Thực trạng pháp luật về xã hội hoá tổ chức thi hành án

Một phần của tài liệu xã hội hóa thi hành án dân sự ở việt nam hiện nay (Trang 30 - 32)

THỰC TRẠNG XÃ HỘI HOÁ THI HÀNH ÁN DÂN SỰ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

2.2.1.Thực trạng pháp luật về xã hội hoá tổ chức thi hành án

Điều 8 PLTHADS đã có những quy định trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, đơn vị vũ trang nhân dân và cá nhân trong việc THA “ Cơ quan nhà nước,

tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang nhân dân trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình và cá nhân có trách nhiệm thực hiện đầy đủ yêu cầu của

Chấp hành viên trong việc THA”. Theo đó Viện kiểm sát nhân dân các cấp đã

thực hiện kiểm sát thường xuyên việc tuân theo pháp luật trong công tác THADS, giúp các CQTHADS và CHV kịp thời ngăn chặn, phòng ngừa nhiều vi phạm pháp luật trong hoạt động THADS. Đặc biệt, trong việc tổ chức cưỡng chế THA, định giá tài sản, tiêu huỷ tang vật đều được Viện Kiểm sát nhân dân cử Kiểm sát viên tham gia kiểm sát, phối hợp tốt với cơ quan THA trong công tác đề nghị xét miễn, giảm tiền phạt, án phí theo quy định của pháp luật.

Việc chuyển giao bản án, quyết định và tang vật từ Toà án nhân dân cho CQTHA cơ bản được thực hiện kịp thời, tạo thuận lợi cho các CQTHA tiếp nhận, thụ lý, đưa bản án, quyết định ra thi hành theo đúng quy định của pháp luật. Trong quá trình tổ chức THA, có nhiều trường hợp bản án, quyết định của Toà án tuyên không rõ ràng, có sai sót về số liệu, Thủ trưởng CQTHA có văn bản yêu cầu giải thích thì Toà án đã kịp thời ra văn bản giải thích, đính chính, tháo gỡ được những tồn tại, vướng mắc trong quá trình tổ chức THA của CHV. Trong công tác xét miễn, giảm án phí, tiền phạt theo quy định của pháp luật, Toà án nhân dân cấp huyện đã tạo điều kiện thuận lợi và phối kết hợp tốt với CQTHADS nên đã tiến hành xét miễn, giảm đạt kết quả tốt.

Lực lượng công an thường xuyên tham gia phối hợp chặt chẽ với CQTHA khi có yêu cầu tham gia bảo vệ cưỡng chế THA hoặc xác minh nhân thân của người phải THA. Trước khi tham gia bảo vệ, lãnh đạo công an đã cử lực lượng tiến hành khảo sát địa bàn cưỡng chế, lập kế hoạch bảo vệ cưỡng chế phù hợp với đặc điểm, tình hình, từng đối tượng và từng vụ việc cụ thể. Nhờ làm tốt công tác chuẩn bị, các CQTHA đã tổ chức cưỡng chế THA nhiều vụ việc, ngăn chặn và làm hạn chế hành vi chống đối của đương sự đối với người thi hành công vụ, bảo vệ an toàn tính mạng của những người tham gia cưỡng chế và các tài sản có liên quan đến việc THA.

Các cơ quan chuyên môn như: Tài chính, Tài nguyên và Môi trường, Xây dựng, Giao thông vận tải, Khoa học và công nghệ, Phòng quản lý đô thị, Trung tâm dịch vụ bán đấu giá tài sản trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình đã tạo điều kiện thuận lợi giúp cho CQTHADS hoàn thành nhiệm vụ, như: cử người tham gia cưỡng chế, kê biên, định giá tài sản để THA, lập thủ tục chuyển quyền sở hữu tài sản, xác nhận quyền sở hữu tài sản. Các tổ chức chính trị - xã hội ở địa phương luôn thể hiện sự nhiệt tình, kịp thời tuyên truyền, động viên, giáo dục, thuyết phục người phải THA hoặc cán bộ, công chức là người phải THA, thuộc hội đoàn thể của mình và nhân dân hiểu quy định của pháp luật về THADS để tự nguyện THA, góp phần làm cho CQTHADS giải quyết dứt điểm nhiều vụ án có tính chất phức tạp hoặc những vụ việc liên quan đến họ tộc, người thân của người phải THA.

Bên cạnh đó, PLTHADS còn quy định cho phép người có quyền, lợi ích liên quan đến việc THA được tham gia vào quá trình THA để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình: “Người có quyền, nghĩa vụ liên quan đến việc THA

được tham gia vào việc THA và có quyền khiếu nại hoặc khởi kiện theo quy định của pháp luật để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình”.

Một phần của tài liệu xã hội hóa thi hành án dân sự ở việt nam hiện nay (Trang 30 - 32)