Điều 136 Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định “ Các bản án và quyết định của Toà án nhân dân đã có hiệu lực pháp luật phải được các cơ quan nhà nước, tổ chức kinh t
Trang 1LỜI NÓI ĐẦU
1 Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Thi hành án dân sự (THADS) có một ý nghĩa quan trọng trong quá trìnhgiải quyết vụ án nói riêng và trong hoạt động tư pháp nói chung Bản án, quyếtđịnh của Toà án chỉ là những phán quyết trên giấy, nếu nó không được thực thitrên thực tế Hoạt động thi hành án (THA) nói chung và THADS nói riêng cóhiệu quả sẽ góp phần bảo đảm tính nghiêm minh của pháp luật, bảo đảm quyền,lợi ích hợp pháp của công dân, góp phần củng cố niềm tin của người dân đối với
bộ máy nhà nước, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa Điều 136 Hiến pháp
nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định “ Các bản án và quyết định của Toà án nhân dân đã có hiệu lực pháp luật phải được các cơ quan nhà nước,
tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, các đơn vị vũ trang và mọi công dân tôn trọng; những người và đơn vị hữu quan nghiêm chỉnh chấp hành” Xuất phát từ những
yêu cầu đó, những năm qua công tác THA nói chung đã có nhiều tiến bộ và đạtđược kết quả nhất định, góp phần bảo vệ lợi ích nhà nước, quyền và lợi ích hợppháp của công dân, giữ gìn kỉ cương pháp chế Tuy nhiên, so với yêu cầu đặt rađối với công tác THA, nhất là trong điều kiện Việt Nam hội nhập Quốc tế vàkhu vực thì công tác THA vẫn còn nhiều yếu kém Hàng năm vẫn còn một sốlượng khá lớn các bản án, quyết định của Toà án đã có hiệu lực pháp luật, nhất
là các bản án về dân sự chưa được thi hành Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tìnhtrạng trên, nhưng nguyên nhân chủ yếu là do công tác THA bao gồm nhiều côngviệc khác nhau nếu chỉ do các cơ quan THA (CQTHA) thực hiện thì nhiều khi
cơ quan THA bị quá tải trong công việc và không thể tránh khỏi sự chây ỳ, chậmtrễ Mặt khác, nếu việc THA chỉ do CQTHA thực hiện thì sẽ không huy độngđược nguồn lực của xã hội cho công tác THA Nghị quyết số 48/ NQ- TW ngày24/5/2005 cuả Bộ chính trị về chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp
luật Việt Nam đến năm 2010 định hướng đến năm 2020 nêu rõ: “Xây dựng Bộ
Trang 2luật THA, xác định Bộ Tư pháp là cơ quan giúp Chính phủ quản lý nhà nước thống nhất công tác THA” Nghị quyết số 49/ NQ- TW ngày 02/06/2005 của Bộ
chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 đã xác định nhiệm vụ xã
hội hoá công tác THA: “Từng bước thực hiện việc xã hội hoá và quy định hình thức, thủ tục để giao cho tổ chức không phải là cơ quan Nhà nước thực hiện một
số công việc THA”.
Như vậy, xã hội hoá (XHH) hoạt động THA là một định hướng, chủtrương lớn của Đảng và Nhà nước ta, một nhiệm vụ trọng tâm của tiến trình cảicách tư pháp XHH hoạt động THA nhằm giảm bớt gánh nặng cho Nhà nước,cho các cơ quan nhà nước, nhất là CQTHA trong việc tổ chức THA Qua đókhắc phục được tình trạng quan liêu trong công tác THA; các bản án, quyết địnhcủa Toà án sẽ được thi hành nhanh chóng và hiệu quả hơn Bên cạnh đó, XHHcông tác THA sẽ nâng cao trách nhiệm cá nhân và sự tân tụy của nhân viên THAtrong việc THA Để góp phần hiểu rõ hơn những vấn đề về XHHTHADS tác giả
đã lựa chọn đề tài “ Xã hội hoá thi hành án dân sự ở Việt Nam” làm khoá luận
tốt nghiệp của mình
2 Tình hình nghiên cứu đề tài
Có thể nói trong những năm trước đây, lĩnh vực THADS ít được các nhànghiên cứu quan tâm Các công trình nghiên cứu khoa học pháp lý về hoạt động
tư pháp chủ yếu tập trung vào hoạt động xét xử và giai đoạn trước xét xử nhưđiều tra, truy tố Hoạt động THA, đặc biệt là THADS chưa được nghiên cứu mộtcách có hệ thống Những năm gần đây, trong tiến trình đẩy mạnh cải cách tưpháp, khi thực tiễn THA đặt ra nhiều vấn đề cần giải quyết, thì hoạt độngTHADS mới thực sự được chú ý và quan tâm đúng mức Đã có một số côngtrình nghiên cứu và khoa học pháp lý về hoạt động THA nói chung và THADS
nói riêng được công bố như: Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ “ Những cơ sở
lý luận và thực tiễn về chế định thừa phát lại”, mã số 95-98-114/ĐT do Viện
Trang 3nghiên cứu khoa học pháp lý thuộc Bộ Tư pháp và Sở Tư pháp Thành phố Hồ
Chí Minh chủ trì thực hiện; đề tài nghiên cứu cấp Bộ “ Mô hình quản lý thống nhất công tác thi hành án”, mã số 96-98-027ĐT do Cục quản lý THA dân sự Bộ
Tư pháp chủ trì thực hiện; luận văn thạc sĩ luật học “ Cơ sở lý luận và thực tiễn nhằm nâng cao hiệu quả thi hành án dân sự” của tác giả Trần Văn Quảng; luận văn thạc sĩ luật học “ Các biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự, thực tiễn áp dụng và hướng hoàn thiện” của tác giả Nguyễn Công Long; luận văn thạc sĩ luật học “ Xã hội hoá thi hành dân sự” của tác giả (Lê Xuân Hồng); “ Vấn đề xã hội hoá hoạt động thi hành án quy định trong dự thảo Bộ luật thi hành án” của tiến
sĩ Trần Công Phàn đăng trên Tạp chí Kiểm sát số 10/ 2006; bài “ Xã hội hoá thi hành án dân sự” của thạc sĩ Trần Anh Tuấn đăng trên Tạp chí Luật học số
5/2007.v.v Tuy nhiên, mỗi một công trình đều nhìn nhận, giải quyết vấn đề này
ở một góc độ khác nhau và cho đến nay vẫn chưa có công trình nào nghiên cứumột cách tập trung khái quát về vấn đề xã hội hoá thi hành án dân sự(XHHTHADS) nhất là trong điều kiện Việt Nam đã gia nhập tổ chức thươngmại thế giới (WTO)
3 Mục đích nghiên cứu của đề tài
Mục đích của việc nghiên cứu đề tài là làm rõ một số vấn đề lý luận vềXHH hoạt động THADS, thực trạng XHH hoạt động THA ở Việt Nam hiện nay
từ đó đề xuất các kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định của pháp luật vềTHADS và nâng cao hiệu quả thực hiện chúng trên thực tế để góp phần hoànthiện công tác THADS Kết quả nghiên cứu sẽ làm phong phú các tài liệu vềTHADS phục vụ cho công tác nghiên cứu, học tập luật THADS ở Việt Nam
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những vấn đề lý luận về XHHTHAnhư: khái niệm, nội dung và ý nghĩa của XHHTHA; các quy định của pháp luật
về việc thực hiện XHHTHADS trong công tác THADS ở Việt Nam Vấn đề
Trang 4XHHTHADS ở các nước và hiệu quả mà các nước đạt được sẽ là bài học kinhnghiệm cho nước ta khi thực hiện XHH.
XHHTHADS là một đề tài có nhiều nội dung khác nhau Tuy vậy, do thờihạn nghiên cứu có hạn và trong khuôn khổ của khoá luận tốt nghiệp đại họcphạm vi nghiên cứu được giới hạn ở những vấn đề lý luận về XHHTHADS:khái niệm, bản chất, ý nghĩa và nội dung XHHTHADS; thực trạng pháp luậtViệt Nam hiện hành về XHHTHADS, thực trạng thực hiện XHH trong THADS
và các giải pháp nhằm hoàn thiện các quy định của pháp luật Việt Nam vềXHHTHADS
5 Phương pháp nghiên cứu của đề tài
Việc nghiên cứu đề tài được tiến hành trên cơ sở phương pháp luận chủnghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước và Pháp luật Quátrình nghiên cứu đề tài tác giả đã kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu khoahọc cụ thể, như: Phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp, phương pháp
so sánh, diễn giải, suy diễn lô gíc
6 Những điểm mới của đề tài
Đề tài là công trình nghiên cứu có tính hệ thống những vấn đề liên quanđến XHHTHADS Trong đề tài có những điểm mới sau:
- Hoàn thiện khái niệm XHHTHADS, xác định rõ và chính xác nội dung
và ý nghĩa của XHHTHADS
- Đánh giá đúng thực trạng các quy định của pháp luật về XHHTHADS
và thực hiện XHHTHADS trong THADS ở Việt Nam hiện nay
- Đề xuất được những kiến nghị cụ thể nhằm hoàn thiện những quy địnhcủa pháp luật THADS về XHHTHA
Trang 57 Cơ cấu của đề tài
Đề tài được kết cấu thành 3 phần: Mở đầu, nội dung và kết luận Trongphần nội dung của đề tài gồm 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận về xã hội hoá thi hành án
Chương 2: Thực trạng xã hội hoá thi hành án dân sự ở Việt Nam hiện nayChương 3: Phương hướng xã hội hoá thi hành án dân sự ở Việt Nam vàkiến nghị
Trang 61.1.1 Khái niệm thi hành án dân sự
THADS có vai trò quan trọng trong hoạt động tư pháp nói chung và qúatrình giải quyết vụ án nói riêng Bản án, quyết định của Toà án chỉ thực sự cógiá trị khi được thi hành trên thực tế Hoạt động THA là công đoạn cuối cùng,bảo đảm cho bản án, quyết định của Toà án được chấp hành, góp phần bảo đảmtính nghiêm minh của pháp luật và pháp chế xã hội chủ nghĩa, bảo đảm quyền,lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân và Nhà nước, góp phần giữ vững ổn địnhchính trị - xã hội, tăng cường hiệu lực, hiệu quả của bộ máy Nhà nước Kháiniệm THADS là vấn đề lý luận quan trọng nhất về THA Nhận thức đúng đượckhái niệm THADS là một trong những điều kiện rất cần thiết bảo đảm cho việcxây dựng và thực hiện các quy định của pháp luật được tốt Qua các công trình
đã được công bố và qua các cuộc hội thảo hiện nay vẫn còn 3 ý kiến khác nhau
về khái niệm THADS
Ý kiến thứ nhất cho rằng THADS là một dạng của hoạt động tư hoạt động tố tụng dân sự [12, tr.11] Theo ý kiến này thì có xét xử thì phải cóTHA THA củng cố kết quả của công tác xét xử, bảo đảm hiệu lực của bản án,quyết định nên THA là giai đoạn không thể thiếu được của quá trình tố tụng bảo
pháp-vệ quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự Tuy THADS cũng là một hoạt độngchấp hành nhưng là chấp hành bản án, quyết định của Toà án- cơ quan tư pháp
Trang 7Ý kiến thứ hai cho rằng THA là một thủ tục hành chính [20, tr.43] Theo ýkiến này thì quá trình tố tụng chỉ do Toà án đảm nhiệm Tố tụng là quá trình tiếnhành giải quyết các vụ án theo quy định của pháp luật; quá trình này trải quanhiều giai đoạn, nhưng các giai đoạn có liên quan mật thiết với nhau trong mộtthể thống nhất và xét xử là giai đoạn cuối cùng của quá trình tố tụng, cho nênbản án, quyết định của Toà án là kết quả cuối cùng đánh dấu sự kết thúc của quátrình tố tụng Cơ sở để đưa ra quan điểm này là THA là một giai đoạn nằm trongquá trình giải quyết vụ án, theo đó, giai đoạn tố tụng trước của giai đoạn xét xử
là giai đoạn chuẩn bị xét xử, còn THA là giai đoạn hậu xét xử, giai đoạn thực thiphán quyết của Toà án trên thực tế
Ý kiến thứ ba thì cho rằng THA là một thủ tục hành chính- tư pháp [17,tr.22] Trước hết, vì THA có mục đích và bản chất khác với mục đích, bản chấtcủa tố tụng Mục đích của tố tụng là xác định các chứng cứ để lập lại trạng tháiban đầu của sự việc Với mục đích đó, toàn bộ quá trình tố tụng được diễn ratheo một quá trình hết sức chặt chẽ và khi có quyết định giải quyết vụ việc củaToà án thì quá trình tố tụng kết thúc THA có mục đích là thực hiện bản án,quyết định của Toà án Quá trình này do các chủ thể THA tự giác thi hành hoặc
do cơ quan có thẩm quyền buộc phải thi hành Về bản chất, THA là dạng hoạtđộng chấp hành, quản lý và tiến hành theo phương pháp hành chính (bắt buộc)
Vì vậy, THA phải thuộc chức năng của quyền hành pháp Tuy vậy, THA cũng làmột dạng hoạt động tư pháp vì căn cứ để THA là các bản án, quyết định của Toà
án Hơn nữa, THA còn được thực hiện bởi các cơ quan tư pháp (theo nghĩarộng) Vì vậy, THA cần được quan niệm là thủ tục hành chính- tư pháp
Nghiên cứu các ý kiến đó cho thấy, ở một mức độ nhất định mỗi ý kiếnđều có tính hợp lý của nó Tuy vậy, xét tổng thể về mọi mặt thì tác giả đồng ývới ý kiến thứ nhất cho rằng THA là một dạng của hoạt động tư pháp
Trang 8Như vậy, THA dân sự là một dạng của hoạt động tư pháp; trong đó
CQTHADS có thẩm quyền thực hiện các biện pháp do pháp luật quy định, tổchức thi hành các bản án, quyết định dân sự của Toà án và các quyết định kháctheo quy định của pháp luật
1.1.2 Khái niệm xã hội hoá thi hành án dân sự
XHH làm cho việc gì đó, điều gì đó trở thành chung của xã hội Vì vậy,
có thể xem XHHTHADS là làm cho việc thi hành bản án, quyết định của Toà ántrở thành công việc chung của xã hội Nếu THADS được hiểu theo nghĩa rộng là
sự thực hiện các quyền, nghĩa vụ của các bên theo phán quyết của Toà án thìXHHTHADS là việc vận động, tổ chức và nâng cao trách nhiệm của các bên cóquyền, nghĩa vụ, của cộng đồng và của toàn xã hội trong việc thi hành bản án,quyết định dân sự của Toà án
Trong những năm gần đây, chúng ta nói nhiều đến việc XHH như là mộtgiải pháp cải cách tổ chức, hoạt động của bộ máy nhà nước, tăng cường tráchnhiệm và tham gia của đông đảo nhân dân mà trọng tâm là chuyển những côngviệc không cần thiết phải do Nhà nước trực tiếp thực hiện cho xã hội Đây làmột hướng đi tất yếu trong bối cảnh xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng
xã hội chủ nghĩa và tăng cường hội nhập quốc tế của đất nước ta hiện nay
THADS là việc thực hiện các quyền, nghĩa vụ dân sự đã được ghi nhậntrong bản án, quyết định; là hoạt động bảo vệ tư quyền, do vậy, về nguyên tắc cóthể thực hiện XHH hoạt động này hay nói cách khác, cần huy động nguồn lực,nêu cao trách nhiệm của người dân (đương sự) cũng như có thể chuyển giao cho
cá nhân, tổ chức phi nhà nước thực hiện toàn bộ hay một phần hoạt độngTHADS Đây cũng là một trong những giải pháp mà theo nhiều chuyên gia chorằng có thể giải toả được những ách tắc tưởng chừng không có lối thoát hiện naytrong hoạt động THADS, đó là, số lượng việc tăng kéo theo nhân sự tăng, kinhphí tăng; tuy nhiên trong điều kiện của nước ta hiện nay, không thể tăng nhân sự
Trang 9và kinh phí Nhưng đây là vấn đề quá mới, nên cần phải có bước đi phù hợp;phải giải mã được thế nào là XHH THADS, XHHTHA, đến đâu và tổ chức thựchiện như thế nào, đặc biệt là tính hợp lý, hợp pháp của XHHTHA nhìn dưới góc
độ thể chế pháp luật cần phải cân nhắc hết sức thận trọng Do đó, vấn đề đặt ra
là phải nghiên cứu xác định được chính xác các nội dung cơ bản củaXHHTHADS thì sẽ phát huy được tác dụng của XHHTHADS và nếu không thìkết quả có thể ngược lại XHHTHADS phải bảo đảm được những vấn đề cơ bản sau:
Thứ nhất, XHHTHADS phải tạo môi trường pháp lý để xã hội, cộng đồng
tham gia vào hoạt động THADS, trước hết là trong việc giáo dục, thuyết phụcngười phải THA thực hiện nghiêm chỉnh nghĩa vụ của mình theo bản án, quyếtđịnh của Toà án Đồng thời, cộng đồng xã hội phải có trách nhiệm giúp đỡ đốivới các bên đương sự trong việc thi hành bản án, quyết định của Toà án; giúp đỡ
cá nhân, tổ chức là người có chức năng thực hiện việc THA
Thứ hai, XHHTHADS phải tạo cơ sở cho các bên liên quan đến THA chủ
động thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình theo phán quyết của Toà án cũngnhư xác định rõ trách nhiệm của họ để thực hiện các quyền, nghĩa vụ đó, mà bảnchất là xem việc THADS như một loại hình dịch vụ pháp lý công
Thứ ba, XHHTHA phải tạo ra một cơ chế tổ chức và hoạt động mới, trong
đó từng bước chuyển một số hoạt động THA đang do cơ quan nhà nước, trựctiếp là CQTHA thực hiện cho cá nhân, tổ chức phi nhà nước thực hiện Đây làvấn đề quan trọng, đảm bảo cho việc THA có hiệu quả
Cuối cùng, XHHTHADS không tách rời, làm giảm mà ngược lại phải góp
phần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với hoạt động THADS; bảo đảmquyền, lợi ích của các bên đương sự, của cộng đồng và của toàn xã hội
Như vậy, XHHTHADS là nâng cao trách nhiệm của các bên có quyền,
nghĩa vụ, của cộng đồng và của toàn xã hội trong việc THA; từng bước chuyển
Trang 10hoạt động THADS cho cá nhân, tổ chức thực hiện nhằm thi hành kịp thời, đúngđắn các bản án, quyết định dân sự của Toà án theo quy định của pháp luật, bảođảm quyền và lợi ích hợp pháp của các bên, lợi ích của Nhà nước và của toàn xãhội.
1.2 CƠ SỞ CỦA XÃ HỘI HOÁ THI HÀNH ÁN DÂN SỰ
1.2.1 Cơ sở lý luận của xã hội hoá thi hành án dân sự
Lý luận Mác – Lênin về Nhà nước và pháp luật đã chỉ rõ, với sự phát triểncủa lực lượng sản xuất, Nhà nước hình thành như một quy luật tất yếu, nhưngđến một lúc nào đó, Nhà nước sẽ tiêu vong, các chức năng của Nhà nước sẽđược chuyển cho các tổ chức xã hội tự quản Tất nhiên, để đi đến thời kỳ đó,Nhà nước và xã hội loài người còn phải trải qua một thời kỳ phát triển rất lâudài, song những gì mà lịch sử xã hội loài người trải qua đã chứng minh quy luật
đó Từ Nhà nước chiếm hữu nô lệ, Nhà nước phong kiến, Nhà nước tư bản đếnNhà nước xã hội chủ nghĩa là một quá trình mà chức năng xã hội của Nhà nướcngày càng đóng vai trò quan trọng Và đến một lúc nào đó, khi xã hội không còngiai cấp, chức năng giai cấp của Nhà nước không còn, thì Nhà nước sẽ khôngcòn đúng với nguyên nghĩa của nó như là bộ máy chuyên chính giai cấp và sẽtrở thành một tổ chức xã hội rộng lớn, như vậy, có thể nói, XHH công việc Nhànước có tính quy luật khách quan
Ở nước ta, trong nhiều năm trước đây với việc xây dựng nền kinh tế kếhoạch, tập trung, Nhà nước đã thay xã hội trực tiếp thực hiện các công việc của
xã hội, trở thành người “ bao cấp” cho xã hội làm thay các chức năng mà đáng lẽ
xã hội phải có trách nhiệm thực hiện và có thể thực hiện tốt hơn Xét điều kiệnnước ta trong những năm trước đây thì cơ sở kinh tế - xã hội chưa cho phép Nhànước trực tiếp thực hiện tất cả các công việc mà lẽ ra phải do chính xã hội đảmnhận Vì vậy, việc Nhà nước bao sân, can thiệp một cách cứng nhắc các quan hệ
Trang 11xã hội đã gây nên tình trạng trì trệ, chậm phát triển, tạo nên sự cồng kềnh, quátải trong công việc của bộ máy Nhà nước cần được giải quyết.
Hiện nay, với chủ trương xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xãhội chủ nghĩa, Nhà nước phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, từngbước xoá bỏ cơ chế quản lý kế hoạch tập trung, bao cấp, tạo sự bình đẳng chocác chủ thể tham gia các giao lưu dân sự, kinh tế Đây có thể nói là một biểuhiện sinh động và rõ nét nhất của việc XHH trong lĩnh vực phát triển kinh tế -lĩnh vực đóng vai trò quyết định trong đời sống xã hội Trên cơ sở nền kinh tếthị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, nhiều lĩnh vực trước đây vẫn được coi
là chỉ thuộc chức năng của các cơ quan nhà nước đã được giao cho cá nhân, tổchức phi nhà nước thực hiện Những lĩnh vực mà chúng ta đã và đang tiến hànhXHH mạnh mẽ là lĩnh vực giáo dục, y tế và văn hoá - thể thao
Như chính tên gọi của nó, hoạt động THADS mang đậm tính chất dân sự.Mặc dù phán quyết của Toà án có giá trị bắt buộc đối với các bên trong một vụ
án cụ thể, nhưng về bản chất đó mới chỉ là sự phân xử nhân danh nhà nướcnhằm xác định quyền, nghĩa vụ của các bên trong quan hệ tranh chấp Hoạt độngxét xử là hoạt động của nhà nước, có tính chất công, mang tính quyền lực nhànước về tư pháp và không thể chia sẻ cho cá nhân, tổ chức nhân danh nhà nướcthực hiện Tuy nhiên, sau khi Tòa án đã xét xử vụ việc, các quyền, nghĩa vụ củacác bên đã được xác định, thì việc thực hiện các quyền, nghĩa vụ đó lại mangtính chất “tư” giữa các bên, không nhất thiết phải do một cơ quan nhà nước trựctiếp thực hiện Tính dân sự của THADS thể hiện ở các đặc điểm:
- Các quyền, nghĩa vụ mà các bên đương sự phải thi hành theo bản án,quyết định của Toà án là mang tính “tư” không có tính chất công Khác với hìnhphạt trong THA hình sự có tính bắt buộc phải thực hiện bởi cơ quan nhà nước cóthẩm quyền, các quyền, nghĩa vụ trong THADS chủ yếu là các quyền, nghĩa vụ
về tài sản phát sinh giữa các cá nhân, tổ chức phi nhà nước chỉ trừ một số ít
Trang 12trường hợp quyền và nghĩa vụ về tài sản phát sinh giữa cá nhân, tổ chức với nhànước như: Nộp án phí, tiền phạt, tịch thu
- Sau khi có bản án, quyết định của Toà án, các bên đương sự hoàn toàn
có thể tự thi hành không cần thông qua cơ quan nhà nước, trực tiếp là CQTHA.CQTHA chỉ tổ chức thi hành khi có đơn yêu cầu của người được THA, ngườiphải THA trừ trường hợp vì lợi ích công cộng thì CQTHA mới chủ động thihành
- Dù các quyền lợi và nghĩa vụ của các bên đương sự đã được phân định,xác định trong bản án, quyết định của Toà án, nhưng tại bất kỳ giai đoạn nào củaTHA các bên đương sự vẫn có quyền thoả thuận với nhau các quyền và nghĩa vụkhác đi so với bản án, quyết định về phương thức THA, thậm chí về nội dungTHA miễn là không trái pháp luật và bảo đảm quyền lợi của các bên thì CQTHAphải tôn trọng và thực hiện các thoả thuận đó
Tuy nhiên, trong THADS, nhiều trường hợp vẫn cần phải thực thi quyềnlực nhà nước về tư pháp Ví dụ: Trường hợp áp dụng biện pháp cưỡng chế THA
Vì vậy, có quan điểm cho rằng, trong tình hình hiện nay, khi chúng ta đặt vấn đềXHH THADS phải chăng sẽ chia sẻ quyền lực nhà nước về tư pháp?
Sau nghiên cứu đề tài này, tác giả đồng ý với quan điểm cho rằng, quyềnlực nhà nước nói chung và quyền lực tư pháp nói riêng bắt nguồn từ nhân dân;
cơ quan nhà nước được trao quyền lực này không phải để phục vụ chính nó mà
là để phục vụ nhân dân Mặt khác, quyền lực nhà nước được thể hiện ở nhiềulĩnh vực, bằng nhiều hình thức khác nhau Một tổ chức không phải là của Nhànước nếu được pháp luật giao cho trách nhiệm giải quyết một loại công việc nhưTHADS chẳng hạn, thì khi cần thiết cũng có thể sử dụng những yếu tố củaquyền lực nhà nước như có quyền yêu cầu sự hỗ trợ của chính quyền, của cơquan cảnh sát v.v để thực thi công việc được giao Đặc biệt, trong THADS,việc thực hiện bản án, quyết định của Toà án trước hết thuộc về các bên có
Trang 13quyền và nghĩa vụ; ngay cả sau khi CQTHA đã thụ lý thi hành, thì nhiều hoạtđộng cũng không cần phải sử dụng quyền lực tư pháp, như: tống đạt các quyếtđịnh, giấy tờ, xác minh tài sản của người phải THA v.v
Tại Hội nghị lần thứ 3 Ban chấp hành Trung ương khoá VIII, Đảng ta chỉ
rõ đường hướng cơ bản của việc đổi mới hoạt động của các cơ quan nhà nước
trong giai đoạn hiện nay là “ Nhà nước cũng cần phải giảm việc can thiệp quá sâu vào quyền điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của cơ sở và các quan
hệ dân sự để tập trung hướng mạnh vào xây dựng thể chế, sử dụng các công cụ điều hành vĩ mô” Cũng tại hội nghị này Đảng cũng chỉ ra định hướng cơ bản của việc XHH “ XHH không đồng nghĩa với phi Nhà nước hoá và càng không phải là tư hữu hoá Phương châm cơ bản ở đây vẫn là Nhà nước và nhân dân cùng làm”[2]
Có thể thấy rằng chủ trương của Đảng trong việc XHH hoạt động của các cơquan nhà nước là tiền đề quan trọng cho cải cách tư pháp và XHH công tácTHADS Trên cơ sở định hướng cơ bản này, chúng ta có thể nghiên cứu để xâydựng một cơ chế mới về THA hoặc chuyển giao một số công việc về THA mà hiệnnay do CQTHADS của nhà nước thực hiện cho các đương sự và tổ chức tư nhânthực hiện
Trên cơ sở đó pháp luật đã trao cho người dân quyền khởi kiện để yêu cầuToà án bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình và quyền lợi chính đáng của họ
sẽ được khẳng định trong bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Toà án.Tuy nhiên, công lý có được thực thi hay không lại phụ thuộc vào việc thi hành cácbản án, quyết định của Toà án từ phía các CQTHA Suy cho cùng, điều mà ngườiđược THA quan tâm chính là hiệu quả thực tế của công tác THA Có thể thấyrằng việc XHHTHA hiện nay cũng không nằm ngoài mục tiêu là hiệu quả củacông tác THADS
Trang 14Hiện nay, việc thi hành các bản án, quyết định của Toà án là thuộc tráchnhiệm của các cơ quan Nhà nước mà cụ thể là các CQTHADS Việc THA docác cơ quan Nhà nước thực hiện bên cạnh những ưu điểm của nó cũng tồn tạinhững hạn chế, dẫn tới quyền, lợi ích hợp pháp của người được THA khôngđược bảo đảm, việc THA bị kéo dài Do vậy, chúng ta phải tính đến việc khắcphục những điểm hạn chế của việc THA từ phía các cơ quan công quyền Cụ thể
là khắc phục sự quan liêu, rườm rà, chậm chạp về thủ tục và khắc phục xuhướng lạm quyền từ người được trao quyền lực đồng thời khuyến khích việc tựTHA từ phía người phải THA và người được THA Bên cạnh đó, phải thiết lậpđược một cơ chế phù hợp để đảm bảo hài hoà giữa lợi ích của người được THA
và lợi ích của những người làm “ dịch vụ công” trong THA nhằm nâng cao hiệu
quả của công tác THADS
Xét thấy, việc THA chủ yếu liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp củađương sự cho nên họ có thể tự định đoạt việc THA liên quan đến lợi ích củamình Do đó, việc XHHTHADS theo hướng khuyến khích việc tự nguyện THAcủa các bên là hoàn toàn có cơ sở khoa học Bên cạnh đó, nó còn khắc phụcđược những hạn chế của việc THA do CQTHA thực hiện tạo ra một cơ chế thúcđẩy việc THA XHHTHA là chuyển đổi từ cơ chế trách nhiệm của các cơ quanNhà nước trong việc thi hành các bản án, quyết định sang cơ chế thực hiện một “dịch vụ công” trong THA, giảm bớt chi phí cho người được THA
1.2.2 Cơ sở thực tiễn của xã hội hoá thi hành án dân sự
Thứ nhất, kết quả sau hơn bốn năm thực hiện Pháp lệnh năm 2004 cho
thấy, nhiều quy định về thủ tục THA đã thể hiện được quan điểm cải cách tưpháp, cải cách hành chính, phù hợp với sự chuyển đổi từ cơ chế tập trung baocấp sang cơ chế thị trường, tháo gỡ kịp thời một số tồn tại, vướng mắc trongcông tác THADS sự, góp phần từng bước nâng cao hiệu quả của công tácTHADS Tuy nhiên, so với đòi hỏi của thực tiễn và yêu cầu nhiệm vụ trong tình
Trang 15hình mới thì Pháp lệnh năm 2004 đã bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập, nhất là quyđịnh về trình tự, thủ tục; trách nhiệm, cơ chế phối hợp của các cơ quan, tổ chứcliên quan trong THA; cơ chế quản lý, mô hình tổ chức CQTHA chưa ngang tầmvới chức năng, nhiệm vụ, tính chất công việc được giao; quyền hạn củaCQTHA, của CHV chưa tương xứng với yêu cầu nhiệm vụ; chưa có cơ chế phốihợp hiệu quả giữa THADS với THA phạt tù, trong các vụ án hình sự có bồithường thiệt hại; đặc biệt là chưa tạo ra cơ sở pháp lý để thực hiện XHH hoạtđộng THADS, v.v Các hạn chế, bất cập này là một trong những nguyên nhânchính dẫn đến tình trạng án dân sự tồn đọng Những năm gần đây tuy có giảmdần nhưng hiện nay vẫn còn lớn năm 2005 có 327.658 vụ việc tồn đọng chiếm58.38%; năm 2006 có 331.092 vụ việc tồn đọng chiếm 54.99%; năm 2007 có311.443 vụ việc tồn đọng chiếm 48.04% )[6, tr.2], năm 2008 có 330.000 vụ việctồn đọng chiếm 50,31% [21];làm giảm hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước, tínhnghiêm minh của pháp luật, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức vàNhà nước theo bản án, quyết định của Toà án chưa được bảo đảm, nhiều việcgây bức xúc trong xã hội.
Vấn đề tồn đọng án sẽ được giải quyết nếu giới hạn tối đa các loại việcCQTHA phải tổ chức thi hành, đặc biệt là các loại việc CQTHA chủ động thihành cũng như thực hiện việc miễn, giảm THA (đối với những khoản nộp ngânsách Nhà nước) do người thi hành án không có điều kiện thi hành Mặt khác,nếu đề cao trách nhiệm xác minh điều kiện THA của người phải THA là củangười được THA nên trước khi yêu cầu THA người được THA phải cân nhắc,xem xét hiệu quả của việc THA, nếu xét thấy người phải THA không có điềukiện thi hành thì họ sẽ không yêu cầu THA Như vậy, lượng việc phải thi hànhgiảm đi, CQTHA có điều kiện tập trung CHV, cán bộ THA cũng như kinh phí
để tổ chức THA có hiệu quả công việc còn lại
Thứ hai, XHH góp phần làm giảm gánh nặng về nhân lực và chi phí tài
chính của Nhà nước cho hoạt động THADS
Trang 16Đến nay cả nước đã có 64 CQTHA cấp tỉnh và 676/679 CQTHA dân sựcấp huyện (ba đơn vị cấp huyện hiện chưa thành lập CQTHA là huyện đảo Cồn
Cỏ, Hoàng Sa và Trường Sa, nhiệm vụ THA của địa phương này nếu có sẽ doCQTHA dân sự cấp tỉnh đảm nhiệm) Cả nước có 8.308 biên chế, trong đó có2.801 CHV (gồm 387 CHV cấp tỉnh và 2.414 CHV cấp huyện); 64 THADS cấptỉnh và 676 THADS cấp huyện [5, tr.6] với số kinh phí cấp cho hoạt động củaCQTHADS, bao gồm kinh phí cho hoạt động thường xuyên, kinh phí cho xâydựng trụ sở và kinh phí mua sắm tài sản cố định là rất lớn Nếu thực hiện XHH,hoạt động THA sẽ do cá nhân, tổ chức xã hội đảm nhận một phần và do họkhông phải là công chức nhà nước nên tự hạch toán trang trải cho hoạt động củamình Như vậy, XHH THADS sẽ giảm được tối đa số biên chế cũng như kinhphí cho hoạt động THA, góp phần khắc phục tình trạng cồng kềnh và hoạt độngkém hiệu quả của bộ máy nhà nước hiện nay
Thứ ba, XHHTHADS sẽ khuyến khích nhân dân tham gia vào lĩnh vực
THADS, nâng cao tính tích cực, tự chủ của nhân dân, chia sẻ trách nhiệm vớiNhà nước, góp phần tăng cường dân chủ trong tổ chức, hoạt động của bộ máynhà nước
Cuối cùng, XHH hoạt động THADS sự góp phần tạo sự bình đẳng giữa
các chủ thể khi tham gia vào các quan hệ dân sự, kinh tế, tạo động lực cho pháttriển kinh tế - xã hội
1.3 NỘI DUNG VÀ Ý NGHĨA CỦA XÃ HỘI HOÁ THI HÀNH ÁNDÂN SỰ
1.3.1 Nội dung của xã hội hoá thi hành án dân sự
Xung quanh vấn đề XHHTHADS trong Luật THA dân sự năm 2008chính thức có hiệu lực ngày1/7/2009 hiện nay có nhiều ý kiến khác nhau, nhưng
có thể chia làm ba ý kiến chủ yếu: Ý kiến thứ nhất cho rằng không nênXHHTHA, không nên giao quyền lực Nhà nước cho tổ chức, cá nhân khác vì
Trang 17có khả năng XHHTHADS sẽ có khả năng giống với dịch vụ đòi nợ thuê [10] Ýkiến thứ hai cho rằng cần ủng hộ mạnh mẽ công tác THA, nhất là THADS vàcần phải quy định cụ thể trong Bộ luật THA, ý kiến này khẳng định hiện naychúng ta có đủ điều kiện để tiến hành XHHTHA [15, tr.22] Ý kiến thứ ba ủng
hộ chủ trương XHH nhưng cần phải phải tính toán thận trọng và có bước đithích hợp [15, tr.22]
Qua nghiên cứu tác giả đồng ý với quan điểm thứ ba, vì như đã phân tích
về mặt lý luận XHHTHA là hoạt động còn rất mới mẻ Về mặt thực tiễn, đây làvấn đề mới, chúng ta chưa hề có một hoạt động THA nào được làm thí điểmXHH, trong khi ý thức và hiểu biết pháp luật của người dân còn hạn chế Vì vậy,nếu quy định một cách cụ thể trong luật những vấn đề mà mọi người còn chưahiểu thì sẽ rất khó thực hiện, khó quản lý và kiểm soát được, thậm chí có thể dẫnđến tình trạng THA theo kiểu thuê mướn Để các quy định của luật đi vào đờisống thì phải xuất phát từ thực tế, luật phải phục vụ thực tiễn, do vậy, khi banhành và xây dựng luật phải rất chú ý đến tính khả thi của luật Vấn đề XHHcông tác THA mặc dù đã được nhiều nước trên thế giới tiến hành thực hiện và
đã thu được kết quả tốt nhưng ở Việt Nam thì chưa hề có tiền lệ Vì vậy, để thực
sự phát huy được hiệu quả, việc XHH ở Việt Nam cần phải có những bước đithận trọng Trước hết cần xác định rõ trong các loại việc về THA thì loại việc nàokhông thể XHH được, việc nào dứt khoát phải do cơ quan Nhà nước, CQTHAtiến hành, việc nào có thể giao cho các tổ chức khác, cho tư nhân tiến hành Ngoài
ra, trong THA cụ thể thì ở khâu nào cơ quan Nhà nước, CQTHA phải tiến hànhcòn khâu nào giao cho các tổ chức khác, tư nhân tiến hành
XHHTHA dựa trên những nguyên tắc, đó là “chỉ được thực hiện một số công việc cơ quan THA và chấp hành viên ủy quyền; chỉ thực hiện việc THA theo yêu cầu của đương sự” [10] Đối với những việc THA liên quan như thu
cho ngân sách Nhà nước, tiền phạt, tài sản sung công mà Nhà nước thụ hưởng trước mắt chưa xã hội hóa Chỉ xã hội hóa những việc của dân với dân, của
Trang 18doanh nghiệp với doanh nghiệp và cũng tạo ra mô hình để cho dân và doanhnghiệp tự chọn Nếu người dân thấy rằng mô hình CQTHA của Nhà nước làhiệu quả hơn thì đến với CQTHA Nhà nước, còn nếu thấy tổ chức THA kháchoặc tư nhân lại hiệu quả hơn thì đến với tổ chức đó hoặc tư nhân Theo đóngười được làm công việc THA theo hướng xã hội hóa phải có nghĩa vụ nhưCHV, nhưng chỉ có một số quyền hạn của CHV
Về ý kiến cho rằng XHHTHADS có khả năng sẽ giống như dịch vụ đòi
nợ thuê, Chính phủ đã có Nghị định số 104/2007/NĐ-CP về kinh doanh dịch vụđòi nợ của Chính phủ về đòi nợ cũng quy định rất rõ những việc không giao chocác công ty đòi nợ, đó là các khoản nợ đang thực hiện theo bản án, quyết địnhcủa Tòa án có hiệu lực pháp luật Có nghĩa là mảng THA không có kinh doanhđòi nợ Nếu pháp luật quy định XHHTHADS theo hướng này sẽ bảo đảmTHADS không phải dưới dạng đòi nợ thuê
Trong THADS, các đương sự có quyền, lợi ích liên quan đến việc THA
và có quyền tự định đoạt quyền và lợi ích hợp pháp của mình theo quy định củapháp luật Nếu các đương sự có hiểu biết đúng về pháp luật, nhận thức đúng cácquyền và nghĩa vụ của họ trong THADS thì họ sẽ tự nguyện thực hiện và việcTHADS sẽ thuận lợi Vì vậy, XHH hoạt động THADS trước hết phải động viênđược các cá nhân, cơ quan, tổ chức tham gia vào việc tuyên truyền, giáo dụcpháp luật cho các đương sự, thuyết phục các đương sự tự nguyện THADS
Do đó vấn đề đặt ra hiện nay là nên XHH như thế nào? XHH tới mức độnào? Có nên thành lập mô hình tổ chức THA tư nhân độc lập, hoạt động khôngdựa vào kinh phí ngân sách Nhà nước cấp mà theo tính chất lấy thu bù chi như
mô hình công chứng tư đang được tiến hành hiện nay? Hiện có rất nhiều ý kiếnủng hộ việc thành lập tổ chức THA tư nhân vì tính khả thi của mô hình này, mộtmặt THA tư nhân thúc đẩy người dân tích cực tham gia vào hoạt động THA,nâng cao tính cạnh tranh từ đó làm cho hiệu quả của công tác THA được tăng
Trang 19cường Hơn nữa, việc giao cho tổ chức, cá nhân thực hiện một số công việcTHA sẽ giảm được sự tốn kém, quá tải cho ngân sách Nhà nước Ngoài ra, đốivới phạm vi công việc THA, nên XHH đến đâu cũng là một câu hỏi mà các nhànghiên cứu pháp luật cần phải quan tâm và đưa ra hướng giải quyết THADSphức tạp, các công việc thuộc về tổ chức THADS đòi hỏi phải do cá nhân, cơquan, tổ chức có thẩm quyền mới thực hiện được như việc ra quyết định THA,
tổ chức THA, tổ chức cưỡng chế THA v.v Tuy nhiên, đối với một số công việc
mà việc thực hiện mang tính chất kĩ thuật không nhất thiết phải sử dụng quyềnlực Nhà nước mới thực hiện được như xác minh tài sản, địa chỉ của người phảiTHA dân sự, bảo quản, định giá và bán tài sản kê biên v.v có thể giao cho các
cá nhân, cơ quan, tổ chức khác thực hiện và đương sự phải chi trả các chi phícho việc thực hiện chúng thì có thể XHH Thực tiễn THADS trong những nămqua cho thấy việc giao cho các cá nhân, tổ chức khác thực hiện các công việc đó
đã vẫn có hiệu quả
Bên cạnh đó, để bảo đảm việc THA nhanh chóng và đúng pháp luật thìphải kiểm tra, giám sát, kiểm sát các hoạt động THADS Hiện nay, các hoạtđộng này chủ yếu do Viện kiểm sát thực hiện do vậy vừa tốn kém cho ngân sáchNhà nước không ít mà nhiều khi vẫn không có hiệu quả Để khắc phục tình trạngnày cần phải XHH cả việc giám sát, kiểm tra hoạt động THADS Theo đó, các
cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền hạn, nhiệm vụ trong việc giám sát, kiểm tracác hoạt động THADS Cá nhân, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền trong việcTHADS có trách nhiệm tạo điều kiện cho các cá nhân, cơ quan, tổ chức trongviệc giám sát, kiểm tra các hoạt động THADS và trả lời các yêu cầu, kiến nghịcủa họ trong thời hạn do pháp luật quy định
1.3.2 Ý nghĩa của xã hội hoá thi hành án dân sự
XHHTHADS sẽ tạo ra cơ chế mới, nguồn lực mới cho THADS do có sựcạnh tranh bình đẳng giữa các doanh nghiệp THA tư nhân với nhau và giữa
Trang 20doanh nghiệp THA tư nhân với cơ quan Nhà nước làm công tác quản lý THA.Qua đó, đòi hỏi các cơ quan, tổ chức làm nhiệm vụ THA phải tự nâng mình lên
để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao và phức tạp của công tác THA, do đó, khắcphục được tình trạng quan liêu trong công tác THA; các bản án, quyết định củaToà án sẽ được thi hành một cách nhanh chóng và hiệu quả hơn
Do tồn tại như một loại hình dịch vụ công, nên khi thực hiện XHH, tínhchất, phương cách THA, lề lối, thái độ phục vụ trong THADS sẽ tốt hơn Nhưthế sẽ tránh được quan liêu, cửa quyền, sách nhiễu, một hiện tượng đang tiềm ẩntrong hoạt động THADS hiện nay Khi đã được XHH, các tổ chức, các cá nhân
có chức năng THA sẽ cạnh tranh lành mạnh trên cơ sở nâng cao hiệu quả THA
để bảo vệ uy tín của tổ chức mình Và như vậy sẽ tạo thêm sự lựa chọn chongười dân trong THA, phù hợp với điều kiện, khả năng cụ thể của mình
Bên cạnh đó, XHH công tác THADS sẽ nâng cao được tinh thần tráchnhiệm cá nhân và sự tận tuỵ của nhân viên THA trong công tác THA, với chế độlương bổng, phụ cấp hợp lý cũng với những chính sách đãi ngộ khác sẽ gópphần cải thiện đáng kể thu nhập cho các nhân viên THA, tạo nên sự yên tâm của
họ đối với nghề nghiệp của mình, giúp họ thật sự gắn bó và yêu nghề hơn
XHHTHA sẽ hình thành nên tổ chức THA tư nhân qua đó bổ sung thêmmột lực lượng THA chuyên nghiệp có trình độ chuyên môn cao không chỉ làkiến thức pháp lý mà còn hiểu biết sâu sắc các lĩnh vực khác như kinh tế, tàichính, ngân hàng, bảo hiểm, v.v qua đó giúp bên được THA có điều kiện xácminh chính xác thực trạng tài sản của bên phải THA, nâng cao số lượng án cóđiều kiện thi hành, đảm bảo quyền lợi cho bên được THA
Ngoài ra, XHH công tác THADS còn có ý nghĩa trong việc giảm bớt gánhnặng ngân sách Nhà nước cho hoạt động THA do các CQTHA của Nhà nướcthực hiện, nâng cao trách nhiệm cá nhân của các bên đương sự trong việc THA.Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng án tồn đọng là do thiếu đội
Trang 21ngũ CHV làm công tác THA Thực tế cho thấy những tranh chấp trong đời sốnghằng ngày luôn chứa đựng sự phức tạp, đối lập, giằng co về quyền và lợi íchgiữa các đương sự đòi hỏi phải giải quyết Một khi sự đối lập về quyền, lợi íchkhông tự giải quyết được thông qua hòa giải, đối thoại, thì các bên phải trôngcậy vào Tòa án Cùng với việc giải quyết của Tòa án qua nhiều lần xét xử, nhiềutrình tự, thủ tục do bản án bị kháng cáo, kháng nghị, khiếu nại, thì trong hầu hết
các trường hợp, những bức xúc, tính chất "một mất, một còn" vốn có giữa các
đương sự ngày càng tăng lên Bởi vậy, khi đã có bản án, quyết định của Tòa ánđược đưa ra thi hành, thì không ai khác chính CHV là những người phải đối mặtvới sự bức xúc đó: bên được THA yêu cầu, hối thúc thực hiện; ngược lại, bênphải thi hành án nhiều trường hợp cố tình trốn tránh, gây sức ép, chống đối, trìhoãn nghĩa vụ thi hành án bằng mọi cách có thể Do đó, khi giao một số côngviệc cho cá nhân, tổ chức khác thực hiện sẽ giảm thiểu được số lượng các côngviệc mà CHV phải thực hiện, Nhà nước sẽ có thêm kinh phí, tăng phụ cấp choCHV, nâng cao, thu hút được đội ngũ CHV làm công tác THA
Trang 22Chương 2
THỰC TRẠNG XÃ HỘI HOÁ THI HÀNH ÁN DÂN SỰ
Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
2.1 THỰC TRẠNG THI HÀNH ÁN DÂN SỰ
2.1.1 Những kết quả đạt được trong thi hành án dân sự
Qua khảo sát thực tế cho thấy, công tác THADS trong những năm quan
đã có nhiều chuyển biến tích cực, bước đầu giảm bớt số lượng án tồn đọng Vềmặt tổ chức, việc kiện toàn hệ thống các CQTHA và đào tạo, bồi dưỡng nghiệp
vụ cho CHV đã phát huy vai trò tích cực, từng bước nâng cao hiệu quả của côngtác THA PLTHADS năm 2004 cũng đã hoàn thiện thêm một bước trình tự, thủtục THA mà PLTHADS năm 1993 chưa giải quyết được và quan trọng hơn là đãđưa ra những quy định mới nhằm giải quyết tình trạng tồn đọng án trong THA
Do đó, hoạt động THADS đã có bước chuyển biến đáng kể, số lượng việc THA
đã được thi hành xong tăng hơn Năm 2006, tổng số vụ việc mà các CQTHADSphải thi hành là 602.059 việc, tăng 40.879 việc so với năm 2005 CácCQTHADS đã thi hành xong 270.967 việc/380.850 việc, đạt 71,15% (thi hànhxong tăng 37.454 việc so với năm 2005); Số tiền thu được là 1.923 tỷ 333 triệu
783 nghìn đồng, đạt 31,59% (thu tăng so với năm 2005 thành tiền là 669 tỷ 612triệu 431 nghìn đồng) Năm 2007, tổng số vụ việc các CQTHADS đã thụ lý648.266 việc, tăng 46.207 việc so với năm 2006 (số thụ lý mới 313.278 việc =48,33%, tăng 38.362 việc so với năm 2006); trong số có điều kiện thi hành, đãthi hành xong 302.373 việc/381.051 việc, đạt 79,35%, trong đó thi hành xonghoàn toàn 261.197 việc, thi hành đều 22.629 việc, đình chỉ THA 18.547 việc [ 5,tr.9] Năm 2008, tổng số vụ việc các CQTHADS phải thi hành là 664.216 vụviệc, đã thi hành xong 334.216 vụ việc đạt 49,69%.[22]
Trang 23Để đạt được những kết quả nêu trên do rất nhiều nguyên nhân khác nhautạo nên, trong đó có những nguyên nhân cơ bản sau:
Thứ nhất, nguyên nhân do quy định của pháp luật.
- Về xây dựng pháp luật, từ khi Đảng và Nhà nước ta thực hiện đường lối
đổi mới năm 1986, tổ chức và hoạt động THA từng bước được củng cố và pháttriển Nhà nước ta đã chú trọng rất nhiều vào công tác xây dựng pháp luật, trong
đó có pháp luật về THA Nhờ đó, tổ chức và hoạt động THA từng bước đượccủng cố và phát triển
- PLTHADS năm 2004 đã quy định về việc kê biên quyền sử dụng đất đểđảm bảo THA (khoản 1 Điều 41) Với việc thực hiện quy định này, rất nhiều vụviệc THA tồn đọng từ nhiều năm do người phải thi hành không có tài sản gìđáng kể ngoài quyền sử dụng đất, thậm chí, một số trường hợp người phải THAtẩu tán tài sản để trốn tránh trách nhiệm THA bằng cách chuyển đổi, chuyểnnhượng, cho thuê quyền sử dụng đất đã được thi hành xong
- PLTHADS tạo cơ chế để xem xét việc miễn, giảm thi hành đối vớikhoản án phí, tiền phạt Trên thực tế, khoảng 30% các vụ việc THA loại này còntồn đọng là do người phải THA không có điều kiện thi hành Có những vụ việcngười phải THA đã bị tuyên phạt mức án tù có thời hạn nhiều năm, tù chungthân, mà tài sản, thu nhập trước khi phạm tội hầu như không có gì Có nhiềutrường hợp người phải THA bị tử hình không để lại tài sản hoặc tài sản không
đủ để thi hành nghĩa vụ còn lại v.v Có những vụ việc giá trị phải thi hành nhỏ,điển hình là các loại án phí hình sự, án phí không có giá ngạch (chỉ có giá trịphải thi hành 50.000 đồng ) Vì vậy, với quy định miễn giảm THA đối với cáckhoản án phí, tiền phạt đã tạo điều kiện cho CQTHA giải quyết một lượng ántồn đọng lớn là khoản án phí, tiền phạt không thể thi hành được hoặc nếu thihành được thì cũng không thể bù đắp nổi những chi phí thực tế cho việc tổ chứcTHA
- Bên cạnh đó, PLTHADS còn quy định cho phép hỗ trợ tài chính để THAđối với trường hợp người phải THA là cơ quan, tổ chức hoạt động hoàn toàn
Trang 24bằng nguồn kinh phí do ngân sách Nhà nước cấp; sửa đổi thời hiệu yêu cầuTHA theo hướng chỉ quy định một thời hiệu yêu cầu THA chung để đảm bảo sựbình đằng giữa tổ chức và cá nhân, theo đó, quy định thời hiệu yêu cầu THAthống nhất là 03 năm đối với mọi chủ thể; quy định chi tiết về thẩm quyền raquyết định THA; quy định chi tiết uỷ thác THA; sửa đổi các quy định về chủđộng ra quyết định THA và THA theo đơn yêu cầu theo hướng thu hẹp cáctrường hợp chủ động THA; thay đổi thứ tự thanh toán tiền THA, bảo đảm bìnhđẳng giữa công dân và cơ quan, tổ chức nhà nước, giữa doanh nghiệp tư nhân vàdoanh nghiệp nhà nước
Thứ hai, nguyên nhân do tổ chức bộ máy và cán bộ.
- Tổ chức bộ máy CQTHA từng bước được củng cố và phát triển để đápứng các yêu cầu của hoạt động THA trong giai đoạn mới, CQTHADS được tách
ra khỏi cơ quan Tư pháp, được thành lập thành một hệ thống từ Trung ương đếnđịa phương Sự đổi mới có tính đột phá về cơ quan tổ chức THA đã tạo điềukiện thuận lợi cho việc quản lý hoạt động THA của Nhà nước
- Trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ làm công tác THA được chútrọng Công tác đào tạo, bồi dưỡng, tiêu chuẩn hoá cán bộ THA được quan tâm.Chế độ bổ nhiệm, miễn nhiệm, CHV được chú trọng cả về quy mô và năng lựclàm việc, trình độ chuyên môn
- Sự phối kết hợp của các cơ quan hữu quan như công an, Toà án, Viện kiểmsát cũng như các cơ quan Nhà nước khác đã tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt độngTHA
- Thứ ba, nguyên nhân do tổ chức thực hiện
Trong thời gian qua, các điều kiện về vật chất, kinh phí đảm bảo chohoạt động của các CQTHA được quan tâm đầu tư đáng kể Nhà nước đã đầu tưmột lượng kinh phí rất lớn để xây dựng trụ sở và đảm bảo cơ sở vật chất,phương tiện kỹ thuật cho các CQTHA
Trang 252.1.2 Những tồn tại trong thi hành án dân sự
Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, công tác THADS hiện nay cònđang đứng trước những khó khăn cần được khắc phục Hiệu quả của công tácTHA còn quá nhiều hạn chế Trong THADS số lượng vụ việc được chuyển từ
kỳ này sang kỳ khác, năm này qua năm khác do không thi hành được chiếm tỷ lệlớn, có những vụ việc kéo dài hàng chục năm nhưng vẫn chưa thi hành được dứtđiểm (năm 2005 có 327.658 vụ việc tồn đọng chiếm 58,38%; năm 2006 có331.092 vụ việc tồn đọng chiếm 54,99%; năm 2007 có 311.443 vụ việc tồn đọngchiếm 48,04%; năm 2008 có 313.428 vụ việc tồn đọng và tồn đọng sang năm
2009 là hơn 292.000 vụ việc) [6] Xuất phát từ lý do này, niềm tin của người dânvào công tác THA nói riêng, sự tin tưởng vào các cơ quan bảo vệ pháp luật nóichung có sự giảm sút
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng án dân sự bị tồn đọng, trong
đó có những nguyên nhân cơ bản sau đây:
Thứ nhất, nguyên nhân do quy định của pháp luật.
- Hệ thống pháp luật về THA còn phân tán, thiếu thống nhất, các quy địnhcòn chưa cụ thể, nhiều vấn đề nảy sinh trong hoạt động THA chưa được phápluật về THA điều chỉnh Mặt khác, thiết chế bảo đảm thi hành pháp luật cònthiếu và yếu, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các CQTHA chưa được phânđịnh rõ ràng Công tác quản lý và tổ chức THA đang trong tình trạng xé lẻ, phântán, không tập trung Cơ chế và thủ tục tổ chức THA vốn dĩ đã được quy địnhchặt chẽ, không đồng bộ trong các văn bản pháp luật, thêm vào đó do nhiềunguyên nhân khác nhau cơ chế và thủ tục THA lại được thực hiện chưa nghiêm,không triệt để
- PLTHADS năm 2004 vẫn chưa khắc phục được tình trạng pháp luậtkhung, nên có nhiều nội dung sau khi Pháp lệnh được ban hành phải chờ các vănbản hướng dẫn mới có thể thực hiện Thực tiễn thời gian qua cho thấy, để có thểthực hiện PLTHADS năm 2004, các cơ quan chức năng đã phải ban hành trên 40
Trang 26văn bản hướng dẫn như Nghị định, Quyết định, Thông tư, Thông tư liên tịch Điềunày không chỉ gây khó khăn cho các cơ quan có nhiệm vụ tổ chức THA mà còngây khó khăn cho cả người được THA, người phải THA, người có quyền lợi, nghĩa
vụ liên quan
- Chưa có cơ sở pháp lý cụ thể để thực hiện XHHTHA, điều này được thểhiện ở việc, một số nhiệm vụ có thể giao cho tổ chức, cá nhân xã hội thực hiện,nhằm giảm tải cho CQTHA nhưng hiện vẫn do CQTHADS thực hiện Mặc dùPLTHADS năm 2004 đã đưa ra quy định về thu phí THA, cho phép tổ chức, cánhân có đủ điều kiện được tham gia bảo quản tài sản đồng thời với việc quy địnhbảo quản tại kho của CQTHA hoặc giao cho đương sự trực tiếp bảo quản; chophép không chỉ Trung tâm dịch vụ bán đấu giá tài sản thuộc Sở Tư pháp mà cảcác tổ chức bán đấu giá tài sản (doanh nghiệp) được tham gia bán đấu giá tàisản Nhưng những quy định này mới chỉ mang tính chất chung chung, chưa cóquy định một cách rõ ràng, cụ thể về trình tự, thủ tục tiến hành do đó rất khó đểcác tổ chức, cá nhân thực hiện Việc quy định XHH một cách chưa triệt để nhưtrên cũng là một trong những nguyên nhân làm cho tỉ lệ án tồn đọng khôngngừng gia tăng trong những năm qua
- Những bất cập về phí thi hành án, lãi suất chậm thi hành án chưa đượcgiải quyết Pháp luật có quy định bắt buộc người được THA phải nộp phí THA,trong khi lẽ ra đây phải là nghĩa vụ của người phải THA, bởi họ mới là bên cólỗi, thua kiện và không tự nguyện thi hành bản án; hay quy định chỉ tính lãi suấtchậm thi hành án trả bằng 100% lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công
bố Nhiều ngân hàng đã kêu về sự bất hợp lý của quy định này, bởi khi kháchhàng vay của họ, không trả, phải đưa ra Tòa và ngân hàng thắng kiện, sau đónếu khách hàng đó vẫn chậm thi hành nghĩa vụ trả tiền thì lãi suất chậm trả chỉđược tính tối đa bằng lãi suất cơ bản, trong khi thực tế lãi suất cơ bản thườngthấp hơn rất nhiều so với lãi suất các ngân hàng cho vay Quy định này khiếncác ngân hàng nói riêng và người được THA nói chung thiệt đơn thiệt kép Mặtkhác, nó khuyến khích sự chây ỳ của người phải THA
Trang 27Thứ hai, nguyên nhân do tổ chức bộ máy và cán bộ.
- Đội ngũ cán bộ làm công tác THA hiện nay chưa thực sự đáp ứng đượcviệc gia tăng, tính phức tạp của thực tiễn THA Tình trạng thiếu về số lượng,yếu về chất lượng chuyên môn, nghiệp vụ đang là vấn đề phổ biến hiện nay
- Thậm chí, sự yếu kém về trình độ chuyên môn nghiệp vụ và sự tha hóa
về phẩm chất đạo đức của một bộ phận không nhỏ CHV cũng là một trongnhững nguyên nhân làm án dân sự bị tồn đọng Thực tiễn công tác THADS chothấy, có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng án dân sự tồn đọng hiện nay.Ngoài những nguyên nhân khách quan thì cũng có những nguyên nhân chủ quan
từ chính các cán bộ THA như: Chậm ra quyết định THA; chưa kịp thời xác minhđiều kiện THA hoặc không kiên quyết áp dụng biện pháp cưỡng chế đối vớingười phải THA có điều kiện thi hành; có trường hợp CHV, cán bộ THA trongtác nghiệp THA còn cẩu thả, tuỳ tiện dẫn đến sai phạm; thậm chí có trường hợpthoái hoá, biến chất, tham nhũng, tiêu cực, sách nhiễu, gây phiền hà cho dân
Do đó, ở địa phương có không ít trường hợp đương sự đã phải đâm đơn khiếu
nại, tố cáo do CHV lừng khừng ngại "đụng trên, đụng dưới" ở những vụ việc
liên quan đến những quan hệ nhạy cảm
Trong thời gian qua, một số cơ quan THADS đã để xảy ra tình trạngCHV, cán bộ THA vi phạm pháp luật, vi phạm kỷ luật, vi phạm chuẩn mực đạođức của ngành bị xử lý kỷ luật với hình thức cảnh cáo, khiển trách, cách chức,buộc thôi việc (năm 2005 xử lý kỷ luật: 25 trường hợp, năm 2006: 30, năm2007: 36, năm 2008: 30 trường hợp) hoặc có trường hợp CHV, cán bộ THA viphạm pháp luật bị xử lý hình sự [22]
Thứ ba, nguyên nhân do tổ chức thực hiện.
- Những nhức nhối về khiếu tố, can thiệp chưa được pháp luật quy định cụthể THADS là công tác phức tạp, liên quan đến nhiều lĩnh vực trong đời sống
xã hội, trực tiếp ảnh hưởng đến quyền về tài sản, nhân thân của các bên đương
sự và những người có liên quan Việc tổ chức thi hành bản án, quyết định củaTòa án sẽ làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ về tài sản
Trang 28của các bên đương sự Do vậy, chẳng mấy người tự nguyện THA trừ khi khôngthể trốn tránh được và những khó khăn, rào cản trong THA vì thế luôn xuất hiệnvới muôn hình vạn trạng Một trong những nguyên nhân ảnh hưởng trực tiếp vàlàm phát sinh khiếu nại, tố cáo là nhiều bản án, quyết định của Tòa án đã được
tổ chức THA xong, lại bị Toà án, Viện kiểm sát nhân dân cấp trên kháng nghịyêu cầu xét xử lại theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm, có nhiều trườnghợp kéo dài nhiều năm liền nhưng vụ án vẫn chưa được xét xử xong
Tìm hiểu các vụ việc THADS cụ thể nhận thấy, trong quá trình tổ chứcTHA cho thấy, nhiều đương sự có điều kiện THA nhưng vẫn cố tình chây ỳ,không tự nguyện THA, thậm chí có trường hợp còn chống đối quyết liệt, nhiềutrường hợp không hiểu trình tự thủ tục THA hoặc lợi dụng quyền tự do dân chủcủa công dân làm đơn khiếu nại, tố cáo không đúng qui định của pháp luật,nhằm để trì hoãn việc THA Hoặc nhiều trường hợp khiếu nại, tố cáo, nhưng cơquan THADS đã giải quyết khiếu nại hết thẩm quyền nhưng các đương sự vẫntiếp tục khiếu nại gửi đến nhiều ngành, nhiều cấp, nhiều đồng chí lãnh đạo Đảng
và Nhà nước, thậm chí có trường hợp còn tổ chức tụ tập đông người, gây rối trật tự
Mặt khác, nhiều trường hợp đang tổ chức THA thì bị Tòa án, Viện kiểmsát yêu cầu hoãn, tạm đình chỉ để xem xét lại quyết định, bản án của Tòa án cấpdưới và sau đó xét xử lại trái ngược nhau, dẫn đến tình trạng hoài nghi của cácđương sự đối với việc xét xử và THA, khiến họ không an tâm khi thực hiệnquyền và nghĩa vụ THA Rồi cả những bản án, quyết định của tòa tuyên không
rõ ràng, không có tính khả thi, có sai lầm hoặc sai sót về số liệu, khi CQTHADSphản ánh thì Tòa án cũng không kịp thời giải thích bản án Bên cạnh đó, cũng cónhiều trường hợp người phải THA lợi dụng quyền khiếu nại, tố cáo làm đơnkhiếu nại, tố cáo sai sự thật hoặc gây rối, cản trở, trốn tránh việc thi hành ánkhiến cho bản án kéo dài, chưa thể thi hành được
- Bên cạnh đó, mặc dù PLTHADS năm 2004 có quy định cơ chế phối hợpgiữa các cơ quan hữu quan trong công tác THA Tuy nhiên, những quy định nàyphần lớn mang tính nguyên tắc, chưa quy định rõ quyền và nghĩa vụ của các cơ
Trang 29quan trong công tác phối hợp, một số ít quy định trong những lĩnh vực cụ thểnhưng ở góc độ quản lý cấp trên Vì vậy, chưa thể tạo thành một cơ chế phốihợp hiệu quả thống nhất trong hoạt động THADS theo đúng nghĩa Trong quátrình tổ chức THA, các CHV phải luôn sẵn sàng ứng phó với thái độ bất hợp táccủa người phải THA, do đó, các CHV cũng rất mệt mỏi khi lại vấp phải sự thiếuthiện chí của các cơ quan liên quan Việc người phải THA trốn tránh nghĩa vụ,che giấu tài sản, gần như là đương nhiên Nhưng đáng nói là việc trốn tránhnày có sự bao che, tiếp tay của một số cơ quan liên quan Ví dụ: Phát hiện ngườiphải THA có tiền trong tài khoản ngân hàng, nhưng khi cán bộ THA đến xácminh để phong tỏa tài khoản thì bị khất, hẹn, đến khi trở lại thì tiền đã được đương
sự rút ra Có khi CHV đang làm việc với lãnh đạo phòng giao dịch ở tầng trên thì ởtầng dưới người phải THA đã kịp đến rút tiền gây trở ngại cho việc THA
- Thêm vào đó, kinh phí, cơ sở vật chất để phục vụ cho hoạt động THAcòn hạn chế Tình trạng thiếu trụ sở làm việc, kinh phí hoạt động đang là vấn đềbức xúc hiện nay trong công tác THADS, đặc biệt là ở các đơn vị, địa bàn vùngsâu, vùng xa
2.2 THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ XÃ HỘI HOÁ THI HÀNH ÁN DÂN SỰ
Từ những thực trạng đã phân tích nêu trên cho thấy XHHTHADS là vấn
đề cấp thiết hiện nay góp phần làm giảm tình trạng quá tải đối với CQTHA,CHV Vấn đề trên sẽ được khắc phục khi xuất hiện những người làm công tácTHA nhưng không phải là công chức Nhà nước, không hưởng lương từ ngânsách Nhà nước mà chỉ hưởng thù lao theo một tỷ lệ nhất định do Nhà nước quyđịnh từ nguồn tài chính do khách hàng chi trả Nếu nhu cầu thực tế do số vụ việcTHA tăng, thì sẽ đông người tham gia hoạt động trong lĩnh vực này; nếu nhucầu thực tế giảm thì sẽ ít người hành nghề trong lĩnh vực này Đây cũng là giảipháp góp phần làm giảm bộ máy cồng kềnh, giảm biên chế trong hệ thống cơquan tư pháp hiện nay nói riêng và cơ quan Nhà nước nói chung
Trang 30Nguyên tắc của XHH công tác THA là để các tổ chức, cá nhân khôngthuộc Nhà nước tiến hành các công việc có thu phí Ích lợi của việc XHH côngtác THA có thể nhìn thấy được, đó là góp phần THA nhanh, hạn chế tình trạngdìm giá tài sản THA, đảm bảo quyền lợi của các đương sự với cơ chế tráchnhiệm rõ ràng Việc XHH hoạt động THA là sẽ tránh được sự quan liêu, cửaquyền, sách nhiễu vốn là mặt trái của hoạt động hành chính Nhà nước Khi đãđược XHH, các tổ chức THA phải cạnh tranh lành mạnh để tồn tại, chuyển cơchế xin - cho sang phục vụ, tiết kiệm ngân sách Nhà nước cho bộ máy THAcồng kềnh mà kém hiệu quả.
Nhưng theo quy định của pháp luật hiện hành, thì việc thi hành các bản
án, quyết định của Toà án là thuộc trách nhiệm của các cơ quan nhà nước mà cụthể là các CQTHADS Do số lượng án mà một CHV phải thi hành ngày một giatăng thì số lượng án họ chưa tổ chức thi hành được ngày một nhiều Khi đương
sự yêu cầu THA thì CHV phải khất lần vì chưa giải quyết xong vụ việc khác,đương sự phải đi lại nhiều lần, gây phiền hà cho đương sự, đương sự chờ mãi
mà vẫn không được thi hành nên khiếu nại khắp nơi Để khắc phục sự quan liêu,chậm chạp, rườm rà về thủ tục và tránh khuynh hướng lạm quyền từ người đượctrao quyền lực, khuyến khích việc tự THA từ người phải THA và người đượcTHA Pháp luật phải quy định thiết lập được một cơ chế phù hợp để đảm bảo hàihoà giữa lợi ích của người phải THA và lợi ích của người làm “dịch vụ công”trong việc THA nhằm nâng cao hiệu quả của công tác THA Vì vậy, vấn đề XHHcông tác THA là một việc làm cần thiết
2.2.1 Thực trạng pháp luật về xã hội hoá tổ chức thi hành án
Điều 8 PLTHADS đã có những quy định trách nhiệm của các cơ quan, tổ
chức, đơn vị vũ trang nhân dân và cá nhân trong việc THA “ Cơ quan nhà nước,
tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang nhân dân trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình và cá nhân có trách nhiệm thực hiện đầy đủ yêu cầu của