽ được gọi là các khu kinh tế, là các vùng lãnh thổ được lựa chọn, đã từng là hoặc có khả năng trở thành các trung tâm công nông nghiệp, du lịch, vui chơi giải trí, thương mại, ngân hàng, đầu tư và tài chính Một khu kinh tế có thể bao gồm một hoặc nhiều thành tố sau: khu công nghiệp, khu chế xuất, khu mậu dịch tự do, trung tâm du lịch, khu vui chơi giải trí”.

Từ những cách định nghĩa như trên và qua thực tiễn hoạt động của các

ĐKKT, khóa luận xin rút ra khái niệm chung về ĐKKT như sau: ĐKKT là một vùng lãnh thổ quốc gia đặc biệt, có ranh giới địa lý xác định, có dân cư sinh sống,

ở đó áp dụng những chính sách đặc biệt, thích hợp cho việc phát triển kinh tế tự do theo cơ chế thị trường với một cơ cấu kinh tế tổng hợp giữa các ngành công nghiệp, nông nghiệp, thương mại, tài chính, ngân hàng, du lịch, nhằm đạt được những mục tiêu nhất định của quốc gia thành lập.

1.2.3 Giới thiệu vị thế chiến lược Khu KT-TM đặc biệt Lao Bảo

1.2.3.1 Quá trình hình thành Khu KT-TM đặc biệt Lao Bảo:

Quảng Trị nằm ở Miền Trung Việt Nam, là giao điểm của các huyết mạchgiao thông quan trọng: Quốc lộ 9, EWEC nối Quốc lộ 1A, đường sắt Bắc Nam,đường Hồ Chí Minh với các cảng biển Miền Trung như: Cửa Việt, Vũng Áng, Chân

Trang 17

Mây, Đà Nẵng… tạo điều kiện hết sức thuận lợi để mở rộng giao thương, phát triểnkinh tế, thương mại và văn hóa xã hội.

Xuất phát từ lợi thế của khu vực và mối quan hệ hữu nghị đặc biệt giữa hainước Việt-Lào, cụ thể hoá Hiệp định hợp tác Kinh tế, Văn hoá, Khoa học, Kỹ thuậthàng năm của hai nước CHXHCN Việt Nam và CHDCND Lào, để triển khai quyhoạch xây dựng vùng biên giới Việt - Lào và quy hoạch phát triển các khu kinh tếcửa khẩu của Việt Nam thời kỳ 2000 – 2010; Nhằm đón đầu xu thế hội nhập và khaithác tiềm năng lợi thế EWEC khi hành lang này hoàn thành; Kết hợp với chiến lượcphát triển KT-XH, đảm bảo an ninh quốc phòng huyện miền núi phía Tây tỉnhQuảng Trị, Bộ Chính trị hai nước đã thống nhất chủ trương xây dựng khu vực LaoBảo (Việt Nam) – Đansavẳn (Lào) trở thành một khu vực kinh tế phát triển

Hình 1 Vị trí địa lý của tỉnh Quảng Trị và Khu KT-TM đặc biệt Lao Bảo trên

EWEC

Trang 18

Từ năm 1992, Bộ Chính trị hai nước giao nhiệm vụ cho hai bộ (bộ Thươngmại của Việt Nam và bộ Công thương của Lào) phối hợp chính quyền hai tỉnh(Quảng Trị của Việt Nam và Savanakhẹt của Lào) xây dựng đề án hai khu thươngmại Sau thời gian nghiên cứu, khảo sát tất cả các chợ biên giới củaViệt Nam, Làohiện có trong giai đoạn 1992 – 1997 và tham khảo mô hình “Khu thương mại tự doThẩm Quyến” của Trung Quốc, giữa năm 1998 đề án Khu thương mại Lao Bảo củaphía Việt Nam được hoàn thiện, trình lên Chính phủ

Ngày 12/11/1998, Thủ tưởng Chính Phủ đã ra quyết định số TTg ban hành Quy chế Khu vực khuyến khích phát triển kinh tế và thương mại LaoBảo (gọi tắt là Khu TM Lao Bảo) và sau đó được sửa đổi bổ sung theo Quyết định

219/1998/QĐ-số 08/2002/QĐ-TTg ngày 11/01/2002 của Thủ tướng Chính phủ

Về phía bạn Lào, ngày 24/01/2002 Thủ tướng Chính phủ Lào đã quyết địnhban hành Quy chế Khu kinh tế biên giới Đensavẳn (đã được sửa đổi, bổ sung ngày25/3/2002) Qua các cuộc làm việc cấp Chính phủ và Bộ trưởng, hai bên đã thốngnhất việc lựa chọn mô hình 2 khu thương mại này làm thí điểm, trên cơ sở đó sẽtổng kết và nhân rộng ra các địa phương khác của mỗi bên

Sau quá trình tổ chức thực hiện, trên cơ sở tổng kết 5 năm xây dựng và pháttriển Khu TM Lao Bảo, để tăng cường các chính sách ưu đãi cho khu vực ở mứccao hơn nữa, ngày 12/01/2005 Thủ tướng Chính phủ Việt Nam đã ra Quyết định số11/2005/QĐ-TTg ban hành Quy chế Khu KT-TM đặc biệt Lao Bảo Theo đó, Khu

TM Lao Bảo được đổi tên thành Khu KT-TM đặc biệt Lao Bảo

Đây là kết quả cụ thể của việc thực hiện chủ trương của 2 Bộ chính trị, hiệpđịnh hợp tác giữa 2 nước Việt Nam và Lào; thực hiện chủ trương đổi mới của Đảng,chiến lược phát triển KT-XH của Chính phủ tại vùng núi biên giới có điều kiện KT-

XH đặc biệt khó khăn; là điều kiện hết sức cơ bản, tạo cơ hội cho tỉnh Quảng Trịthu hút đầu tư, đón đầu tiến trình hội nhập, khai thác EWEC, gắn với phát triểnSXKD và nâng cao đời sống của nhân dân trong khu vực Điều đó thể hiện sự quantâm lớn lao của Đảng, Nhà nước đối với vùng đất chịu nhiều đau thương mất máttrong chiến tranh, hiện còn khó khăn trong phát triển

Trang 19

1.2.3.2 Đặc điểm của Khu KT-TM đặc biệt Lao Bảo

Khu KT-TM đặc biệt Lao Bảo được hình thành trên cơ sở mối quan hệ hữunghị giữa Việt Nam và Lào Là khu vực cửa khẩu quốc tế quan trọng, khuyến khíchphát triển KT-TM, có vai trò quan hệ trực tiếp giữa hai nước Việt - Lào và các nướctrong khu vực, đặc biệt giữa hai tỉnh Quảng trị và Savanakhet, trong đó: Thị trấnLao Bảo là cửa khẩu quốc tế quan trọng, một trung tâm thương mại dịch vụ của tỉnh

có ý nghĩa vùng và quốc tế, thị trấn Khe Sanh là thị trấn huyện lỵ huyện HướngHoá, đồng thời là một trong những trung tâm thương mại, dịch vụ, du lịch, sản xuấthàng hoá tiêu dùng của khu thương mại Lao Bảo

Khu KT-TM đặc biệt Lao Bảo thuộc chủ quyền lãnh thổ quốc gia Việt Namnhưng có không gian kinh tế riêng biệt (kéo dài từ cổng A đến cổng B), có nghĩa là

về mặt hàng hoá và dịch vụ Khu KT-TM đặc biệt Lao Bảo được xem như một khuvực có chủ quyền riêng Biên giới hàng hoá dịch vụ được mở rộng hàng hóa dịch

vụ từ nước ngoài vào cửa khẩu Lao Bảo chỉ cần kiểm hoá ở cổng A và có thể tự dođược trao đổi buôn bán trong Khu KT-TM đặc biệt Lao Bảo, chỉ khi nào qua cổng

B ra khỏi Khu KT-TM Lao Bảo mới bị kiểm tra thông quan Quan hệ trao đổi hànghoá, dịch vụ giữa Khu và thị trường trong nước là quan hệ xuất khẩu, nhập khẩu [27]

Khu KT-TM đặc biệt Lao Bảo là một mô hình kinh tế tổng hợp, vừa có đặcđiểm tính chất như khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế cửa khẩu, vừa mangtính chất của một khu phi thuế đặc biệt, một khu bảo thuế rộng lớn, không có hàngrào cứng ngăn cách với bên ngoài; Là nơi được áp dụng thí điểm một số chính sách,

cơ chế quản lý kinh tế mới khi chưa có điều kiện thực hiện trên phạm vi cả nước.Chính sách tại Khu KT-TM đặc biệt Lao Bảo được áp dụng mức ưu đãi cao nhấttheo quy định hiện hành của Luật pháp Việt Nam và điều ước quốc tế mà Việt Nam

ký kết hoặc tham gia Có nghĩa là, Khu KT-TM Lao Bảo sẽ hoạt đông theo Quy chế

11 nhưng nếu như những ưu đãi của Luật Việt Nam hay những ưu đãi của các điềuước quốc tế mà Việt Nam kí kết và gia nhập cao hơn những ưu đãi trong Quy chế

11 thì Khu KT-TM Lao Bảo được hưởng loại ưu đãi cao hơn Đây là đặc điểm riêngbiệt và lợi thế riêng có của khu vực này so với các mô hình kinh tế khác trên phạm

vi toàn quốc

Trang 20

Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ có tay lái bên phải được ra, vàoKhu KT-TM đặc Biệt Lao Bảo để vận chuyển hàng hoá, hành khách Các tổ chức,

cá nhân hoạt động đầu tư, kinh doanh tại khu vực được mua phương tiện giao thông

cơ giới đường bộ miễn thuế, các phương tiện này được đăng ký biển số Lao Bảo(Màu vàng, bắt đầu bằng chữ “LB”), được cấp transit lưu hành vào nội địa ViệtNam trong thời hạn 30 ngày/lần và chịu sự quản lý như phương tiện giao thông cơgiới nước ngoài quá cảnh Việt Nam

BQL Khu KT-TM đặc biệt Lao Bảo do Thủ tướng Chính phủ thành lập, có

đủ thẩm quyền giải quyết các thủ tục hành chính cho doanh nghiệp và nhà đầu tưtheo cơ chế “một cửa, tại chỗ”

1.2.3.3 Mục tiêu của việc thành lập Khu KT-TM đặc biệt Lao Bảo

Theo Quy chế 11 về Khu KT-TM đặc biệt Lao Bảo, Khu KT-TM đặc biệtLao Bảo được thành lập nhằm: [27]

 Tăng cường hơn nữa quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại giữa nướcCHXHCN Việt Nam và nước CHDCND Lào với các nước láng giềng

 Khai thác lợi ích kinh tế qua các cơ chế hợp tác khu vực để thúc đẩyphát triển KT-XH khu vực miền Trung, góp phần vào sự phát triển và hội nhập kinh

tế quốc tế của cả nước

 Áp dụng thí điểm một số cơ chế quản lý kinh tế mới khi chưa có điềukiện thực hiện trên phạm vi cả nước

 Tạo môi trường hấp dẫn thu hút đầu tư nước ngoài, khai thác tối đa lợithế sẵn có, phát triển sản xuất và các loại hình dịch vụ, đẩy mạnh xuất khẩu, mởrộng thị trưởng

 Tạo việc làm, thúc đẩy việc đào tạo và nâng cao chất lượng nguồnnhân lực

 Xây dựng đô thị miền núi, tạo vùng kinh tế động lực, góp phần thúcđẩy mạnh mẽ sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Tỉnh Quảng Trị

Trang 21

1.2.4 Giới thiệu vị thế chiến lược của Khu KT-TM đặc biệt Lao Bảo đối với EWEC:

1.2.4.1 Quan niệm về chiến lược

Michael L.Porterr, giáo sư nổi tiếng về chiến lược kinh doanh của trường Đạihọc Harvad danh tiếng, năm 1996, đã phát biểu những quan niệm mới của mình về

chiến lược qua bài báo: “Chiến lược là gì?” ông cho rằng: “Thứ nhất, chiến lược là

sự sáng tạo ra vị thế có giá trị và độc đáo bao gồm các hoạt động khác biệt Thứ hai, chiến lược là sự lựa chọn, đánh đổi trong cạnh tranh Thứ ba, chiến lược là việc tạo ra sự phù hợp giữa tất cả các hoạt động của Công ty.”

Thuật ngữ “chiến lược” được định nghĩa theo nhiều cách khác nhau Tuynhiên, chiến lược có thể coi là tập hợp những quyết định và hành động hướng mụctiêu để các năng lực và nguồn lực của tổ chức đáp ứng được những cơ hội và tháchthức từ bên ngoài Chiến lược của doanh nghiệp phải khai thác được những điểmmạnh cơ bản của mình (các nguồn lực và năng lực) và phải tính đến những cơ hội,thách thức của môi trường

Vì vậy, đối với EWEC, trước hết, chiến lược liên quan tới các mục tiêu củaHành lang Thứ đến, chiến lược bao gồm không chỉ những gì EWEC muốn đạt đến,

mà còn là cách thức thực hiện những việc đó, là một loạt các hành động và quyếtđịnh có liên quan chặt chẽ với nhau và lựa chọn phương pháp phối hợp những hànhđộng và quyết định đó

Như vậy, vị thế chiến lược trong phát triển EWEC chính là vị trí quan trọngphục vụ cho chiến lược phát triển của Hành lang

1.2.4.2 Vị trí địa lý, chính trị

Khu KT-TM đặc biệt Lao Bảo được nhận định là một trong 7 “mắt xích” cực

kỳ quan trọng trong EWEC một phần là vì Khu có nột vị trí địa lý rất thuận lợi

 Có cửa khẩu quốc tế Lao Bảo: Khu KT-TM đặc biệt Lao Bảo nằm ởvào vị trí đầu cầu của Việt Nam trên EWEC, là “cửa vào - ra”, đầu mối quan trọngcủa Hành lang kinh tế này Ở đây có cửa khẩu quốc tế Lao Bảo, một trong những

Trang 22

cửa khẩu đường bộ quan trọng của nước ta, để mở rộng giao lưu hàng hóa, xuấtnhập khẩu, mở rộng các hoạt động du lịch, dịch vụ với Lào, Thái Lan và các nướckhác trong khu vực Cửa khẩu quốc tế Lao Bảo đã và đang được đầu tư xây dựngvận hành tốt Cùng với hệ thống giao thông trong khu vực ngày càng được cải thiệngóp phần vào phục vụ chiến lược phát triển EWEC.

 Có Đường 9 xuyên Á : đây là con đường ngắn nhất, thuận lợi nhất nốinước ta với Lào, đảm bảo giao thông liên tục từ nội địa Việt Nam đến Savannakhẹt,Mụcđahán với khoảng 320 km đường bộ, có thể đi lại thuận lợi kể cả trong mùamưa Đường 9 đi qua các vùng trù phú của Quảng Trị và Savannakhet với nhữngtiềm năng to lớn về đất đai, tài nguyên rừng, khoáng sản… Đường 9 cùng với tuyếngiao thông đường bộ Bắc - Nam xuyên suốt chiều dài của Tỉnh tạo thành một hệthống có tầm chiến lược để phát triển kinh tế Từ đây có thể nối liền với Biển Đôngkhông chỉ đi qua cảng Cửa Việt mà còn đến những cảng lớn như cảng Đà Nẵng,Vũng áng, Chân Mây và các cảng khác trong khu vực Ở ngã ba đường 9 và Quốc

lộ 1A là thị xã tỉnh lỵ Đông Hà – Trung tâm thương mại lớn nhất, năng động nhấtcủa tỉnh Quảng Trị và khu vực, cùng với Lao Bảo trở thành một trung tâm trungchuyển, giao lưu hàng hóa lớn, hoạt động với quy mô là cầu nối của toàn vùng.Khu KT-TM đặc biệt Lao Bảo đã được đưa vào định hướng phát triển trong quyhoạch vùng lãnh thổ quốc gia Việt Nam, của tỉnh Quảng Trị và của khu vực, thểhiện qua các văn kiện, tài liệu sau :

 Nghị quyết 39-NQ/TW của Bộ Chính Trị về phát triển KT-XH và đảm bảoquốc phòng, an ninh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ đến năm 2010, đãxác định Lao Bảo nằm trong kế hoạch phát triển mạng lưới đô thị của khu vực

 Quyết định 24/2008/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành một số một

số chính sách hỗ trợ phát triển KT-XH đối với vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hảiTrung Bộ đến năm 2010, trong đó xác định "Ưu tiên đầu tư Khu KT-TM đặc biệtLao Bảo để mở rộng giao lưu buôn bán, phát triển du lịch tăng cường dịch vụ vớicác nước trong khu vực… Đầu tư xây dựng Khu KT-TM đặc biệt Lao Bảo theo quyhoạch đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyêt… Ưu tiên phát triển du lịch theotuyến hành lang kinh tế Đông – Tây…"

Trang 23

 Quyết định 864/QĐ-TTg ngày 09/7/2008 của Thủ tướng Chính phủ quy hoạchxây dựng vùng biên giới Việt Nam – Lào đến năm 2020, theo đó xây dựng Lao Bảothành thành phố nằm trong hệ thống đô thị động lực cấp I tuyến biên giới của ViệtNam (có 3 thành phố động lực cấp I được quy hoạch theo Quyết định trên là : ĐiệnBiên của tỉnh Lai Châu, Lao Bảo của tỉnh Quảng Trị và Bờ Y của tỉnh Kon Tum).

 Nghị quyết 06/NQ-TU về đầu tư khai thác EWEC của tỉnh ủy Quảng Trị đãxác định Khu KT-TM đặc biệt Lao Bảo là vùng động lực của tuyến động lực, làđiểm nhấn để tỉnh Quảng Trị hội nhập và phát triển

 Quyết định 18/2008/QĐ-UBND của UBND tỉnh Quảng Trị về quy hoạchphát triển đô thị phía Tây của tỉnh đã xác định xây dựng phát triển toàn Khu KT-

TM đặc biệt Lao Bảo thành đô thị loại 4 vào 2010 và đô thị loại 3 trước 2020

 Hiệp định hợp tác văn hoá, khoa học, kỹ thuật giữa Việt Nam và Lào thời kỳ

2006 – 2010 đã xác định xây dựng và phát triển Khu KT-TM đặc biệt Lao Bảo vàKhu TM biên giới Đensavanh thành mô hình kiểu mẫu để sau khi có kết quả, sẽnhân rộng ra các địa phương khác của cả hai quốc gia

 Hiệp định hợp tác giao thông đường bộ của khối các nước tiểu vùng sôngMêkông (GMS) ký kết cho thời kỳ 2005 – 2010 đã chọn cặp cửa khẩu quốc tế LaoBảo – Đensavanh là cặp cửa khẩu đầu tiên áp dụng thí điểm thủ tục kiểm tra ‘tạichỗ, một điểm dừng’ để sau đó áp dụng cho các cặp cửa khẩu còn lại của các nướcGMS

1.2.4.3 Vị trí kinh tế

Khu KT-TM đặc biệt Lao Bảo là khu kinh tế có diện tích rộng lớn và các khuchức năng đa dạng Đây là khu kinh tế lớn nhất cả nước với tổng diện tích 15.804hecta, chiều rộng bình quân 1km, chiều dài 25km Theo quy hoạch đã được phêduyệt, hiện tại Khu KT-TM đặc biệt Lao Bảo có các khu chức năng chính sau: Khucông thương mại dịch vụ Lao Bảo, diện tích 100 ha, đã được đầu tư hoàn chỉnh vềCSHT kỹ thuật; dành cho các hoạt động chủ yếu như: Kinh doanh thương mại, dulịch, khách sạn, gia công, tái chế, lắp ráp, sản xuất công nghiệp sạch… ; Cụm côngnghiệp tập trung phía Tây Bắc thị trấn Lao Bảo, diện tích 40 ha Tập trung các loại

Trang 24

hình hoạt động như: Sản xuất công nghiệp, chế biến thực phẩm, lắp ráp ô tô, điện

tử, điện lạnh, sản xuất đồ gỗ gia dụng… ; Cụm cửa khẩu quốc tế Lao Bảo, có diệntích 60 ha Quy hoạch xây dựng nhà ga kiểm soát cửa khẩu, kho ngoại quan, bãi đỗ

xe xuất nhập cảnh… ; Khu công viên văn hoá Lao Bảo, có diện tích 25 ha (có 7 hamặt nước) Quy hoạch dành cho các loại hình dịch vụ vui chơi giải trí, hoạt độngvăn hoá, nhà hàng, khách sạn… ; Khu quy hoạch dân cư Lao Bảo – Tân Thành,diện tích 45 ha Quy hoạch dành cho các hộ gia đình tái định cư do phải di dời từnơi khác để giao mặt bằng cho các dự án đầu tư CSHT hoặc dự án đầu tư SXKD ;Khu Dịch vụ - Du lịch Làng Vây, diện tích 65 ha: Quy hoạch phát triển dịch vụ,kinh doanh siêu thị, kho bãi trung chuyển hàng hoá, bãi đỗ xe, xưởng sửa chữa bảodưỡng xe ô tô và các phương tiện giao thông khác Với Quy mô và quy hoạch nhưtrên cho thấy đây là một mô hình tổng hợp với nhiều khu chức năng, tạo điều kiệnthuận lợi cho Khu KT-TM đặc biệt Lao Bảo hoạt động đa dạng, phong phú Đặcđiểm này làm cho Khu KT-TM đặc biệt Lao Bảo có một vị thế hết sức quan trọng,

từ đó cho thấy sự phát triển của Khu sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của tỉnhQuảng Trị cũng như EWEC

Lao Bảo là khu vực kinh tế phát triển năng động, đảm nhận được vai trò là

‘vùng động lực của tuyến động lực’ của tỉnh Quảng Trị và khu vực trên EWEC Vớiđặc điểm tính chất như một khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế cửa khẩu,khu bảo thuế, Khu KT-TM đặc biệt Lao Bảo là mô hình khu phi thuế quan đặc biệt,

là một cửa hàng miễn thuế khổng lồ có sức hấp dẫn, lôi cuốn hoạt động thương mạidịch vụ trong và ngoài nước, trở thành nơi tập kết, trung chuyển và phát luồng hànghoá, dịch vụ từ Myanma, Thái Lan, Lào về nội địa Việt Nam để ra với biển xuất đichâu Âu, châu Mỹ và từ Việt Nam đến với các nước trên EWEC

Trong thời gian từ 16-20/02/2009, Hội thảo chuyên đề về xây dựng và pháttriển mô hình ‘Khu kinh tế đặc biệt’ cho các nước CLMV (Campuchia, Lào,Myama, Việt Nam) do Quỹ hỗ trợ học bổng kỹ thuật hải ngoại (AOTS) - Nhật Bản

và Cục quản lý Khu công nghiệp Thái Lan (IET) đồng tổ chức tại Bangkok đã lấy

mô hình Khu KT-TM đặc biệt Lao Bảo làm dẫn chứng như một hình mẫu cần áp

Trang 25

dụng cho các nước CLMV và khẳng định vị thế chiến lược của khu vực này trênEWEC là rất quan trọng.

1.3 Vai trò của Khu KT-TM đặc biệt Lao Bảo

1.3.1 Đối với EWEC

Khu KT-TM đặc biệt Lao Bảo là cửa ngõ quan trọng cho hàng hóa các nướctrên Hành lang vào Việt Nam để thông ra biển Khu trong tổng thể tỉnh Quảng Trị

và miền Trung Việt Nam là nơi tập trung nhiều địa điểm du lịch hấp dẫn, thu hút

khách du lịch từ các nước đặc biệt là Myanma, Thái Lan và Lào.

1.3.2 Đối với nền kinh tế quốc dân

Khu KT-TM đặc biệt Lao Bảo có vai trò góp phần khai thác được lợi íchkinh tế qua các cơ chế hợp tác khu vực để thúc đẩy phát triển KT-XH khu vực miềnTrung, góp phần vào xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, toàn cầu hoá và khu vực hoá

Với mục tiêu áp dụng thí điểm một số cơ chế quản lý kinh tế mới khi chưa cóđiều kiện thực hiện trên phạm vi cả nước, Khu đã từng bước hoàn thiện hệ thống cơchế quản lý, chính sách ưu đãi, tạo môi trường hấp dẫn thu hút đầu tư trong vàngoài nước, phát triển sản xuất và các loại hình dịch vụ, đẩy mạnh xuất khẩu, mởrộng thị trường, bạn hàng và các đối tác khác

1.3.3 Đối với tỉnh Quảng Trị

Việc Chính phủ thành lập Khu KT-TM đặc biệt Lao Bảo nằm tại vị trí điểmđầu của Việt Nam trên EWEC và sự vận hành của khu vực này trong hơn 10 nămqua đã hình thành nên một khu vực kinh tế phát triển năng động, đảm nhận được vaitrò là ‘vùng động lực của tuyến động lực’ của tỉnh Quảng Trị

Bằng việc đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng ngày một hoàn thiện, đã và đanghình thành nên hình mẫu đô thị miền núi, đa dạng hoá các ngành nghề, sản phẩm,góp phần thúc đẩy mạnh mẽ sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện Hướng Hoá

và tỉnh Quảng Trị (từ thuần nông, chuyển dần sang công nghiệp và thương mại,dịch vụ)

Trang 26

1.4 Kinh nghiệm và sự vận dụng mô hình Đặc khu kinh tế và Khu thương mại tự do trên thế giới vào Khu KT-TM đặc biệt Lao Bảo

1.4.1 Kinh nghiệm xây dựng ĐKKT từ Trung Quốc:

Một trong những nước đã thành công trong việc tiên phong phát triển cácĐKKT phải kể đến Trung Quốc ĐKKT là hạt nhân cho sự phát triển thần kì củavùng ven biển miền Đông, xét về tất cả các mặt như công nghiệp hoá và hiện đạihoá, hội nhập và đầu tư, tạo công ăn việc làm và chiếm lĩnh thị trường thế giới Tất

cả những khu này đều có chung một xuất phát điểm từ bốn thí điểm đầu tiên Đó làThẩm Quyến, Chu Hải, Sán Đầu và Hạ Môn Bốn đặc khu này được thành lập từnăm 1979 và 1980 với sứ mệnh như những “phòng thí nghiệm” về chính sách đổimới Sự thành công của các thí điểm này đã vượt trên mức kì vọng, để đến ngày nayTrung Quốc có hơn một ngàn khu kinh tế mở, khu phát triển kinh tế công nghệ, khuchế xuất hay các khu mang tên khác nhau nhưng có cùng bản chất

Qua nghiên cứu có thể rút ra một số kinh nghiệm của Trung Quốc có thể ápdụng cho Việt Nam trong việc xây dựng các đặc khu kinh tế như sau :

+ Nắm vững tình hình trong nước và xu hướng phát triển của thế giới để xácđịnh thời cơ thuận lợi: Cuối những năm 1970, trước hiện trạng nền kinh tế nước nhàlâm vào suy thoái nghiêm trọng và trào lưu kinh tế mới đang xuất hiện trên thế giới,chính phủ Trung Quốc đã nhanh chóng nhìn nhận lại con đường phát triển củamình Đây là thời điểm mà các nền kinh tế phát triển trên thế giới sau thời gian tậptrung cho công nghiệp nặng đã chuyển sang xu hướng đưa vốn đầu tư ra nướcngoài, chủ yếu tới các nước kém phát triển hơn, nhằm chuyển giao những côngnghệ đã phần nào lạc hậu, và lợi dụng nguồn lao động, nguyên liệu tại chỗ với giá

rẻ Nhận thức được tình hình đó, các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã tiến hành cải cáchkinh tế, mở cửa thị trường, phá bỏ hình thức “bế quan toả cảng” trong quan hệ kinh

tế đối ngoại, chính thức khẳng định định hướng xây dựng một nền kinh tế hướngngoại, ưu tiên số một cho các ngành liên quan tới xuất khẩu hoặc có sử dụng côngnghệ cao Nhiều biện pháp khác nhau đã được các nhà lãnh đạo Trung Quốc đề ra,trong đó đã sử dụng một mô hình kinh tế hoàn toàn mới để kết hợp tiềm năng trong

Trang 27

nước và xu thế quốc tế – mô hình ĐKKT ĐKKT xuất hiện ở Trung Quốc trongnhững năm đầu thập kỷ 80 đã nhanh chóng trở thành chiếc cầu nối những luồng tưbản khổng lồ từ các nước tư bản và các nước công nghiệp mới Mặc dù ĐKKT chỉđược triển khai với tư cách là một mô hình thử nghiệm nhưng nó đã giành đượcnhiều thành công lớn Có được điều này là do Đảng Cộng sản Trung Quốc đã rấtnhạy bén, nắm vững tình hình trong và ngoài nước, đón được xu hướng vận độngcủa thời đại, từ đó đề ra chiến lược phát triển đúng đắn và kịp thời.

+ Lựa chọn vị trí địa lí thuận lợi: Với ý đồ xây dựng các ĐKKT thành những

“Hồng Kông xã hội chủ nghĩa”, Trung Quốc đặc biệt chú trọng tới việc lựa chọn địađiểm xây dựng đặc khu Các khu vực được chọn đều ở gần các tuyến giao thôngđường bộ, đường biển, đường hàng không, tạo nên cửa ngõ hữu hiệu nối liền kinh tếnội địa với kinh tế thế giới: Thẩm Quyến là điểm gần nhất đến Hồng Kông, Chu Hảingay cạnh Ma Cao, Hạ Môn là điểm gần nhất đến Đài Loan, và Sán Đầu là nơi tậptrung Hoa Kiều với mật độ cao nhất Hơn nữa, dân cư ở những vùng này có truyềnthống buôn bán với bên ngoài, có trình độ phát triển kinh tế khá cao, giá trị tổng sảnlượng công nghiệp chiếm trên 50% của cả nước, nên đã được xác định là vùng cóđiều kiện đi đầu trong chính sách mở cửa Ngoài ra, các khu vực xây dựng đặc khunằm ở vùng ven biển, là nơi tiếp giáp với các nền kinh tế năng động như Nhật Bản,ASEAN Điều này có thể tạo thuận lợi rất lớn trong việc nắm bắt thời cơ, đón nhậnthời cơ và chớp lấy thời cơ của chính phủ Trung Quốc trước xu thế khu vực hoá vàtoàn cầu hoá đang diễn ra ở mọi nơi trên thế giới

+ Tận dụng nguồn lực bên ngoài: Xác định được hướng đi của mình, TrungQuốc phải đối mặt với vấn đề nguồn lực Đó chính là nguồn vốn đầu tư, công nghệ,

và kinh nghiệm quản lý tiên tiến của nước ngoài Không những thế, Trung Quốccòn xác định rõ những nhà đầu tư tiềm năng: trước hết đó 57 triệu người Hoa đangsinh sống ở hải ngoại, là những nhà đầu tư Đài Loan, Hồng Kông, Ma Cao, tiếp sau

đó là tất cả những doanh nhân có khả năng cung cấp công nghệ cao và kinh nghiệmquản lý tiên tiến Trung Quốc vừa thức tỉnh tinh thần dân tộc, vừa chứng tỏ cho Hoakiều và thế giới biết rằng hơn 30 năm xây dựng kinh tế kế hoạch hoá tập trung quanliêu bao cấp đã qua Trung Quốc hôm nay sẵn lòng và quyết tâm mở cửa chào đón

Trang 28

thế giới, sẵn sàng dành những thuận lợi nhất cho những ai góp công, góp của xâydựng Trung Quốc.

+ Xây dựng cơ sở hạ tầng : Chính phủ Trung Quốc đã mạnh dạn đầu tư vào

cơ sở hạ tầng như hệ thống điện nước, đường sá, sân bay bến cảng, bưu chính viễnthông từ con số không ban đầu, chấp nhận chi phí và rủi ro Từ năm 1980 – 1983,Trung Quốc đã đầu tư khoảng 1,9 tỷ NDT (khoảng 980 triệu USD) vào việc xâydựng các công trình ở Thâm Quyến Để đẩy nhanh quá trình xây dựng ĐKKT tronggiai đoạn đầu thành lập, chính quyền các đặc khu đã nghĩ ra nhiều cách thức huyđộng vốn bên cạnh nguồn kinh phí từ ngân sách Nhà nước Các ngân hàng đượckhuyến khích tối đa trong việc huy động các nguồn vốn trong và ngoài đặc khu,đồng thời cũng tiến hành cho vay vốn trong đặc khu Các công ty xây dựng cũng rasức huy động vốn qua các hình thức tín dụng tài trợ dự án hoặc yêu cầu người cónhu cầu sử dụng cơ sở hạ tầng ứng trước một phần vốn để xây dựng Và những kếtquả cuối cùng về xây dựng cơ sở hạ tầng ở ĐKKT đã được các nhà đầu tư đánh giá

là có chất lượng tốt, đáp ứng được nhu cầu đầu tư và giao dịch của ĐKKT

+ Hoàn thiện hệ thống chính sách

 Hoàn thiện các chính sách ưu đãi: Để thu hút vốn đầu tư nước ngoàivào đặc khu, Trung Quốc đã đưa ra một loạt các chính sách ưu đãi hấp dẫn các nhàđầu tư, nhằm tạo một môi trường kinh doanh thông thoáng và thuận lợi Trong sốnhững chính sách khuyến khích, ưu đãi về thuế có lẽ là quan trọng nhất Các chínhsách ưu đãi không chỉ dừng lại ở các ưu đãi về thuế, mà còn ở các ưu tiên về thịtrường tiêu thụ sản phẩm, chính sách thuê mướn lao động bản địa và quy định cácmức lương, các ưu đãi về sử dụng đất, phân chia thu nhập tài chính, đơn giản hoáthủ tục hành chính đối với việc xuất nhập cảnh của nhà đầu tư nước ngoài… Tất cảnhững chính sách đó tạo thành một mô hình chung cho việc khuyến khích đầu tư.Tuy nhiên, mô hình đó biến tướng ở mức độ khác nhau khi nó được thực thi ở cácđịa phương Các quan chức ở những tỉnh, huyện có ĐKKT được quyền vận dụnglinh hoạt những chính sách của chính phủ

 Mạnh dạn thực hiện việc phân cấp quản lý: Chủ trương trao quyền tựchủ cho địa phương được xem như biện pháp mấu chốt tạo nên thành công của mô

Trang 29

hình ĐKKT của Trung Quốc Trung Quốc trao toàn quyền tự chủ cho các ĐKKT,cho phép các ĐKKT hoàn toàn độc lập về tài chính với trung ương và có quyền đề

ra những ưu đãi riêng đối với các nhà đầu tư, miễn là những ưu đãi đó nằm trongkhuôn khổ pháp lý của nhà nước ĐKKT được coi như trung gian giữa chính quyềntrung ương và các nhà đầu tư Trên cơ sở tôn trọng nguyên tắc không vi phạm chínhsách chung, không mâu thuẫn với lợi ích toàn cục, chính quyền đặc khu được traoquyền rất lớn, nhiều khi còn ngang bằng hoặc cao hơn cả cấp chính quyền tỉnh,trong đó có cả quyền lập pháp, hành pháp, quyền cấp giấy phép đầu tư, quyền quyhoạch và bán quyền sử dụng đất, quyền có ngân sách riêng và lập kế hoạch tài chínhtrực tiếp với Trung ương… Chính quyền đặc khu cũng là nơi tiếp nhận, quản lý,giải quyết những khúc mắc của các nhà đầu tư trong suốt thời gian thực hiện dự ántheo mô hình “dịch vụ một cửa” Chính vì vậy, năng lực quản lý của các ĐKKTđược nâng cao, góp phần vào việc điều tiết nền kinh tế đặc khu theo đúng cơ chế thịtrường Việc trao quyền cho chính quyền các đặc khu để các cấp quản lý này chủđộng linh hoạt trong công tác quản lý, kịp thời đưa ra những chủ trương chính sáchphù hợp với yêu cầu thực tế, đã góp phần tạo nên thành công lớn của các ĐKKT

 Chú trọng công tác đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực: Không chỉxây dựng được một hệ thống cơ sở hạ tầng đạt tiêu chuẩn mà đội ngũ cán bộ quản lý

và những người lao động trực tiếp sản xuất cũng được tuyển chọn rất kỹ càng.Trong quá trình làm việc, đội ngũ cán bộ không ngừng được bồi dưỡng, nâng caotrình độ nghiệp vụ, được tạo điều kiện thuận lợi để tiếp thu những kinh nghiệmquản lý mới Các cán bộ có năng lực còn được gửi đi học chuyên tu ở các trườngđại học trong nước và nước ngoài Đội ngũ công nhân sản xuất cũng luôn được tổchức bồi dưỡng nâng cao trình độ tay nghề Chính yếu tố con người đã quyết địnhphần lớn tới sự thành công của các ĐKKT

1.4.2 Kinh nghiệm xây dựng khu TMTD từ Chile :

Tuy hai nước ở cách nhau đúng nửa vòng trái đất, Chile là mảnh đất có nhiềuđiểm tương đồng với Việt Nam Ở Nam bán cầu, đất nước Chile hẹp và dài, tựalưng vào dãy núi Andes, hướng mặt ra Thái Bình Dương Việt Nam cũng là dải đất

Trang 30

tựa lưng vào dãy Trường Sơn, cũng hẹp và dài hướng mặt ra Thái Bình Dương ởBắc bán cầu Ngày nay, đất nước này đang từng ngày trỗi dậy một phần là nhờ vàocác khu TMTD Giữa một vùng mênh mông hoang mạc phía Bắc Chile, KhuTMTD Zofri với những chính sách thông thoáng, luật lệ rõ ràng đang trở thành một

"miền đất hứa" của các nhà đầu tư Từ khi có khu TMTD, hạ tầng cơ sở được xâydựng, các công trình bắt đầu mọc lên với sân bay, cảng biển, đường bộ Từ Zofri,hàng hóa nhập vào Chile rồi tỏa đi muôn phương Từ việc khảo sát và nghiên cứu

mô hình của Chile, chúng ta có thể rút ra một số kinh nghiệm cho việc xây dựng vàphát triển Khu KT-TM đặc biệt Lao Bảo

+ Quan hệ trong khu TMTD và nội địa phải là quan hệ xuất khẩu – nhậpkhẩu và nên xây dựng hàng rào cứng Khu TMTD Zofri nằm trong vùng “hàng ràocứng” Hàng hóa vào đây không bị một hạn chế nào, trừ hàng cấm Ngoài phạm vi

200 ha (vòng 1) có một vùng đệm (vòng 2) chiếm khoảng 20 % diện tích của Chilevới khoảng 40 vạn dân sinh sống, dân trong “vùng đệm” này được hưởng chínhsách ưu đãi như: chỉ chịu 1,1% thuế nhập khẩu, trong khi đó hàng hóa nếu nhập vàonội địa (vùng 3) phải chịu 25% thuế (gồm 6% thuế nhập khẩu và 19% VAT) Ở cáckhu TMTD của các nước đều có “hàng rào cứng”, trong phạm vi 200 hecta nhưngKhu KT-TM đặc biệt Lao Bảo không có “hàng rào cứng” nên các ngành đều sợtrách nhiệm về công tác chống buôn lậu và tìm cách hạn chế một số mặt hàng nhậpkhẩu “nhạy cảm” Cũng ở đây hàng các nước khác đưa vào lắp ráp, gia công đềuđược lấy xuất xứ (C/O) của nước đó Đặc biệt hàng hóa các nước có thể nhập khẩuvào, thuê kho, ký gửi, chờ cơ hội bán hàng, chuyển đổi, hoàn thiện hoặc thương mạihóa mà không có sự hạn chế nào

+ Quy mô khu TMTD phải rộng, mặt bằng đảm bảo cho hệ thống dịch vụlogistics vận hành thuận lợi, đảm nhận được vai trò trung chuyển Zofri được coi làkhu TMTD lớn nhất và thành công nhất ở Nam Mỹ Chỉ trên một diện tích 200 ha,Zofri dành 80 ha cho thương mại với 400 điểm bán hàng sĩ và lẻ, giá trị hàng hóabán trong năm 2006 là 115 triệu USD Diện tích dành cho các khu công nghiệp là

128 ha, có 500 kho dự trữ hàng hóa Tại đây 1600 công ty trong và ngoài nước hoạtđộng từ sản xuất đến kinh doanh thương mại, dịch vụ kho tàng, dịch vụ logistics

Trang 31

+ Phải có Luật riêng về Khu TMTD thì mới đảm bảo tính pháp lý về cơ chếchính sách ưu đãi Chile đã có luật cùng lúc với khu TMTD đầu tiên ra đời Ngay từnăm 1975, Chile đã ban hành Luật (số 18.846) về hình thành Khu TMTD Zofri.Chuyến công tác của ông Lê Hữu Thăng – Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị,kiêm trưởng BQL khu KT-TM đặc biệt Lao Bảo đến Chile tháng 7/2007 vừa rồicũng là nhằm nghiên cứu để xây dựng Nghị định Chính phủ về Khu TMTD, tiếnđến xây dựng luật về khu TMTD tại Việt Nam Ở ta, khu KT-TM đặc biệt Lao Bảo

ra đời nay đã hơn 10 năm nhưng vẫn chưa có luật, chính vì chưa có luật nên khihướng dẫn thực hiện các ngành không thống nhất với quyết định của Chính phủ, thídụ: Chính phủ cho miễn thuế tiêu thụ đặc biệt nhưng Bộ Tài chính hướng dẫn cóthuế tiêu thụ đặc biệt với ô tô

1.4.3 Bài học cho việc xây dựng và phát triển Khu KT-TM đặc biệt Lao Bảo

Từ mô hình các ĐKKT của Trung Quốc (Thẩm Quyến, Chu Hải, Sán Đầu và

Hạ Môn), trong đó đặc biệt là dựa trên kinh nghiệm vận hành có kết quả nổi bật của

mô hình ĐKKT Thẩm Quyến, và Khu TMTD Zofri của Chi Lê, Khu KT-TM đặcbiệt Lao Bảo đã vận dụng vào các nội dung sau :

- Từ quan điểm xây dựng các ĐKKT của Trung quốc ban đầu như những

“phòng thí nghiệm” về chính sách đổi mới ở Trung Quốc trong những năm cuốithập kỷ 70, đầu thập kỷ 80 của thế kỷ 20, Khu KT-TM đặc biệt Lao Bảo thành lậpvào tháng 11/1998 cũng nhằm áp dụng thí điểm một số cơ chế chính sách khi chưa

có điều kiện áp dụng rộng khắp cả nước Việt Nam

- Nắm vững tình hình trong nước và xu hướng phát triển của thế giới để xácđịnh thời cơ thuận lợi Vào thời kỳ 1992 – 1998 xu hướng toàn cầu hoá và khu vựchoá nền kinh tế thế giới đã ngày càng rõ nét Đây cũng là thời kỳ quan hệ hữu nghịhợp tác giữa Việt Nam và Lào phát triển cao, đặc biệt là trong lĩnh vực hợp tác vềkinh tế, văn hoá, khoa học kỹ thuật, cần phải có một khu vực chung để áp dụng triểnkhai các nội dung đã ký kết trong các văn kiện hợp tác Ở Việt Nam, mô hình cáckhu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và khu kinh tế cửa khẩu đã lầnlượt ra đời và cho thấy đây là một định hướng đúng trong đường lối phát triển kinh

Trang 32

tế theo hướng mở cửa và hội nhập của Việt Nam Vì vậy, việc quyết định thành lậpKhu KT-TM đặc biệt Lao Bảo vào tháng 11/1998 với quy mô, đặc điểm tính chấtnhư đã nêu đã phản ánh nhận thức đúng đắn của Chính phủ Việt Nam và địaphương tỉnh Quảng Trị nhằm tận dụng điều kiện và thời cơ thuận lợi.

- Lựa chọn vị trí ‘đắc địa’: Với mục tiêu áp dụng thí điểm các chính sách ưuđãi, xây dựng quan hệ bên trong Khu KT-TM đặc biệt Lao bảo với bên ngoài là quan

hệ XNK nên trong quá trình quy hoạch xây dựng đề án đã rất chú ý đến việc lựa chọnđịa điểm xây dựng Khu KT-TM đặc biệt Lao Bảo nằm trên tuyến quốc lộ 9 (nay làđường xuyên Á), ngay điểm đầu của Việt Nam trên EWEC, có thể kết nối với cáctuyến giao thông đường bộ, đường biển, đường hàng không với khoảng cách khôngquá xa, tạo nên sự thông thương với nội địa và một số nước trong khu vực Tại vị tríđặt cổng B (trạm kiểm soát liên hợp Tân Hợp) có địa hình hiểm trở dọc hai bên cánh

gà, hạn chế hàng hoá miễn thuế trong khu thẩm lậu về nội địa nên thuận lợi trongkhâu kiểm tra giám sát Bên cạnh đó, cư dân vùng dự án (5 xã và 2 thị trấn) là nhữngngười từ miền xuôi đi lên miền núi làm kinh tế mới, đã có kinh nghiệm trong hoạtđộng kinh doanh thương mại dịch vụ (do gần cửa khẩu quốc tế Lao Bảo và có sự kếthừa truyền thống buôn bán trên quốc lộ 9 từ thời Pháp thuộc)

- Tận dụng nguồn lực bên ngoài: Xác định Quảng Trị là một tỉnh nghèo,phải đối mặt với vấn đề nguồn vốn đầu tư, công nghệ, và kinh nghiệm quản lý tiêntiến của doanh nghiệp trong nước và nước ngoài Vì vậy, cùng với cơ chế chínhsách ưu đãi, tỉnh Quảng Trị và BQL Khu KT-TM đặc biệt Lao bảo đã ‘trải thảm đỏ’mời gọi các doanh nghiệp, nhà đầu tư, hộ kinh doanh ở trong tỉnh, trong nước vànước ngoài tham gia hoạt động tại Khu Bên cạnh đó, đã rất chú trọng đến nguồnđầu tư tiềm năng của những nhà kinh doanh vốn là con em Quảng Trị đang làm ăntại các tỉnh thành phố lớn của Việt Nam và bà con Việt Kiều hiện đang sinh sống tạiThái Lan, thể hiện quyết tâm và thiện chí sẵn sàng chào đón và dành những thuậnlợi nhất cho những ai muốn tham gia hoạt động SXKD vào khu vực

- Xây dựng cơ sở hạ tầng Mặc dù NSNN còn hạn hẹp nhưng Chính phủViệt Nam đã dành nhiều ưu tiên, mạnh dạn đầu tư vào cơ sở hạ tầng cho Khu KT-

TM đặc biệt Lao Bảo (đến nay khoảng 350 tỷ đồng), chấp nhận chi phí và rủi ro vào

Trang 33

giai đoạn đầu Bên cạnh đó, để cải thiện hệ thống CSHT và dịch vụ tương hỗ, tỉnhQuảng Trị đã cho phép Khu KT-TM đặc biệt Lao Bảo được tạo vốn xây dựngCSHT dưới hình thức ‘lấy đất đổi CSHT’ thông qua đấu giá quyền sử dụng đất.Khuyến khích các nhà đầu tư tự bỏ vốn ra làm công tác đền bù giải phóng mặt bằng

và san lấp mặt bằng trước, sau đó NSNN sẽ hoàn bù chi phí BQL Khu KT-TM đặcbiệt Lao Bảo cũng đang tích cực xây dựng và vận động nguồn vốn ODA cho một số

dự án CSHT trong khu vực Kết quả là hiện nay hệ thống CSHT tại các khu vực tậptrung đã cơ bản hoàn thành, đáp ứng nhu cầu SXKD của nhà đầu tư và đời sống dânsinh trong khu vực

- Hoàn thiện hệ thống chính sách: Hệ thống chính sách ưu đãi là vấn đề sốngcòn của mô hình ĐKKT ở Trung Quốc cũng như mô hình Khu KT-TM đặc biệt LaoBảo Khi mới thành lập, với tên gọi là Khu TM Lao Bảo chính sách áp dụng theoQuy chế 219 vừa mới thực hiện (11/1998) đã bộc lộ những bất cập, vướng vào một

số bộ luật mới ban hành nên sau đó đã được bổ sung điều chỉnh theo Quyết định số

08 (01/2002) Đến 01/2005, trên cơ sở tổng kết kinh nghiệm sau 5 năm hoạt động,chính sách cùng với tên gọi Khu KT-TM đặc biệt Lao Bảo theo Quy chế 11 đượcban hành với mức ưu đãi cao hơn Đồng thời với Quy chế 11, một loạt văn bảnhướng dẫn, uỷ quyền của các bộ ngành TW và UBND tỉnh Quảng Trị cũng đượcban hành, tạo điều kiện và môi trường ngày càng thông thoáng cho Khu KT-TM đặcbiệt Lao Bảo

- Từ kinh nghiệm của khu TMTD Zofri, đối với các khu kinh tế - khu thươngmại nằm sát biên giới nước ngoài cần chú trọng lĩnh vực kinh doanh hệ thống dịch

vụ logistics (vận tải, kho bãi, bốc xếp, bao bì đóng gói ), đảm nhận được vai tròtrung chuyển thì sẽ phát huy lợi thế hơn là đầu tư vào lĩnh vực sản xuất công nghiệp(vì sẽ có nhiều bất lợi hơn các vùng trung tâm và đồng bằng)

- Phải có Luật riêng về Khu TMTD thì mới đảm bảo tính pháp lý về cơ chếchính sách ưu đãi Chile đã có luật về khu TMTD ra đời từ 1975 và đây là cơ sởpháp lý bền vững đảm bảo sự tồn tại và thành công cho mô hình Khu TMTD Zofri.Khu KT-TM đặc biệt Lao Bảo vừa qua hoạt động theo Quy chế ban hành kèm theoQuyết định số 11 của Thủ tướng Chính phủ, thấp hơn Nghị định và văn bản Luậtnên hiệu lực pháp lý cũng thấp hơn Chính vì vậy, quá trình thực hiện có những

Trang 34

vướng mắc nảy sinh mà qua 2 lần sửa đổi bổ sung vẫn còn những bất cập Dĩ nhiênLao Bảo cũng có những ưu đãi thuận lợi riêng, nhưng điều cần nhất là có luật vềKhu TMTD cho khu vực này Tất nhiên không thể một sớm một chiều mà có ngaycác luật hay nghị định về khu TMTD, bởi thế trước mắt cần xây dựng Nghị địnhthư, đưa các cam kết về chính sách ưu đãi giữa Khu KT-TM đặc biệt Lao Bảo vớiKhu TM biên giới Đensavanh vào (Điều ước quốc tế) để nâng tầm hiệu lực pháp lýcho Quy chế 11 nhằm đảm bảo tính thống nhất, thực hành và thực thi của quy chếnày trong thực tế Nếu khu KT-TM đặc biệt Lao Bảo được xem là khu bảo thuếhoặc có khu bảo thuế trong khu KT-TM đặc biệt Lao Bảo thì hàng hóa nhập vàođây sẽ không bị một hạn chế nào (trừ hàng cấm), kể cả hàng tồn kho, ứ đọng chưabán được Doanh nghiệp có thể thuê kho bãi để gửi, tỉnh sẽ thu tiền và tăng thu chongân sách Nếu có một khu TMTD hoàn toàn trong phạm vi 200 hecta hàng ràocứng thì phần còn lại của Khu coi như “vòng 2” vẫn giữ các chính sách ưu đãi đãban hành, chỉ có thể sửa một phần nhỏ như không áp dụng thuế suất bằng khônghoặc không miễn thuế nhập khẩu cho hàng tiêu dùng ngoài khu TMDT - khu bảothuế.

Trang 35

CHƯƠNG 2 : ĐÁNH GIÁ VỊ THẾ CHIẾN LƯỢC

CỦA KHU KT-TM ĐẶC BIỆT LAO BẢO

GIAI ĐOẠN 1998 - 2008

2.1 Thực trạng hoạt động của Khu KT-TM đặc biệt Lao Bảo:

Thực hiện Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 219/1998/QĐ-TTg ngày12/11/1998, sau này là Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 11/2005/QĐ-TTgngày 12/01/2005 về Khu KT-TM đặc biệt Lao Bảo của Thủ tướng Chính phủ, trong

10 năm qua, tỉnh Quảng Trị đã phối hợp với các bộ ngành Trung ương tích cực xâydựng và phát triển khu vực này, tập trung trên các lĩnh vực: Đầu tư xây dựng CSHT,hoàn thiện cơ chế chính sách, quảng bá xúc tiến đầu tư và quản lý các hoạt độngSXKD trên địa bàn Kết quả cụ thể trên các lĩnh vực như sau:

2.1.1 Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng

2.1.1.1 Công tác quy hoạch chuẩn bị đầu tư

- Đã được chú trọng đi trước một bước Quy hoạch chung xây dựng và Quyhoạch phát triển KT-XH toàn khu đến năm 2010 đã được Chính phủ và UBND tỉnhphê duyệt trong các năm 1999 và 2000 Trên cơ sở đó 20 quy hoạch chi tiết cho các

xã, thị trấn và các vùng SXKD tập trung đã được UBND tỉnh phê duyệt trong cácnăm từ 2001 – 2008 [3]

- Đến nay, sau 10 năm phát triển, tháng 12/2008 UBND tỉnh Quảng Trị đã

ra Quyết định điều chỉnh Quy hoạch phát triển KT-XH đến 2020, tầm nhìn đến

2025 làm cơ sở cho việc xây dựng điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng với khungthời gian tương tự, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt để tổ chức thực hiện Đồngthời, hiện đang mở rộng và quy hoạch chi tiết mới cho các khu tập trung nhằm đápứng nhu cầu về quỹ đất cho các dự án SXKD và dân sinh trong khu vực

Trang 36

2.1.1.2 Xây dựng CSHT

Đầu tư xây dựng CSHT được xem là một trong những mục tiêu hàng đầunhằm tạo lập điều kiện vật chất thu hút đầu tư SXKD, nâng cao phúc lợi xã hội, gópphần xóa đói giảm nghèo, xây dựng đô thị tại vùng núi biên giới

Cơ sở hạ tầng Khu KT-TM đặc biệt Lao Bảo được tập trung đầu tư xây dựng

và có bước phát triển khá, tạo ra sự đột phá thúc đẩy KT-XH của Khu và có sức lantoả tới khu vực xung quanh trong việc thực hiện mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đạihoá nông nghiệp nông thôn Sự phát triển của CSHT điện, đường, trường, trạm đãthúc đẩy phát triển SXKD và dịch vụ, nâng cao đời sống văn hoá tinh thần cho nhândân Kết quả nổi bật trong đầu tư CSHT vừa qua như sau :

- Hạ tầng kỹ thuật :

 Giao thông: Quốc lộ 9 được nâng cấp giai đoạn II với tổng mức đầu tư

450 tỷ đồng đã hoàn thành vào cuối năm 2006 Đây là tuyến đường nối các nướctrên EWEC với Quốc lộ 1A, đường Hồ Chí Minh, đường sắt xuyên Việt Đường HồChí Minh đã hoàn thành, là tuyến giao thông hết sức quan trọng nối liền khu vựcvới hai đầu đất nước, nhất là các tỉnh miền Trung - Tây Nguyên; Hệ thống giaothông nội thị, liên xã được quan tâm đầu tư xây dựng và hoàn thiện phục vụ dânsinh khu vực Bến xe Lao Bảo nối liền Đông Hà, Đà Nẵng, Quảng Bình Hiện naytập đoàn Mai Linh Taxi đang đầu tư dự án “Việt Nam giang sơn Cẩm Tú” với dịch

vụ trạm dừng chân và điểm đỗ ngay sát gần cửa khẩu quốc tế Lao Bảo, sẽ là nơi tậpkết và vận chuyển khách từ các nước EWEC vào nội địa Việt Nam và từ Việt Nam

đi ra các nước trên EWEC

 Cấp điện: Hiện nay ở khu vực có Trạm điện lưới quốc gia 110KV tạiLao Bảo (hoàn thành năm 2005), Công trình Thủy điện Rào Quán công suất 76MWtại Khe Sanh (hoàn thành năm 2007), không chỉ đảm bảo đáp ứng cho nhu cầu tiêuthụ điện cho hoạt động SXKD, đời sống dân cư toàn khu vực, mà còn hoà vào lướiđiện chung của quốc gia và xuất bán sang bạn Lào

 Cấp nước: Có 2 nhà máy nước sạch (tại Lao Bảo và Khe Sanh) vớicông suất 9000m3/ngày đêm và sẽ tiếp tục được nâng công suất trong tương lai,

Trang 37

đảm bảo cung cấp nước sản xuất và sinh hoạt trong Khu KT-TM đặc biệt Lao Bảo

và xuất bán sang Khu thương mại biên giới Đensavẳn (Lào)

 Bưu chính viễn thông: Các mạng điện thoại di động (Mobilephone,Vinaphone, Viette, EVN) đã phủ sóng toàn khu vực Hệ thống cáp quang và dịch vụInternet tốc động cao ADSL đã đưa vào hoạt động trong năm 2006 ; fax, bưu kiện,thư chuyển phát nhanh…đi trong và ngoài nước

- Hạ tầng xã hội :

 Giáo dục đào tạo: Hiện tại trong Khu vực có 03 trường THPT, 05trường PTCS và các một số trường mầm non đã được đầu tư xây dựng kiên cố vàcao tầng đảm bảo công tác dạy và học cho giáo viên và học sinh trên địa bàn Đangkêu gọi nguồn ODA hoặc dự án đầu tư về việc đầu tư xây dựng 01 Trung tâm dạynghề cho con em các tỉnh nghèo trên EWEC (Miền Trung Việt Nam, tỉnhSavanakhẹt – Lào và một số tỉnh vùng Đông - Bắc Thái Lan) nhằm nâng cao khảnăng cung cấp nguồn nhân lực cho các nhà máy, xí nghiệp đã và sẽ mọc lên dọctheo EWEC, giải quyết việc làm cho cư dân tại địa phương

 Y tế: Tại thị trấn huyện lỵ Khe Sanh đã có Bệnh viện đa khoa với 150giường bệnh; Phòng khám đa khoa Lao Bảo và các Trạm y tế tại các Trung tâmcụm xã đã được đầu tư xây dựng, trang bị các máy móc thiết bị cần thiết, bố trí độingũ y bác sỹ để phục vụ nhu cầu khám, chữa bệnh cho các nhà đầu tư, người laođộng và nhân dân trong khu vực Đang kêu gọi nguồn ODA đầu tư xây dựng tại LaoBảo Trung tâm dịch vụ SOS trên EWEC đạt tiêu chuẩn quốc tế để thực hiện chứcnăng cứu nạn, cứu hộ, chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho nhà đầu tư, thương nhân, dukhách qua lại trên EWEC hoặc tham gia hoạt động tại Lao Bảo trước khi chuyểnđến các bệnh viện hoặc dịch vụ y tế ở trong và ngoài nước

 Văn hoá, xã hội: Tại Khe Sanh đã đầu tư xây dựng và đưa vào hoạtđộng 1 sân vận động với 10.000 chỗ ngồi, 1 nhà thi đấu bóng chuyền 2.000 chỗngồi, nhà văn hóa huyện… nơi diễn ra các hoạt động lễ hội văn hoá thể thao định kỳhàng năm và tổ chức các giải đấu trong và ngoài nước khi có điều kiện Tại Lao Bảođang đầu tư xây dựng công viên văn hoá Trung tâm thị trấn Lao Bảo trên quy mô

Trang 38

25ha với các hạng mục công trình phục vụ hoạt động văn hoá, thể thao như: Khuquảng trường, cầu dẫn, đài phun nước, đường bao quanh lòng hồ…

 Trung tâm thương mại Lao Bảo với diện tích sàn 10.000m2 đưa vào sửdụng từ năm 2003, thu hút 350 hộ kinh doanh và hàng chục doanh nghiệp vào hoạtđộng Đây là công trình kinh tế - xã hội lớn của khu vực, là trái tim Khu KT-TMđặc biệt Lao Bảo đang phát huy tốt hiệu quả sử dụng và quảng bá “thương hiệu” củaKhu KT-TM đặc biệt Lao Bảo

 Chợ Khe Sanh với diện tích sàn sau khi nâng cấp đợt 2 (vào 03/2009)

có tổng diện tích sàn 12.000m2, bố trí 700 lô quầy, thu hút khoảng 500 hộ kinhdoanh Đây là nơi tập kết chủ yếu các mặt hàng nông sản thực phẩm, một số mặthàng sản phẩm đặc trưng của địa phương Hướng Hoá

 Đang tiếp tục xúc tiến 5 dự án CSHT liên quan đến vốn ODA ưu tiêntrên trục EWEC (với tổng mức đầu tư khoảng 15 triệu USD) gồm: Thoát nước và vệsinh môi trường thị trấn Lao Bảo; xây dựng Trung tâm thông tin du lịch; xây dựngtrung tâm dịch vụ SOS; Nhà máy xử lý rác thải; Trường dạy nghề tổng hợp

Như vậy, sau hơn 10 năm tích cực chuẩn bị và huy động nhiều nguồn vốn,nhất là nguồn vốn đầu tư trở lại của Chính phủ, bước đầu đã tạo dựng được một hệthống CSHT khá đồng bộ góp phần cơ bản làm tăng cở sở vật chất kỹ thuật, hạ tầngKT-XH, làm thay đổi dần diện mạo của một huyện miền núi, từng bước hình thành

đô thị mới, đáp ứng yêu cầu cơ bản của các nhà đầu tư và góp phần cải thiện trực

tiếp đời sống nhân dân “… Hai mươi năm nữa, mười năm nữa đây là một thành phố lớn, giao lưu lớn có tác động thúc đẩy toàn bộ khu vực này phát triển…”1 [3]

2.1.2 Xây dựng và hoàn thiện cơ chế chính sách

Có thể nói rằng tính đặc trưng của Khu KT-TM đặc biệt Lao Bảo thể hiện rõnhất ở cơ chế và chính sách ưu đãi được Chính phủ ban hành theo Quy chế 11

- Cơ chế quản lý

1 Trích lời phát biểu của Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh nhân chuyến thăm Khu KT-TM đặc biệt Lao Bảo

Trang 39

Cơ quan quản lý Khu KT - TM Lao Bảo do Thủ tướng Chính phủ thành lập,

có con dấu mang hình quốc huy, có đủ thẩm quyền giải quyết các thủ tục hànhchính cho doanh nghiệp và nhà đầu tư theo cơ chế “một cửa, tại chỗ” Là đầu mối

kế hoạch được cân đối riêng vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn NSNN

Các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Khu KT - TM Lao Bảo được chấpthuận theo quy trình Đăng ký cấp Giấy phép đầu tư

- Các chính sách ưu đãi chủ yếu

Khu KT-TM đặc biệt Lao Bảo được hưởng những mức ưu đãi cao nhất màkhông một nơi nào trên lãnh thổ Việt Nam có thể có được Căn cứ vào Luật đầu tư(Quy định chung cho Việt Nam) và Quyết định 11/QĐ-TTg ngày 12/01/2005 củaThủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế Khu KT-TM đặc biệt Lao Bảo (Quy địnhcho khu KT-TM đặc biệt Lao Bảo) và các chính sách ưu đãi của tỉnh Quảng Trị, các

dự án đầu tư vào Khu sẽ được hưởng các ưu đãi đầu tư chủ yếu sau:

 Về thuế

 Thuế thu nhập doanh nghiệp

+ Được miễn trong 4 năm đầu kể từ khi có thu nhập chịu thuế; được giảm50% số thuế phải nộp trong 9 năm tiếp theo; được áp dụng mức thuế suất là 10%trong thời gian chịu thuế [27, Điều 20]

+ Được chuyển lỗ sang năm sau, số lỗ này được trừ vào thu nhập chịu thuế.Thời gian được chuyển lỗ không quá 5 năm, kể từ năm tiếp sau năm phát sinh lỗ

 Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu

+ Hàng hoá, dịch vụ nhập khẩu từ nội địa Việt nam và từ nước ngoài vàoKhu KT- TM mại đặc biệt Lao Bảo được miễn thuế nhập khẩu Hàng hoá sản xuấttại Khu KT- TM đặc biệt Lao Bảo khi xuất khẩu ra nước ngoài được miễn thuế xuấtkhẩu

+ Hàng hoá thuộc danh mục hàng hoá có xuất xứ Khu KT-TM đặc biệt LaoBảo do UBND tỉnh Quảng Trị ban hành qua các thời kỳ không phải nộp thuế nhậpkhẩu khi nhập khẩu vào nội địa Việt Nam

+ Hàng hoá sản xuất, gia công, tái chế, lắp ráp tại Khu KT-TM đặc biệt LaoBảo có sử dụng nguyên liệu, linh kiện nhập khẩu từ nước ngoài khi nhập vào nội

Trang 40

địa chỉ phải nộp thuế nhập khẩu đối với phần nguyên liệu, linh kiện nhập khẩu cấuthành trong sản phẩm hàng hóa đó Các doanh nghiệp được miễn thuế nhập khẩunguyên liệu phục vụ cho nhu cầu sản xuất trong 5 năm đầu kể từ khi bắt đầu đi vàosản xuất

+ Khách du lịch được phép mua hàng hoá nhập khẩu miễn thuế đưa vào nộiđịa với trị giá không quá 500.000 đồng Việt Nam/người/lượt/ngày

+ Hàng hoá từ Khu KT-TM đặc biệt Lao Bảo nhập khẩu vào nội địa ViệtNam có xuất xứ tại Lào được giảm 50 % thuế nhập khẩu trên cơ sở các văn bản kýkết giữa Chính Phủ hai nước [27]

 Thuế giá trị gia tăng

+ Hàng hoá, dịch vụ sản xuất, tiêu thụ trong Khu KT-TM đặc biệt Lao Bảo

và hàng hoá, dịch vụ nhập khẩu từ nước ngoài vào Khu KT-TM đặc biệt Lao Bảokhông phải chịu VAT [27, khoản 1 điều 22]

+ Hàng hoá, dịch vụ nhập khẩu từ nội địa Việt Nam vào Khu KT-TM đặcbiệt Lao Bảo được hưởng thuế suất VAT là 0% Hàng hoá, dịch vụ từ Khu KT-TMđặc biệt Lao Bảo xuất khẩu ra nước ngoài không phải chịu VAT [27, khoản 2 điều22]

 Thuế tiêu thụ đặc biệt

+ Hàng hoá, dịch vụ sản xuất, tiêu thụ trong Khu KT-TM đặc biệt Lao Bảo

và hàng hoá, dịch vụ nhập khẩu từ nước ngoài vào Khu vực không phải chịu thuếtiêu thụ đặc biệt

+ Hàng hoá, dịch vụ sản xuất trong Khu KT – TM đặc biệt Lao Bảo thuộcdiện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt xuất khẩu ra nước ngoài phải chịu thuế tiêu thụ đặcbiệt

 Thuế thu nhập cá nhân

Những người làm việc tại Khu KT-TM Lao Bảo là đối tượng chịu thuế thunhập cá nhân theo quy định pháp luật được giảm 50% số thuế phải nộp

Ngày đăng: 12/08/2014, 23:25

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w