Ngày tháng năm thành lập : 13/11/1993 thành lập dưới tên Thành lập NHTMCP Nông thôn Nhơn Ái đến ngày 11/9/2006 đổi tên thành NHTMCP Sài Gòn – Hà Nội Loại hình doanh nghiệp : Ngân
Trang 1Nội Dung
Trang 2Phân tích chiến lược doanh nghiệp
1 Giới thiệu doanh nghiệp:
1.1 Một số thông tin cơ bản:
Tên đầy đủ DN : Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Sài Gòn – Hà Nội
Tên viết tắt DN : SHB (Sai Gon Ha Noi Bank)
Trụ sở : 138 đường 3/2, phường Hưng Lợi, quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ.
Ngày tháng năm thành lập : 13/11/1993 thành lập dưới tên Thành lập NHTMCP
Nông thôn Nhơn Ái đến ngày 11/9/2006 đổi tên thành NHTMCP Sài Gòn – Hà Nội
Loại hình doanh nghiệp : Ngân hàng thương mại cổ phần
Tel : 04 3942 3388
Website : http://www.shb.com.vn
Ngành kinh doanh của doanh nghiệp
Hoạt động kinh doanh chính của SHB là huy động vốn, tiếp nhận vốn ủy thác đầu tư và phát triển của các cá nhân trong nước và nước ngoài khi ngân hàng nhà nướccho phép; vay vốn ngân hàng nhàn nước và các tổ chức tín dụng khác; cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn; chiết khấu thương phiếu, trái phiếu và giấy tờ có giá; hùn vốn
và liên doanh theo pháp luật hiện hành; thực hiện thanh toán giữa các khách hàng; thực hiện các hoạt động thanh toán ngoại hối theo quyết định số 1946/QĐ-NHNN của thống đốc ngân hàng nhà nước Việt Nam ngày 9/10/2006
Trang 31.2.Xác định các hoạt động kinh doanh chiến lược (SBU)
1 Huy động vốn:
Bao gồm nhận tiền gửi, phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu, kỳ phiếu vàcácgiấy tờ có giá khác để huy động vốn, vay vốn của các tổ chức tín dụng trong và ngoài nước, vay vốn của NHNN và các hình thức huy động vốn khác theo quy định của NHNN
2 Hoạt động tín dụng
Bao gồm cấp tín dụng dưới hình thức cho vay, chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có giá khác, bảo lãnh ngân hàng, cho thuê tài chính, và các hình thức khác theoquy định của NHNN
3 Dịch vụ thanh toán và ngân quỹ
Bao gồm mở tài khoản, cung ứng các phương tiện thanh toán trong nước và ngoài nước, thực hiện dịch vụ thanh toán trong nước và quốc tế, thực hiện dịch vụ thu
hộ, chi hộ, thực hiện dịch vụ thu và phát tiền mặt, ngân phiếu thanh toán cho khách hàng
4 Các hoạt động khác
Bao gồm các hoạt động góp vốn, mua cổ phần, tham gia thị trường tiền tệ, thực hiện các nghiệp vụ mua bán giấy tờ có giá bằng ngoại tệ và USD, kinh doanh ngoại hối
và vàng, nghiệp vụ ủy thác và đại lý, cung ứng dịch vụ bảo hiểm, kinh doanh cácnghiệp vụ chứng khoán thông qua công ty trực thuộc, cung ứng dịch vụ tư vấn tài chính, tiền tệ, cung ứng dịch vụ bảo quản hiện vật quí, giấy tờ có giá, cho thuê tủ két, cầm đồ
Trang 41.3.Tầm nhìn chiến lược, sứ mạng kinh doanh của doanh nghiệp
Tầm nhìn chiến lược :
- SHB phấn đấu đến năm 2012 trở thành một ngân hàng bán lẻ hiện đại, đa năng hàng đầu Việt Nam với công nghệ hiện đại, nhân sự chuyên nghiệp, mạng lưới rộng trên toàn quốc đưa đến cho đối tác và khách hàng các sản phẩm dịch vụ ngân hàng đồng bộ, tiện ích, với chi phí hợp lý, chất lượng dịch vụ cao Đến năm 2015 trở thành Tập đoàn tài chính mạnh theo chuẩn quốc tế
Sứ mạng kinh doanh :
- Tạo dựng thương hiệu SHB là xây dựng hình ảnh một SHB là “Đối tác tin cậy”,luôn mang đến những “Giải pháp phù hợp” cho khách hàng Trong vòng 2 năm trở lại đây, hình ảnh SHB đã trở nên quen thuộc gần gũi hơn đối với đông đảo khách hàng Khách hàng mục tiêu mà SHB hướng tới là cá nhân và các doanh nghiệp tại Việt Nam
Lợi ích cổ đông:
- SHB đảm bảo tăng trưởng liên tục, kinh doanh có hiệu quả, gia tăng giá trị ngânhàng, an toàn bền vững, đem lại lợi ích tối đa cho các cổ đông SHB không ngừng nâng cao giá trị của ngân hàng, vì một SHB Thịnh Vượng, luôn đem lại lợi ích và niềm tin cho các cổ đông, các nhà đầu tư
Trang 5Trọng tâm là khách hàng
- SHB luôn hướng tới khách hàng với phong cách phục vụ chuyên nghiệp, hiện đại SHB cam kết cung cấp cho khách hàng các sản phẩm dịch vụ đa dạng, tiện ích, thân thiện, nhanh chóng và hiệu quả
Coi trọng phát triển đội ngũ nhân viên
- SHB trẻ trung, năng động, môi trường làm việc chuyên nghiệp, tin cậy Phát triển và tự hào bản sắc văn hóa SHB sáng tạo, đoàn kết, tọa cơ hội phát triển cho tất cả mọi người, hướng tới giá trị tôn vinh những cá nhân có thành tích tốt
Liêm chính và minh bạch
- SHB chú trọng thường xuyên công tác quản trị rủi ro, kiểm soát nội bộ
- Nâng cao tính minh bạch, trung thực trong tất cả mọi hoạt động trên toàn hệ thống
Không ngừng đổi mới
- SHB luôn xây dựng chiến lược cạnh tranh, tạo ra sự khác biệt, không ngừng lắng nghe, học hỏi, cải tiến, đổi mới và phát triển
Giá trị thương hiệu
- SHB là ngân hàng bán lẻ hiện đại đa năng có uy tín và vị thế trong nước và quốc tế SHB luôn là: Đối tác tin cậy, giải pháp phù hợp
Trang 61.4.Một số chỉ tiêu cơ bản :
(Nguồn BCTC được kiểm toán của SHB năm 2008, 2009, 2010)
Trang 72.Phân tích môi trường bên ngoài
2.1 Tốc độ tăng trưởng trong những năm gần đây (Ngành ngân hàng)
- Tốc độ tăng trưởng năm 2008: 21% - 22%
-Tốc độ tăng trưởng năm 2009: 25% - 27%
-Tốc độ tăng trưởng năm 2010: 27% - 31%
2.2 Giai đoạn trong chu kỳ phát triển của nghành:
Qua các số liệu trên có thể thấy ngân hàng SHB đang ở trong giai đoạn tăng trưởng mạnh trong chu kì phát triển của ngành
2.3 Đánh giá tác động của môi trường vĩ mô:
2.3.1 Môi trường chính trị - pháp luật.
Việt Nam được đánh giá là một nước có nền chính trị tương đối ổn định trên thế giới Đây cũng là một trong những thuận lợi cho sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam nói chung cũng như ngành ngân hàng nói riêng Điều này được thể hiện như sau:
- Tạo được sự yên tâm cho các doanh nghiệp nước ngòai khi đó họ sẽ đầu tư nhiều vào kinh doanh trong nước sẽ thúc đẩy nghành ngân hành phát triển
- Các tập đpàn tài chính nước ngoài đầu tư vốn vào nghành ngân hàng Việt Nam khiến cho cường độ cạnh tranh trong nghành tăng lên và cũng là điều kiện thúc đẩy nghành ngân hàng phát triển
Nhân tố chính
trị
Nhân tố Kinh
tê Doanh nghiệp
Nhân tố văn hóa xã hội Nhân tố công
nghệ
Trang 8- Mặt khác khi nền chính trị ổn định sẽ làm giảm các nguy cơ về khủng bố, đình công, bãi công …… khiến cho họat động sản xuất kinh doanh tránh được những rủi ro => thu hút được nhiều sự đầu tư hơn vào các nghành nghề trong đó có nghành ngân hàng.
Pháp luật
Với bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng chịu sự tác động mạnh mẽ của pháp luật, đó là những điều bắt buộc để doanh nghiệp có thể phát triển đặc biệt là đối với nghành ngân hàng – một nghành có tác động tới tòan bộ nền kinh tế Các họat động của ngành ngân hàng được điều chỉnh chặt chẽ bởi các quy định của pháp luật hơn nữa các ngân hàng thương mại còn sự chi phối chặt chẽ bởi ngân hàng Nhà nuớc Một số cơ chế chính sách về lãi suất mà Ngân hàng Nhà nước đã đưa ra như:
• Cơ chế thực thi chính sách lãi suất cố định
• Cơ chế điều hành khung lãi suất
• Cơ chế điều hành lãi suất trần
• Cơ chế điều hành lãi suất cơ bản kèm biên độ
Và nứoc ta cũng đang dần hòan thiện Bộ luật doanh nghiệp, luật đầu tư và các chính sách kinh doanh tạo điều kiện cho doanh nghiệp trong ngành Ngân hàng được họat động và phát triển tốt
2.3.2 Nhân tố văn hóa xã hội.
- Việt Nam là nước có cơ cấu dân số trẻ nên nhu cầu sử dụng các dịch vụ tiện ích do Ngân hàng mang lại
- Tốc độ đô thị hóa ngày càng cao, sự gia tăng các khu công nghiệp, khu đô thị mới số lượng các doanh nghiệp ngày mọc lên càng nhiều => nhu cầu về tài chính, vốn và các dịch vụ tiện ích mà Ngân hàng mang lại ngày càng nhiều
- Dân số Việt Nam đông và trong đó có 1 tỷ lệ những người có tâm lý thích gửi tiết kiệm ngân hàng hơn là kinh doanh, đầu tư vàng, bất động sản…….Mặt khác thì nhìn chung tâm lý người dân Việt hay thay đổi theo sự biến động thị trường Ví dụ như khi nền kinh tế lạm phát cao thì người dân chuyển từ tiền mặt sang dự trữ vàng
- Tình hình dân trí ngày càng cao, kinh tế phát triển, đời sống nhân dân được cải thiện
=> nhu cầu sử dụng các sản phẩm tiện ích cuả Ngân hàng ngày càng nhiều
- Việt Nam là một nước có tỷ lệ dân số khá đông, đây cũng là cơ hội để ngành Ngân hàng phát triển
Trang 92.3.3 Công nghệ.
- Việt Nam là một nước đang phát triển, để có thể bắt kịp với các nước bạn bè trên thế giới thì cần phải sử dụng các yếu tố công nghệ mới hiện đại Ngành ngân hàng cũng không là ngọai lệ, mặt khác thì hiện nay sự cạnh tranh trong ngành Ngân hàng là khá gay gắt, vì vậy để có thể tồn tại và phát triển tốt thì các Ngân hàng phải sử dụng hệ thống kỹ thuật công nghệ, trang thiết bị hiện đại Ngân hàng nào không có trang thiết
bị hiện đại hơn thì có lợi thế cạnh tranh hơn
- Do sự hội nhập với thế giới nên để thu hút được sự đầu tư của nước ngoài thì các Ngânhàng trong nước không ngừng cải tiến công nghệ Mặt khác thì khi hội nhập thì chúng
ta cũng tiếp thu và tiếp nhận được sự tiến bộ, công nghệ hiện đại từ những nước phát triển
- Sự chuyển giao công nghệ và tự động hóa giữa các Ngân hàng tăng dãn đến sự liên doanh liên kết giữa các Ngân hàng để bổ sung công nghệ mới cho nhau
- Khi khoa học công nghệ phát triển và hiện đại vừa đặt ra những cơ hội cũng như tháchthức cho các Ngân hàng về chiến lược phát triển và việc ứng dụng các công nghệ một cách nhanh chóng và hiệu quả
- Ngày nay với sự phát triển mạnh mẽ thương mại điện tử, công nghệ thông tin đã tác động đến hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Khi công nghệ ngày càng cao thì các Ngân hàng đổi mới cả về quy trình nghiệp vụ, cách thức phân phối và có them các sản phẩm mới Ví dụ như hiện nay, Ngân hàng có các dịch vụ như: Hệ thống ATM dày đặc, Home Banking, Mobie Banking, Internet banking…… ngày càng thu hút được nhiều khách hàng
- Hệ thống công nghệ Corebanking Intellect và Core Thẻ (SmartVista) đã golive thành công vào ngày 01/05/2010, với hệ thống Corebaking hiện đại này giúp SHB tăng cường khả năng quản trị điều hành, các giao dịch thực hiện trên hệ thống luôn được giám sát chặtchẽ giúp hạn chế và giảm thiểu rủi ro trong hoạt động
2.3.4 Nhân tố kinh tế.
Lạm phát
- Tác động mạnh mẽ đến họat động kinh doanh của ngân hàng, nó ảnh hưởng xấu đến họat động huy động vốn, cho vay, đầu tư và thực hiện các dịch vụ ngân hàng Đối với hoạt động huy động vốn: do lạm phát tăng cao, việc huy động vốn của các ngân hàng gặp nhiều khó khăn Để huy động được vốn, hoặc không muốn vốn từ ngân hàng mình
Trang 10chạy sang các ngân hàng khác, thì phải nâng lãi suất huy động sát với diễn biến của thịtrường vốn
- Lãi suất biến động nhiều trong hai tháng cuối năm 2010: Lãi suất cơ bản bằng đồng Việt Nam được NHNN điều chỉnh tăng lên 9% từ ngày 5/11 Các lãi suất chủ chốt cũng thay đổi tiếp sau đó, cụ thể: Lãi suất tái cấp vốn của NHNN đối với các tổ chức tín dụng là 9%/năm; Lãi suất tái chiết khấu của NHNN đối với các tổ chức tín dụng là 7%/năm; Lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng và cho vay
bù đắp thiếu hụt trong thanh toán bù trừ của NHNN đối với các ngân hàng là 9%/năm
- Sau khi NHNN điều chỉnh tăng lãi suất cơ bản, các NHTM đã đồng loạt điều chỉnh tăng lãi suất huy động VND Khách hàng có xu hướng chỉ gửi tiền với kỳ hạn ngắn và
so sánh lãi suất huy động giữa các ngân hàng để chuyển tiền gửi sang ngân hàng có lãisuất cao hơn Từ nửa cuối tháng 11 bắt đầu có cuộc đua lãi suất huy động làm cho thị trường luôn căng thẳng, kể cả trên thị trường liên ngân hàng Mặc dầu Hiệp hội ngân hàng đã có vài lần cam kết đồng thuận lãi suất nhưng nhiều ngân hàng đã không thực hiện đúng như thỏa thuận Nguyên nhân của tình trạng này là do mức độ cạnh tranh ngày càng quyết liệt, thị trường có hiện tượng dịch chuyển tiền nên các NH thừa vốn cũng phải tăng lãi suất để giữ chân khách hàng Ngoài việc tăng lãi suất huy động thì các ngân hàng phải tăng cường các hình thức khuyến mại cộng thưởng giá trị và quà tặng hiện vật để níu giữ và thu hút thêm tiền gửi của khách hàng Lãi biên co hẹp ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng, việc ổn định thanh khoản trở nên khó khăn hơn
Sự sụt giảm của chứng khóan
Với sự sụt giảm chứng khoán trong thời gian gần đây đã ảnh hưởng xấu đền họat động kinh doanh của các Ngân hàng thương mại nói chung và SHB nói riêng Nó ảnh hưởng đến khả năng huy động vốn, tính thanh khoản
Sự đầu cơ và biến động giá cả
Bối cảnh kinh tế thế giới có nhiều biến động giá cả diễn ra phức tạp như giá dầumỏ, giá vàng lên xuống bất thường, giá luơng thực…….tạo môi trường thuận lợi cho các họat động đầu cơ quốc tế Một số nhà đầu cơ và tập đòan tài chính đa quốc gia có
ý đinh thao túng thị trường giao dịch hàng hóa thiết yếu với đầu vào sản xuất là dầu thô, lương thực… cũg ảnh hưởng đến họat động của các Ngân hàng nói chung trong
đó có SHB
Trang 11Trước những biến động của giá vàng và USD, tỷ giá USD trên cả thị trường chính thức và thị trường tự do đều tăng cao; tỷ giá trên thị trường tự do vào cuối năm
có lúc lên ngưỡng cao mới 21.570 VND/USD (ngày 01/12/2010), tỷ giá giao dịch của các ngân hàng thương mại dao động trong khoảng 19.495-19.500 VND/USD, khoảng cách giữa tỷ giá USD trên thị trường tự do khá lớn so với tỷ giá USD niêm yết Theo thống kê của NHNN về tỷ giá USD/VND tính đến 15/12/2010: tỷ giá bình quân liên ngân hàng tăng 5,52%, tỷ giá mua bán USD/VND của các ngân hàng thương mại tăng 5,53% so với cuối năm 2009
2.4 Đánh giá cường độ cạnh tranh:
2.4.1 Tồn tại các rào cản gia nhập ngành
Những điều kiện liên quan đến việc gia nhập ngành rất khắt khe mà không phải
tổ chức, cá nhân nào cũng có thể đáp ứng Nếu các ngân hàng dễ dàng gia nhập thị trường thì mức độ cạnh tranh sẽ càng lúc càng gia tăng Rào cản giá nhập còn được thểhiện qua các phân khúc thị trường, thị trường mục tiêu mà các ngân hàng hiện tại đangnhằm đến, giá trị thương hiệu cũng như cơ sở khách hàng, lòng trung thành của khách hàng mà các ngân hàng đã xây dựng được Những điều này đặc biệt quan trọng bởi nó
sẽ quyết định khả năng tồn tại của một ngân hàng đang muốn gia nhập vào Việt Nam
Điều kiện đối với việc lập ngân hàng 100% vốn nước ngoài:
• NHTW của nước nguyên xứ phải ký cam kết về hợp tác quản lý, giám sát hoạt động và trao đổi thông tin với NHNN Việt Nam
• Có tổng tài sản ít nhất là 10 tỉ USD vào cuối năm tài chính trước năm xin phép
• Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu là 8% và các tỷ lệ đảm bảo an toàn khác theo tiêu chuẩn quốc tế
• Có tỷ lệ nợ xấu dưới 3% và hoạt động có lãi trong 3 năm liên tiếp trước thời điểm cấp phép, không vi phạm nghiêm trọng các quy định về hoạt động ngân hàng và pháp lý tại nước nguyên xứ trong vòng 3 năm
• Cam kết hỗ trợ về tài chính và công nghệ cho ngân hàng con tại Việt Nam
• Điều kiện đối với việc lập ngân hàng cổ phần: đang dự thảo theo hướng chặt chẽ hơn
• Vốn điều lệ thực góp đến 2008 là 1.000 tỷ đồng và đến 2010 là 3.000 đồng
• Tối thiểu phải có 100 cổ đông và không được chuyển nhượng cổ phần trong thời gian 03 năm, các cổ đông sáng lập phải cùng nhau mua ít nhất 50% tổng số
Trang 12cổ phần được quyền chào bán và không được chuyển nhượng cho người không phải là cổ đông sáng lập trong thời hạn 5 năm.
• Có tối thiểu 3 cổ đông sáng lập là tổ chức đã được thành lập và hoạt động tối thiểu là 5 năm, có tài chính lành mạnh, tổng tài sản tối thiểu 2.000 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu tối thiểu 500 tỷ đồng và có kết quả kinh doanh lãi trong 3 năm liền
kề năm xin thành lập ngân hàng Đối với NHTM phải có tổng tài sản tối thiểu phải là 20.000 tỷ đồng và vốn chủ sở hữu tối thiểu là 1.000 tỷ đồng
Trong cơ cấu hội đồng quản trị của ngân hàng có thành viên độc lập, đảm bảo về khảnăng công nghệ, kế hoạch hoạt động kinh doanh trong 3 năm đầu, về năng lực quản trị rủi ro, khả năng áp dụng các chuẩn mực quản lý quốc tế cùng những điều kiện, tiêu chuẩn đối với người quản lý, điều hành ngân hàng sau khi thành lập Qua ví dụ trên
ta có thể thấy được rào cản gia nhập ngành ngân hàng rất khắt khe
2.4.2 Quyền lực thương lượng từ phía các nhà cung ứng
Khái niệm nhà cung cấp trong ngành ngân hàng khá đa dạng Họ có thể là những cổ đông cung cấp vốn cho ngân hàng hoạt động, hoặc là những công ty chịu trách nhiệm về hệ thống hoặc bảo trì máy ATM Hiện tại ở Việt Nam các ngân hàng thường tự đầu tư trang thiết bị và chọn cho mình những nhà cung cấp riêng tùy theo điều kiện Điều này góp phần giảm quyền lực của nhà cung cấp thiết bị khi họ không thể cung cấp cho cả một thị trường lớn mà phải cạnh tranh với các nhà cung cấp khác Tuy nhiên khi đã tốn một khoản chi phí khá lớn vào đầu tư hệ thống, ngân hàng sẽ không muốn thay đổi nhà cung cấp vì quá tốn kém, điều này lại làm tăng quyền lực của nhà cung cấp thiết bị đã thắng thầu
Quyền lực của các cổ đông trong ngành ngân hàng thì như thế nào? Không nhắcđến những cổ đông đầu tư nhỏ lẻ thông qua thị trường chứng khoán mà chỉ nói đến những đại cổ đông có thể tác động trực tiếp đến chiến lược kinh doanh của một ngân hàng Nhìn chung hầu hết các ngân hàng Việt Nam đều nhận đầu tư từ một ngân hàng khác, quyền lực của nhà đầu tư sẽ tăng lên rất nhiều nếu như họ có đủ cổ phần và việc sáp nhập với ngân hàng được đầu tư có thể xảy ra Ở một khía cạnh khác ngân hàng đầu tư sẽ có một tác động nhất định đến ngân hàng đầu tư
Trang 132.4.3 Quyền lực thương lượng từ phía khách hàng
Vấn đề sống còn của ngân hàng dựa trên đồng vốn huy động được của khách hàng Nếu không còn thu hút được dòng vốn của khách hàng thì ngân hàng tất nhiên sẽ
bị đào thải Ví dụ: Sự kiện nổi bật gần đây là việc các ngân hàng quyết định thu phí sử dụng ATM trong khi người tiêu dùng không đồng thuận Vụ việc này đã ảnh hưởng không ít đến mức độ hài lòng và lòng tin của khách hàng Nhưng không vì thế mà ta
có thể đánh giá thấp quyền lực của khách hàng trong ngành ngân hàng tại Việt Nam
Trong vụ việc này, ngân hàng và khách hàng ai cũng có lý lẽ của mình nhưng
rõ ràng nó đã ảnh hưởng không ít đến mức độ hài lòng và lòng tin của khách hàng Nhưng cũng không thể vì thế mà ta có thể đánh giá thấp quyền lực của khách hàng trong ngành ngân hàng của Việt Nam
Điều quan trọng nhất vẫn là việc sống còn của ngân hàng dựa trên đồng vốn huy động được của khách hàng Nếu không còn thu hút được dòng vốn của khách hàng thì ngân hàng tất nhiên sẽ bị đào thải Trong khi đó, nguy cơ thay thế của ngân hàng ở Việt Nam, đối với khách hàng tiêu dùng là khá cao Với chi phí chuyển đổi thấp, khách hàng gần như không mất mát gì nếu muốn chuyển nguồn vốn của mình ra khỏi ngân hàng và đầu tư vào một nới khác
2.4.4 Cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong ngành
Trong năm 2008, McKinsey dự báo doanh số của lĩnh vực ngân hàng bán lẻ ở Việt Nam có thể tăng trưởng đến 25% trong vòng 5-10 năm tới, đưa Việt Nam trở thành một trong những thị trường bán lẻ có tốc độ cao nhất Châu Á Tuy khủng hoảng kinh tế làm cho tốc độ tăng trưởng chậm lại, tác động xấu tới ngành ngân hàng nhưng thị trường Việt Nam chưa được khai phá hết, tiềm năng còn rất lớn Ảnh hưởng tạm thời của cuộc khủng hoảng kinh tế sẽ khiến cho các ngân hàng gặp khó khăn trong việc tìm kiếm khách hàng mới, dẫn đến việc cường độ cạnh tranh sẽ tăng lên Nhưng khi khủng hoảng kinh tế qua đi, với một thị trường tiềm năng còn lớn như Việt Nam, các ngành ngân hàng sẽ tập chung khai phá thị trường, tìm kiếm khách hàng mới, dẫn đến cường độ cạnh tranh có thể giảm đi
Cường độ canh tranh của các ngân hàng càng tăng cao khi có sự xuất hiện của nhóm ngân hàng 100% vốn nước ngoài Ngân hàng nước ngoài thường sẵn có một phân khúc khách hàng riêng, đa số là doanh nghiệp từ nước họ Họ đã phục vụ những
Trang 14khách hàng này từ rất lâu ở những thị trường khác và khi khách hàng mở rộng thị trường sang Việt Nam thì ngân hàng cũng mở văn phòng đại diện theo.
Ngân hàng ngoại cũng không vướng phải những rào cản mà hiện nay nhiều ngân hàng trong nước đang mắc phải, điển hình là hạn mức cho vay chứng khoán, nợ xấu trong cho vay bất động sản Họ có lợi thế làm từ đầu và có nhiều chọn lựa trong khi với không ít ngân hàng trong nước thì điều này là không thể Ngoài ra, ngân hàng ngoại còn có không ít lợi thế như hạ tầng dịch vụ hơn hẳn, dịch vụ khách hàng chuyên nghiệp, công nghệ tốt hơn (điển hình là hệ thống Internet banking)
Quan trọng hơn nữa, đó là khả năng kết nối với mạng lưới rộng khắp trên nhiềunước của ngân hàng ngoại Để cạnh tranh với nhóm ngân hàng này, các ngân hàng trong nước đã trang bị hệ thống hạ tầng công nghệ, sản phẩm dịch vụ, nhân sự khá quy mô Lợi thế của ngân hàng trong nước là mối quan hệ mật thiết với khách hàng có sẵn Ngân hàng trong nước sẵn sàng linh hoạt cho vay với mức ưu đãi đối với những khách hàng quan trọng của họ
2.4.5 Đe dạo từ các sản phẩm thay thế
Các sản phẩm và dịch vụ của ngành ngân hàng Việt Nam có thể xếp vào 5 loại:
- Là nơi nhận các khoản tiền (lương, trợ cấp, cấp dưỡng…)
- Là nơi giữ tiền (tiết kiệm…)
- Là nơi thực hiện các chức năng thanh toán
- Là nơi cho vay tiền
- Là nơi hoạt động kiều hối
Đối với khách hàng doanh nghiệp, nguy cơ ngân hàng bị thay thế không cao lắm do đối tượng khách hàng này cần sự rõ ràng cũng như các chứng từ, hóa đơn trongcác gói sản phẩm và dịch vụ của ngân hàng Nếu có phiền hà xảy ra trong quá trình sử dụng sản phẩm, dịch vụ thì đối tượng khách hàng này thường chuyển sang sử dụng một ngân hàng khác vì những lý do trên thay vì tìm tới các dịch vụ ngoài ngân hàng
Đối với khách hàng tiêu dùng thì nguy cơ ngân hàng bị thay thế là rất cao vì sự bất tiện trong thanh toán cộng với tâm lý chuộng tiền mặt đã khiến họ muốn giữ và sử dụng tiền mặt hơn là thông qua ngân hàng Ngay ở siêu thị, người tiêu dùng phải chờ đợi nhân viên đi lấy máy đọc thẻ hoặc đi tới một quầy khác khi muốn sử dụng thẻ để thanh toán Chính sự bất tiện này cộng với tâm lý chuộng tiền mặt đã khiến người tiêu
Trang 15dùng muốn giữ và sử dụng tiền mặt hơn là thông qua ngân hàng Ngoài hình thức gửi tiết kiệm ở ngân hàng, người tiêu dùng Việt Nam còn có khá nhiều lựa chọn khác như giữ ngoại tệ, đầu tư vào chứng khoán, các hình thức bảo hiểm, đầu tư vào kim loại quý(vàng, kim cương…) hoặc đầu tư vào nhà đất Đó là chưa kể các hình thức không hợp pháp như là “chơi hụi” Không phải lúc nào lãi suất ngân hàng cũng hấp dẫn người tiêu dùng Chẳng hạn như thời điểm này, giá vàng đang sốt, tăng giảm đột biến trong ngày, trong khi đô la Mỹ ở thị trường tụ do cũng biến động thì lãi suất tiết kiệm của đa
số các ngân hàng chỉ ở mức 11%/năm
2.4.6 Đe dọa từ các gia nhập mới
Nếu các ngân hàng dễ dàng gia nhập thị trường thì mức độ cạnh tranh sẽ càng lúc càng gia tăng Nguy cơ từ các ngân hàng mới sẽ phụ thuộc vào “độ cao” của rào cản gia nhập Theo các cam kết khi gia nhập WTO, lĩnh vực ngân hàng sẽ được mở cửa dần theo lộ trình bảy năm Ngành ngân hàng đã có những thay đổi cơ bản khi các
tổ chức tài chính nước ngoài có thể nắm giữ cổ phần của các ngân hàng Việt Nam và
sự xuất hiện của các ngân hàng 100% vốn nước ngoài Đã có 5 ngân hàng 100% vốn nước ngoài được cấp phép thành lập tại Việt Nam Tuy nhiên khi nhìn vào con số các ngân hàng nước ngoài có văn phòng đại diện tại Việt Nam và các ngân hàng nước ngoài có vốn cổ phần trong các ngân hàng thương mại nội địa, số ngân hàng 100% vốnnước ngoài nhất định sẽ còn tăng lên trong tương lai Các ngân hàng nước ngoài là vậy, rào cản cho sự xuất hiện cúa các ngân hàng có nguồn gốc nội địa đang giảm đi sau khi Chính phủ tạm ngưng cấp phép thành lập ngân hàng mới từ tháng 8-2008 Ngoài các quy định về vốn điều lệ, quãng thời gian phải liên tục có lãi, các ngân hàng mới thành lập còn bị giám sát chặt bởi Ngân hàng Nhà nước Tuy nhiên điều đó sẽ không thể ngăn cản những DN đủ điều kiện tham gia vào ngành ngân hàng một khi Chính phủ cho phép thành lập ngân hàng trở lại
Nhìn vào ngành ngân hàng Việt Nam hiện tại trong bối cảnh Việt Nam cũng như thế giới đang bị bao trùm bởi cuộc khủng hoảng kinh tế, rào cản gia nhập khá cao khiến cho nguy cơ xuất hiện ngân hàng mới trong tương lai gần là khá thấp Nhưng một khi kinh tế thế giới hồi phục cộng với sự mở cửa của ngành ngân hàng mới là một điều gần như chưa chắc chắn
Trang 162.5 Xây dựng mô thức EFAS
quan trọng
Xếp loại
Tổng điểm quan trọng
-Tăng trưởng kinh VN
-Nhu cầu DVNH trong dân
cư tăng
-Tiếp cận công nghệ mới
0,2
0,050,10,10,1
3
3444
0,6
0,150,40,4
0,4Các đe dọa
0,050,05
423
32
0,60,10,3
0,150,1
Tổng điểm 3.2 chứng tỏ SHB phản ứng khá tốt với môi trường bên ngoài, thể hiện được năng lực thực sự của ngân hàng
3.Phân tích môi trường bên trong
Sản phẩm dịch vụ chủ yếu của ngân hàng đó là:
- Tài khoản tiền gửi
- Tiền gửi tiết kiệm
- Dịch vụ ngân quỹ
Trang 17 Mạng lưới chi nhánh
Mặc dù là ngân hàng mới được chuyển đổi sang mô hình ngân hàng TMCP đô thị nhưng SHB luôn năng động trong tiếp cận khách hàng và đa dạng hóa kênh phân phối Kể từ khi thành lập, SHB không ngừng mở rộng mạng lưới kênh phân phối đa năng nhưng vẫn có thể cung cấp cho khách hàng các sản phẩm chuyên biệt Hiện nay, mạng lưới kinh doanh của SHB đã phát triển ở các thành phố lớn trên cả nước bao gồm hội sở chính, hơn 30 chi nhánh và phòng giao dịch
- Tại TP Cần Thơ: Hội sở chính và 11 phòng giao dịch
- Tại khu vực phía Nam ( TP Hồ Chí Minh, Kiên Giang): 01 chi nhánh và 06 phòng giao dịch;
- Tại khu vực phía Bắc (Hà Nội, Quảng Ninh): 02 chi nhánh và 07 phòng giao dịch
- Tại khu vực miền Trung (Đà Nẵng,): 01 chi nhánh và 03 phòng giao dịch
- Tại Bình Dương, SHB cũng đã mở 01 chi nhánh;
Phát triển hệ thống theo hai mục tiêu:
- Phát triển theo chiều sâu: đầu tư, mở rộng mạng lưới Chi nhánh và PGD ở 02 Thành phố: TP Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, tập trung trang thiết bị, công nghệ hiện đại, tập trung nhân lực có chất lượng cao, tiếp xúc trực tiếp với nhà đầu tư, cá nhân có nhu cầu
về vốn và các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng
- Phát triển theo chiều rộng: mở rộng chi nhánh trải dài trên các tỉnh thành trọng điểm trong cả nước, dự kiến trong năm 2008 mở chi nhánh và PGD ở các địa phương: Lào Cai, Lạng Sơn, Hà Tây, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hải Phòng, Nghệ An, Huế, Khánh Hoà,Gia Lai, Lâm Đồng, Đồng Nai
SHB với chiến lược phát triển đến năm 2010 sẽ trở thành một ngân hàng bán lẻ đa năng Để thực hiện được chiến lược này, SHB sẽ tập trung mở rộng mạng lưới đến