Về bán đấu giá tài sản kê biên

Một phần của tài liệu xã hội hóa thi hành án dân sự ở việt nam hiện nay (Trang 36 - 37)

THỰC TRẠNG XÃ HỘI HOÁ THI HÀNH ÁN DÂN SỰ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

2.2.2.3.Về bán đấu giá tài sản kê biên

Điều 47 PLTHADS năm 2004 quy định “Đối với tài sản kê biên là bất

động sản, bao gồm cả quyền sử dụng đất hoặc động sản có giá trị từ mười triệu đồng trở lên thì trong thời hạn không quá mười ngày làm việc, kể từ ngày định giá, CQTHA phải làm thủ tục ký hợp đồng uỷ quyền cho tổ chức bán đấu giá để bán tài sản” Điều 23 Nghị định 164/2004/NĐ – CP ngày 14/9/2004 về kê biên, đấu giá quyền sử dụng đất để bảo đảm THA, cho phép không chỉ Trung tâm

Dịch vụ bán đấu giá tài sản thuộc Sở Tư pháp mà cả các tổ chức bán đấu giá tài sản (doanh nghiệp) được tham gia bán đấu giá tài sản THA “Trường hợp người được THA không đồng ý nhận quyền sử dụng đất hoặc người phải THA không đồng ý cho người được THA nhận quyền sử dụng đất để THA kể cả quyền sử dụng đất có tài sản gắn liền với đất thì trong thời hạn không quá 10 ngày làm việc, kể từ ngày định giá, Chấp hành viên phải làm thủ tục ký hợp đồng uỷ quyền bán đấu giá với tổ chức có chức năng bán đấu giá tài sản để đấu giá quyền sử dụng đất...” Với chủ trương đổi mới là XHH ngày càng cao hoạt động

bán đấu giá tài sản, Nghị định số 05/2005/ NĐ- CP ngày 18/01/2005 về bán đấu giá tài sản được ban hành, số lượng doanh nghiệp có chức năng tham gia dịch vụ bán đấu giá tài sản phát triển ngày càng nhiều, số lượng các trung tâm dịch vụ bán đấu giá tài sản cũng được củng cố và phát triển về chất. Việc cho phép tổ chức, doanh nghiệp có điều kiện tham gia vào hoạt động bán đấu giá tài sản thể hiện quan điểm XHH công tác THA của Nhà nước. Tuy nhiên, PLTHADS quy định CHV phải làm thủ tục uỷ quyền cho trung tâm bán đấu giá tài sản đối với những tài sản là bất động sản hoặc động sản có giá trị từ mười triệu đồng trở lên làm cho hoạt động bán đấu giá rườm ra về thủ tục. Vấn đề định giá để xác định giá trị của tài sản không phải lúc nào cũng đơn giản, nhanh chóng dẫn đến tình trạng tài sản bị hư hỏng, mất giá trị gây khó khăn cho công tác THA. Bên cạnh đó, tình trạng trung tâm dịch vụ bán đấu giá tài sản đã thực hiện xong việc bán đấu giá, nhưng CQTHA không giao được tài sản cho người mua được tài sản do

người phải THA chống đối hoặc khiếu nại kéo dài đã gây thiệt hại cho người mua được tài sản, ảnh hưởng tới uy tín của trung tâm, giảm sút hiệu quả hoạt động bán đấu giá tài sản.

Khắc phục những tồn tại trên, Điều 101 Luật Thi hành án dân sự năm 2008 quy định việc bán tài sản kê biên thông qua hai hình thức là bán đấu giá và bán không thông qua thủ tục đấu giá, đề cao tính chủ động, tôn trọng quyền định đoạt của đương sự trong việc lựa chọn trung tâm bán đấu giá mà không bắt buộc phải là trung tâm dich vụ bán đấu giá do CHV lựa chọn: “Đương sự có quyền

thoả thuận về tổ chức bán đấu giá trong thời hạn không quá 05 ngày làm việc, kể từ ngày định giá. Chấp hành viên ký hợp đồng dịch vụ bán đấu giá tài sản với tổ chức bán đấu giá do đương sự thoả thuận. Trường hợp đương sự không thoả thuận được thì Chấp hành viên lựa chọn tổ chức bán đấu giá để ký hợp đồng dịch vụ bán đấu giá tài sản.”

Một phần của tài liệu xã hội hóa thi hành án dân sự ở việt nam hiện nay (Trang 36 - 37)