Về cơ chế phối hợp trong thi hành án

Một phần của tài liệu xã hội hóa thi hành án dân sự ở việt nam hiện nay (Trang 55 - 56)

PHƯƠNG HƯỚNG XÃ HỘI HOÁ THI HÀNH ÁN DÂN SỰ VÀ KIẾN NGHỊ

3.2.3. Về cơ chế phối hợp trong thi hành án

- Cần quy định trách nhiệm và biện pháp xử lý đối với Ngân hàng và các tổ chức tín dụng trong việc phải thực hiện yêu cầu của CHV và nhân viên THA tư nhân. Cần phải có quy định người phải THA là doanh nghiệp dù tài khoản có tiền hay không có tiền. Khi họ không chấp hành bản án thì CHV, nhân viên THA có quyền ra quyết định phong toả tài khoản, cấm tài khoản hoạt động và không được lập tài khoản tại các ngân hàng mới khi chưa có ý kiến của CQTHA và tổ chức THA tư nhân. Hiện nay, các tổ chức này luôn lấy lý do giữ bí mật cho khách hàng nhằm cản trở việc THA. Nhiều khi xác minh tại ngân hàng và các tổ chức tín dụng, cán bộ THA rất vất vả và bị từ chối cung cấp ngay thông tin tại thời điểm xác minh số dư tài khoản. Do vậy, người phải THA nhanh chóng rút hết tiền trong tài khoản điều này rất khó cho CQTHA và nhân viên THA tư nhân. Vì vậy, XHHTHA phải tạo ra cơ chế phối hợp giữa các tổ chức,

cá nhân trong THA nhằm tạo điều kiện cho việc THA được nhanh chóng và hiệu quả. Trên cơ sở đó, cần có quy định trách nhiệm của ngân hàng, tổ chức tín dụng, kho bạc Nhà nước... trong việc cung cấp các thông tin cần thiết cho nhân viên THA khi có yêu cầu, nếu từ chối mà không có lý do chính đáng gây thiệt hại cho người được THA thì phải bồi thường, bị xử lý theo quy định của pháp luật.

- Cần có quy định cụ thể trách nhiệm của cơ quan công an trong việc phối hợp cưỡng chế, tránh tình trạng CQTHA, văn phòng công ty THA tư nhân phải làm công văn, gửi yêu cầu từ nhiều ngày trước, phải xem lịch của cơ quan công an để bố trí lịch cưỡng chế của cơ quan, tổ chức mình. Trường hợp cơ quan công an không thực hiện yêu cầu của CQTHA, văn phòng, hay công ty THA tư nhân mà không có lý do thì họ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật. Trong trường hợp việc từ chối đó dẫn đến việc gây thiệt hại do không THA được thì phải bồi thường thiệt hại cho người được THA. Trong trường hợp có tranh chấp về vấn đề này, đương sự có quyền khiếu kiện, yêu cầu Toà án xét xử.

Một phần của tài liệu xã hội hóa thi hành án dân sự ở việt nam hiện nay (Trang 55 - 56)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(60 trang)
w