Bài học cho việc xây dựng và phát triển Khu KT-TM đặc biệt LaoBảo

Một phần của tài liệu vị thế chiến lược của khu kinh tế - thương mại đặc biệt lao bảo trong phát triển hành lang kinh tế đông – tây (Trang 31 - 35)

Từ mô hình các ĐKKT của Trung Quốc (Thẩm Quyến, Chu Hải, Sán Đầu và Hạ Môn), trong đó đặc biệt là dựa trên kinh nghiệm vận hành có kết quả nổi bật của mô hình ĐKKT Thẩm Quyến, và Khu TMTD Zofri của Chi Lê, Khu KT-TM đặc biệt Lao Bảo đã vận dụng vào các nội dung sau :

- Từ quan điểm xây dựng các ĐKKT của Trung quốc ban đầu như những “phòng thí nghiệm” về chính sách đổi mới ở Trung Quốc trong những năm cuối thập kỷ 70, đầu thập kỷ 80 của thế kỷ 20, Khu KT-TM đặc biệt Lao Bảo thành lập vào tháng 11/1998 cũng nhằm áp dụng thí điểm một số cơ chế chính sách khi chưa có điều kiện áp dụng rộng khắp cả nước Việt Nam.

- Nắm vững tình hình trong nước và xu hướng phát triển của thế giới để xác định thời cơ thuận lợi. Vào thời kỳ 1992 – 1998 xu hướng toàn cầu hoá và khu vực hoá nền kinh tế thế giới đã ngày càng rõ nét. Đây cũng là thời kỳ quan hệ hữu nghị hợp tác giữa Việt Nam và Lào phát triển cao, đặc biệt là trong lĩnh vực hợp tác về kinh tế, văn hoá, khoa học kỹ thuật, cần phải có một khu vực chung để áp dụng triển khai các nội dung đã ký kết trong các văn kiện hợp tác. Ở Việt Nam, mô hình các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và khu kinh tế cửa khẩu đã lần lượt ra đời và cho thấy đây là một định hướng đúng trong đường lối phát triển kinh

tế theo hướng mở cửa và hội nhập của Việt Nam. Vì vậy, việc quyết định thành lập Khu KT-TM đặc biệt Lao Bảo vào tháng 11/1998 với quy mô, đặc điểm tính chất như đã nêu đã phản ánh nhận thức đúng đắn của Chính phủ Việt Nam và địa phương tỉnh Quảng Trị nhằm tận dụng điều kiện và thời cơ thuận lợi.

- Lựa chọn vị trí ‘đắc địa’: Với mục tiêu áp dụng thí điểm các chính sách ưu đãi, xây dựng quan hệ bên trong Khu KT-TM đặc biệt Lao bảo với bên ngoài là quan hệ XNK nên trong quá trình quy hoạch xây dựng đề án đã rất chú ý đến việc lựa chọn địa điểm xây dựng. Khu KT-TM đặc biệt Lao Bảo nằm trên tuyến quốc lộ 9 (nay là đường xuyên Á), ngay điểm đầu của Việt Nam trên EWEC, có thể kết nối với các tuyến giao thông đường bộ, đường biển, đường hàng không với khoảng cách không quá xa, tạo nên sự thông thương với nội địa và một số nước trong khu vực. Tại vị trí đặt cổng B (trạm kiểm soát liên hợp Tân Hợp) có địa hình hiểm trở dọc hai bên cánh gà, hạn chế hàng hoá miễn thuế trong khu thẩm lậu về nội địa nên thuận lợi trong khâu kiểm tra giám sát. Bên cạnh đó, cư dân vùng dự án (5 xã và 2 thị trấn) là những người từ miền xuôi đi lên miền núi làm kinh tế mới, đã có kinh nghiệm trong hoạt động kinh doanh thương mại dịch vụ (do gần cửa khẩu quốc tế Lao Bảo và có sự kế thừa truyền thống buôn bán trên quốc lộ 9 từ thời Pháp thuộc).

- Tận dụng nguồn lực bên ngoài: Xác định Quảng Trị là một tỉnh nghèo, phải đối mặt với vấn đề nguồn vốn đầu tư, công nghệ, và kinh nghiệm quản lý tiên tiến của doanh nghiệp trong nước và nước ngoài. Vì vậy, cùng với cơ chế chính sách ưu đãi, tỉnh Quảng Trị và BQL Khu KT-TM đặc biệt Lao bảo đã ‘trải thảm đỏ’ mời gọi các doanh nghiệp, nhà đầu tư, hộ kinh doanh ở trong tỉnh, trong nước và nước ngoài tham gia hoạt động tại Khu. Bên cạnh đó, đã rất chú trọng đến nguồn đầu tư tiềm năng của những nhà kinh doanh vốn là con em Quảng Trị đang làm ăn tại các tỉnh thành phố lớn của Việt Nam và bà con Việt Kiều hiện đang sinh sống tại Thái Lan, thể hiện quyết tâm và thiện chí sẵn sàng chào đón và dành những thuận lợi nhất cho những ai muốn tham gia hoạt động SXKD vào khu vực.

- Xây dựng cơ sở hạ tầng. Mặc dù NSNN còn hạn hẹp nhưng Chính phủ Việt Nam đã dành nhiều ưu tiên, mạnh dạn đầu tư vào cơ sở hạ tầng cho Khu KT- TM đặc biệt Lao Bảo (đến nay khoảng 350 tỷ đồng), chấp nhận chi phí và rủi ro vào

giai đoạn đầu. Bên cạnh đó, để cải thiện hệ thống CSHT và dịch vụ tương hỗ, tỉnh Quảng Trị đã cho phép Khu KT-TM đặc biệt Lao Bảo được tạo vốn xây dựng CSHT dưới hình thức ‘lấy đất đổi CSHT’ thông qua đấu giá quyền sử dụng đất. Khuyến khích các nhà đầu tư tự bỏ vốn ra làm công tác đền bù giải phóng mặt bằng và san lấp mặt bằng trước, sau đó NSNN sẽ hoàn bù chi phí. BQL Khu KT-TM đặc biệt Lao Bảo cũng đang tích cực xây dựng và vận động nguồn vốn ODA cho một số dự án CSHT trong khu vực. Kết quả là hiện nay hệ thống CSHT tại các khu vực tập trung đã cơ bản hoàn thành, đáp ứng nhu cầu SXKD của nhà đầu tư và đời sống dân sinh trong khu vực.

- Hoàn thiện hệ thống chính sách: Hệ thống chính sách ưu đãi là vấn đề sống còn của mô hình ĐKKT ở Trung Quốc cũng như mô hình Khu KT-TM đặc biệt Lao Bảo. Khi mới thành lập, với tên gọi là Khu TM Lao Bảo chính sách áp dụng theo Quy chế 219 vừa mới thực hiện (11/1998) đã bộc lộ những bất cập, vướng vào một số bộ luật mới ban hành nên sau đó đã được bổ sung điều chỉnh theo Quyết định số 08 (01/2002). Đến 01/2005, trên cơ sở tổng kết kinh nghiệm sau 5 năm hoạt động, chính sách cùng với tên gọi Khu KT-TM đặc biệt Lao Bảo theo Quy chế 11 được ban hành với mức ưu đãi cao hơn. Đồng thời với Quy chế 11, một loạt văn bản hướng dẫn, uỷ quyền của các bộ ngành TW và UBND tỉnh Quảng Trị cũng được ban hành, tạo điều kiện và môi trường ngày càng thông thoáng cho Khu KT-TM đặc biệt Lao Bảo.

- Từ kinh nghiệm của khu TMTD Zofri, đối với các khu kinh tế - khu thương mại nằm sát biên giới nước ngoài cần chú trọng lĩnh vực kinh doanh hệ thống dịch vụ logistics (vận tải, kho bãi, bốc xếp, bao bì đóng gói... ), đảm nhận được vai trò trung chuyển thì sẽ phát huy lợi thế hơn là đầu tư vào lĩnh vực sản xuất công nghiệp (vì sẽ có nhiều bất lợi hơn các vùng trung tâm và đồng bằng).

- Phải có Luật riêng về Khu TMTD thì mới đảm bảo tính pháp lý về cơ chế chính sách ưu đãi. Chile đã có luật về khu TMTD ra đời từ 1975 và đây là cơ sở pháp lý bền vững đảm bảo sự tồn tại và thành công cho mô hình Khu TMTD Zofri. Khu KT-TM đặc biệt Lao Bảo vừa qua hoạt động theo Quy chế ban hành kèm theo Quyết định số 11 của Thủ tướng Chính phủ, thấp hơn Nghị định và văn bản Luật nên hiệu lực pháp lý cũng thấp hơn. Chính vì vậy, quá trình thực hiện có những

vướng mắc nảy sinh mà qua 2 lần sửa đổi bổ sung vẫn còn những bất cập. Dĩ nhiên Lao Bảo cũng có những ưu đãi thuận lợi riêng, nhưng điều cần nhất là có luật về Khu TMTD cho khu vực này. Tất nhiên không thể một sớm một chiều mà có ngay các luật hay nghị định về khu TMTD, bởi thế trước mắt cần xây dựng Nghị định thư, đưa các cam kết về chính sách ưu đãi giữa Khu KT-TM đặc biệt Lao Bảo với Khu TM biên giới Đensavanh vào (Điều ước quốc tế) để nâng tầm hiệu lực pháp lý cho Quy chế 11 nhằm đảm bảo tính thống nhất, thực hành và thực thi của quy chế này trong thực tế. Nếu khu KT-TM đặc biệt Lao Bảo được xem là khu bảo thuế hoặc có khu bảo thuế trong khu KT-TM đặc biệt Lao Bảo thì hàng hóa nhập vào đây sẽ không bị một hạn chế nào (trừ hàng cấm), kể cả hàng tồn kho, ứ đọng chưa bán được. Doanh nghiệp có thể thuê kho bãi để gửi, tỉnh sẽ thu tiền và tăng thu cho ngân sách. Nếu có một khu TMTD hoàn toàn trong phạm vi 200 hecta hàng rào cứng thì phần còn lại của Khu coi như “vòng 2” vẫn giữ các chính sách ưu đãi đã ban hành, chỉ có thể sửa một phần nhỏ như không áp dụng thuế suất bằng không hoặc không miễn thuế nhập khẩu cho hàng tiêu dùng ngoài khu TMDT - khu bảo thuế.

Một phần của tài liệu vị thế chiến lược của khu kinh tế - thương mại đặc biệt lao bảo trong phát triển hành lang kinh tế đông – tây (Trang 31 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(124 trang)
w