Về định giá tài sản kê biên

Một phần của tài liệu xã hội hóa thi hành án dân sự ở việt nam hiện nay (Trang 37 - 39)

THỰC TRẠNG XÃ HỘI HOÁ THI HÀNH ÁN DÂN SỰ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

2.2.2.4.Về định giá tài sản kê biên

Mặc dù, XHHTHADS đã bước đầu được quy định trong PLTHADS như trên. Tuy nhiên, các quy định về XHH này còn chưa triệt để, sơ sài và tản mạn. Nhiều quy định nên giao hẳn cho tổ chức, cá nhân thực hiện nhưng Nhà nước vẫn còn bao cấp trong THA nên hiệu quả thực hiện không cao. Theo Điều 43 PLTHADS năm 2004 CHV chịu trách nhiệm về việc tổ chức định giá và là Chủ tịch hội đồng định giá, quy định này không phù hợp với nhiệm vụ, quyền hạn cũng như chuyên môn của CHV nhất là liên quan đến các tài sản giá trị lớn, phức tạp (quyền sử dụng đất, nhà cửa, phương tiện giao thông...). Mặt khác, việc để CHV định giá tài sản có thể không khách quan, gây ra tình trạng khiếu kiện kéo dài. Trong khi đó, vấn đề này có thể giao cho tổ chức thẩm định giá để thẩm định sau đó chuyển cho cơ quan bán đấu giá thực hiện mà không nhất thiết phải giao cho CQTHA như hiện nay. Trước tình hình đó, tại Điều 98, Điều 99 Luật Thi hành án dân sự năm 2008 đã có quy định theo hướng chuyên nghiệp hoá

việc định giá tài sản kê biên. Theo đó, việc định giá, định giá lại và bán đấu giá chủ yếu do tổ chức thẩm định giá, tổ chức bán đấu giá thực hiện: “Ngay khi kê

biên tài sản mà đương sự thoả thuận được về giá tài sản hoặc về tổ chức thẩm định giá thì Chấp hành viên lập biên bản về thỏa thuận đó. Giá tài sản do đương sự thoả thuận là giá khởi điểm để bán đấu giá. Trường hợp đương sự có thoả thuận về tổ chức thẩm định giá thì Chấp hành viên ký hợp đồng dịch vụ với tổ chức thẩm định giá đó”; Mặt khác, việc định giá lại chỉ được thực hiện trong

trường hợp có vi phạm về việc định giá và khi đương sự có yêu cầu định giá lại. Qua phân tích trên cho thấy, XHH các hoạt động THADS bước đầu đã được quy định trong pháp luật. Tuy nhiên, các quy định này còn sơ sài và tản mạn nên hiệu quả thực hiện chưa cao. Vì vậy, để nâng cao được hiệu quả của công tác THADS cùng với việc hoàn thiện các quy định khác của pháp luật THADS thì các quy định khác về XHH hoạt động THADS cũng cần được tiếp tục hoàn thiện. Nhưng hiện nay, theo PLTHADS năm 2004 mới chỉ quy định XHH một số công việc như: cơ chế phối hợp trong THA, giao giữ tài sản kê biên, bán đấu giá tài sản. Còn những công việc như định giá tài sản, giám định tài sản trong trường hợp bị thiệt hại, cưỡng chế THA có nên cho phép XHH không thì pháp luật vẫn còn bỏ ngỏ. Trong khi đó, Nghị quyết số 24/2008/QH12 ngày 14/11/2008 về việc thi hành Luật THA dân sự và Quyết định số 224/2009/QĐ-TTg ngày 19 tháng 2 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án “thực hiện thí điểm chế định Thừa phát lại tại Thành phố Hồ Chí

Minh ” là văn bản pháp lý có ý nghĩa quan trọng nhằm triển khai có hiệu quả

Luật THA dân sự, đồng thời tạo cơ sở để Chính phủ quy định, tổ chức thực hiện thí điểm chế định Thừa phát lại tại một số địa phương và một số nội dung chuyển tiếp cần thiết, liên quan đến hiệu lực và hiệu quả thi hành Luật Thi hành án dân sự trong thực tiễn cũng mới chỉ có quy định giao cho Thừa phát lại thực hiện các công việc như: Xác minh điều kiện THA và trực tiếp thi hành bản án, quyết định theo yêu cầu của đương sự; tống đạt giấy tờ của Toà án và của

CQTHADS cho đương sự; lập vi bằng có giá trị chứng cứ chứng minh trong xét xử và các công việc khác theo quy định của pháp luật mà cũng chưa có quy định cụ thể Thừa phát lại có được cưỡng chế THA hay không.

Mặc dù vậy, với việc từng bước giao cho các tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện thực hiện công việc của CQTHA đã nhằm mục đích để xã hội cùng gánh vác trách nhiệm, chia sẻ gánh nặng với cơ quan Nhà nước, tiến tới từng bước XHH THADS một cách triệt để và toàn diện nhất. Khi đó, người được THA không còn phải “xin” được THA mau lẹ, khỏi phải lên xuống nhiều lần, chầu chực CHV (do họ quá bận). Thói cửa quyền, quan liêu, sách nhiễu cũng sẽ chấm dứt... đó là những lợi ích mà việc xã hội hóa THA hướng tới. Mà ngược lại, việc THA nhanh chóng, hiệu quả và công bằng là trách nhiệm, nghĩa vụ của các CQTHA và tổ chức THA khi có yêu cầu THA.

Một phần của tài liệu xã hội hóa thi hành án dân sự ở việt nam hiện nay (Trang 37 - 39)