Kiến nghị đối với các doanh nghiệp, nhà đầu tư và hộ kinh doanh

Một phần của tài liệu vị thế chiến lược của khu kinh tế - thương mại đặc biệt lao bảo trong phát triển hành lang kinh tế đông – tây (Trang 89 - 92)

- Nông nghiệp: Chú trọng đầu tư phát triển nông nghiệp chất lượng cao và

3.4.3. Kiến nghị đối với các doanh nghiệp, nhà đầu tư và hộ kinh doanh

Hiện nay các doanh nghiệp hoạt động trên Khu KT-TM đặc biệt Lao Bảo khá hiệu quả. Tuy nhiên, khả năng tổ chức và vận hành chưa được chuyên nghiệp, còn mang tính tự phát. Vì vậy, các doanh nghiệp, nhà đầu tư và hộ kinh doanh nên chú trọng công tác đào tạo nhân lực, nhất là đội ngũ quản lý và nhân lực chất lượng cao, kết hợp với nâng cấp công nghệ để có nâng cao giá trị cạnh tranh cho các sản phẩm. Đồng thời phải chú ý tuân thủ quy chế, luật pháp SXKD theo đúng nội dung giấy phép đã cấp, không gian lận thương mại, không vi phạm những điều mà luật pháp cấm, tăng cường đầu tư vào công tác xử lý rác thải công nghiệp, bảo vệ môi trường và đảm bảo văn minh thương mại...

KẾT LUẬN

Trong điều kiện phát triển kinh tế đa dạng và có sự cạnh tranh gay gắt như hiện nay thì việc hợp tác và hội nhập với thị trường quốc tế là xu hướng của thời đại. Việc phát triển khu kinh tế tự do không chỉ đơn thuần theo mô hình khu thương mại hoặc khu công nghiệp mà cần thiết hình thành những mô hình mới, có yêu cầu, có mục đích cao hơn, phát triển toàn diện ở một khu vực lãnh thổ nhất định để phát huy tính đa dạng, tự do trong sản xuất và kinh doanh đối ngoại. Khu KT-TM đặc biệt chính là một mô hình mới, thể hiện sự linh hoạt trong chính sách xây dựng khu kinh tế đặc biệt phù hợp với từng điều kiện hoàn cảnh cụ thể.

Khóa luận với đề tài “Vị thế chiến lược của khu KT-TM đặc biệt Lao Bảo trong phát triển HLKT Đông – Tây” đã trình bày rõ vai trò của EWEC và vị thế của khu KT-TM đặc biệt Lao Bảo, đánh giá tình hình hoạt động của Khu từ khi thành lập cho đến nay (1998-2008) và đưa ra các giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao vị thế chiến lược của Khu KT-TM đặc biệt Lao Bảo trong phát triển EWEC giai đoạn 2008-2020.

Mặc dù có nhiều điều kiện khó khăn và không tránh khỏi ảnh hưởng do đợt khủng hoảng kinh tế thế giới trong năm 2008 vừa qua nhưng kết quả sau 10 năm xây dựng và phát triển (1998-2008) vừa rồi đã thể hiện sức vươn lên của Khu, hiệu quả quản lý của BQL Khu cũng như tính đúng đắn của chính sách do Đảng và Nhà nước đề ra: đã xây dựng được căn bản hệ thống CSHT khá ổn định, số dự án đầu tư ngày càng tăng, các lĩnh vực đặc biệt là thương mại - dịch vụ - du lịch đã có những bước phát triển tích cực và trở thành ngành mũi nhọn của Khu, mức sống và dân trí của người dân được nâng cao… Tuy nhiên, Khu KT-TM đặc biệt Lao Bảo trong quá trình hoạt động cũng không tránh khỏi một số tồn tại: CSHT còn thiếu đồng bộ, chưa đáp ứng được nhu cầu của một Khu KT-TM đặc biệt; chất lượng nguồn nhân lực còn thấp; các doanh nghiệp hoạt động đa số còn mang tính tự phát, nhỏ lẻ nên hiệu quả hoạt động chưa cao; nguy cơ phân hóa giàu nghèo, nạn thất nghiệp có xu hướng tăng; môi trường bị suy thoái…

Qua việc đánh giá vị thế Khu KT-TM đặc biệt Lao Bảo trong phát triển EWEC, tôi nhận thấy răng Khu là một mô hình kinh tế hoạt động khá hiệu quả và đầy tiềm năng. Với các chính sách ưu đãi, sự quan tâm của TƯ và công tác quản lý điều hành của Ban quản lý Khu, Khu KT-TM đặc biệt Lao Bảo có thể sẽ trở thành một mô hình thí điểm thành công để từ đó có thể áp dụng cho các Khu khác có điều kiện tương tự trên phạm vi toàn quốc.

Với những kết quả nghiên cứu trên, khóa luận hi vọng sẽ góp phần phát triển Khu KT-TM đặc biệt Lao Bảo và hơn hết là nâng cao vị thế của Khu trên tuyến Hành lang kinh tế Đông – Tây.

Một phần của tài liệu vị thế chiến lược của khu kinh tế - thương mại đặc biệt lao bảo trong phát triển hành lang kinh tế đông – tây (Trang 89 - 92)