Các giải pháp vĩ mô

Một phần của tài liệu vị thế chiến lược của khu kinh tế - thương mại đặc biệt lao bảo trong phát triển hành lang kinh tế đông – tây (Trang 73 - 79)

- Nông nghiệp: Chú trọng đầu tư phát triển nông nghiệp chất lượng cao và

3.3.1. Các giải pháp vĩ mô

3.3.1.1. Cải thiện môi trường pháp lý

− Để khắc phục tình trạng văn bản các Bộ, ngành ban hành chồng chéo, mâu thuẫn nhau, thậm chí văn bản trước sau của một ngành cũng còn mâu thuẫn, gây nhiều khó khăn, phiền toái cho doanh nghiệp, làm xấu đi môi trường đầu tư như trong hiện tại, các Bộ ngành cần nhận thức đầy đủ về tính đặc thù của Khu KT-TM đặc biệt Lao Bảo để ban hành chính sách cho phù hợp, nhất quán và đồng bộ với nhau, với chủ trương của nhà nước, phải thông thoáng sao cho phù hợp với đặc thù của Khu KT-TM đặc biệt Lao Bảo.

− Đẩy mạnh cải cách tài chính công, nhất là bãi bỏ các rào cản, cải cách các thủ tục hành chính liên quan đến công tác xúc tiến đầu tư như: cấp phép đầu tư,

đăng kí thành lập doanh nghiệp, giao đất, thủ tục xuất nhập cảnh, xuất nhập khẩu, kiểm tra kiểm soát, kiểm soát…để các nhà đầu tư có thể thuận tiện và thực hiên các thủ tục nhanh chóng khi đầu tư vào Khu KT-TM đặc biệt Lao Bảo.

− Về chính sách thương mại và thị trường: Tiếp tục tham mưu với UBND tỉnh làm việc với Văn phòng Chính phủ, các Bộ ngành Trung ương (Bộ Công thương, Bộ Khoa học và đầu tư, Bộ Công an, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Tài chính, Tổng cục du lịch v.v...) để thống nhất giải quyết những khó khăn vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện Quy chế 11 của Thủ tướng Chính phủ nhằm đảm bảo tích cực thi hành chính sách ưu đãi đi vào cuộc sống, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp đang hoạt động SXKD trong khu vực thực hiện đúng pháp luật và các quy định hiện hành. Các quy chế này một mặt phải đảm bảo có được một chính sách mặt hàng và một cơ chế quản lý các đối tượng kinh doanh phù hợp với từng mốc thời gian, đặc điểm của vùng; mặt khác phải đảm bảo tuân thủ chính sách XNK chung của cả nước, phù hợp với các hiệp định đã ký kết giữa hai nước, và phải khuyến khích mạnh mẽ hơn nữa các thành phần kinh tế tham gia vào giao lưu thương mại. Áp dụng đồng bộ các loại hình kinh doanh XNK. Đối với hàng nhập, cần ưu tiên hơn cho việc nhập trang thiết bị, vật tư, công nghệ tiên tiến phục vụ sản xuất, đặc biệt là phục vụ sản xuất hàng xuất khẩu. Tích cực phát triển thị trường và mở rộng quan hệ hợp tác láng giềng và đối ngoại trong khu vực.

− Về chính sách du lịch: Cần xác lập định hướng chính sách tổng thể cho du lịch các Khu kinh tế cửa khẩu, nhằm tạo thế chủ động đối với thị trường du lịch Lào, Thái Lan và Myanma. Trước hết, cần tiến hành khảo sát tình hình hoạt động kinh doanh du lịch trên địa bàn, rút ra kết luận về các hướng đi tiếp theo. Đồng thời tiến hành khảo sát chi tiết các tuyến du lịch, xây dựng các chương trình du lịch theo tuyến. Trên cơ sở đó, xây dựng các kế hoạch khai thác các tuyến theo từng giai đoạn.

− Về quản lý XNC: Cùng với việc cấp chứng minh thư biên giới, giấy thông hành biên giới cho dân cư vùng biên giới qua lại cửa khẩu cần có những hình thức thích hợp để những chủ hàng XNK, chủ phương tiện vận tải được XNC thuận tiện, dễ dàng qua cửa khẩu Lao Bảo. Việc cấp giấy thông hành cho khách du lịch

trong phạm vi khu thương mại, việc cho phép khách du lịch theo tuyến đến các địa điểm ngoài Khu cần được các cơ quan chuyên ngành nghiên cứu áp dụng.

− Về chính sách đối ngoại với doanh nghiệp: Cho doanh nghiệp được thụ hưởng địa bàn khuyến khích đặc biệt, đồng bộ theo Luật khuyến khích đầu tư trong nước, Luật đầu tư nước ngoài, Nghị định về khu chế xuất, khu công nghiệp tập trung. Trong địa bàn Khu, cần được xoá bỏ sớm sự phân biệt ưu đãi giữa doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp ngoài quốc doanh, giữa doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp nước ngoài.

− Về chính sách thuế: Tiếp tục áp dụng chính sách thuế một cách mềm dẻo theo hướng tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp. Đẩy mạnh công tác thanh tra thuế, có biện pháp trừng phạt nghiêm minh đối với những đối tượng trốn và lậu thuế. Việc miễn giảm thuế cần được quy định đồng bộ và cụ thể, phù hợp với thông lệ quốc tế . Việc ưu đãi, hoặc hỗ trợ qua thuế cũng cần được chú ý thực hiện sớm. Quan trọng hàng đầu là những quy định về Khu bảo thuế, về miễn giảm thuế trong lĩnh vực xuất nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ.

− Về tiền tệ, ngân hàng: Kiến nghị Nhà nước ban hành chính sách tiền tệ phù hợp với đặc điểm giao lưu kinh tế vùng biên. Khuyến khích các ngân hàng thương mại mở rộng và thực hiện các dịch vụ ngân hàng, khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia vào các dịch vụ thu đổi tiền tại Khu kinh tế cửa khẩu Lao Bảo theo hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước.

3.3.1.2. Nâng cao khả năng tài chính

Để đáp ứng nhu cầu đầu tư như trên cần phải có hệ thống các biện pháp huy động vốn một cách tích cực, tập trung vào các nguồn vốn sau đây:

− Vốn từ ngân sách địa phương: Tăng cường huy động vốn từ các nguồn thu ngân sách. Quản lý chặt chẽ các nguồn thu và đối tượng thu thuế, đấu tranh chống trốn lậu thuế, hạn chế thất thu thuế cho ngân sách. Triệt để thực hành tiết kiệm trong các khoản chi thường xuyên, chi cho đầu tư phát triển một cách hợp lý và có hiệu quả.

− Vốn từ các doanh nghiệp và trong dân: Khuyến khích hộ tư nhân đầu tư phát triển công nghiệp, kinh doanh dịch vụ bằng cách tạo điều kiện thuận lợi trong việc làm các thủ tục đăng kí kinh doanh, cho thuê đất, mặt bằng; miễn hoặc giảm thuế đối với những ngành và địa bàn cần khuyến khích đầu tư, các vùng sâu, vùng xa. Đẩy nhanh quá trình hoá các doanh nghiệp, mở rộng hình thức liên hết huy động các nguồn vốn đầu tư phát triển. Tiếp tục tạo thêm nguồn vốn từ đất để bổ sung thêm vào nguồn vốn ngân sách, thực hiện cơ chế đấu giá quyền sử dụng đất để thu hút các nguồn vốn vào xây dựng kết cấu hạ tầng, các khu đô thị mới, dịch vụ – du lịch, khu công nghiệp v.v... (mà nguồn vốn này chủ yếu từ khu vực dân cư và doanh nghiệp của Khu KT-TM đặc biệt Lao Bảo và của tỉnh đóng trên địa bàn). Kết hợp nhà nước và nhân dân cùng làm để xây dựng CSHT: Nhà nước đầu tư các công trình đầu mối, các tuyến quan trọng; nhân dân bỏ vốn, cùng lao động xây dựng giao thông nông thôn, giao thông nội đồng, xây dựng trường học…

− Vốn đầu tư từ TW: Trong thời gian tới, khả năng thu hút các nguồn vốn từ TW (bao gồm vốn ngân sách, vốn từ các Bộ ngành) đầu tư trên địa bàn tỉnh có nhiều thuận lợi và khả quan, chủ yếu ưu tiên đầu tư cho CSHT nông thôn. Tăng cường khai thác nguồn thu, tiết kiệm chi để tăng mức đầu tư từ ngân sách bình quân hằng năm 25 – 30 %. Đề xuất với TW đầu tư vào các công trình kết cấu hạ tầng lớn của mạng lưới giao thông, cung cấp điện, thuỷ lợi v.v..., quan trọng làm cơ sở cho việc đầu tư phát triển vào các ngành lĩnh vực chủ chốt của nền kinh tế.

− Nguồn vốn do các Bộ ngành quản lý thông qua các chương trình, dự án có khả năng được mở rộng. Nguồn vốn này chủ yếu tập trung đầu tư vào các công trình xây dựng cơ sơ quan trọng như (quốc lộ 1A, đường 9, đường Hồ Chí Minh…)

− Vốn đầu tư vay tín dụng: Đẩy mạnh thu hút nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển. Xây dựng những dự án khả thi về phát triển những ngành có thế mạnh của Khu nhằm thu hút các nguồn vốn vay tín dụng dài hạn, vốn tín dụng từ Quỹ hỗ trợ đầu tư quốc gia. Mở rộng các thành phần được vay, nhưng ưu tiên cho các đối tượng sản xuất, kinh doanh có hiệu quả, đóng góp nhiều cho ngân sách tỉnh.

− Vốn đầu tư nước ngoài: Tăng cường công tác đối ngoại và kinh tế đối ngoại nhằm thu hút các nguồn vốn ODA, FDI, NGO… Xây dựng các chính sách ưu đãi, hấp dẫn nhằm thu hút vốn FDI như giảm giá cho thuê đất, giảm thuế…trong những năm đầu cho các dự án đầu tư vào Khu KT-TM đặc biệt Lao Bảo. Xây dựng các dự án kêu gọi hợp tác liên doanh đối với các ngành có lợi thế và tiềm năng tại chỗ, tạo môi trường thuận lợi về CSHT cũng như cải tiến thủ tục hành chính gọn nhẹ để thu hút các dự án FDI. Đồng thời xây dựng một số dự án khả thi về phát triển giao thông, thuỷ lợi, điện, cấp thoát nước, xử lý rác thải, giáo dục, y tế… dành một phần ngân sách thích đáng để bố trí vốn đối ứng thu hút vốn ODA. Tăng cường tìm kiếm các nguồn tài trợ khác của các tổ chức quốc tế, các chính phủ, các tổ chức phi chính phủ…

3.3.1.3. Nâng cao năng lực và chất lượng nguồn nhân lực

Khu KT-TM đặc biệt Lao Bảo có nguồn nhân lực chủ yếu trẻ nhưng có kĩ năng trình độ tay nghề cao còn hạn chế. Cần nhận thức rằng: không có con người, không có tri thức, kỹ năng thì mọi chính sách, chủ trương đúng đắn có thể bị phá sản, vì vậy để đáp ứng yêu cầu nâng cao vị thế chiến lược của Khu KT-TM đặc biệt Lao Bảo trong phát triển EWEC thì BQL Khu cần phải nâng cấp và mở rộng quy mô đào tạo nghề cho đội ngũ công nhân hiện có và người lao động, nhất là đồng bào dân tộc Vân Kiều, Pacô để cung ứng cho nhu cầu các dự án đầu tư sản xuất công nghiệp, dịch vụ, du lịch và thu hút thêm nguồn nhân lực của nước bạn tham gia vào thị trường lao động của tỉnh nhà. Hơn nữa, Khu KT-TM đặc biệt Lao Bảo là một mô hình mới nên cần thiết phải đào tạo đội ngũ quản lý đủ năng lực đáp ứng việc phục vụ cho sự phát triển của Khu. Bên cạnh đó cần thực hiện thu hút lao động chất lượng cao, có chính sách đãi ngộ thỏa đáng nhằm giữ và thu hút nhân tài, nhất là các chuyên gia đầu ngành phục vụ cho quá trình CNH-HĐH.

Hợp tác với các nước Myanma, Thái Lan và Lào để xây dựng trường dạy nghề quốc tế đáp ứng cho nhu cầu nhân lực trong khu vực cũng như trong các nước trên Hành Lang.

Hoà trong xu thế hợp tác kinh tế khu vực và toàn cầu, là một vùng nằm trên EWEC, Khu KT-TM đặc biệt Lao Bảo cần chú trọng gìn giữ và thúc đẩy các mối quan hệ hợp tác với các nước và đặc biệt là các vùng nằm trên EWEC thuộc các nước đó, đặc biệt là với Lào để phát triển các vùng nguyên liệu chế biến (trồng rừng lấy gỗ nguyên liệu, trồng cao su, cà phê, chăn nuôi gia súc, thuỷ sản .v.v...) và trao đổi hàng hóa, thương mại. Bên cạnh đó cần đẩy mạnh phát triển kinh tế đối ngoại, chủ động hội nhập kinh tế thế giới. Tranh thủ sự hợp tác và giữ gìn niềm tin với các đối tác, bạn hàng truyền thống như Trung Quốc, Nhật, châu Á, Châu Âu .v.v..., nhằm tạo tiềm năng mở rộng thị trường trao đổi hàng hóa, tăng kim ngạch xuất khẩu và tiềm lực nguồn vốn nước ngoài. Công tác phối hợp phát triển với các quốc gia trên EWEC cần thiết phải: “Bắt tay, chỉ việc” giúp phía bạn Lào xây dựng và phát triển khu Thương mại biên giới Đensavẳn để tạo động lực tương hỗ với Khu KT-TM đặc biệt Lao Bảo trong quá trình thu hút đầu tư và khai thác lợi thế EWEC; Hợp tác với các vùng trên Hành Lang về việc thực hiện dự án xây dựng đường sắt dọc EWEC để mỗi nước có thể đóng góp những giải pháp và chiến lược góp phần đẩy mạnh tính khả thi của dự án này; Điều chỉnh cơ cấu sản xuất và thương mại phù hợp với nhu cầu ngày càng thay đổi của các nước Việt Nam – Lào - Thái Lan - Myanma. Đa dạng hoá mậu dịch biên giới. Đồng thời với việc mở rộng mậu dịch biên giới, mậu dịch đổi hàng, tích cực phát triển mậu dịch quá cảnh, mậu dịch chuyển khẩu, mậu dịch dịch vụ. Tích cực khuyến khích xây dựng các công ty liên doanh với các nước trong Hành Lang đặt tại Khu KT-TM đặc biệt Lao Bảo để từ đó có thể tận dụng những lợi thế mà EWEC mang lại.

Phối hợp chặt chẽ với các nước nhằm giải quyết và ngăn chặn những hoạt động kinh tế bất hợp pháp như buôn lậu, hàng giả, các hoạt động khác đảm bảo an ninh quốc phòng như chống tội phạm quốc tế, phòng ngừa dịch bệnh, bảo vệ môi trường, bảo tồn các di sản văn hoá, phong tục tập quán của hai bên… Hợp tác về đầu tư phát triển thương mại. dịch vụ, du lịch; xúc tiến thương mại, tổ chức các cuộc hội chợ, triển lãm, thông tin thị trường và quảng cáo .v.v...; phối hợp tuyên truyền và quảng bá du lịch, xây dựng các tour du lịch .v.v...

BQL khu KT-TM đặc biệt Lao Bảo cần quan tâm chú ý công tác tạo dựng mối quan hệ với các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế đặc biệt trên tuyến EWEC nhằm có sự phối hợp nhịp nhàng, học hỏi những kinh nghiệm quản lý, vận hành của nước bạn. Từ đó mà nâng cao vị thế của Khu.

Một phần của tài liệu vị thế chiến lược của khu kinh tế - thương mại đặc biệt lao bảo trong phát triển hành lang kinh tế đông – tây (Trang 73 - 79)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(124 trang)
w