Về thông báo thi hành án

Một phần của tài liệu xã hội hóa thi hành án dân sự ở việt nam hiện nay (Trang 32 - 35)

THỰC TRẠNG XÃ HỘI HOÁ THI HÀNH ÁN DÂN SỰ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

2.2.2.1.Về thông báo thi hành án

Điều 34 PLTHADS năm 2004 quy định về thông báo THA, thông báo THA phải được giao trực tiếp cho người nhận thông báo, nếu không giao được trực tiếp thì giao qua hình thức nhận thay, nhưng vì lý do khách quan nào người đã cam kết nhận thay thông báo không chuyển được thông báo cho người được nhận thông báo, thì phải báo cho CQTHA biết. Trong trường hợp này, CQTHA thực hiện việc thông báo bằng hình thức niêm yết công khai hoặc thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng theo quy định tại điểm b, c khoản 2 Điều 34

PLTHADS 2004. Trường hợp có cơ sở xác định người được thông báo ở tại địa phương thì thông báo trên các Đài, Báo địa phương. Nếu có cơ sở xác định người đó không ở tại địa phương thì CQTHA phải thông báo trên Đài, Báo trung ương. Việc quy định thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng là tạo điều kiện cho XHH công tác THA, thông báo THA trên hệ thống truyền thanh không chỉ tác động trực tiếp đến người phải THA mà còn tác động đến mọi cá nhân, tổ chức trong xã hội nhằm huy động họ tham gia tích cực vào quá trình giải quyết việc THA, từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho CQTHA giải quyết dứt điểm vụ án. Bên cạnh đó còn góp phần nâng cao hiệu quả trong công tác THA. Một lượng lớn án tồn đọng hiện nay không có điều kiện THA là do đương sự không có tài sản, đi làm ăn xa không rõ địa chỉ hoặc đang chấp hành hình phạt tù. Thực tế đối tượng phải THA là người trực tiếp có nghĩa vụ thực hiện phần dân sự trong bản án, nhưng không có tài sản riêng, chủ yếu sống nhờ vào bố mẹ, người thân. Việc thông báo THA có mục đích sau:

Thứ nhất, thông thường khi giải quyết việc THA CQTHA không thể tiếp

xúc với tất cả thành viên trong gia đình, dòng họ... Qua việc thông báo về THA, một số thành viên trong gia đình, dòng họ của người phải THA biết và có thể sẵn sàng hỗ trợ người phải THA thực hiện xong nghĩa vụ dân sự trong bản án. Đối với người đang chấp hành hình phạt tù, việc thi hành xong nghĩa vụ dân sự trong bản án hình sự là điều kiện để người phải THA được xét miễn giảm hình phạt.

Thứ hai, nhiều trường hợp đối tượng phải THA có tài sản riêng do người

khác đang quản lý hoặc tài sản góp vốn với các cá nhân, tổ chức khác... khi tiến hành xác minh CQTHA không phát hiện ra thì việc thông báo sẽ tác động đến những cá nhân, tổ chức đang quản lý tài sản của người phải THA, từ đó họ sẽ cung cấp thông tin về tài sản cho CQTHA hoặc cùng với người phải THA thực hiện nghĩa vụ theo án tuyên.

Thứ ba, đối với các đối tượng phải THA đi làm ăn xa không rõ địa chỉ, trên

thực tế có thể gia đình họ, qua việc thông báo nhân dân biết và cung cấp thông tin về địa chỉ của đối tượng từ đó CQTHA có hướng giải quyết phù hợp theo quy định của pháp luật.

Thứ tư, việc thông báo THA sẽ giúp cho các làng văn hoá, khu phố văn

hoá, các tổ chức chính trị xã hội, dòng họ, gia đình ... động viên công dân, hội viên, thành viên, người thân của mình thực hiện nghĩa vụ THA, hoặc động viên thân nhân của người phải THA thực hiện thay trách nhiệm của của người phải THA.

Thứ năm, đối với người được THA, người có quyền lợi liên quan thì việc

thông báo THA giúp họ thấy được quyền lợi của mình theo bản án đang được pháp luật bảo vệ từ đó giảm bớt việc khiếu nại, khiếu kiện đồng thời củng cố và tăng thêm lòng tin lòng tin của nhân dân đối với chính quyền.

Mặt khác, việc thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng còn góp phần tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật: Trên thực tế, một vụ việc xảy ra trên địa phương luôn tạo được sự quan tâm của dư luận, như vậy việc thông báo THA nhằm công khai kết quả giải quyết của các cơ quan tiến hành tố tụng đồng thời sẽ tạo nên một luồng dư luận rộng rãi trong nhân dân từ đó giúp họ hiểu rõ hơn về các quy định của pháp luật và tránh vi phạm khi gặp trường hợp tương tự.

Hơn nữa, đây là thông báo của CQTHA, bởi vậy nó sẽ giúp cho chính quyền, các cơ quan chuyên môn, các đoàn thể và nhân dân hiểu được chức năng nhiệm vụ của CQTHA. Từ đó tạo nên sự phối hợp chặt chẽ trong công tác THA. Trên cơ sở đó, Luật Thi hành án dân sự năm 2008 đã phát triển thành một điều luật riêng về thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng nhằm nâng cao hiệu quả, chất lượng công tác THA. Theo Điều 43 Luật Thi hành án dân sự năm 2008

thì: “ Thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng chỉ được thực hiện khi

pháp luật có quy định hoặc khi đương sự có yêu cầu. Trường hợp xác định đương sự đang có mặt tại địa phương nơi đương sự cư trú thì việc thông báo được thực hiện trên báo ngày trong hai số liên tiếp hoặc trên đài phát thanh, đài truyền hình của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương của địa phương đó hai lần trong 02 ngày liên tiếp...”.

Một phần của tài liệu xã hội hóa thi hành án dân sự ở việt nam hiện nay (Trang 32 - 35)