CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ VỊ THẾ CHIẾN LƯỢC CỦA KHU KT-TM ĐẶC BIỆT LAO BẢO
2.1.2. Xây dựng và hoàn thiện cơ chế chính sách
Có thể nói rằng tính đặc trưng của Khu KT-TM đặc biệt Lao Bảo thể hiện rõ nhất ở cơ chế và chính sách ưu đãi được Chính phủ ban hành theo Quy chế 11.
- Cơ chế quản lý
1 Trích lời phát biểu của Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh nhân chuyến thăm Khu KT-TM đặc biệt Lao Bảongày 12/9/2002 ngày 12/9/2002
Cơ quan quản lý Khu KT - TM Lao Bảo do Thủ tướng Chính phủ thành lập, có con dấu mang hình quốc huy, có đủ thẩm quyền giải quyết các thủ tục hành chính cho doanh nghiệp và nhà đầu tư theo cơ chế “một cửa, tại chỗ”. Là đầu mối kế hoạch được cân đối riêng vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn NSNN.
Các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Khu KT - TM Lao Bảo được chấp thuận theo quy trình Đăng ký cấp Giấy phép đầu tư.
- Các chính sách ưu đãi chủ yếu
Khu KT-TM đặc biệt Lao Bảo được hưởng những mức ưu đãi cao nhất mà không một nơi nào trên lãnh thổ Việt Nam có thể có được. Căn cứ vào Luật đầu tư (Quy định chung cho Việt Nam) và Quyết định 11/QĐ-TTg ngày 12/01/2005 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế Khu KT-TM đặc biệt Lao Bảo (Quy định cho khu KT-TM đặc biệt Lao Bảo) và các chính sách ưu đãi của tỉnh Quảng Trị, các dự án đầu tư vào Khu sẽ được hưởng các ưu đãi đầu tư chủ yếu sau:
• Về thuế
Thuế thu nhập doanh nghiệp
+ Được miễn trong 4 năm đầu kể từ khi có thu nhập chịu thuế; được giảm 50% số thuế phải nộp trong 9 năm tiếp theo; được áp dụng mức thuế suất là 10% trong thời gian chịu thuế. [27, Điều 20]
+ Được chuyển lỗ sang năm sau, số lỗ này được trừ vào thu nhập chịu thuế. Thời gian được chuyển lỗ không quá 5 năm, kể từ năm tiếp sau năm phát sinh lỗ.
Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu
+ Hàng hoá, dịch vụ nhập khẩu từ nội địa Việt nam và từ nước ngoài vào Khu KT- TM mại đặc biệt Lao Bảo được miễn thuế nhập khẩu. Hàng hoá sản xuất tại Khu KT- TM đặc biệt Lao Bảo khi xuất khẩu ra nước ngoài được miễn thuế xuất khẩu.
+ Hàng hoá thuộc danh mục hàng hoá có xuất xứ Khu KT-TM đặc biệt Lao Bảo do UBND tỉnh Quảng Trị ban hành qua các thời kỳ không phải nộp thuế nhập khẩu khi nhập khẩu vào nội địa Việt Nam.
+ Hàng hoá sản xuất, gia công, tái chế, lắp ráp tại Khu KT-TM đặc biệt Lao Bảo có sử dụng nguyên liệu, linh kiện nhập khẩu từ nước ngoài khi nhập vào nội
địa chỉ phải nộp thuế nhập khẩu đối với phần nguyên liệu, linh kiện nhập khẩu cấu thành trong sản phẩm hàng hóa đó. Các doanh nghiệp được miễn thuế nhập khẩu nguyên liệu phục vụ cho nhu cầu sản xuất trong 5 năm đầu kể từ khi bắt đầu đi vào sản xuất.
+ Khách du lịch được phép mua hàng hoá nhập khẩu miễn thuế đưa vào nội địa với trị giá không quá 500.000 đồng Việt Nam/người/lượt/ngày.
+ Hàng hoá từ Khu KT-TM đặc biệt Lao Bảo nhập khẩu vào nội địa Việt Nam có xuất xứ tại Lào được giảm 50 % thuế nhập khẩu trên cơ sở các văn bản ký kết giữa Chính Phủ hai nước. [27]
Thuế giá trị gia tăng
+ Hàng hoá, dịch vụ sản xuất, tiêu thụ trong Khu KT-TM đặc biệt Lao Bảo và hàng hoá, dịch vụ nhập khẩu từ nước ngoài vào Khu KT-TM đặc biệt Lao Bảo không phải chịu VAT [27, khoản 1 điều 22].
+ Hàng hoá, dịch vụ nhập khẩu từ nội địa Việt Nam vào Khu KT-TM đặc biệt Lao Bảo được hưởng thuế suất VAT là 0%. Hàng hoá, dịch vụ từ Khu KT-TM đặc biệt Lao Bảo xuất khẩu ra nước ngoài không phải chịu VAT. [27, khoản 2 điều 22]
Thuế tiêu thụ đặc biệt
+ Hàng hoá, dịch vụ sản xuất, tiêu thụ trong Khu KT-TM đặc biệt Lao Bảo và hàng hoá, dịch vụ nhập khẩu từ nước ngoài vào Khu vực không phải chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.
+ Hàng hoá, dịch vụ sản xuất trong Khu KT – TM đặc biệt Lao Bảo thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt xuất khẩu ra nước ngoài phải chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.
Thuế thu nhập cá nhân
Những người làm việc tại Khu KT-TM Lao Bảo là đối tượng chịu thuế thu nhập cá nhân theo quy định pháp luật được giảm 50% số thuế phải nộp.
• Về đất đai
Tổ chức, cá nhân có dự án đầu tư vào Khu KT-TM Lao Bảo được miễn tiền thuê đất trong 11 năm đầu; được hưởng mức giá thuê đất bằng 30% giá thuê đất áp dụng cho các huyện miền núi kể từ năm thứ 12 trở đi.
Người Việt Nam, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài cư trú tại Việt Nam, nhà đầu tư nước ngoài được đầu tư xây dựng nhà ở để bán hoặc cho thuê; đầu tư cơ sở hạ tầng để cho thuê hoặc nhượng quyền sử dụng đất đã xây dựng cơ sở hạ tầng; được mua nhà ở.
• Về phương tiện xe cơ giới
Tổ chức, cá nhân hoạt động đầu tư, kinh doanh có trụ sở chính tại Khu KT- TM đặc biệt Lao Bảo được mua phương tiện giao thông cơ giới đường bộ miễn thuế, các phương tiện này được đăng kí biển số Lao Bảo, khi lưu hành vào nội địa Việt Nam được quản lý như đối với phương tiện giao thông cơ giới nước ngoài quá cảnh Việt Nam.
Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ có tay lái bên phải được ra, vào khu KT-TM đặc biệt Lao Bảo để vận chuyển hàng hoá, hành khách giữa Khu KT- TM đặc biệt Lao Bảo với Lào và các nước láng giềng.
• Về đầu tư CSHT
Cơ sở hạ tầng thiết yếu tại Khu KT-TM Lao Bảo được ngân sách Nhà nước hỗ trợ đầu tư theo chương trình mục tiêu, được đưa vào danh mục gọi vốn ODA.
2.1.3. Kinh tế
Khi mới hình thành, tại Khu KT–TM đặc biệt Lao Bảo hầu như chưa có một cơ sở sản xuất công nghiệp nào, GTSX không đáng kể, đến nay đã có hàng chục nhà máy xí nghiệp đầu tư đưa vào hoạt động trên nhiều lĩnh vực: sản xuất nước tăng lực, nước tinh lọc; săm lốp xe đạp, xe máy, chế biến nông lâm sản xuất khẩu; sản xuất tấm lợp, vật liệu xây dựng; may mặc xuất khẩu, lắp ráp điện lạnh .v.v....
Tổng giá trị sản xuất công nghiệp của các doanh nghiệp trên địa bàn Khu KT-TM đặc biệt Lao Bảo năm 2005 đạt 200 tỷ đồng; năm 2006 đạt 250 tỷ đồng, năm 2007 đạt 305 tỷ và 2008 là 370 tỷ đồng, bằng khoảng 35-40% tổng GTSX công nghiệp trên địa bàn toàn tỉnh. Mặc dù còn hạn chế về quy mô, song đây là bước phát triển rất đáng khích lệ, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giải quyết việc làm cho hàng ngàn lao động tại một địa bàn miền núi có điều kiện KT-XH đặc biệt khó khăn.
Sự phát triển sản xuất công nghiệp đã kích thích sự gia tăng mạnh hoạt động thương mại dịch vụ tại khu vực và đã góp phần làm tăng đáng kể giá trị sản xuất công nghiệp chung của tỉnh cũng như chỉ số bán lẻ tiêu dùng trên địa bàn tỉnh. Mặc dù trong giai đoạn được miễn giảm thuế theo chính sách ưu đãi của Quy chế 11, song trong những năm qua các doanh nghiệp tại Khu KT-TM đặc biệt Lao Bảo đã đóng góp nghĩa vụ thuế vào NSNN ngày càng tăng: năm 2005 là 15 tỷ đồng, 2006 là 25 tỷ đồng, 2007 là 30 tỷ đồng và 2008 là 45 tỷ đồng… [3]
Nhịp độ tăng trưởng GTSX nông lâm sản giai đoạn 2001-2008 đạt 13,5%/năm. Tỷ trọng cơ cấu nông lâm sản chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng ngành nông nghiệp, giảm tỷ trọng ngành lâm nghiệp. Tỷ trọng ngành nông nghiệp từ 91,1% vào năm 2000, tăng lên đạt 93,8% năm 2005 và đạt 95,3% năm 2008; tương ứng tỷ trọng ngành lâm nghiệp bằng 8,3% - 5,4% - 3,5%.
Thời kỳ 2001-2008 mức tăng trưởng GTSX ngành chăn nuôi cao gấp 1,32 lần so với ngành trồng trọt (trồng trọt là 13,7%/năm, chăn nuôi là 18,1%/năm và dịch vụ là 11,1%/năm). Tỷ trọng cơ cấu nông nghiệp có sự chuyển biến tốt theo hướng tăng dần tỷ trọng GTSX ngành chăn nuôi so với trồng trọt.
Về trồng trọt : trong những năm qua phát triển theo sát định hướng và phù hợp với điều kiện của Khu. Năm 2008, diện tích gieo trồng cây lương thực có hạt là 1.626,2 ha, sản lượng lương thực quy thóc đạt 3.368 tấn, bình quân lương thực đầu người là 95,4 kg/người/năm. Ngoài ra còn có các loại cây lương thực khác như sắn, khoai .v.v... Với sản lượng lương thực tăng lên đã tạo cơ sở cho ngành nông nghiệp tiếp tục chuyển dịch cơ cấu sản xuất theo hướng sản xuất hàng hoá như chuyển một số diện tích màu sang trồng các cây công nghiệp như cà phê, chè, hồ tiêu, cây ăn quả .v.v..., để nâng cao hiệu quả sản xuất trên một đơn vị diện tích.
Về chăn nuôi: Chăn nuôi chủ yếu dưới hình thức chăn nuôi gia đình, quy mô nhỏ và hiệu quả kinh tế thấp. Sản lượng thịt hơi xuất chuồng những năm gần đây tăng nhanh do được hưởng cơ chế Khu KT-TM đặc biệt Lao Bảo nên nhiều trang trại nuôi lợn phát triển mạnh chăn nuôi, số gia súc tăng nhanh.
Về lâm nghiệp : Các xã biên giới có 25.527,7 ha đất lâm nghiệp có rừng, chủ yếu là rừng nghèo, sản phẩm chủ yếu là tre nứa. Trong những năm qua do nạn chặt phá rừng làm nương rẫy nên tài nguyên rừng bị cạn kiệt, trong khi việc trồng, khoanh nuôi và tái sinh rừng còn rất chậm. [3]
2.1.4. Thương mại
2.1.4.1. Kinh doanh nội địa
Cùng với các dự án sản xuất công nghiệp, hoạt động thương mại dịch vụ trên địa bàn đã và đang phát triển mạnh cả về số lượng, quy mô, chất lượng cũng như
các loại hình kinh doanh, làm cho môi trường kinh doanh thương mại tại Khu vực ngày càng sôi động.
Thương mại và dịch vụ là một thế mạnh của Khu KT-TM đặc biệt Lao Bảo, đây là lĩnh vực chiếm tỷ lệ cao nhất trong cơ cấu ngành tại Khu KT-TM đặc biệt Lao Bảo và đang được chú trọng phát triển hơn nữa trong tương lai.
- Nằm ở vị trí thuận lợi, với trên 400 lô quầy của trên 300 hộ kinh doanh, 11 doanh nghiệp đặt chi nhánh, cửa hàng giới thiệu sản phẩm, Trung tâm thương mại Lao Bảo đã trở thành điểm kinh doanh hàng hoá sôi động, thu hút bình quân mỗi ngày hàng ngàn lượt khách tham quan mua sắm, trong đó có khoảng 50 % là khách đi theo Tour du lịch. Sau 5 năm đi vào hoạt động, Trung tâm đang được tổ chức hoạt động kinh doanh theo hướng văn minh, hiệu quả, trở thành điểm du lịch mua sắm hấp dẫn du khách đến với Quảng Trị và EWEC.
- Chợ Khe Sanh được đầu tư xây dựng năm 1998, tại vị trí Trung tâm của huyện lỵ Hướng Hoá, với quy mô trên 300 lô quầy, kết cấu phù hợp cho điểm tập kết và tiêu thụ các loại hàng hoá sản phẩm của địa phương như: hàng nông sản thực phẩm, nguyên liệu chế biến hoa quả đóng hộp… do bà con nhân dân (bao gồm cả đồng bào dân tộc ít người Pakô và Vân Kiều) sản xuất, chế biến để tiêu thụ. Đến nay đã nâng cấp lên 700 lô quầy, đáp ứng nhu cầu cho khoảng 500 hộ kinh doanh.
- Mạng lưới chợ tại các xã trải dọc quốc lộ số 9 nằm trong địa bàn Khu KT- TM đặc biệt Lao Bảo cũng phát triển tương ứng tạo nên sự chuyển biến trong nhân thức của nhân dân về phát triển kinh tế hàng hóa. Cơ cấu ngành nghề lao động đang chuyển dịch theo hướng từ du canh du cư, sản xuất nông nghiệp thuần tuý chuyển sang thương mại dịch vụ, công nghiệp, sản xuất chế biến thô để cung ứng.
2.1.4.2. Hoạt động xuất nhập khẩu
Những năm gần đây hoạt động xuất nhập khẩu được khuyến khích phát triển sôi động và tăng trưởng mạnh, nhịp độ tăng trưởng kim ngạch xuất nhập khẩu thời kỳ 2001-2008 tăng 17,4%/năm, trong đó thời kỳ 2007-2008 tăng 41,9%/năm. Kim ngạch xuất nhập khẩu năm 2000 đạt 58 triệu USD, trong đó xuất khẩu 31 triệu USD và nhập khẩu 27 triệu USD; đến năm 2008 tăng lên đạt 210,4 triệu USD, trong đó
xuất khẩu đạt 36,052 triệu USD và nhập khẩu đạt 174,335 triệu USD. (Nguồn số liệu: Phòng kế hoạch – đầu tư BQL Khu KT-TM đặc biệt Lao Bảo)
Hoạt động kinh doanh XNK qua cửa khẩu quốc tế Lao Bảo và Khu KT-TM đặc biệt Lao Bảo trong những năm qua đạt được mức tăng trưởng khá cao. Cụ thể :
Bảng 1. Hoạt động XNK Khu KT-TM đặc biệt Lao Bảo giai đoạn 1999-2008
Năm Kim ngạch XNK (106 USD)
Tổng số XK NK 2000 58,000 31,000 27,000 2001 40,000 18,000 22,000 2002 25,152 14,610 10,542 2003 34,146 11,987 22,159 2004 45,416 9,905 35,511 2005 64,382 16,065 48,162 2006 134,668 21,354 113,314 2007 148,500 27,470 121,030 2008 210,387 36,052 174,335
Biểu đồ 1. Biểu đồ hoạt động XNK Khu KT-TM đặc biệt Lao Bảo giai đoạn 1999-2008
Nguồn: Ban quản lý Khu KT-TM đặc biệt Lao Bảo
Qua số liệu trên cho thấy kim ngạch XNK trong năm 2000 đạt giá trị tương đối khá. Từ 2001 đến 2003 tình hình XNK có giảm qua cửa khẩu do chính sách hạn chế nhập khẩu đối với xe máy nguyên chiếc và một số chính sách khác có liên quan nên kim ngạch XNK tại các cặp cửa khẩu giữa Việt Nam và Lào nhìn chung đều giảm. Tuy nhiên, từ 2004 trở lại đây kim ngạch XNK đã tăng lên rõ rệt và tương đối bền vững, trong đó một phần nhờ sức hút từ cơ chế chính sách ưu đãi của Khu KT- TM đặc biệt Lao Bảo, hoạt động của Trung tâm thương mại Lao Bảo và các doanh nghiệp kinh doanh thương mại, dịch vụ và XNK trên địa bàn làm cho nơi đây trở thành địa điểm tập kết và phát luồng hàng hoá tiêu thụ tại nội khu, xuất khẩu về nội địa Việt Nam và xuất khẩu đi các nước trên thế giới.
2.1.5. Đầu tư
Hoạt động quảng bá xúc tiến đầu tư trong những năm vừa qua được đẩy mạnh, với mục tiêu và nhiệm vụ trọng tâm là: Giới thiệu, quảng bá hệ thống CSHT đã cơ bản hoàn thiện, cơ chế quản lý thông thoáng, chính sách ưu đãi đặc biệt nhằm thu hút đầu tư, phát triển SXKD ngày càng nhiều cho Khu KT-TM đặc biệt Lao Bảo. Quá trình quảng bá xúc tiến đầu tư nói trên luôn gắn liền với sự quảng bá và khai thác triệt để lợi thế EWEC, nhằm tạo ra hiệu ứng trong thu hút đầu tư và hội nhập phát triển. Một số hình thức quảng bá xúc tiến đầu tư và tình hình kết quả được phản ánh như sau:
- Đã xây dựng được nguồn tài liệu, dữ liệu khá phong phú như: Website, catalogue, đĩa CD riêng về Khu KT-TM Lao Bảo. Hàng năm các ấn phẩm này đều được cập nhật thông tin, bổ sung, nâng cấp điều chỉnh làm phong phú thêm nội dung quảng bá. Đồng thời đã trang sắm công cụ, phương tiện hỗ trợ quảng bá như máy chiếu, máy tính xách tay, máy scan... làm cho hoạt động quảng bá trở nên sinh động và tiện ích.
- Tích cực thông tin quảng bá, giới thiệu cơ chế chính sách ưu đãi thông qua các phương tiện thông tin đại chúng. Hàng năm, đã phối hợp với đài phát thanh truyền hình Trung ương (VTV1, VTV3), TP Hồ Chí Minh, PTTH Quảng Trị, khu vực và nhiều cơ quan báo chí xây dựng các phóng sự, bài viết, trang thông tin có chất lượng nhằm quảng bá “thương hiệu” Khu KT-TM đặc biệt Lao Bảo đến với nhiều khu vực và đối tượng.
- Cử cán bộ tham gia các đoàn công tác do Văn phòng Chính phủ, Bộ Thương mại (nay là bộ Công thương), Bộ KH&ĐT, UBND tỉnh thực hiện nhiều chuyến công tác ở trong và ngoài nước để nghiên cứu mô hình quản lý tại các cặp