Về mô hình tổ chức thi hành án

Một phần của tài liệu xã hội hóa thi hành án dân sự ở việt nam hiện nay (Trang 50 - 51)

PHƯƠNG HƯỚNG XÃ HỘI HOÁ THI HÀNH ÁN DÂN SỰ VÀ KIẾN NGHỊ

3.2.1. Về mô hình tổ chức thi hành án

3.2.1.1 Hoàn thiện mô hình tổ chức cơ quan thi hành án Nhà nước độc

lập nhằm tạo điều kiện cho tổ chức thi hành án tư nhân hoạt dộng hiệu quả

- Nên thành lập một hệ thống CQTHA độc lập và có tiềm lực mạnh để có thẩm quyền về mặt pháp lý đủ để thực thi các quyết định, lệnh và bản án của Toà án ở các cấp trên toàn quốc. Hệ thống CQTHA được tổ chức thống nhất từ trung ương tới cấp quận, huyện với ngân sách và nguồn lực thoả đáng do ngân sách trung ương cấp, chứ không phải là ngân sách của Uỷ ban nhân dân địa phương cấp, nhằm mục đích loại bỏ tư tưởng địa phương chủ nghĩa trong quá trình THA. Cách thức này rất cần thiết để giữ cho hoạt động THA được độc lập và không phải chịu sự can thiệp của giới chính quyền địa phương. Theo đó, CQTHA có thẩm quyền ra lệnh - được bảo đảm thực hiện bởi quyền cưỡng (bao gồm các cá nhân, cơ quan nhà nước và các tổ chức khác) phải thực hiện hoặc không được thực hiện việc gì đó cần thiết để THA như cung cấp thông tin về nơi ở và nơi giữ tài sản của người phải THA, phong toả hoặc giao tài sản cho bên được THA. Để bảo đảm thực thi quyền lực Nhà nước trao cho CQTHA phải sửa đổi các quy định pháp luật có liên quan như Luật các Tổ chức Tín dụng để đảm bảo không có bất kỳ trở ngại pháp lý nào có thể ngăn cản việc ngân hàng, các tổ chức tín dụng khác thực hiện yêu cầu của cán bộ THA.

- Pháp luật cần ghi nhận trách nhiệm và thẩm quyền pháp lý trong việc THA trên toàn quốc ở cấp trung ương, cấp tỉnh và cấp địa phương phải thuộc về CQTHA. Theo đó, vai trò và thẩm quyền của Uỷ ban nhân dân, Viện kiểm sát,

Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức khác nên được chuyển thành vai trò “hỗ trợ” chứ không phải là “giám sát” hay quản lý đối với CQTHA trong việc THADS. Ví dụ: Viện Kiểm sát có thể hỗ trợ bằng cách khởi tố ngay lập tức những người cản trở hoặc không thực thi các bản án và lệnh của Toà án. CQTHA nên có vai trò chủ đạo trong hoạt động này và không bị vướng vào bất kỳ trở ngại nào phát sinh do có sự liên quan của các cơ quan, tổ chức khác, khi thực hiện nhiệm THA. CQTHA sẽ chỉ chịu sự giám sát của Toà án, chịu trách nhiệm trước người được THA và pháp luật mà thôi.

Một phần của tài liệu xã hội hóa thi hành án dân sự ở việt nam hiện nay (Trang 50 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(60 trang)
w