PHƯƠNG HƯỚNG XÃ HỘI HOÁ THI HÀNH ÁN DÂN SỰ VÀ KIẾN NGHỊ
3.1.4. Xã hội hoá thi hành án dân sự theo hướng cụ thể, rõ ràng chức năng, nhiệm vụ, trách nhiệm, quyền hạn của các cơ quan thi hành án dân
năng, nhiệm vụ, trách nhiệm, quyền hạn của các cơ quan thi hành án dân sự và tổ chức thi hành án tư nhân
Các quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các CQTHADS và tổ chức THA tư nhân không chặt chẽ, thiếu cụ thể chắc chắn sẽ dẫn đến việc CHV, cán bộ THA và tổ chức THA tư nhân áp dụng không đúng, lạm quyền, lợi dụng chức vụ quyền hạn thu lợi bất chính gây thiệt hại cho Nhà nước và các bên có liên quan.
Tăng cường mối quan hệ, phối hợp lẫn nhau giữa CQTHA và tổ chức THA tư nhân trong quá trình THA, bảo đảm quyền lợi của người THA và người được THA. Bên cạnh đó cần khẳng định XHHTHA không phải nhằm rũ bỏ
trách nhiệm của Nhà nước mà nhằm thi hành tốt hơn, hiệu quả hơn bản án, quyết định của Toà án, bảo đảm quyền, lợi ích của các bên trong phán quyết của Toà án. XHH không phải là tư nhân hoá hoạt động này, Nhà nước phải có biện pháp hỗ trợ về điều kiện vật chất, kinh phí hoạt động và các điều kiện khác nhằm bảo đảm hiệu lực, hiệu quả trong THA; bảo vệ quyền lợi cho những người thiệt thòi trong xã hội. Do đó, Nhà nước phải có một cơ chế quản lý hữu hiệu và khi cần thiết Nhà nước phải can thiệp bằng cách sử dụng quyền lực của mình để buộc thi hành pháp luật của Toà án. Sự quản lý của Nhà nước là nhân tố hết sức quan trọng, nó đảm bảo pháp chế trong hoạt động này. Theo đó, dù là lực lượng THA phi Nhà nước hay tổ chức THA của Nhà nước đảm nhận, thì việc THA phải trong khuôn khổ luật pháp, theo đúng nội dung, trình tự luật định. Việc THA dù ở đâu, bởi cá nhân hay tổ chức nào cũng phải đảm bảo sự thống nhất, không thể nơi này, tổ chức này làm theo một phương thức khác, nơi khác, tổ chức khác lại áp dụng biện pháp khác.
Từ đó, pháp luật cần quy định một cách cụ thể và minh bạch chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của CQTHA và tổ chức THA tư nhân, tạo cơ sở pháp lý cho XHHTHADS đạt hiệu quả.