- Nông nghiệp: Chú trọng đầu tư phát triển nông nghiệp chất lượng cao và
3.3.2. Các giải pháp vi mô
3.3.2.1. Tiếp tục nâng cấp và hoàn thiện cơ sở hạ tầng
Việc nâng cấp và hoàn thiện CSHT phải được xem là khâu đột phá để đẩy mạnh sự phát triển của Khu KT-TM đặc biệt Lao Bảo và sự hợp tác kinh tế thương mại khu vực EWEC. Nếu không có sự cải thiện đáng kể về giao thông, hệ thống cung cấp dịch vụ thì việc nâng cao vị thế của Khu KT-TM đặc biệt Lao Bảo cũng như những cam kết hợp tác trên EWEC chỉ là hình thức. Tỉnh phối hợp với BQL Khu và các doanh nghiệp hoạt động trong Khu cần chú trọng cải thiện các mặt sau:
− Cải thiện điều kiện giao thông vận tải:
Xây dựng và nâng cấp hệ thống giao thông đường bộ: Hệ thống giao thông đường bộ là kết cấu hạ tầng quan trọng nhất để Khu KT-TM đặc biệt Lao bảo phát huy vị thế của mình đối với EWEC. Đây cũng chính là điều kiện đầu tiên quyết định hoạt động của Khu cũng như các vùng nằm trên EWEC. Hiện tại việc xây dựng hệ trục giao thông huyết mạch đã được triển khai và sắp hoàn thành nhưng việc xây dựng đường bộ của Khu KT-TM đặc biệt Lao Bảo cũng cần tập trung vào một số hạng mục cụ thể sau: Xây dựng mới và mở rộng thêm các tuyến đường trong Khu KT-TM đặc biệt Lao Bảo tạo ra các tuyến đường thuận lợi cho phát triển du lịch cũng như vận chuyển hàng hoá và nguyên vật liệu cho các nhà máy và doanh nghiệp trong Khu; Thoả thuận với nước bạn Lào phối hợp phát triển các tuyến đường thông thương giữa các địa phương hai bên biên giới, xây dựng các tuyến đường xương cá dọc theo biên giới phục vụ nhu cầu đi lại và vận chuyển hàng hoá của dân cư. Ngoài tuyến EWEC, Lao Bảo nên chú trọng mở thêm các tuyến đường ngắn hơn để vận chuyển hàng hoá đi Huế hay Quảng Bình và toả ra các khu vực khác ngoài Hành lang.
Xây dựng tuyến đường sắt: Nếu như tuyến đường bộ là tuyến đường chính quyết đinh việc nâng cao vị thế chiến lược của Khu KT-TM đặc biệt Lao bảo
thì để thuận lợi hơn cho việc vận chuyển một lượng hàng hóa và hành khách lớn, nên xây dựng một tuyến đường sắt dọc EWEC. Dự án này thực tế sẽ tốn một lượng kinh phí rất lớn để hoàn thành nhưng nếu xét về dài hạn thì đây là một giải pháp cần thiết để có thể giảm được chi phí vận chuyện trên một tuyến hành lang rộng lớn và giảm bớt gánh nặng cho tuyến đường bộ.
Khôi phục sân bay Tà Cơn: Hiện tại Sân Bay Tà Cơn nằm trong những di tích lịch sử, nhưng để phát triển kinh tế, đặc biệt là du lịch, Khu KT-TM đặc biệt Lao Bảo nên xem xét khôi phục lại sân bay này, đây có thể được xem là một đặc điểm thú vị nhằm dị biệt hoá sản phẩm du lịch của Tỉnh Quảng Trị như tạo ra một tour du lịch bằng máy bay để cho khách du lịch có thể cảm nhận được cảm giác được đáp xuống và tham quan một sân bay đã đi vào lịch sử như thế nào. Ngoài ra có sân bay Tà Cơn sẽ nâng cao sự hấp dẫn cho các nhà đầu tư khi tham gia đầu tư vào Khu KT-TM đặc biệt Lao Bảo.
− Cải thiện cơ sở vật chất sản xuất - thương mại - du lịch – dịch vụ: Phát triển vận tải đa phương thức và vận tải quá cảnh hàng hoá hành khách giữa hai nước Việt Lào và các nước trong EWEC qua đó tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại và đầu tư liên khu vực.
Nâng cấp cửa khẩu Lao Bảo đáp ứng yêu cầu trao đổi hàng hoá giữa hai nước, đồng thời đơn giản hóa hơn nữa thủ tục, giảm lệ phí thu các loại, nâng cao tốc độ quá cảnh, phục vụ xuất nhập khẩu tốt hơn nữa cho doanh nghiệp. Xây dựng kết cấu hạ tầng về thông tin cho Khu KT-TM đặc biệt Lao Bảo và trong EWEC. Cần có sự hợp tác giữa các vùng trong sự phát triển của ngành công nghệ thông tin. Đây là cơ sở cho thương mại điện tử, một hình mẫu của trao đổi thương mại trong điều kiện thực hiện khu vực mậu dịch tự do. Phát triển hệ thống dịch vụ hỗ trợ thương mại như hệ thống kho ngoại quan, kho trung chuyển Làng Vây, dịch vụ tư vấn thương mại và đầu tư, dịch vụ vận tải, mạng lưới bưu chính viễn thông, các trạm xăng dầu...
Xây dựng và nâng cấp hệ thống nhà hàng khách sạn 3, 4 sao tại Khu KT-TM đặc biệt Lao Bảo. Xây dựng thêm các khu Spa, tắm hơi và casino với các trang thiết bị hiện đại phục vụ chủ yếu cho khách du lịch. Nâng cấp, xây dựng các chợ tại Ngã
ba Tân Long, Thị Trấn Khe Sanh, Thị trấn KrongLang…. Nâng cấp Trung tâm thương mại Lao Bảo và cho phép đầu tư xây dựng thêm các Trung Tâm thương mại mới, mỗi trung tâm thương mại chuyên về một mặt hàng nhất định và có những nét đặc trưng nổi bật riêng.
Nâng cấp CSHT các khu di tích lịch sử, CSHT Khu du lịch sinh thái Làng Vây-Thác Ồ Ồ (Tân Thanh - Tân Long), Khu du lịch sinh thái Khe Sanh - Tà cơn. Xây dựng công viên khu vui chơi giải trí Lao Bảo để nâng cấp bộ mặt cho thị trấn đồng thời từng bước hoàn thiện CSHT để đưa Lao Bảo nhanh chóng trở thành đô thị loại 4.
3.3.2.2. Nâng cao hiệu quả quản lý của BQL Khu KT-TM đặc biệt Lao Bảo và cải tiến hoạt động của đơn vị hải quan tại cửa khẩu quốc tế Lao Bảo
BQL Khu cần phát huy và nâng cao vai trò quản lý của mình, kiên quyết chống lại các biểu hiện tiên cực trong bộ máy quản lý, đội ngũ cán bộ quản lý cần thường xuyên trau dồi kỹ năng, bổ sung kiến thức nhằm có được năng lực hợp tác quốc tế trong các lĩnh vực thương mại, đầu tư, du lịch, công nghiệp…
Đơn giản hoá thủ tục thông quan ra vào Khu nhằm thích ứng tốc độ luân chuyển hàng hoá ngày càng nhanh tại đây là trọng tâm của công tác cải tiến hoạt động của Hải quan cửa khẩu. Hải Quan cửa khẩu Lao Bảo trong thời gian tới cần xem xét việc áp dụng những mô hình sau:
- Thực hiện thí điểm hình thức khai báo hải quan qua mạng để triển khai hình thức thông quan tự động hoá hoặc bán tự động hoá. Mô hình này muốn triển khai được đòi hỏi phải thiết lập hệ thống các máy tính nối mạng giữa các doanh nghiệp với đơn vị Hải quan. Bên cạnh đó, Hải quan cũng cần phải nghiên cứu, xem xét để đưa ra các quy định điều chỉnh hoạt động khai báo qua mạng đồng thời đề xuất các hướng hành động nhằm ngăn chặn trường hợp khai báo sai hàng, thẩm lậu hàng vào Khu KT-TM đặc biệt Lao Bảo.
- Cải tiến mạnh các thủ tục hải quan, kiểm soát việc trao đổi hàng hoá giữa Khu KT-TM đặc biệt Lao Bảo và các doanh nghiệp nội địa. Hàng năm, doanh nghiệp trong Khu tiến hành lập kế hoạch bán hàng hoá cho nội địa cho cả năm, sau
đó trình với cơ quan hải quan trong Khu duyệt. Bản kế hoạch này sẽ thay cho giấy phép đưa hàng vào nội địa trong suốt năm đó. Hải quan chỉ phải cộng dồn số lượng, đối chiếu với kế hoạch cả năm. Như vậy sẽ khắc phục tình trạng rườm rà về thủ tục như hiện nay.
- Đối với thủ tục kiểm tra “Một cửa và một điểm dừng” tại cặp cửa khẩu Lao Bảo- Đensavẳn, trong quá trình thực hiện cũng gặp phải những vướng mắc về CSHT tại các địa điểm kiểm tra chung; về thiết bị, hệ thống thông tin phục vụ quản lý rủi ro; sự bất cập về trình độ quản lý và bất đồng về ngôn ngữ; sự thiếu hài hoà về khung pháp lý và hệ thống pháp luật; sự không tương đồng về chính sách kinh tế và không đồng đều về chi phí cũng như lợi ích; các vấn đề liên quan đến lãnh thổ và chủ quyền quốc gia… Để khắc phục những điểm bất cập đó, Chính phủ các Bộ ngành và các cơ quan chức năng tương ứng của hai nước sớm hoàn thiện khung pháp lý, ban hành các văn bản quy định để hợp thức hoá các hoạt động kiểm tra “một cửa và một điểm dừng” liên quan đến việc kiểm tra ngoài lãnh thổ; xây dựng các quy trình thủ tục, quy định các mẫu tờ khai hải quan, XNC, kiểm dịch và các giấy tờ liên quan khác bảo đảm tính thống nhất, phối hợp và đồng bộ hoá. Minh bạch và công khai hoá các hệ thống chính sách của hai nước, quy trình thủ tục XNK, XNC theo các bước thủ tục kiểm tra “một cửa và một điểm dừng”. Cần thiết phải quy định thống nhất về thuế và lệ phí. Hiện nay, cả hai cửa khẩu Lao Bảo và Đensavẳn có nhiều loại lệ phí và mức thu lệ phí không lớn nhưng có nhiều điểm phải thu nên phải viết biên lai nhiều lần gây mất nhiều thời gian làm thủ tục. Vì vậy cả hai nước nên cải tiến bước thu lệ phí bằng cách phát hành vé lệ phí theo các mệnh giá tương ứng với mức thu của các loại lệ phí tại cửa khẩu để không mất nhiều thời gian viết biên lai, quy định mức hưởng lợi của các cơ quan chức năng từ nguồn thu lệ phí và giao cho một ngành thực hiện (có thể là cơ quan Hải Quan). Thủ tục kiểm tra “một cửa và một điểm dừng” chỉ có ý nghĩa về cải cách thủ tục hành chính khi các cơ quan chức năng tương ứng của các cặp cửa khẩu đều phải chuyển đổi phương pháp quản lý để đồng bộ với phương pháp quản lý hải quan hiện đại - áp dụng kỹ thuật quản lý rủi ro, sử dụng công nghệ thông tin. Điều đó cần sự hỗ trợ song phương để lắp đặt các kênh thông tin liên lạc trực tuyến và hệ thống truyền dữ liệu
giữa các cơ quan chức năng liên quan, giữa hai địa điểm kiểm tra chung của hai nước; đồng thời tăng cường hợp tác, trao đổi, chia sẻ thông tin để phục vụ quản lý rủi ro, hạn chế mức thấp nhất việc kiểm tra phương tiện và hàng hoá.
3.3.2.3. Xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch
Kiện toàn bộ máy xúc tiến đầu tư đủ mạnh để đảm đương công tác Xúc tiến đầu tư trong tình hình mới. Tuyển chọn đủ cán bộ có năng lực chuyên môn về xúc tiến và quảng bá đầu tư, có khả năng ngoại ngữ và tin học tốt; đảm bảo đủ điều kiện trang thiết bị, vật tư để làm việc, thao tác nghiệp vụ có năng suất và hiệu quả; cung cấp đủ kinh phí hoạt động cho Trung tâm đặc biệt là kinh phí quảng bá đầu tư trong và ngoài nước. Đề xuất biên soạn các báo cáo tiền khả thi, khả thi, các dự án kêu gọi vốn đầu tư FDI và vốn viện trợ ODA trên EWEC.
Tiến hành xuất bản các ấn phẩm, tư liệu giới thiệu các tiềm năng, thế mạnh, xây dựng các bảng quảng bá lớn, biển chỉ dẫn,các quy hoạch…tại cửa Khẩu Lao Bảo, các nút giao thông quan trọng và các trung tâm thương mại,khu du lịch; Nâng cấp trang web www.laobaotrade.gov.vn; Xây dựng trung tâm hội chợ triển lãm, thông tin Thương mại du lịch và đầu tư tại Đông Hà…
Phát huy thành công của những năm qua, tiếp tục nghiên cứu tổ chức các hoạt động triển lãm, hội chợ, các hội nghị, hội thảo chuyên về thương mại du lịch, đồng thời tích cực tham gia các hoạt động quảng bá tại các hội chợ triển lãm, các hội nghị chuyên đề của khu vực.
3.3.2.4. Phát triển khoa học và công nghệ
Có các biện pháp gắn phát triển khoa học, công nghệ với sản xuất; ứng dụng nhanh các thành tựu của khoa học - kỹ thuật và tin học vào sản xuất. Đầu tư đổi mới thiết bị máy móc, dây chuyền công nghệ, kết hợp công nghệ truyền thống với công nghệ hiện đại, tập trung vào các lĩnh vực sau: Công nghệ chế biến, công nghệ sản xuất vật liệu mới, giống cây trồng vật nuôi có năng suất, chất lượng cao và có giá trị hàng hoá xuất khẩu cao, công nghệ phần mềm.
Phát triển tiềm lực khoa học và công nghệ của Khu đáp ứng nhu cầu phát triển cao và chất lượng : Đào tạo và đào tạo lại đội ngũ lao động khoa học công nghệ,
tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật quản lý khoa học công nghệ; tạo điều kiện cạnh tranh lành mạnh cho cán bộ Khoa học công nghệ tham gia phát triển năng lực nghiên cứu khoa học công nghệ, thu hút cán bộ khoa học công nghệ và công nhân giỏi kể cả cộng đồng khoa học công nghệ người Việt Nam ở nước ngoài, tỉnh về hợp tác nghiên cứu, đào tạo về khoa học công nghệ; đầu tư thích đáng vào việc khai thác có hiệu quả mạng lưới thông tin khoa học công nghệ trên cơ sở áp dụng tin học.
Tập trung đầu tư, đổi mới trang thiết bị công nghệ vào các ngành mà thị trường trong nước và thế giới có nhu cầu mà Khu KT-TM đặc biệt Lao Bảo có điều kiện sản xuất và đảm bảo cạnh tranh được, đồng thời kết hợp chặt chẽ với bảo vệ môi trường.
3.4. Một số kiến nghị nâng cao vị thế chiến lược của Khu KT-TM đặcbiệt Lao Bảo trong phát triển EWEC