Quan điểm và mục tiêu nâng cao vị thế chiến lược của Khu KT-TM đặc biệt Lao Bảo trong phát triển EWEC:

Một phần của tài liệu vị thế chiến lược của khu kinh tế - thương mại đặc biệt lao bảo trong phát triển hành lang kinh tế đông – tây (Trang 65 - 69)

PHÁT TRIỂN EWEC GIAI ĐOẠN 2008-

3.2.1.Quan điểm và mục tiêu nâng cao vị thế chiến lược của Khu KT-TM đặc biệt Lao Bảo trong phát triển EWEC:

3.2.1. Quan điểm và mục tiêu nâng cao vị thế chiến lược của Khu KT-TM đặcbiệt Lao Bảo trong phát triển EWEC: biệt Lao Bảo trong phát triển EWEC:

3.2.1.1. Quan điểm

Nghị Quyết số 06 – NQ/TU ngày 12/12/2006 của Tỉnh ủy Quảng Trị về đẩy mạnh đầu tư, khai thác tiềm năng lợi thế EWEC đến 2010, có tính đến năm 2015 xác định “Lao Bảo: Là điểm đầu cầu của tuyến HLKT Đông – Tây là vùng động lực của tuyến động lực về phía Việt Nam”, “Xây dựng Lao Bảo trở thành trung tâm thương mại – dịch vụ - du lịch tổng hợp, phấn đấu sớm trở thành đô thị loại 4 phía Tây của tỉnh...”. Phát triển thương mại - du lịch - dịch vụ giữ vị trí quan trọng sớm trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh. Trước mắt, Khu KT-TM đặc biệt Lao Bảo tập trung cho lĩnh vực sản xuất nhưng về lâu dài thì chủ yếu tập trung cho phát triển thương mại dịch vụ làm cho khu vực này trở thành nơi tập kết và phát luồng hàng hoá đến với thị trường trong nước và xuất khẩu đi các nước trong khu vực. Chủ trương tập trung ưu tiên phát triển đồng bộ kết cấu hạ tầng, nhất là mạng lưới giao thông, thuỷ lợi, cấp và thoát nước, bưu chính viễn thông… để đáp ứng yêu cầu phát triển nhanh của nền kinh tế. Và đặc biệt, phải gắn sự phát triển của Khu KT- TM đặc biệt Lao Bảo với EWEC. Xây dựng Khu thành một trong những trung tâm giao thương quốc tế và hiện đại ở vị trí đầu cầu của Việt Nam trên EWEC; một đầu mối quan trọng về quan hệ kinh tế đối ngoại, một biểu tượng đẹp trong mối quan hệ hợp tác đặc biệt Việt - Lào; đầu mối xuất, nhập hàng hoá và dịch vụ ở phía Tây tỉnh Quảng Trị và miền Trung Việt Nam. Phát triển Lao Bảo thành một trọng điểm phát triển năng động ở cửa ngõ phía Tây của tỉnh, tác động tích cực vào quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện Hướng Hoá nói riêng và tỉnh Quảng Trị nói chung; thúc đẩy mạnh sự phát triển kinh tế hàng hóa và phân bố lại dân cư, lao động khu

vực biên giới của tỉnh, làm cho vùng biên giới giữa hai tỉnh Quảng Trị và Savanakhet trở thành một vùng kinh tế năng động, tiến tới từng bước giảm và xoá bỏ sự nghèo đói cho nhân dân vùng biên giới. Để làm được điều đó cần tạo môi trường kinh doanh thông thoáng đồng thời đảm bảo giữ vững chủ quyền và an ninh quốc gia. Môi trường kinh doanh thông thoáng tuỳ thuộc vào hai yếu tố: sự thông thoáng được tạo nên bởi sự cam kết quốc tế tự do hoá từng bước có mức độ về thương mại đã được ghi nhận trong những Hiệp định quốc tế và khu vực và sự thông thoáng còn tuỳ thuộc vào việc tiếp tục cải cách thủ tục hành chính trong cơ chế quản lý thương mại, cấp phép đầu tư. Tính thông thoáng ở đây phải được tạo dựng trên cở sở hướng tới những định chế của WTO về tự do hóa thương mại.

3.2.1.2. Mục tiêu phát triển

- Mục tiêu tổng quát

Cơ sở hạ tầng KT-XH đã được đầu tư xây dựng, kết quả thu hút đầu tư phát triển SXKD trong những năm qua cùng với chính sách ưu đãi nhà nước dành cho là những điều kiện, tiền đề hết sức quan trọng cho bước phát triển tiếp theo của Khu KT-TM đặc biệt Lao Bảo. Sự phát triển trong thời gian tới của Khu được đặt trong yêu cầu của sự phát triển KT-XH của tỉnh, của khu vực và của cả nước nói chung. Những mục tiêu tổng quát đó đã được thể hiện trong các chương trình, Nghị quyết của các cấp từ TW đến địa phương. Đó là :

+ Tăng cường hơn nữa quan hệ hợp tác KT-TM giữa Việt Nam với Lào và các nước láng giềng. Hiệp định về hợp tác kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật giữa Chính phủ Nước CHXHCN Việt Nam và Chính phủ Nước CHDCND Lào giai đọan 2006 – 2010 nhấn mạnh “Hai bên tăng cường hợp tác xây dựng nghiên cứu khả năng thành công mô hình Khu KT-TM đặc biệt Lao Bảo – Đensavanh trên cơ sở đó mở rộng hợp tác xây dựng cho các khu kinh tế cửa khẩu khác...”

+ Tạo điều kiện thuận lợi cho việc vận chuyển và lưu thông hàng hoá, nguyên vật liệu và cho việc đi lại của con người.

+ Khai thác lợi ích kinh tế qua các cơ chế hợp tác khu vực để thúc đẩy phát triển KT-XH khu vực miền Trung, góp phần vào sự phát triển và hội nhập kinh tế quốc tế của cả nước.

+ Phát triển du lịch dịch vụ. Quyết định 24/2008/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành một số một số chính sách hỗ trợ phát triển KT-XH đối với vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ đến năm 2010 xác định "Ưu tiên đầu tư Khu KT-TM đặc biệt Lao Bảo để mở rộng giao lưu buôn bán, phát triển du lịch tăng cường dịch vụ với các nước trong khu vực… Đầu tư xây dựng Khu KT-TM đặc biệt Lao Bảo theo quy hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyêt… Ưu tiên phát triển du lịch theo tuyến EWEC…”

+ Tạo môi trường hấp dẫn thu hút đầu tư nước ngoài, khai thác tối đa lợi thế sẵn có, phát triển sản xuất và các loại hình dịch vụ, đẩy mạnh xuất khẩu, mở rộng thị trường.

+ Tạo việc làm, thúc đẩy việc đào tạo và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Xây dựng đô thị miền núi, góp phần xoá đói giảm nghèo, tạo vùng kinh tế động lực, góp phần thúc đẩy mạnh mẽ sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Tỉnh Quảng Trị. Nghị quyết 39-NQ/TW của Bộ Chính Trị về phát triển Kinh tế xã hội và đảm bảo quốc phòng, an ninh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ đến năm 2010, đã xác định Lao Bảo nằm trong phát triển mạng lưới đô thị của khu vực.

+ Áp dụng thí điểm một số cơ chế quản lý kinh tế mới khi chưa có điều kiện thực hiện trên phạm vi cả nước.

+ Về kinh tế

Khu KT-TM đặc biệt Lao Bảo phấn đấu đóng góp vào GTSX của tỉnh Quảng Trị bằng khoảng 22,9% vào năm 2010, bằng 27,8% vào năm 2015, bằng 32,1% vào năm 2020 và bằng 35,7% vào năm 2025; nhịp độ tăng trưởng GTSX bình quân năm cao gấp khoảng 1,3-1,5 lần mức tăng bình quân của tỉnh qua các thời kỳ.

GTSX bình quân đầu người gấp khoảng 3,7-4,5 lần so với mức bình quân của tỉnh; GTSX bình quân đầu người bằng 82 triệu đồng vào năm 2010, đạt 598 triệu vào năm 2020.

Cơ cấu kinh tế của Khu KT-TM đặc biệt Lao Bảo đến năm 2010 với tỷ trọng GTSX của các ngành gồm dịch vụ bằng 60,8%, công nghiệp - xây dựng bằng 32,7% và nông lâm thuỷ sản bằng 6,5%; đến năm 2020, cơ cấu tương ứng là 75,2% - 22,8% - 2% và năm 2025 là 77% - 21,8% - 1,2%.

Thời kỳ 2008-2020, kim ngạch XNK tăng 19-23%, số người XNC tăng 19- 20%/năm và số phương tiện XNC tăng 5-8%. Đến năm 2010, đóng góp khoảng 30% kim ngạch xuất nhập khẩu và 35% thu ngân sách của tỉnh; đến 2020, các chỉ tiêu tương ứng là 40% và 45%.

+ Về xã hội

Tỷ lệ đô thị hoá đạt 63% vào năm 2015 và 75% vào năm 2025.

Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên giảm còn dưới 1,1% vào năm 2015 và dưới 1% vào năm 2020.

Giải quyết việc làm, tăng tỷ lệ sử dụng thời gian lao động khu vực nông thôn lên 80- 85%. Đưa tỷ lệ lao động qua đào tạo đến năm 2015 đạt 43% và qua đào tạo nghề đạt 37%; đến năm 2020 tỷ lệ tương ứng là 54% và 48%.

Phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo mỗi năm từ 2-3% theo tiêu chí từng thời kỳ, đến 2015 còn dưới 10% số hộ nghèo và đến 2020 còn dưới 5%, tăng số hộ khá, hộ giàu; Đến năm 2015, có 100% số hộ được dùng điện lưới và 100% số hộ được dùng nước sạch. Hạn chế đến mức thấp nhất và từng bước loại trừ dịch bệnh, tệ nạn xã hội.

Tạo sự chuyển biến về các mặt văn hoá, y tế, giáo dục và các vấn đề xã hội khác. Xây dựng các trung tâm văn hoá thể thao, phát triển mạng lưới phát thanh truyền hình, thông tin liên lạc.

Chính trị, an ninh ổn định, VH-XH phát triển. Giữ vững chủ quyền biên giới quốc gia, kết hợp phát triển kinh tế với bảo vệ quốc phòng và an ninh.

+ Về bảo vệ môi trường

Đẩy mạnh các hoạt động bảo vệ môi trường sinh thái, quản lý tài nguyên; đến năm 2015, tỷ lệ che phủ rừng đạt 47% và khoảng 55-60% vào năm 2020, tăng diện tích cây xanh ở hai đô thị Khe Sanh và Lao Bảo.

Từng bước ứng dụng công nghệ sạch vào các ngành kinh tế của Khu. Đến năm 2015 các cơ sở sản xuất mới xây dựng phải áp dụng công nghệ sạch hoặc được trang bị các thiết bị giảm ô nhiễm.

Đến năm 2010, cơ bản hoàn thành cải tạo và nâng cấp hệ thống tiêu thoát nước thải, nước mưa ở các đô thị Khe Sanh và Lao Bảo, các khu công nghiệp. Đến năm 2010 có 100% khu, cụm công nghiệp, du lịch được thu gom và xử lý rác thải; quản lý và xử lý 100% chất thải công nghiệp nguy hại, chất thải y tế. Đến năm 2020 thu gom và xử lý 100% rác thải sinh hoạt.

Sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ đa dạng sinh học. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu vị thế chiến lược của khu kinh tế - thương mại đặc biệt lao bảo trong phát triển hành lang kinh tế đông – tây (Trang 65 - 69)