- Nông nghiệp: Chú trọng đầu tư phát triển nông nghiệp chất lượng cao và
3.4.1. Kiến nghị đối với Nhà nước, Chính phủ và các Bộ ngành liên quan
- Đề nghị Chính phủ, các Bộ Ngành TW tiếp tục đảm bảo tính ổn định về chính sách, nhất là chính sách ưu đãi đối với doanh nghiệp, nhà đầu tư, tránh những thay đổi làm ảnh hưởng đến hoạt động của DN cũng như môi trường đầu tư.
- Trong điều kiện đã kết nối giao thông giữa các nước trong khu vực, của khẩu quốc tế Lao Bảo đang thu hút mạnh khách du lịch qua lại. Trong khi đó các quy định về thủ tục XNC hiện nay còn quá rờm rà, nhất là đối với phương tiện và thủ tục thu các loại phí. Do đó nhà nước cần phải nghiên cứu cải tiến giảm thiểu nhằm theo kịp các nước trong khu vực (Thái Lan chỉ có 6 tiêu chí phải kê khai phương tiện, Việt nam 36 tiêu chí), xem đây là việc dỡ bỏ các rào cản để các nhà đầu tư, khách du lịch dễ dàng và thuận tiện XNC. Bên cạnh đó sớm thúc đẩy việc thực thi cam kết của Bộ giao thông 3 nước Việt – Lào – Thái trong việc cho phương tiện giao thông cơ giới đường bộ của các nước trên EWEC vào lãnh thổ của nhau, đây là điều kiện hết sức thuận lợi cho phát triển du lịch đường bộ, vận tải hàng hoá qua cửa khẩu Quốc tế Lao Bảo đến với các nơi trên đất nước ta.
- Để khai thác có hiệu quả lợi thế của EWEC trong phát triển KT-XH của Quảng Trị và khu vực, cần tạo mọi điều kiện để Khu KT-TM đặc biệt Lao Bảo phát
triển theo hướng sớm đảm nhận vai trò là trung tâm thương mại, dịch vụ du lịch, giao dịch khu vực và quốc tế. Tạo điều kiện cho các dự án Thương mại – Dịch vụ phát triển, nhất là các dự án thu hút khách du lịch đến với Lao Bảo, các dự án dịch vụ phục vụ vận tải trên EWEC.
- Thực tiễn vừa qua cho thấy nguồn nhân lực tại Khu đang rất thiếu, đặc biệt là nguồn nhân lực đã qua đào tạo nghề, có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao. Vì vậy, nhà nước cần có chính sách thu hút nhân lực cho những khu vực này như: Vốn ưu đãi cho các dự án đào tạo nghề, phụ cấp thu hút cho cán bộ công nhân viên chức như đối với vùng sâu vùng xa, quan tâm đầu tư các dự án phục vụ cộng đồng tăng lợi ích công cộng… nhằm thu hút nhân lực đáp ứng nhu cầu về số lượng và chất lượng lao động ngày càng tăng của các nhà đầu tư.
- Đẩy mạnh quan hệ hợp tác phát triển giữa Khu KT-TM đặc biệt Lao Bảo và Khu Kinh tế biên giới Đensavăn. Khu KT-TM đặc biệt Lao Bảo (Việt Nam) và khu kinh tế biên giới Đensavẳn (Lào) được hình thành từ chủ trương của Bộ Chính trị hai nước, trong mối quan hệ hợp tác láng giềng đặc biệt với nước bạn Lào. Từ khi thành lập đến nay, quá trình khởi động của Khu này còn chậm mà nguyên nhân chủ yếu là do thiếu vốn đầu tư vào hệ thống CSHT. Trong điều kiện bạn khó khăn về đầu tư cơ sở hạ tầng, thu hút đầu tư, cần có sự hỗ trợ đối với bạn Lào trong đầu tư phát triển Khu kinh tế cửa khẩu Đensavẳn, nhằm tạo lực tác động tương hỗ để hợp tác phát triển. Đề nghị Trung ương có sự hỗ trợ giúp bạn xây dựng và phát triển CSHT Khu kinh tế biên giới Đensavẳn để cùng phát triển theo tinh thần Hiệp định hợp tác Kinh tế - Văn hoá KHKT hai nước trong điều kiện phía bạn đang gặp khó khăn về CSHT thu hút đầu tư.
- Để bắt kịp tốc độ phát triển chung, theo các mục tiêu dự án EWEC, tỉnh đang tích cực xây dựng các dự án có tính khả thi cao để kêu gọi nguồn vốn ODA, FDI đầu tư vào khu vực; dỡ bỏ các rào cản về thủ tục nhất là thủ tục tại cửa khẩu Quốc tế Lao Bảo; Xây dựng chương trình phát triển đô thị, quy hoạch xây dựng các trung tâm thương mại dịch vụ, cơ sở hạ tầng, các khu công nghiệp, cụm, điểm du lịch, coi trọng liên kết với các tỉnh thành lân cận, hợp tác với nước bạn Lào để phát triển vùng nguyên liệu cung cấp cho nguyên liệu chế biến... Trong đó tập trung mọi
nỗ lực để đầu tư xây dựng Khu KT- TM đặc biệt Lao Bảo đảm nhận được vai trò là vùng động lực trong phát triển KT -XH của tỉnh. Tuy nhiên, trong điều kiện của một địa bàn đặc thù là vùng núi biên giới, vùng KT-XH đặc biệt khó khăn, tiếp giáp với nước bạn Lào còn nghèo... do đó Khu KT-TM đặc biệt Lao Bảo có những hạn chế về lợi thế so sánh với các khu vực có cùng tính chất, nhất là sau khi Chính phủ cho phép một số nơi khác áp dụng các chính sách tương tự. Bên cạnh đó trong những năm qua mức vốn đầu tư của nhà nước theo chính sách Khu KT-TM đặc biệt Lao Bảo còn quá hạn hẹp (Trong các năm gần đây mỗi năm nhà nước đầu tư được từ 15-20 tỷ). Do đó, kết cấu hạ tầng của khu vực mặc dù đã được cải thiện song đang còn ở mức thấp. Nhiều dự án xây dựng CSHT chưa được triển khai, hoặc tạm dừng, giãn tiến độ. Các dự án CSHT thu hút đầu tư do thiếu vốn nên đầu tư chưa đồng bộ, hoặc chỉ triển khai khi nhà đầu tư có cam kết. Vì vậy, đề nghị Chính phủ xem xét, từ năm 2009 có kế hoạch phân bổ nguồn vốn theo chương trình mục tiêu từ ngân sách trung ương mỗi năm từ 80-100 tỷ đồng cho Khu KT-TM đặc biệt Lao Bảo. Đồng thời để tăng nguồn vốn đầu tư cơ sở hạ tầng, cần tạo điều kiện đưa một số dự án của khu vực vào danh mục vay vốn ODA qua ADB với thời gian ân hạn tối đa và tỷ lệ vốn không hoàn lại cao để địa phương có điều kiện triển khai thực hiện, nhằm vừa tạo ra cơ sở vật chất tại khu vực, vừa thu hút đầu tư vừa gắn kết khu vực với các vùng phụ cận, cùng góp phần thực hiện chương trình EWEC của các nước tiểu vùng sông Mêkông.
- Trong định hướng quy hoạch phát triển Khu KT-TM đặc biệt Lao Bảo về lâu dài chủ yếu tập trung cho phát triển thương mại dịch vụ (chiếm khoảng 65%), làm cho khu vực này trở thành nơi tập kết và phát luồng hàng hoá đến với thị trường trong nước và xuất khẩu đi các nước trong khu vực. Sự phát triển của dịch vụ sẽ kéo theo các hoạt động tương hỗ khác, giúp dân nghèo và đồng bào dân tộc có cơ hội việc làm, nâng cao thu nhập, tiếp cận với cuộc sống văn minh đô thị. Vì vậy đề nghị Chính phủ quan tâm đưa khu vực này vào bản đồ quy hoạch ưu tiên hỗ trợ phát triển với ý nghĩa là vị trí đầu cầu trên EWEC của Việt Nam. Từ đó hàng năm phối hợp với ADB có kế hoạch về đầu tư tiền vốn, tư vấn kỹ thuật, đào tạo dạy nghề... phân bổ cho Khu KT-TM đặc biệt Lao Bảo để khu vực này có điều kiện phát
triển thành đô thị loại 4 vào năm 2010 theo tinh thần Nghị Quyết 39 của Bộ Chính trị đã đề ra.
- Vừa qua Bộ Tài chính ban hành thông tư số 74 có điểm chưa phù hợp với tinh thần Quy chế 11, đặc biệt là vấn đề thuế tiêu thụ đặc biệt với xe ôtô nhập khẩu dưới 24 chỗ ngồi. Đề nghị Chính phủ, Bộ Tài chính quan tâm xem xét, có hướng điều chỉnh nhằm phát huy tính hấp dẫn của Quy chế 11 áp dụng riêng cho một khu vực có tính đặc thù cao.
- Đề nghị Chính Phủ hỗ trợ xây dựng tuyến đường sắt Quảng Trị - Savanakhet - Thái Lan. Tuyến đường Sắt này sẽ giảm bớt gánh nặng cho đường bộ và thuận lợi cho việc vận chuyển một lượng lớn hành khách, hàng hóa.
- Đề nghị TW nâng mức mua cho du khách lên cao hơn nữa, ví dụ như 2 triệu đồng/người thay vì chỉ 500.000 đ như hiện nay. Điều này sẽ làm tăng mức hấp dẫn cho Khu của KT-TM đặc biệt Lao Bảo. Nhờ đó mà kêu gọi được nhiều nhà đầu tư và khách du lịch đến tham quan và mua sắm. Ở khu TMTD Zofri – một mô hình mà Lao Bảo đang muốn hướng đến, du khách được mua miễn thuế mỗi người/ngày/lượt là 1.197 USD.