luận văn nghiên cứu, đề xuất một số nguyên tắc và giải pháp đồng quản lý tại vườn quốc gia ba bể tỉnh bắc kạn luận văn nghiên cứu, đề xuất một số nguyên tắc và giải pháp đồng quản lý tại vườn quốc gia ba bể tỉnh bắc kạn luận văn nghiên cứu, đề xuất một số nguyên tắc và giải pháp đồng quản lý tại vườn quốc gia ba bể tỉnh bắc kạnluận văn nghiên cứu, đề xuất một số nguyên tắc và giải pháp đồng quản lý tại vườn quốc gia ba bể tỉnh bắc kạn luận văn nghiên cứu, đề xuất một số nguyên tắc và giải pháp đồng quản lý tại vườn quốc gia ba bể tỉnh bắc kạn luận văn nghiên cứu, đề xuất một số nguyên tắc và giải pháp đồng quản lý tại vườn quốc gia ba bể tỉnh bắc kạnluận văn nghiên cứu, đề xuất một số nguyên tắc và giải pháp đồng quản lý tại vườn quốc gia ba bể tỉnh bắc kạn luận văn nghiên cứu, đề xuất một số nguyên tắc và giải pháp đồng quản lý tại vườn quốc gia ba bể tỉnh bắc kạn luận văn nghiên cứu, đề xuất một số nguyên tắc và giải pháp đồng quản lý tại vườn quốc gia ba bể tỉnh bắc kạnv luận văn nghiên cứu, đề xuất một số nguyên tắc và giải pháp đồng quản lý tại vườn quốc gia ba bể tỉnh bắc kạnluận văn nghiên cứu, đề xuất một số nguyên tắc và giải pháp đồng quản lý tại vườn quốc gia ba bể tỉnh bắc kạn
Trang 1là di sản của nhân loại mai sau.
Tuy nhiên diện tích rừng và đa dạng sinh học ở nước ta trong những năm quavẫn đang bị suy giảm cả về số lượng và chất lượng, dẫn tới tình trạng hạn hán, lũ lụtxảy ra thường xuyên, gây thiệt hại cho hoạt động sản xuất nông, lâm nghiệp cũngnhư đời sống của người dân Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên
là do công tác quản lý rừng còn nhiều hạn chế chưa hiệu quả Tài nguyên rừng ởnước ta trước đây do Nhà nước quản lý và quyết định mọi phương án quản lý và sửdụng Một phần diện tích rừng được giao cho các chủ rừng quản lý nhưng lại chưa
có những cơ chế hưởng lợi hợp lý giữa các bên tham gia và nhiều khi chính các chủrừng lại tham gia phá rừng, năng lực quản lý của các cán bộ vẫn còn rất hạn chế
Để khắc phục tình trạng trên, các ngành, các cấp và ban quản lý vườn quốcgia, khu bảo tồn thiên nhiên Việt Nam đã và đang thay đổi cách tiếp cận trong quản
lý tài nguyên rừng, trao đổi kinh nghiệm, với những thông lệ, tiêu chí quản lý bảotồn thiên nhiên quốc tế Vấn đề quản lý rừng bền vững đang được rất nhiều ngườiquan tâm và quản lý rừng có sự tham gia của cộng đồng đang là một hướng đi cóhiệu quả
Vườn quốc gia Ba Bể tỉnh Bắc Kạn (VQG) được thành lập trên cơ sở từ khurừng cấm Ba Bể theo Quyết định số 83/1992/TTg ngày 10/11/1992, với tổng diệntích ban đầu là 7.610ha và đã được điều chỉnh với diện tích là 10.048ha theoQuyết định số 2766/QĐ-UB ngày 26/11/2004 của UBND tỉnh Bắc Kạn VQG Ba
Bể nằm trên toàn bộ địa phận xã Nam Mẫu và một phần diện tích của các xã KhangNinh, Cao Thượng, Cao Trĩ, Quảng Khê, thuộc huyện Ba Bể tỉnh Bắc Kạn Địa
Trang 2hình có sự chia cắt mạnh, vừa có núi đá vừa có núi đất, độ cao biến đổi từ 150m –1000m so với mực nước biển Bao bọc xung quanh là các dãy núi có độ cao từ 800– 1500 m Phía Bắc có dãy núi Lung Nham, núi Án với các đỉnh núi có độ cao từ
689 - 829m Phía Đông là núi Kháo Đạt và Kháo Vạy (cao từ 600 – 799m) PhíaTây là dãy Pu Nộc Chấp, Pù Che (cao từ 677-1043m) Phía Đông Nam là dãy núi đáQuảng Khê và vùng đất của dãy Phia Bjoóc với nhiều đỉnh núi cao như Phia Bjoóc(1502 m), Hoa Sơn (1517m)
Do địa hình phức tạp nên vườn quốc gia Ba Bể có những khu vực còn tươngđối nguyên vẹn, với nhiều quần thể sinh vật phong phú và đa dạng Đây còn là nơisinh sống của một số đồng bào dân tộc thiểu số như: Tày, H’Mông, Dao, trình độdân trí chưa cao, thu nhập chủ yếu dựa vào trồng trọt sống phụ thuộc vào rừng Tìnhtrạng này gây ra những khó khăn và thách thức đối với công tác quản lý rừng củaVQG Ba Bể nói riêng và tỉnh Bắc Kạn nói chung Ngoài ra, BQL rừng và các đốitác có liên quan đến quản lý rừng VQG Ba Bể có nguyện vọng thiết lập đồng quản
lý TNR của VQG nhằm bảo tồn và phát triển nguồn TNR Xuất phát từ thực tiễn đó,
đề tài: “Nghiên cứu, đề xuất một số nguyên tắc và giải pháp đồng quản lý tại
Vườn Quốc Gia Ba Bể tỉnh Bắc Kạn” được tiến hành là rất cần thiết và có ý nghĩa
Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần làm cơ sở cho việc điều chỉnh các
cơ chế chính sách quản lý tài nguyên thiên nhiên tại khu vực nghiên cứu và các
vùng lân cận có điều kiện tự nhiên tương tự
Đề xuất được một số nguyên tắc và giải pháp thực hiện đồng quản lý rừng tạiVQG Ba Bể góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý bền vững TNR ở tỉnh
Trang 3Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 Nhận thức chung về đồng quản lý
Trong xu thế chung toàn cầu khi nền kinh tế phát triển song hành với nó là
sự cạn kiệt của nguồn tài nguyên thiên nhiên nói chung và tài nguyên rừng nóiriêng Vấn đề đặt ra cho mỗi quốc gia là nghiên cứu tìm ra giải pháp quản lý sửdụng tài nguyên thiên nhiên một cách bền vững Tác giả Rao và Geisler (1990) [35]
đã đưa ra hàng loạt các giải pháp trong đó có sự hợp tác giữa các bên tham gia Đây
là vấn đề rất quan trọng đối với sự thành công của việc quản lý nguồn tài nguyênthiên nhiên, trong đó vấn đề quan tâm nhất là việc giải quyết ổn thỏa quyền lợi củangười dân nơi có rừng và mục tiêu chung của quốc gia Đây là một vấn đề còn khámới mẻ đối với nước ta
Ở đây thuật ngữ đồng quản lý được sử dụng để mô tả sự bố trí sắp xếp chínhthức hoặc không chính thức giữa Chính phủ, thành phần tư nhân hoặc tầng lớp dânliên quan đến việc quản lý nguồn TNTN Sự thịnh hành của hình thức quản lý nàyđang tăng lên đáng kể trong 20 năm qua, có thể tìm thấy rất nhiều ví dụ ở các nướcđang phát triển nơi mà tình trạng đói nghèo và sự suy thoái nguồn tài nguyên thiênnhiên đang dẫn dắt xã hội và quốc gia đó vào việc thực hiện hình thức đồng quản lý
Đồng quản lý tài nguyên thiên nhiên là bước ngoặt mới về quản lý tàinguyên, đó là một quy trình mang tính chính trị và đã có rất nhiều nghiên cứu đưa
ra khái niệm về đồng quản lý
Theo Rao và Geisler (1990) [35] đồng quản lý là sự chia sẻ việc ra quyếtđịnh giữa những người sử dụng tài nguyên địa phương với các nhà quản lý tàinguyên về chính sách sử dụng các vùng bảo vệ Các đối tác cần hướng tới mối quantâm chung là bảo tồn thiên nhiên để trở thành “đồng minh tự nguyện”
Đồng quản lý là một quá trình hợp tác giữa các cộng đồng địa phương vớicác tổ chức nhà nước trong việc sử dụng và quản lý tài nguyên thiên nhiên hoặc cáctài sản khác Các bên liên quan, nhà nước hay tư nhân, cùng nhau thông qua mộthiệp thương xác định sự đóng góp của mỗi đối tác và kết quả là cùng nhau ký mộthiệp ước phù hợp mà các đối tác đều chấp nhận được (Wild và Mutebi, 1996) [39]
Trang 4Đồng quản lý cũng đã được hai nhà khoa học Andrew Ingles, Arne Muschand Helle Qwist-Hoffman (1999) [30] quan tâm nghiên cứu Tác giả cho rằng đồngquản lý được coi như sự sắp xếp quản lý được thương lượng bởi nhiều bên liênquan, dựa trên cơ sở thiết lập quyền và quyền lợi, hoặc quyền hưởng lợi được nhànước công nhận và hầu hết những người sử dụng tài nguyên chấp nhận được Quátrình đó được thể hiện trong việc chia sẻ quyền ra quyết định và kiểm soát việc sửdụng tài nguyên.
Đồng quản lý các vườn quốc gia là tìm kiếm sự hợp tác, trong đó các bênliên quan cùng nhau thoả thuận chia sẻ chức năng quản lý, quyền và nghĩa vụ trênmột vùng lãnh thổ hoặc một khu vực tài nguyên dưới tình trạng bảo vệ Khái niệmnày do Borrini - Feyerabend đưa ra năm 1996 [31] Đến năm 2000 [31] Borrini -Feyerabend lại đưa ra khái niệm chung “đồng quản lý như là một dạng hợp tác,trong đó hai hoặc nhiều đối tác xã hội hiệp thương với nhau xác định và thống nhấtviệc chia sẻ chức năng quản lý, quyền và trách nhiệm về một vùng, một lãnh thổhoặc nguồn tài nguyên thiên nhiên được xác định” Borrini - Feyerabend giải thíchthêm đối với mục tiêu về văn hoá, chính trị nhằm tìm kiếm sự “công bằng” trongquản lý tài nguyên thiên nhiên Borrini - Feyerabend đưa ra thuật ngữ tiếp cận “sốđông” trong quản lý tài nguyên, kết hợp giữa nhiều đối tác có vai trò khác nhaunhằm mục tiêu chung là bảo tồn thiên nhiên, phát triển bền vững và chia sẻ côngbằng quyền lợi liên quan đến tài nguyên
Trên cơ sở các khái niệm và định nghĩa đã nêu trên, căn cứ vào điều kiện cụthể ở Việt Nam cho một khu bảo tồn thiên nhiên có thể đi đến khái niệm chungmang tính chất tương đối về đồng quản lý tài nguyên rừng trong luận văn này như
sau: “Đồng quản lý là việc sắp xếp lại quyền và trách nhiệm giữa các bên tham gia trong quản lý tài nguyên rừng Hoạt động sắp xếp này liên quan đến việc chuyển từ hình thức đưa ra quyết định từ trên xuống dưới và thiếu sự phối kết hợp giữa người bản địa với việc quản lý nguồn tài nguyên của Nhà nước sang hình thức đưa ra quyết định có sự chia sẻ, hợp tác và thoả thuận của các bên liên quan trong bảo tồn tài nguyên thiên nhiên”
Trang 51.2 Nghiên cứu đồng quản lý tài nguyên rừng trên thế giới
Ấn Độ là quốc gia đầu tiên trên thế giới đặt nền móng cho phương pháptham gia quản lý tài nguyên rừng Đồng quản lý (hay hợp tác quản lý) bảo vệ rừngđược tiến hành trong thời gian này và nhanh chóng lan rộng tới các quốc gia thuộccác nước châu Phi, châu Mỹ La Tinh và châu Á {dẫn theo Lê Thu Thủy (2010)[21]}
Thông qua việc chia sẻ nguồn lợi giữa các nhóm người dân địa phương vớinhà nước, các chương trình dự án cũng đã giúp hoà giải sự tranh chấp nguồn tàinguyên giữa người dân và nhà nước Các chương trình đồng quản lý hoặc hợp tácrừng đã đem lại những kết quả to lớn Ở Ấn Độ có hơn 63.000 nhóm - tổ tham giatham gia vào các chương trình trồng mới 14 triệu ha rừng {dẫn theo Lê Thu Thủy(2010)[21]}
Ở vườn quốc gia Richtersveld Nam Phi trong báo cáo khoa học về vấn đề
“Hợp tác quản lý với người dân ở Nam Phi trong phạm vi vận động” của hai nhàkhoa học Moenieba Isaacs và Majma Mohamed năm (2000) [32] đã nghiên cứu cáchoạt động hợp tác quản lý tại vườn quốc gia này Tài nguyên thiên nhiên ở khu vựcnày khá phong phú và đa dạng đặc biệt có mỏ kim cương Bởi vậy, người dân ở cácvùng khác di cư đến khai thác trái phép làm cho tài nguyên rừng, đa dạng sinh học ởkhu vực này bị suy giảm nghiêm trọng
Năm 1991 ban quản lý vườn quốc gia đã nghiên cứu tìm ra phương thức hợptác quản lý với cộng đồng dân cư Phương thức này chủ yếu dựa trên quy ước,hương ước quản lý bảo vệ rừng, trong đó người dân cam kết bảo vệ đa dạng sinhhọc trên địa phận của mình còn chính quyền và ban quản lý hỗ trợ người dân xâydựng cơ sở hạ tầng và cải thiện các điều kiện kinh tế xã hội khác [32]
Ở Nam Phi tại vườn quốc gia Kruger trước đây người dân đã chuyển đếnMakuleke, khi chính phủ mới thành lập đã cho phép người dân trở lại vùng đấttruyền thống để sinh sống Để đạt được quyền sử dụng đất đai cũ, người dân phảixây dựng quy ước bảo vệ môi trường trong khu vực vườn quốc gia đồng thời họcũng được chia sẻ lợi ích thu được từ du lịch Từ những kết quả đạt được về đồng
Trang 6quản lý tài nguyên ở Nam Phi đã trở thành bài học kinh nghiệm cho các nước đangphát triển khác dẫn theo Reid H (2000) [36].
Ở Thái Lan là nước được đánh giá đạt nhiều thành tựu trong công tác xâydựng các chương trình đồng quản lý bảo vệ rừng Các cộng đồng dân cư có đờisống phụ thuộc vào tài nguyên rừng thường có nhiều kinh nghiệm khi đóng vai trò
là người bảo vệ hoặc người tham gia quản lý khu bảo tồn
Trong báo cáo “Liên minh cộng đồng” đồng quản lý rừng ở Thái Lan đã cónghiên cứu điểm tại vườn quốc gia Dong Yai nằm ở Đông Bắc và khu rừng phòng
hộ Nam Sa ở phía Bắc Thái Lan Đó là những vùng quan trọng đối với công tác bảotồn đa dạng sinh học, đồng thời cũng là những vùng có đặc điểm độc đáo về kinh tế
- xã hội, về thể chế truyền thống của cộng đồng người dân địa phương trong quản lý
và sử dụng tài nguyên { dẫn theo Poffenberger, M và McGean, B, 1993) [34]}
Tại Dong Yai, người dân đã chứng minh được khả năng của họ trong việc tổchức các hoạt động bảo tồn, đồng thời phối hợp với Cục Lâm nghiệp Hoàng gia xâydựng hệ thống quản lý rừng đảm bảo ổn định về môi trường sinh thái cũng nhưphục vụ lợi ích của người dân trong khu vực Tại Nam Sa, cộng đồng dân cư cũngrất thành công trong công tác quản lý rừng phòng hộ Họ khẳng định rằng chính phủkhuyến khích và chuyển giao quyền lực thì họ chắc chắn sẽ thành công trong việckiểm soát các hoạt động khai thác quá mức nguồn tài nguyên rừng, các hoạt độngphá rừng và tác động tới môi trường Đồng quản lý ở Thái Lan có thể trở thành bàihọc kinh nghiệm quý báu cho Việt Nam bởi vì Thái Lan cũng là một nước trongvùng Đông Nam Á, đặc biệt Việt Nam là quốc gia có một số đặc điểm tương đồng
về điều kiện tự nhiên và văn hoá xã hội [34]
Ở Uganda khi tiến hành nghiên cứu về lĩnh vực đồng quản lý tại vườn quốcgia Bwindi Impenetrable và MgaHinga Gorilla hai nhà nghiên cứu Winld và Mutebi(1996) [39] Cho thấy hợp tác quản lý được thực hiện giữa ban quản lý vườn quốcgia và cộng đồng dân cư Hai bên thoả thuận ký kết quy ước cho phép người dânkhai thác bền vững một số lâm sản, đồng thời có nghĩa vụ tham gia quản lý bảo vệtài nguyên thiên nhiên trên địa bàn của cộng đồng Đồng quản lý chỉ có hai đối tác
là Ban quản lý và cộng đồng dân cư địa phương
Trang 7Ở Canada kể từ khi ký hiệp định Northern Quebec và James Bay năm 1975,việc sắp xếp công tác đồng quản lý ở Canada đã tăng lên nhanh chóng Có rất nhiềuhình thức sắp xếp công tác đồng quản lý và nhiều ban chính thức liên quan đếnTuần lộc, các sản phẩm lâm nghiệp và phi lâm nghiệp và các loại cá được đặt tênnhưng rất ít Việc sắp xếp quyền đồng quản lý đối với chủ đề này là một chủ điểmgiữa tỉnh Saskatchewan, công ty quản lý lâm nghiệp Mistik và các cộng đồng ngườidân thuộc Hội đồng bộ lạc Meadow {dẫn theo Lê Thu Thủy (2010)[21]}.
Khi viết về đồng quản lý rừng tại vườn quốc gia Vutut, tác giả Sherry (1999)[38] cho rằng đây vừa là một khu bảo tồn thiên nhiên vừa là khu di sản văn hoá củangười thổ dân ở vùng Bắc Cực Liên minh giữa chính quyền và thổ dân đã huy độngđược lực lượng người dân và kết hợp với ban quản lý làm thay đổi chiều hướng bảotồn tự nhiên hoang dã và tăng các giá trị của vườn quốc gia Đồng quản lý ở đây đãkết hợp được giữa các mối quan tâm và kiến thức bản địa với mục tiêu bảo tồn Banquản lý vườn quốc gia giúp về kỹ thuật xây dựng các mô hình bảo tồn thiên nhiên
và phát triển kinh tế - xã hội, còn dân bản địa có thể thực hiện các mô hình đó Hợptác quản lý ở đây đã giải quyết hài hoà mâu thuẫn giữa chính sách của chính quyền
và bản sắc truyền thống của người dân, đảm bảo cho sự thành công của công tácbảo tồn hoang dã và bảo tồn các di sản văn hoá Đồng quản lý ở vườn quốc giaVutut được đánh giá rất thành công, theo tác giả thì nó được thiết kế để “kết hợpgiữa sự tốt đẹp nhất của hai thế giới” nhà nước văn minh và thổ dân
Ở Madagascar tác giả Schachenmann (1999) [37] đã đưa ra một ví dụ ởvườn quốc gia Andringitra là vườn quốc gia thứ 14 của nước cộng hoà Madagascar.Theo tác giả này vườn quốc gia là một vùng núi có mối liên hệ giữa các hệ sinhthái, sinh cảnh, đa dạng sinh học và cảnh quan cũng như di tích văn hoá Chính phủ
có nghị định đảm bảo các quyền của người dân như: Quyền chăn thả gia súc, khaithác tài nguyên rừng phục hồi để sử dụng tại chỗ, cho phép giữ gìn những tập quántruyền thống khác nhau như có thể giữ gìn các điểm thờ cúng thần rừng Để đạtđược những thoả thuận trên, người dân phải đảm bảo tham gia bảo vệ sự ổn địnhcủa các hệ sinh thái trong khu vực Ngoài ra, có nhiều bên liên quan tham gia trongđồng quản lý như du lịch, chính quyền
Trang 8Ở Brazil, nông dân đã giúp quản lý 2,2 triệu ha rừng phòng hộ, tham gia vàochương trình CAMPFIRE Ở đó người dân có thể chia sẻ lợi nhuận từ du lịch trongcác khu rừng bảo vệ động vật hoang dã, các chương trình này giúp nhà nước bảo vệđược rừng, giúp người dân cải thiện được quyền tiếp cận với tài nguyên rừng Tuynhiên đồng quản lý, chưa giúp người nghèo cải thiện đáng kể kế sinh nhai {dẫn theo
Lê Thu Thủy (2010)[21]}
Năm 1975 nhà nước Nepal thực hiện quốc hữu hóa rừng, tập trung quản lýbảo vệ rừng và đất rừng, kết quả là người dân ở đây đã ít quan tâm đến bảo vệ rừngcủa nhà nước dẫn đến trong vòng 20 năm hàng triệu ha rừng bị tàn phá Từ năm
1978, Chính phủ đã giao quyền quản lý bảo vệ rừng cho người dân để thực hiệnchính sách phát triển lâm nghiệp Tuy nhiên, sau một thời gian người ta nhận thấycác đơn vị hành chính này không phù hợp với việc quản lý và bảo về rừng do cáckhu rừng nằm phân tán, không theo đơn vị hành chính và người dân có nhu cầu, sởthích sử dụng sản phẩm rừng khác nhau {dẫn theo Lê Thu Thủy (2010)[21]}
Năm 1989, nhà nước thực hiện chính sách lâm nghiệp mới đó là chia rừng vàđất rừng làm hai loại: Rừng tư nhân và rừng nhà nước cùng với hai loại sở hữu rừngtương ứng là sở hữu rừng tư nhân và sở hữu rừng nhà nước Trong quyền sở hữu củanhà nước lại được chia theo các quyền sử dụng khác nhau như: Rừng cộng đồng theonhóm người sử dụng, rừng hợp đồng với các tổ chức, rừng tín ngưỡng, rừng phòng hộ.Nhà nước công nhận quyền pháp nhân và quyền sử dụng cho các nhóm sử dụng
Năm 1993, Nepal phát triển chính sách lâm nghiệp mới, nhấn mạnh đến cácnhóm sử dụng rừng, cho phép gia tăng quyền hạn và hỗ trợ cho các nhóm sử dụngrừng, thay chức năng của các phòng lâm nghiệp huyện từ chức năng cảnh sát và chỉđạo sang chức năng hỗ trợ và thúc đẩy cho các bên liên quan, từ đó rừng được quản
lý và bảo vệ có hiệu quả hơn
Theo báo cáo của nhà khoa học Oli Krishna Prasad (1999) [33], tại khu bảotồn Hoàng gia Chitwan ở Nepal, cộng đồng dân cư vùng đệm được tham gia hợp tácvới một số các bên liên quan quản lý tài nguyên vùng đệm phục hồi cho du lịch Lợiích của cộng đồng khi tham gia quản lý tài nguyên là khoảng 30% - 50% thu được
từ du lịch hàng năm sẽ đầu tư trở lại cho các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội
Trang 9của cộng đồng Nghiên cứu này mới chỉ dừng lại ở đồng quản lý tài nguyên rừngphục vụ du lịch ở vùng đệm.
1.3 Nghiên cứu đồng quản lý tài nguyên rừng ở Việt Nam
Năm 1997 tại vườn quốc gia Cát Tiên trong khoá tập huấn về “kết hợp bảotồn và phát triển” phương pháp đồng quản lý TNR lần đầu tiên được đưa vào giớithiệu và thảo luận Sau thời gian đó, đồng quản lý tiếp tục được giới thiệu trong một
số khoá tập huấn về bảo tồn thiên nhiên của các dự án nhưng chưa mang lại kết quảđáng kể
Tại khu BTTN Pù Luông, trong nghiên cứu về phối hợp quản lý và bảo tồnUlrich Apel, Oliver C Maxwell (2002) [24] đã có đánh giá nghịch lý về sử dụng đấtđai và nhà ở, tình hình quản lý tài nguyên thiên nhiên ở một số thôn bản vùng đệmkhu BTTN Pù Luông Trong kết quả nghiên cứu của các tác giả mới chỉ đánh giámột số thể chế, chính sách hiện nay với công tác quản lý rừng đặc dụng, phân tích
sự phụ thuộc của người dân đối với tài nguyên rừng, chưa đánh giá được đầy đủtiềm năng về đồng quản lý và không đưa ra được nguyên tắc và giải pháp thực hiện
Đòi hỏi thực tiến là cần có tiến trình, nguyên tắc và các giải pháp thích hợpxây dựng kế hoạch đồng quản lý tài nguyên rừng Đây là câu trả lời mà các dự án triểnkhai trong thời gian gần đây đang lúng túng Ngày 4/8/2003 hội thảo về “ý tưởng thànhlập khu BTTN Phu Xai Leng do cộng đồng quản lý” được tổ chức tại thành phố Vinh,Nghệ An đã đề xuất một số vấn đề đồng quản lý khu bảo tồn Tuy nhiên, hội thảo cũngchưa thống nhất được các nguyên tắc quản lý và giải quyết triệt để vấn đề [13]
Hội thảo quốc gia về lâm nghiệp cộng đồng năm 2004 tại Hà Nội được tổchức với nội dung về khuôn khổ và thể chế quản lý rừng cộng đồng, chính sáchhưởng lợi trong quản lý rừng cộng đồng, đánh giá tài nguyên rừng và khai thác rừngcộng đồng Hội thảo kết luận, quản lý rừng cộng đồng hiện đang tồn tại như một xuthế khách quan và ngày càng có vị trí quan trọng trong hệ thống quản lý tài nguyênrừng, nhiều diện tích đất lâm nghiệp có thể giao cho cộng đồng quản lý những diệntích rừng xa khu dân, có địa hình phức tạp mà các tổ chức nhà nước và hộ gia đìnhkhông có khả năng quản lý và quản lý không có hiệu quả, các khu rừng giữ nguồnnước phục vụ trực tiếp cho cộng đồng, khu rừng giáp ranh giữa các thôn, xã
Trang 10Bên cạnh đó, vấn đề hưởng lợi của cộng đồng quản lý rừng được nhiều nhàkhoa học quan tâm và nghiên cứu, đặc biệt là tác giả Nguyễn Bá Ngãi, NguyễnNgọc Lung Tác giả Phạm Xuân Phương với khảo sát đánh giá tình hình triển khaitình chất hưởng lợi đối với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng được giao nhận khoánrừng năm 2003.
Kỹ thuật đánh giá thực trạng quản lý rừng cộng đồng của các tác giả NguyễnHồng Quân, Vũ Long, Phạm Xuân Phương đã đưa ra khung định vị đánh giá hiệntrạng quản lý rừng cộng đồng Tuy nhà nước chưa quy định quyền hưởng lợi củacộng đồng với những diện tích rừng cộng đồng hiện đang quản lý, song trên thực tếcộng đồng đang quản lý có quyền hưởng lợi, phân chia lợi ích từ rừng
Bàn về hiệu quả đạt được từ quản lý bảo vệ rừng cộng đồng ở nước ta chođến nay chưa có đánh giá hiệu quả quản lý rừng cộng đồng ở quy mô toàn quốc.Tuy nhiên, căn cứ vào 3 kết quả Hội thảo quốc gia về quản lý rừng cộng đồng ởViệt Nam được tổ chức tại Hà Nội (tháng 6/2000, tháng 11/2001 và tháng 11/2004)
có thể đưa ra một số nhận định sau:
Nhiều nơi rừng cộng đồng được bảo vệ và phát triển tốt hơn, những nơi rừng
do cộng đồng quản lý hầu như không bị chặt phá, do không có xâm hại nên rừngngày càng tăng trưởng
Đối với diện tích rừng do cộng đồng nhận khoán bảo vệ, hàng năm được Nhànước hoặc chủ rừng trả tiền công khoán, đã góp phần giải quyết một phần khó khăn
về đời sống cho một bộ phận dân cư
Đối với diện tích rừng và đất rừng chính quyền địa phương giao, cộng đồng
có thể tận dụng khi rừng chưa khép tán hoặc đất trống chưa trồng rừng để canh táckết hợp cây nông nghiệp, chăn thả dưới tán rừng, được các dự án đầu tư hỗ trợ vốn
để sản xuất, được hưởng lợi sản phẩm từ rừng
Đối với diện tích rừng cộng đồng quản lý theo truyền thống cho đến nay hầunhư cộng đồng có toàn quyền quyết định việc sử dụng tài nguyên rừng, trong đóđáp ứng nhu cấu lâm sản cho các công trình chung của cộng đồng, giải quyết nhucầu gỗ làm nhà cho các hộ gia đình
Trang 11Tiết kiệm chi phí cho Nhà nước: Hiện nay có nhiều cộng đồng đang quản lýrừng không có sự hỗ trợ của Nhà nước về kinh phí, nhưng rừng vẫn được bảo vệ tốt.
Rừng cộng đồng đã góp phần bảo vệ nguồn nước, giải quyết một phầnnhu cầu gỗ gia dụng cho cộng đồng và thành viên của cộng đồng, khai thác lâmsản ngoài gỗ…, góp phần phát triển nghề thủ công truyền thống và tăng thu nhậpcho cộng đồng
Góp phần khôi phục truyền thống văn hoá, phong tục tập quán tốt đẹp củacộng đồng thông qua việc quản lý rừng cộng đồng, có sự giúp đỡ và hướng dẫn củacác tổ chức nhà nước, đã góp phần thúc đẩy việc xây dựng và thực hiện quy chếquản lý, bảo vệ rừng; Thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở; Khôi phục truyền thốngvăn hoá tốt đẹp, hương ước của cộng đồng
Nhìn chung, quản lý rừng và đất rừng trên cơ sở cộng đồng là một vấn đềtổng hợp và phụ thuộc nhiều vào khuôn khổ thể chế, chính sách của từng quốc gia,từng địa phương Do vậy, không thể sao chép nguyên vẹn một mô hình nào từ nơinày sang nơi khác
Tuy nhiên, việc chia sẻ kinh nghiệm, chia sẻ những bài học thành công haythất bại trong cả nước và khu vực là rất cần thiết trong bối cảnh chính sách lâmnghiệp đang cải cách và hoàn thiện như hiện nay Điều đáng chú ý là phải có nhữngnghiên cứu tổng hợp đánh giá và đúc rút kinh nghiệm, bổ sung và xây dựng nhữngchính sách mới phù hợp cho mỗi vùng
Vì vậy, quản lý rừng cộng đồng được xem như nền tảng của sự phát triển vì
nó đảm bảo đáp ứng được những nhu cầu lợi ích cho cộng đồng, góp phần xoá đóigiảm nghèo và phục vụ được tình trạng cạn kiệt tài nguyên trong những phươngthức sử dụng kém bền vững
Đồng quản lý tài nguyên rừng ở nước ta tuy chưa có những nghiên cứu toàndiện, nhưng trong điều kiện thực tế cho thấy phương pháp này là một trong những
xu hướng phù hợp với điều kiện bảo tồn đa dạng sinh học trong các khu rừng đặcdụng Một số dự án với nội dung đồng quản lý đã được triển khai ở một số vùng
Dự án quản lý vùng chiến lược kết hợp với bảo tồn thiên nhiên (MOSAIC) doUSAID/WWF tài trợ triển khai ở phía tây tỉnh Quảng Nam, trong đó có nội dungthử nghiêm đồng quản lý khu BTTN Sông Thanh tiến hành năm 2001
Trang 12Một dự án nhỏ khác vầ đồng quản lý khu BTTN Phong Điền, tỉnh ThừaThiên - Huế do tổ chức Catherine T.Macarthur Foundation tài trợ Mục tiêu của dự
án nhằm xây dựng mô hình đồng quản lý khu bảo tồn giữa cộng đồng dân cư và các
tổ chức, cơ quan liên quan (bao gồm cả tổ chức chính phủ và phi chính phủ)
Các nghiên cứu gần đây về “đồng quản lý rừng” như (Khu bảo tồn thiênnhiên Copia, tỉnh Sơn La của Vũ Đức Thuận (Luận văn thạc sỹ Lâm nghiêp năm
(2010); tại Vườn quốc gia Kon Ka Kinh tỉnh Gia Lai của Lê Thu Thủy (Luận văn
thạc sỹ Lâm nghiêp năm (2011); tại khu bảo tồn Thần Sa - Phượng Hoàng, huyện
Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên của Điền Thị Hồng năm (2012) bước đầu đã chỉ ra được
kinh nghiệm đồng quản lý rừng tại nơi nghiên cứu và cũng là những gợi ý chonhững nghiên cứu tiếp theo về đồng quản lý rừng ở các địa phương khác
1.4 Nhận xét đánh giá chung
Điểm qua các công trình nghiên cứu trên thế giới và trong nước về các vấn
đề liên quan đến đề tài nghiên cứu có thể rút ra một số nhận xét sau đây:
Các công trình nghiên cứu trên thế giới đã được tiến hành khá đồng bộ trênnhiều các khía cạnh khác nhau, từ việc đưa ra các quan điểm, khái niệm về đồngquản lý, nghiên cứu về sự hưởng lợi và nghĩa vụ của các bên có liên quan và cácphương thức hợp tác quản lý rừng Những nghiên cứu này đã tạo ra cơ sở khoa họccho việc thực hiện đồng quản lý tài nguyên rừng ở các nước trên thế giới trongnhững năm qua
Ở Việt Nam, đồng quản lý hay hợp tác quản lý là một vấn đề mới, còn đangtrong giai đoạn thử nghiệm và gặp nhiều khó khăn trong thực tiễn do tính phức tạpcủa các yếu tố xã hội Việc đưa vấn đề đồng quản lý rừng phòng hộ, đặc dụng cầnphải thực hiện trên các cơ sở lý luận và thực tiễn; các bước tiến hành về quản lýphải phù hợp với điều kiện và tình hình thực tiễn ở nước ta và đặc biệt là sự hợp tácnhiệt tình của địa phương
Vườn Quốc Gia Ba Bể có diện tích tương đối rộng, rất đa dạng về sinh học.Nhưng cho đến nay chưa có một nghiên cứu nào có tính hệ thống về quản lý rừngcộng đồng và đồng quản lý tài nguyên rừng Vậy làm sao để quản lý rừng bềnvững? Cần có những nguyên tắc và giải pháp đồng quản lý như thế nào để giải
Trang 13quyết được các mâu thuẫn trong quản lý tài nguyên tại Vườn quốc gia Ba Bể Đây
là những yêu cầu, đòi hỏi cấp thiết của thực tiễn Đề tài: “Nghiên cứu đề xuất một
số nguyên tắc và giải pháp đồng quản lý rừng tại Vườn quốc gia Ba B ể tỉnh Bắc Kạn” được thực hiện nhằm góp phần cung cấp thêm những thông tin về đồng
quản lý rừng Trên cơ sở đánh giá tiềm năng đồng quản lý rừng tại Vườn quốc gia
Ba Bể tỉnh Bắc kạn đưa ra các nguyên tắc và biện pháp quản lý rừng hiệu quả nhấttại địa phương
1.5 Điều kiện tự nhiên của khu vực Vườn quốc gia Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn
1.5.1.Vị trí địa lý, phạm vi ranh giới và diện tích
+ Tọa độ địa lý Vườn Quốc Gia Ba Bể: Từ 22005’72’’ đến 22008’14’’ độ VĩBắc 105009’07’’ đến105011’82’’ độ Kinh Đông
+ Ranh giới VQG:
- Phía Bắc giáp xã Cao Thượng, huyện Ba Bể
- Phía Đông giáp xã Cao Trĩ, Khang Ninh, huyện Ba Bể
- Phía Nam giáp xã Quảng Khê, huyện Ba Bể
- Phía Tây giáp xã Nam Cường , Xuân lạc huyện Chợ đồn tỉnh Bắc Kạn và xã
Đà Vị, huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang.Tổng diện tích tự nhiên là 10.048 ha
1.5.2 Đặc điểm địa hình
Vườn quốc gia Ba Bể là một phức hệ bao gồm hồ - sông – suối – núi đá vôi từdốc mạnh đến dốc đứng với nhiều hang động Địa hình có sự chia cắt mạnh, vừa cónúi đá vừa có núi đất, độ cao biến đổi từ 150m – 1000m so với mực nước biển Baobọc xung quanh là các dãy núi có độ cao từ 800 – 1500 m Phía Bắc có dãy núiLung Nham, núi Án với các đỉnh núi có độ cao từ 689 - 829m Phía Đông là núiKháo Đạt và Kháo Vạy (cao từ 600 – 799m) Phía Tây là dãy Pu Nộc Chấp, Pù Che(cao từ 677-1043m) Phía Đông Nam là dãy núi đá Quảng Khê và vùng đất của dãyPhia Bjoóc với nhiều đỉnh núi cao như Phia Bjoóc (1502 m), Hoa Sơn (1517m).Trung tâm VQG Ba Bể là hồ Ba Bể rộng 500 ha Hồ là một thung lũng đã vôithấp trũng được bao bọc bởi các vách núi đá hiểm trở Trên hồ Ba Bể có các đảo đávôi nhỏ như An Mã, Pò Gia Nải, Khẩu Cúm, đáy hồ không bằng phẳng có nhiềuđỉnh đá ngầm, độ sâu bình quân từ 15- 35 m Các sông, suối chính đổ nước vào hồ
Trang 14là sông Lèng ở phía Tây Nam, suối Tà Han, Bó Lù ở phía Tây Nước trong hồ Ba
Bể đổ vào sông Năng, con sông bắt nguồn từ dãy Phia Bjoóc chảy qua VQG bắt đầu
từ động Puông chảy theo hướng Tây sang Đông qua thác Đầu Đẳng đổ vào sôngGâm ở Na Hang, tỉnh Tuyên Quang
1.5.3 Đặc điểm khí hậu, thuỷ văn
* Khí hậu: VQG Ba Bể mang đặc điểm khí hậu của vùng núi phía Bắc Việt Nam.
Trung tâm của Vườn là hồ Ba Bể với diện tích lớn, sự bốc hơi liên tục tạo nên vi khíhậu vùng hồ mát mẻ, giảm bớt sự khắc nghiệt của các mùa
- Nhiệt độ trung bình năm 220C; Nhiệt độ trung bình hàng tháng từ 14,10Cvào tháng 1 cho đến 27,50C vào tháng 7; Nhiệt độ không khí trung bình cao nhất là
390C; Nhiệt độ trung bình thấp nhất là 60C
- Độ ẩm tương đối trung bình năm 83%
- Lượng mưa trung bình từ 18,2 mm vào tháng 1 đến 249,4mm vào tháng 7.Tổng lượng mưa hàng năm là 1.343mm
- Số ngày mưa phùn trung bình năm 33,3 ngày
- Số ngày có dông, mưa trung bình năm tại thị trấn Ba Bể 41,2 ngày
* Thuỷ văn: Hệ thống thuỷ văn VQG bao gồm 4 con sông, suối chính nối với hồ Ba
Bể, phía Nam và Tây Nam có sông Chợ Lèng, suối Bó Lù và Tả Han đổ nước vào
hồ với tổng diện tích lưu vực là 420 km2 (sông chợ Lèng, suối Bó Han, Tả Han) 3con sông này đổ nước vào hồ sau khi được điều tiết, một phần nước hợp lưu vớisông Năng ở phía Bắc hồ tiếp tục chảy về sông Gâm
Mức nước tích lại trong hồ có thể đạt tới 8 – 9 triệu m3, có tác dụng phân lũsông Năng, sông Gâm và sông Hồng, điều hoà lưu lượng và mực nước cho mộtvùng rộng lớn Hồ Ba Bể là hồ tự nhiên nằm ở độ cao 150 m so với mực nước biển,diện tích 500 ha, được cung cấp bởi các sông Chợ Lèng, Tan Han, các suối Tả Han,
Bó Lú tốc độ dòng chảy 0,5 m/giây Hồ có chiều dài 8 km, độ sâu trung bình 25m,sâu nhất 35m Điều kiện khí hậu mát mẻ rất tốt cho sức khỏe con người nên có thể
mở rộng khai thác du lịch theo loại hình nghỉ ngơi, an dưỡng, nghỉ cuối tuần.
1.5.4 Địa chất, đất đai
Hồ Ba Bể nằm trong vùng Karst Chợ Rã - Ba Bể - Chợ Đồn, Chợ Điền thuộcmiền núi Karst vùng trũng của khối nâng Việt Bắc Khối nâng này hình thành do sự
Trang 15phá hủy khối lục địa Đông Nam Á vào cuối kỷ Cambri sớm, có các thành tạoProteroi nhô trực tiếp lên mặt, một số nơi mới bị trầm tích trẻ phủ lên mặt.
Hai khối đá Ba Bể Chợ Rã và Chợ Đồn, Chợ Điền nằm phía Nam sông Năngđược cấu tạo bằng đá vôi Givét (Đêvôn giữa) nằm cạnh khối đá Granít Phia Bjoóc
và hoạt động của khối đã Granít này làm đá vôi ở đây biến thành đá hoa cương,được gọi là đá hoa cương Ba Bể Theo Đào Trọng Năng, quá trình này diễn ra vào
kỷ Créta muộn, nghĩa là khối đá này đã trải qua chế độ lục địa trong khoảng thờigian 200 triệu năm Điều đó lý giải sự già nua của địa hình Karst và sự hình thành
hồ Trong vùng Chợ Rã có nhiều thung lũng và cánh đồng Karst rộng ăn thôngnhau Độ cao trung bình của các núi Karst khoảng 800 – 900 m Do địa hình, độ caolớn nên nhiều chỗ sông Năng và sông Chợ Lèng trở thành các lát xẻ sâu, đặc biệt ởnúi Lung Nham và Bó Lù sông suối chảy ngầm với chiều dài 300 – 800 m, phiếnProterozoi tạo nên thác ghềnh, như thác Đầu Đẳng, Nà Phoòng Đá khu vực Ba Bể là
đá hoa có tinh thể màu trắng, có Biotít Piroxen, Graphít xâm tán và Granít hai mica.Đất khu vực VQG Ba Bể chủ yếu là Feralít đỏ vàng có mùn và đất Feralít đỏsẫm trên đá vôi
1.5.5 Thảm thực vật rừng
VQG Ba Bể có tính đa dạng cao về các hệ sinh thái rừng, bởi ngoài các hệ sinhthái đặc trưng trên núi đá vôi, còn có các hệ sinh thái chuyển tiếp giữa núi đá vôi vànúi đất, các kiểu thảm thực vật được thể hiện qua bảng 1.1:
Bảng 1.1: Phân bổ diện tích thảm thực vật rừng VQG Ba Bể
2 Rừng kín thường xanh mưa ẩm á nhiệt đới núi thấp ( > 700m) 918,3
3 Rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới núi thấp ( < 700m) 4.581,9
(Nguồn: Báo cáo tóm tắt quy hoạch bảo tồn và phát triển rừng bền vững Vườn
quốc gia Ba Bể giai đoạn 2012 – 2020)
1.5.6 Tài nguyên thực vật rừng
Trang 16Theo điều tra ban đầu, khu hệ thực vật VQG Ba Bể gồm có 4 yếu tố như thựcvât bản địa Bắc Việt Nam – Nam Trung Hoa, thực vật di cư India – Myanma, thựcvật quý hiếm và thực vật đặc hứu của vùng
Trên cơ sở số liệu điều tra và kế thừa trước đây, Vườn quốc gia Ba Bể có 909loài thực vật thuộc 517 chi, 149 họ, 5 ngành được thể hiện qua bảng 1.2:
Bảng 1.2: Tài nguyên thực vật Vườn quốc gia Ba Bể
(Nguồn: Báo cáo tóm tắt quy hoạch bảo tồn và phát triển rừng bền vững Vườn
quốc gia Ba Bể giai đoạn 2012 – 2020)
Trên địa bàn Vườn quốc gia Ba Bể có 26 loài thú quý hiếm thuộc 24 chi, 20 họtrong đó có 16 loài được ghi trong sách đỏ Việt Nam 2007, 9 loài được ghi trongdanh lục đỏ của IUCN 2009, có 11 loài thuộc nghị định 32 CP/2006
Trang 17Trong tổng số loài thống kê được, đã có đến 30 loài được ghi vào Sách đỏ ViệtNam 2007, là những loài cần phải bảo vệ nghiêm ngặt như: Voọc đen má trắng, Tê
tê vàng, Rắn hổ mang chúa…
1.6 Điều kiện kinh tế xã hội
1.6.1 Đặc điểm dân tộc, dân số và lao động
VQG Ba Bể nằm trên địa giới hành chính của 7 xã thuộc 2 huyện (Chợ Đồn,
Ba Bể), tỉnh Bắc Kạn So với các VQG khác, Ba Bể có đặc điểm khá phức tạp vềmặt quản lý do địa bàn rộng lớn với nhiều điểm dân cư lân cận Dân số trong vùng19.700 khẩu, trong đó vùng đệm 15.900 khẩu, vùng lõi 3.700 khẩu Hiện tại có 15thôn sống trong vùng lõi chủ yếu là dân tộc Tày chiếm khoảng 57%, còn lại là cácdân tộc H’Mông chiếm 38%, dân tộc Dao chiếm 5,4% và dân tộc kinh chiếm 0,2%
ăn 1-2 tháng Chăn nuôi kém phát triển
- Lâm nghiệp: Được sự hỗ trợ của VQG, các hộ gia đình trong vùng lõi vàvùng đệm được giao khoán bảo vệ, khoanh nuôi rừng (3000ha), trồng rừng bổ sungtại phân khu phục hồi sinh thái và trồng rừng tại vùng đệm Ngoài ra một số họ dâncòn có thu nhập từ khai thác lâm sản ngoài gỗ: Cây thuốc, song mây…
- Dịch vụ du lịch: Được sự hỗ trợ của một số dự án và VQG, đã xây dựngđược một số mô hình dịch vụ Du lịch sinh thái có hiệu quả: nghỉ tại nhà sàn, HTXvận chuyển khác du lịch bằng xuồng Tuy nhiên số hộ tham gia còn ít, sản phẩm dulịch nghèo
1.7 Tình hình kinh tế xã hội xã Nam Mẫu
1.7.1 Vị trí địa lý
Nam Mẫu nằm ở phía tay Bắc huyện Ba Bể cụ thể :
- Phía Bắc giáp xã Cao thượng
Trang 18- Phía Nam giáp Xã Nam Cường
- Phía Đông giáp Xã Nam Cường huyện Chợ Đồn
- Phía Tay giáp tỉnh Tuyên Quang
Nam Mẫu cách trung tâm huyện Ba Bể 24 km là xã nằm trong vùng lõithuộc Vườn quốc gia, Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn
1.7.2 Điạ hình
Địa hình của xã chia cắt phức tạp, núi đá cao xen lẫn đồi, thung lũng lòngtrảo, một số khu có các bãi tương đối bằng phẳng thuận lợi cho sản xuất nôngnghiệp tập chung ở thôn Bản Cám, đầu đẳng…Do đặc điểm kiến tạo đại chất vớicác đứt gãy điển hình, tạo cho xã nhiều dạng địa hình đặc trưng vùng núi, có địa thếhiểm trở, nhiều đỉnh núi cao sen ké hẻm sâu, mức độ chia cắt sâu và mạnh
1.7.3 Dân số
Xã có tổng số 9 thôn, bản dân số toàn xã 2.134 khẩu với 424 hộ thành phầndân tộc gồm 4 anh em sinh sống như Tày, H’mông, Dao, Kinh trong đó lao độngchủ yếu là nông nghiệp
1.7.4 Cơ sở hạ tầng
- Giao thông: Hệ thống giao thông đi lại rất khó khăn, đặc biệt là đường giao
thông đường thủy đi các thôn như thôn Bản Cám, Nà Phại Tuyến đường từ UBND
xã Nam Mâu đi các thôn Nặm Dài, Khâu qua, Nà nghè, Đán mẩy, Nà Phại chỉ điđược mùa khô
nên rất khó khăn cho việc lưu thông hàng hóa vào mùa mưa và phát triển các ngànhkinh tế khác
- Thủy lợi: Hệ thống thủy lợi xã trong những năm gần đây được sự quan tâm
của Đảng và nhà nước, các cấp các ngành và sự đóng góp của nhân dân, đang dầndần từng bước được kiên cố hóa, hàng năm các tuyến đường được tu sửa tạo điềukiện thuận lợi cho việc tưới tiêu đáp ứng kịp thời cho sản xuất Tuy nhiên phần một
số tuyến kênh mương hiện nay vấn là mương đất nên chất lượng kém chưa đảmbảo, chủ động nước tưới tiêu cho sản xuất nông nghiệp
- Y tế: Nhìn chung đội ngũ cán bộ y tế của xã chỉ có 1 bác sỹ, 3y tá và điều
dưỡng, y tế thôn bản và mạng lưới cộng tác viên là 9 người Cơ sở vật chất, trang
Trang 19thiết bị của trạm xã chưa đảm bảo yêu cầu khám chữa bệnh chăm sóc sức khỏe banđầu cho nhân dân Đây là một khó khăn lớn trong chăm sóc sức khỏe cộng đồng.
- Giáo dục: Cơ sở vật chất trường học từng bước được nâng cấp, hệ thống
trường học từ mầm non đến trung học cơ sở tổng số học sinh trung học cơ sở 156,tiểu học có 182 học sinh và 138 học sinh bậc mầm non, giáo viên THCS là 18, tiểuhọc có 20, mầm non 13 giáo viên
- Điện nước: Tỷ lệ hộ dùng điện lưới quốc gia là 58,8% (trong đó 5 thôn vùng
cao chưa được kéo điện) Tỷ lệ hộ dùng nước sinh hoạt hợp vệ sinh là 35% (nước theochương trình nước sạch nông thôn và nước dẫn từ nguồn về)
1.7.5 Tình hình dân sinh
Xã Nam Mẫu là xã nằm trong vùng lõi thuộc VQG Ba Bể địa hình phức tạp,
cơ sở hạ tầng chưa được đầu tư, mật độ dân số thấp nhưng do nhiều nguyên nhânđến nay Nam Mẫu vẫn là một xã nghèo của huyện Ba Bể, tỷ lệ hộ nghèo chiếm49,7%; thu nhập đầu người đạt 3 triệu đồng/người/năm
- Về trồng trọt: diện tích đất canh tác nông nghiệp 232 ha, trong đó diện tíchđất trồng lúa hàng năm 114,30 ha, năng suất bình quân đạt 46,6 tạ/ ha diện tích ngôsoi bãi 65 ha, diện tích ngô đồi 75 ha năng suất bình quân đạt 37 tạ/ ha còn lại trồngcác loại cây như: Lạc, sắn, đỗ tương , khoai
- Chăn nuôi: Nam Mẫu là xã thuần nông, có điều kiện để phát triển chăn nuôiđại gia súc, gia cầm, tuy nhiên do người dân thiếu vốn, trình độ chăn nuôi còn lạchậu, chủ yếu là nuôi tận dụng trong hộ gia đình, năng suất chất lượng đàn gia súc,gia cầm thấp, dẫn đến hiệu quả chăn nuôi chưa cao
Hiện tại tổng đàn trâu hiện có 651 con; Đàn bò 196 con; Đàn lợn 1.648 con;Gia cầm hiện có 5.555 con, đàn dê 120 con
- Lâm nghiệp: Xã Nam Mẫu nằm trong vùng lõi thuộc VQG Ba Bể quản lýnên diện tích rừng trồng không có chủ yếu là bảo vệ rừng khoanh nuôi tái sinh tổngdiện tích là 891,94 ha, diện tích rừng khoanh nuôi tự nhiên là 1.298,09 ha
- Thương mại, dịch vụ: Hiện nay trên địa bàn đã hình thành, các sản phẩmphục vụ cho nhu cầu sinh hoạt hàng ngày của nhân dân, là nơi mua bán trao đổihành hóa nông sản của nông dân trong xã và khu vực lân cận
Trang 20- Du lịch xuồng chở khách hiện có 83 xuồng máy dưới sự chỉ đạo củaUBND xã và BQLHTXX phân khách theo tuyến Nhà nghỉ hiện nay có 21 nhà cógiấy phép kinh doanh và đủ điều kiện kinh doanh.
1.8 Đánh giá, nhận xét chung
1.8.1 Thuận lợi
- Có hệ thống sông suối cung cấp đủ nước tưới cho sản xuất nông nghiệp
- Được sự quan tâm đầu tư của Đảng và Nhà nước nên kinh tế trong vùngtrong những năm gần đây đã có sự tăng trưởng đáng khích lệ, nền kinh tế đang dịchchuyển theo hướng tích cực, đời sống kinh tế nhân dân được cải thiện hơn trước
- Hạ tầng cơ sở đang được quan tâm đầu tư nâng cấp, cải tạo và xây dựng,nâng cao năng lực phục vụ và ngày càng đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người dân
- Nhân dân các dân tộc sống hòa thuận, có truyền thống lao động rất cần cù,chịu khó, lực lượng lao động dồn dào
- Có tiềm năng phát triển về lâm nghiệp và du lịch sinh thái
1.8.2 Khó khăn
- Địa hình phức tạp, đất nông nghiệp ít, thị trường và giá cả nông sản không
ổn định, ảnh hưởng đến đời sống nhân dân
- Trình độ dân trí thấp, chưa tiếp cận được các tiến bộ, khoa học-công nghệmới để áp dụng vào sản xuất nông lâm nghiệp và lưu thông hàng hoá
- Lực lượng lao động rồi rào, song phần lớn là lao động thủ công chưa qua đàotạo, trình độ canh tác thấp Sản xuất nhỏ lẻ, manh mún, chưa biết áp dụng kỹ thuậtthâm canh trong sản xuất, chủ yếu là dựa vào tự nhiên, cho nên năng suất và chấtlượng nông sản thấp
- Đời sống của người dân còn gặp nhiều khó khăn, bình quân thu nhập đầungười thấp, tỷ lệ hộ đói nghèo còn cao
- Hệ thống cơ sở hạ tầng bước đầu đã hình thành nhưng chưa đáp ứng đượcnhu cầu về phát triển KT - XH nhất là đường bộ chưa đạt về tiêu chuẩn cấp đường,đường liên thôn chủ yếu là đường đất, rất dễ sạt lở, đi lại khó khăn vào mùa mưa
Trang 21Tóm lại: Qua phân tích đánh giá những thuận lợi, khó khăn về điều kiện tự
nhiên và kinh tế - xã hội của VQG Ba Bể cho thấy bên cạnh những thuận lợi cho sựphát triển bền vững TNR thì vẫn còn rất nhiều khó khăn, đặc biệt là kinh tế chậmphát triển, trình độ dân trí thấp, đời sống của người dân nghèo nàn, lạc hậu, sốngchủ yếu dựa vào rừng,… làm cho công tác quản lý rừng càng trở nên phức tạp Vìvậy, việc nghiên cứu và đề xuất một số nguyên tắc và giải pháp đồng quản lý rừng ởđây là rất cần thiết và có ý nghĩa
Trang 22Chương 2 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Mục tiêu nghiên cứu
2.1.1 Mục tiêu tổng quát
Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về đồng quản lý rừng làm cơ sở đềxuất các nguyên tắc đồng quản lý và giải pháp thích hợp thực hiện các nguyên tắcđồng quản lý rừng tại Vườn quốc gia Ba Bể Tỉnh Bắc Kạn
2.1.2 Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá tiềm năng đồng quản lý của các bên liên quan trong quản lý
bảo vệ rừng tại Vườn quốc gia Ba Bể tỉnh Bắc Kạn.
- Đề xuất được các nguyên tắc và giải pháp đồng quản lý rừng tại Vườn quốc
gia Ba Bể tỉnh Bắc Kạn
2.2 Đối tượng nghiên cứu
- Cơ chế, chính sách của các cấp có liên quan đến công tác đồng quản lýrừng ở VQG Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn
- Phân tích thể chế, kiến thức bản địa của cộng đồng người dân địa phươngtrong công tác bảo vệ và phát triển rừng ở VQG Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn
- Tổ chức quản lý tài nguyên thiên nhiên ở VQG Ba Bể
- Tài nguyên thiên nhiên ở VQG Ba Bể
2.3 Giới hạn nghiên cứu
- Về địa bàn nghiên cứu: Chỉ giới hạn trong xã Nam Mẫu, huyện Ba Bể, tỉnh
Bắc Kạn
- Về nội dung nghiên cứu: Chỉ tập trung phân tích cơ sở lý luận, thực tiễn
thực hiện đồng quản lý rừng và đánh giá tiềm năng đồng quản lý rừng tại VQG Ba
Bể và hỗ trợ để các đối tác thiết lập được các nguyên tắc và giải pháp thực hiệnđồng quản lý
Trang 232.4 Nội dung nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, đề tài tiến hành thực hiện một số nội dung sau:
(1) Nghiên cứu thực trạng công tác quản lý và sử dụng TNR, những nguy cơ
2.5 Phương pháp nghiên cứu
2.5.1 Cách tiếp cận và phương hướng giải quyết vấn đề
Đề tài áp dụng phương pháp tiếp cận (1) tiếp cận tổng hợp (2) tiếp cận đaphương (3) kế thừa các tài liệu có liên quan đến vấn đề nghiên cứu, đồng thời tiếnhành điều tra thu thập bổ sung các thông tin sơ cấp
- Phát triển bền vững đang là yêu cầu và đòi hỏi cấp thiết của thực tiễn Quản
lý rừng bền vững là một trong những nội dung có vai trò vô cùng quan trọng Ngoàiviệc phân tích những cơ sở lý luận và thực tiễn thực hiện đồng quản lý tại khu vực,
đề tài còn quan tâm đến việc đánh giá các tiềm năng của đồng quản lý Đặc biệt chú
ý đến chế độ hưởng lợi của các bên tham gia và cách giải quyết các mâu thuẫn cònđang tồn tại trong công tác quản lý Trên cơ sở đánh giá, phân tích các kết quả này,
đề tài đề xuất một số nguyên tắc và giải pháp đồng quản lý rừng tại địa phương theohướng phát triển tài nguyên rừng
- Triển khai thực hiện các nội dung nghiên cứu vai trò của tác giả là hỗ trợcòn các đối tác là người thực hiện chính (đồng quản lý trên cơ sở tự nguyện của các
đối tác và chính họ xây dựng và thực hiện sau này)
Trang 242.5.2 Các phương pháp nghiên cứu cụ thể
Các bước thực hiện nghiên cứu được sơ đồ hoá như sau:
Hình 2.1: Các bước tiến hành nghiên cứu
2.5.3 Phương pháp kế thừa tài liệu
- Kế thừa các kết quả nghiên cứu đã có về đồng quản lý, kể cả các tài liệunghiên cứu đã có trên thế giới
- Kế thừa các tài liệu có sẵn ở các cơ quan và ban, ngành, các cấp từ trungương đến địa phương gồm những tài liệu liên quan đến các yếu tố tự nhiên KT - XHkinh nghiệm QLBV, những kết quả nghiên cứu về đồng quản lý ở các địa phương,những tài liệu về tổng kết chính sách lâm nghiệp trong nước, các văn bản qui phạmpháp luật về vấn đề liên quan
- Thu thập số liệu từ Ban quản lý VQG và cán bộ địa phương để nắm tìnhhình chung và các số liệu thứ cấp cơ bản Các tài liệu kế thừa đảm bảo được tínhcập nhật (mới nhất), chính thống (cơ quan, tổ chức có chức năng ban hành) và đảmbảo độ chính xác phù hợp với yêu cầu của chủ đề nghiên cứu
Trang 252.5.4 Thu thập tài liêu, thông tin ngoại nghiệp
* Phương pháp chọn địa điểm nghiên cứu
- Địa điểm nghiên cứu là đại diện điển hình của khu vực, bao gồm các thônphân bố gần rừng, các yếu tố về địa hình và khả năng tiếp cận với rừng tương đốiđồng nhất
- Trên cơ sở các tiêu chí như trên, xã Nam Mẫu được chọn làm địa điểmnghiên cứu của đề tài
* Phương pháp điều tra đánh giá các giá trị đa dạng sinh học cần phải bảo tồn
Đa dạng sinh học VQG Ba Bể mới được điều tra đánh giá, nên đề tài kế thừacác tài liệu đã có là chủ yếu, chỉ kiểm tra bổ sung cập nhật một số thông tin ngoàithực địa và hiện trạng rừng, thực vật bậc cao và động vật có xương sống nhằm đánhgiá mức độ đe dọa và nguyên nhân giảm sút Phương pháp sử dụng được tham khảotrong “Sổ tay hướng dẫn giám sát và điều tra đa dạng sinh học” do WWF xuất bản
- Đối với thực vật: Sử dụng phương pháp điều tra theo tuyến kết hợp vớiphỏng vấn người dân
- Đối với động vật rừng: Sử dụng phương pháp phỏng vấn người dân, thợsăn, cán bộ BQL vườn
* Phương pháp điều tra tiềm năng đồng quản lý trong cộng đồng
Các phương pháp sau được sử dụng để điều tra tiềm năng đồng quản lý tạicộng đồng như sau:
- Phương pháp đánh giá nhanh nông thôn RRA (Rapid Rural Appraisal):Được thực hiện để thu thập những thông tin bổ sung về điều kiện tự nhiên, kinh tế-
xã hội, thuận lợi, khó khăn, nguy cơ, thách thức trong công tác QLBVR
- Phương pháp đánh giá nông thôn có sự tham gia PRA (Participatory RuralAppraisal): Được áp dụng để củng cố những thông tin thu thập được từ phươngpháp kế thừa và phương pháp RRA
Đồng thời, xác định những phong tục, tập quán, kiến thức và thể chế bản địaliên quan đến việc BVR và tiềm năng BVR của cộng đồng cũng như vai trò của cácbên liên quan đến công tác quản lý TNR, mâu thuẫn và khả năng hợp tác của cácbên liên quan trong công tác QLBVR
Trang 26* Các công cụ sử dụng trong điều tra
- Bảng câu hỏi phỏng vấn bán định hướng dùng cho các cơ quan cấp huyện,cấp xã và trưởng thôn và hộ gia đình
- Bảng câu hỏi phỏng vấn hộ gia đình
- Ma trận SWOT và sơ đồ đánh giá tiềm năng các bên liên quan
- Ma trận đánh giá mâu thuẫn trong quản lý sử dụng TNR
- Ma trận đánh giá khả năng tham gia của các bên liên quan trong quản lý VQG
* Chọn nhóm người dân (cộng tác viên) tham gia thảo luận
- Về số lượng mỗi thôn có 9 người tham gia thảo luận.
- Về tuổi tác bao gồm người cao tuổi, trung niên, thanh niên
- Về kinh nghiệm, trình độ bao gồm những người hiểu biết rõ về thôn, làngười sống lâu đời trong thôn, có kiến thức bản địa
- Về giới tính, nghề nghiệp bao gồm:
+ Nhóm nam có 9 người hay đi rừng lấy củi, măng, mật ong, gỗ làm nhà, sănbắt động vật rừng,…
+ Nhóm nữ có 9 người là những người có kinh nghiệm đi lấy củi, lấy rau vàcác lâm sản khác
+ Mỗi nhóm có 3 người của các đoàn thể như hội phu nữ, hội nông dân, đoànthanh niên, hội cựu chiến binh,…
3 hộ thuộc nhóm trung bình, 3 hộ thuộc nhóm nghèo đói
- Phương pháp chuyên gia: Nhằm tham khảo thêm những nhận xét và ý kiếngóp ý của các chuyên gia có kinh nghiệm làm cơ sở đề xuất các nguyên tắc, giải
pháp thực hiện đồng quản lý tại xã Nam Mẫu, huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn.
2.5.5 Phân tích số liệu và viết báo cáo
Các số liệu thứ cấp và sơ cấp qua thu thập được tiến hành xử lý và phân tíchbằng phần mềm Excel hỗ trợ
Trang 27- Phân tích sự tương quan giữa các nguồn thu thập liên quan đến TNR đối vớitổng thu nhập của HGĐ trong cộng đồng dân cư thôn Kết quả xử lý được thể hiệntheo dạng phân tích, mô tả, bảng và biểu đồ Ngoài ra, các kết quả thảo luận, cácthông tin định tính như chính sách, tổ chức cộng đồng, thể chế cộng đồng, đượcphân tích theo phương pháp định tính.
- Phân tích ảnh hưởng của các nguồn thu nhập từ TNR đến tổng thu nhập củacác hộ gia đình trong vùng chọn nghiên cứu
- Dùng phương pháp phân tích tổng hợp, mô tả, so sánh, đánh giá tiềm năngphát triển đồng quản lý TNR
Trang 28Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1 Thực trạng công tác quản lý và sử dụng tài nguyên rừng, những nguy cơ
và thách thức
3.1.1 Sự phụ thuộc của người dân vào rừng
Xã Nam Mẫu có diện tích tự nhiên 6.478, 94 ha, trong đó có 5.657,71 ha quyhoạch đất cho lâm nghiệp, đất sản xuất nông nghiệp 250,86 ha, đất trồng lúa chỉ có114,30 ha, ngành nghề khác chưa phát triển, hơn 95% lao động sản xuất nông nghiệp,cho nên mức độ phụ thuộc của người dân xã Nam Mẫu dựa vào rừng là rất lớn
- Khai thác gỗ:
Khai thác gỗ trái phép tại khu vực Vườn Quốc Gia Ba Bể là một trong nhữngnguồn thu nhập chính của cộng đồng dân cư nơi đây Một số loại cây thường đượcngười dân khai thác là trai lý, bìu nghiến, kháo…Các loại gỗ có giá trị sau khi khaithác thường được đem bán như trai lý, nghiến, các loại có giá trị thấp thường đượcgiữ lại để sử dụng
Tại địa bàn xã Nam Mẫu vẫn còn diễn ra thường xuyên hoạt động vận chuyển
gỗ bằng xe máy, thậm chí có cả ô tô vào lúc xẩm tối hoặc ban đêm Được thông quakết quả điều tra ở bảng 3.1
Bảng 3.1: Mức độ khai thác gỗ của các hộ gia đình
điều tra
Số hộ tham gia khai thác
Tỉ trọng (%)
Khối lượng khai thác trung bình/năm (m 3 )
Thu nhập trung bình từ gỗ (Triệu đồng/năm)
Trang 29Qua bảng 3.1 cho ta thấy tại khu vực Vườn Quốc Gia Ba Bể số hộ tham giakhai thác gỗ chiếm 100% tổng số hộ điều tra và thu nhập bình quân mang lại chocác hộ tham gia khai thác gỗ là 4.534.000 đồng/năm Tuy nhiên đây chỉ là con sốthống kê qua phỏng vấn, điều tra Trên thực tế còn có rất nhiều hộ gia đình thamgia vào công việc khai thác gỗ và đặc biệt là vác gỗ thuê cho các đầu nậu khai thác
từ rừng xuống và coi đó như nguồn thu nhập chính của cả gia đình
- Khai thác lâm sản ngoài gỗ:
+ Măng: Người dân trong khu vực thường thu hái măng tre nứa, vầu để sửdụng làm thức ăn và phần còn lại mang bán Trung bình mỗi năm một hộ thu hái sửdụng 25,78kg (măng tươi)
+ Các loại lâm sản khác như: Cây dược liệu, rau, củ quả mật ong, săn bắtđộng vật rừng…được thể hiện qua 3.2
Bảng 3.2: Mức độ khai thác một số loại lâm sản trong khu vực
T
T Tên thôn
Khai thác lâm sản Cây làm
thuốc (kg/tháng)
Rau, măng
củ, quả (kg/tháng)
Mật ong (lít/tháng) động vật Săn bắt
(kg/tháng)
Thu nhập bình quân (triệu đ/hộ/năm)
(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra)
Qua bảng 3.2 tại khu vực Vườn Quốc Gia Ba Bể số hộ tham gia khai tháclâm sản như cây làm thuốc 4,47kg/tháng, rau măng, củ quả 25,78 kg/tháng, mậtong 1,37 lít/ tháng, săn bắt động vật rừng 3,65kg/ tháng và thu nhập bình quân
Trang 30mang lại cho các hộ tham gia khai thác lâm sản là 3.498.000đ/năm Tuy nhiên đâychỉ là con số thống kê qua phỏng vấn, điều tra
Để thấy được sự phụ thuộc của người dân vào nguồn TNR, tôi tiến hành so sánhtổng thu nhập bình quân của một người trong năm Nếu có sự thiếu hụt chính lànguồn thu nhập đã được người dân bù đắp từ nguồn tài nguyên rừng Số liệu so sánh
cụ thể qua bảng 3.3, 3.4, 3.5 như sau
Bảng 3.3: Thu nhập từ nông nghiệp chăn nuôi dịch vụ bình quân hộ
Nguồn thu Hộ khá (I)
(đồng/hộ/năm)
Hộ trung bình (II) (đồng/hộ/năm)
Hộ nghèo (III) (đồng/hộ/năm)
Trung bình/ năm
Bảng 3.4: Tổng hợp nhu cầu chi phí của hộ trong năm
Chi phí
Hộ khá (I) (đồng/hộ/năm)
Hộ trung bình (II) (đồng/hộ/năm)
Hộ nghèo (III) (đồng/hộ/năm)
Trung bình/năm
Hộ nghèo (III)
Trung bình/ năm
Trang 31(đồng/hộ/năm) (đồng/hộ/năm) (đồng/hộ/năm)
Thiếu 12.319.750 15.810.000 12.710.000 11.855.600
(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra )
Qua bảng 3.5 ta thấy thu nhập từ sản xuất nông nghiệp và lâm nghiệp khôngđáp ứng được nhu cầu chi phí của người dân, sự thiếu hụt đó dao động từ12.710.000đ (nhóm hộ III) đến 15.810.00đ (nhóm hộ II) trung bình là 11.855.600đ/hộ/năm Trung bình mỗi người dân trong khu vực có nguồn thu nhập từ tài nguyênrừng 11.855.600 đ/hộ/năm
Qua phân tích trên thấy rằng sự phụ thuộc vào rừng của người dân trong vùnglõi khu vực Vườn quốc gia Ba Bể là rất lớn
3.1.2 Cơ cấu tổ chức và lực lượng quản lý
Vườn Quốc Gia Ba Bể tỉnh Bắc Kạn được thành lập với bộ máy tổ chức như sau:
Hình 3.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy VQG Ba Bể
- Ban giám đốc: 03 người (01 Giám đốc, 02 Phó giám đốc, )
- Hạt kiểm lâm: 41 người (1 Hạt trưởng, 1 Hạt phó, 1 đội cơ động, 16 trạm bảo vệ
Phòng khoa học và hợp tác quốc tế
Hạt Kiểm lâm
Trang 32- Phòng khoa học và hợp tác quốc tế: 7 người (1 trưởng phòng, 1 phó phòng
5 cán bộ kỹ thuật)
- Phòng kế hoạch tài chính: 5 người (1 kế toán trưởng, 2 kế toán viên, 1 thủkho + thủ quỹ, 1 cán bộ kế hoạch)
- Phòng tổ chức hành chính: 4 người (1trưởng phòng 1 lái xe 1 văn thư)
- Trung tâm du lịch sinh thái & Giáo dục Môi trường: 12 người trong đó có 3người hợp đồng
Tổng số cán bộ hiện có 72 người, trong đó: 69 biên chế và 3 người hợp đồng.Như vậy từ các thông tin tóm tắt về Vườn Quốc Gia Ba Bể cho thấy thếmạnh trong công tác quản lý tài nguyên VQG đã có BQL hoàn chỉnh với cơ cấu tổchức đầy đủ các bộ phận phòng ban, ranh giới đã được phân định rõ ràng trên bản
đồ và thực địa nên thuận tiện cho công tác quản lý, bảo vệ TNR Bên cạnh nhữngthế mạnh đó thì công tác quản lý TNR trong khu vực vẫn còn gặp nhiều khó khănnhư diện tích VQG lớn, địa hình phức tạp dẫn đến công tác QLBV phải đối mặtvới những thách thức nhất định Vì vậy, rất cần tìm ra những giải pháp để khắc phụccác hạn chế này
3.1.3 Kết quả công tác quản lý bảo vệ rừng tại VQG Ba Bể ( 2010 – 2012)
Công tác quản lý bảo vệ rừng tại Vườn quốc gia Ba Bể trong những năm gầnđây đã có những chuyển biến tích cực về số lượng cũng như chất lượng, số vụ viphạm Luật Bảo vệ và phát triển rừng có chiều hướng giảm cả về quy mô,mức độ,tính chất; ý thức của người dân trong công tác quản lý bảo vệ, phát triển rừng trongvùng lõi Vườn quốc gia Ba Bể ngày càng được nâng lên Kết quả hoạt động côngtác quản lý bảo vệ rừng được thể hiện qua bảng 3.6 như sau:
Bảng 3.6: Kết quả công tác quản lý bảo vệ rừng (2010 – 2012)
Trang 33(Nguồn: Báo cáo tổng kết công tác bảo vệ rừng 2010- 2012 của VQG )
Từ bảng 3.6 cho thấy trong những năm gần đây công tác bảo vệ và phát triểnrừng Vườn Quốc Gia Ba Bể đã có nhiều chuyển biến tích cực Ngoài công tác đấutranh chống lại những hành vi, vi phạm pháp luật trong quản lý bảo vệ rừng thì côngtác tuyên truyền tập huấn, ký cam kết bảo vệ và phát triển rừng ngày càng đượcquan tâm phổ biến, trong năm 2012 Vườn Quốc Gia Ba Bể đã tổ chức tuyên truyềntập huấn được 389 lượt người và đồng thời với việc tuyên truyền tập huấn đó đã tổchức cho bà con nhân dân ký cam kết quản lý bảo vệ rừng
Đối với khoán bảo vệ rừng cho xã Nam Mẫu nằm trong vùng lõi thuộc Vườnquốc gia Ba Bể từ năm 2010 – 2012 được thể hiện qua bảng 3.7
Bảng 3.7: Kết quả điều tra số vụ vi phạm của các thôn 2010 - 2012
Tổng Trong đó hình thức vi phạm
Trang 34TT Tên Thôn DT giao
khoán
số vụ vi phạm
Khai thác rừng trái phép
Vận chuyển buôn bán trái phép
Phá rừng làm nương rẫy
(Nguồn: Số liệu điều tra phỏng vấn 2010 – 2012)
Qua bảng 3.7 cho ta thấy việc giao khoán bảo vệ rừng cho các thôn bản trongnhững năm qua là rất cần thiết Tổng số vụ vi phạm trong 3 năm qua là 163 vụ trong
đó khai thác rừng trái phép là 30 vụ, vận chuyển buôn bán trái phép 126 vụ, phárừng làm nương rẫy 7 vụ Những thôn bản vùng cao như Khâu Qua, Đán Mẩy, NặmDài, Nà Phại, Nà nghè không giao khoán bảo vệ rừng cho thôn đã xảy ra tổng số
132 vụ vi phạm con vùng thấp như thôn Pác Ngòi, Bản Cám, Bó Lù, Cốc Tộc chỉxảy ra 31 vụ vi phạm vì các thôn bản vùng cao thuộc diện gi dời không được hưởnglợi giao khoán bảo vệ rừng nên họ phải dựa vào rừng kiếm sống để trang trải cuộcsống gia đình
Như vậy có thể thấy rằng việc giao khoán - đồng quản lý bảo vệ rừng cộngđồng cho người dân trong vùng lõi xã Nam Mẫu và Ban quản lý rừng Vườn quốcgia Ba Bể có nguyện vọng thiết lập nguyên tắc đồng quản lý TNR là rất cần thiếtcấp bách
3.1.4 Thuận lợi, khó khăn, cơ hội, thách thức trong công tác quản lý bảo vệ rừng tại Vườn Quốc Gia Ba Bể tỉnh Bắc Kạn
Trang 353.1.4.1 Thuận lợi
- Chính sách, pháp luật của Nhà nước đối với lĩnh vực Lâm nghiệp ngày cànghoàn thiện và sát với thực tiễn, tạo cơ sở pháp lý tổ chức thực hiện quản lý bảo vệrừng, phát triển rừng
- Hệ thống chính trị xã hội và người dân ngày càng quan tâm hơn đến bảo vệ môisinh môi trường, bảo vệ phát triển rừng, trong đó có rừng đặc dụng
- Các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước đang quan tâm đầu tư nghiên cứu,phát triển các loài động vật quý hiếm phục vụ công tác nghiên cứu, bảo tồn, nâng caonăng lực cho cán bộ kiểm lâm và nhận thức cho bà con nhân dân
- Quyết định số 104/2007/QĐ-BNN ngày 27/12/2007 của Bộ Nông nghiệp vàPhát triển nông thôn ban hành quy chế quản lý các hoạt động du lịch sinh thái tạicác Vườn quốc gia.các Khu bảo tồn tạo cơ hội khai thác tiềm năng du lịch cho VQG
- Lực lượng Kiểm lâm làm công tác quản lý bảo vệ rừng còn ít việc kiểmtra giám sát không được thường xuyên, năng lực còn hạn chế đặc biệt là kỹ năng,phương pháp làm việc; một số cán bộ bất đồng ngôn ngữ
- Một số cán bộ kiểm lâm thiếu trách nhiệm còn tiếp tay cho người dân khaithác lợi dụng trái phép trong khu vực như các trạm kiểm lâm Nà Bản, Pác Ngòi…
- Phương tiện, trang thiết bị phục vụ công tác tuần tra, kiểm tra, kiểm soátlâm sản, chống chặt phá rừng, khai thác, vận chuyển lâm sản trái pháp luật cònthiếu, chưa đáp ứng được yêu cầu công tác
- Vườn Quốc Gia Ba Bể tiếp giáp tỉnh Tuyên Quang, nên công tác quản lýbảo vệ rừng rất khó phối hợp
Trang 36- Công tác nghiên cứu khoa học còn yếu
- Du lịch sinh thái chưa phát triển
- Người dân trong vùng nghèo, trình độ dân trí thấp sống chủ yếu dựa vào rừng
3.1.4.3 Cơ hội
- Nhà nước có nhiều chính sách ưu tiên phát triển rừng đặc dụng như Quyếtđịnh 24/2012/QĐ-TTg ngày 1/6/2012 về chính sách đầu tư cho phát triển rừng đặcdụng giai đoạn 2011 - 2020
- Có nhiều tổ chức trong và ngoài nước quan tâm đầu tư về công tác bảo tồn
đa dạng sinh học tại Vườn Quốc Gia Ba Bể như dự án 3PAD “Quan hệ đối tác vìngười nghèo trong phát triển nông lâm nghiệp tỉnh Bắc Kạn”
- Có tiềm năng phát triển du lịch sinh thái, bảo tồn phát triển các lễ hội vănhóa các dân tộc như hát then, đàn tính…
- Vườn Quốc Gia Ba Bể có nhiều phong cảnh đẹp như: Đảo bà ngõa, độngbuông, thác đầu đẳng, động hua mạ… không khí mát mẻ trong lành mà nhu cầu về
du lịch sinh thái và nghỉ dưỡng của du khách trong và ngoài nước ngày càng cao
3.1.4.4 Thách thức: Phần nhiều diện tích trong khu rừng đặc dụng là rừng trên núi
đá vôi nên khi xảy ra cháy rừng rất khó có thể xử lý được
- Trình độ sản xuất của người dân còn thấp chưa tiếp cận được các tiến bộkhoa học, công nghệ mới, gia súc của người dân chủ yếu là thả rông như ở thôn BảnCám, Khâu Qua, Nặm Dài, nên còn xảy ra hiện tượng phá rừng
- Nhận thức của người dân về công tác quản lý bảo vệ rừng còn thấp như ởthôn Pác ngòi, Cốc tộc vẫn tiếp tay cho lâm tặc
- Tỷ lệ tăng dân số 0,3% /năm, gây áp lực lớn đối với tài nguyên rừng
- Các hoạt động buôn bán gỗ, động vật hoang dã vẫn diễn ra liên tục, gây áplực đến công tác quản lý bảo vệ rừng
- Du lịch phát triển làm tăng nhu cầu khai thác cây thuốc và các lâm sảnngoài gỗ khác ngày càng cao
3.2 Phân tích thể chế, kiến thức bản địa của cộng đồng người dân địa phương trong công tác bảo vệ và phát triển rừng
Trang 37Qua quá trình nghiên cứu tại xã Nam Mẫu thuộc vùng lõi Vườn Quốc Gia Ba
Bể với đặc điểm thành phần dân tộc đa dạng, có quá trình hình thành từ lâu đời,người dân sống và lao động sản xuất qua nhiều thế hệ đã hình thành các phong tục,tập quán, kiến thức, thể chế bản địa khá phong phú như sau
3.2.1 Kiến thức và thể chế trong hoạt động hái lượm
Kiến thức và thể chế hái lượn trong vườn và trên nương rẫy, người Tày,H’Mông, Dao biết trồng một số những loại rau quả như bí, đỗ mèo, đu đủ, khoailang Rau rừng được lựa chọn qua nhiều thế hệ và được sử dụng hàng ngày như rau
bò khai, lá bét, măng các loại và nhiều loài rau khác Trong quá trình hái lượm rau,quả, ngày nay người dân có những quy định như không được nhổ hết rau trên mộtdiện tích lớn để đảm bảo cho rau tiếp tục tái sinh; đối với những loại hoa quả, như ởcác thôn Khâu Qua, Nặm Dài lấy quả sấu thì không được chặt hạ cây để thu hái
3.2.2 Kiến thức và thể chế trong săn bắt
Trước đây do cuộc sống tự cấp, tự túc nên nguồn thực phẩm hàng ngày kiếmđược của người dân xã Nam Mẫu là dùng cung tên để săn bắn Trong gần đây, họdùng súng quân dụng, sung kép và súng săn Từ năm 1999, các loại súng đã bị thuhồi thì dụng cụ săn bắt của người dân chủ yếu là bẫy Người dân biết tự chế và dùng
nhiều loại bẫy khác nhau như bẫy thò, bẫy tròng chân, bẫy thòng lọng cổ, bẫy kẹp.
Người dân hiểu rất rõ tập tính của các loài động vật là đối tượng săn bắt, như nơikiếm ăn, nơi ngủ, nơi uống nước, mùa sinh đẻ, “mùa mưa con Mang kêu thì nắng,mùa nắng con Mang kêu thì mưa” Người dân thường tổ chức săn bắt theo từngnhóm từ 2-4 người, mỗi đợt đi săn khoảng 1-3 ngày
Trước đây có một số quy ước bất thành văn đối với việc săn bắt như trước khi
đi săn, thợ săn phải làm lễ, khi săn được thú làm lễ cúng chỉ cần một con gà Khisăn được động vật “ba tay”, tức là đường kính ngực đo được 3 gang tay thì phảiđem tới nhà họp thôn làm thịt chia đều cho các HGĐ trong thôn Ngày nay, một sốtập quán đã mai một Động vật đã trở thành hàng hoá nên họ không làm thịt chianhau nữa và ít khi có được những buổi sinh hoạt ăn uống tập trung như trước Tuynhiên, những hiểu biết của người dân về tập tính của động vật vẫn được lưu truyền.Một số quy định mới được hình thành như không làm bẫy thò vì nguy hiểm đối vớingười đi rừng Vì vậy, thay vì đi săn đa số người dân đi câu cá, bắt cá, thả lưới ở hồ,
Trang 38sông những khe suối gần nơi họ sinh sống, để cải thiện bữa ăn hàng ngày hoặc phơikhô để ăn dần.
Ngoài công tác bảo vệ rừng chúng ta cần lập các dự án phát triển chăn nuôi,nuôi trồng thủy sản nhằm nâng cao thu nhập, nâng cao chất lượng cuộc sống chođồng bào xã Nam Mẫu đồng thời đảm bảo mục tiêu bảo tồn được động vật hoanggiá của Vườn quốc gia Ba Bể
3.2.3 Kiến thức và thể chế trong hoạt động sản xuất nương rẫy
Trước dây nguồn lương thực của người dân xã Nam Mẫu chủ yếu phụ thuộcvào nương rẫy Đây là hình thức du canh lợi dụng độ phì của lớp đất dưới tán rừngnguyên sinh
Kinh nghiệm chọn rẫy của họ là chọn rừng già có nhiều cây tạp, tốt nhất là gầnnguồn nước tránh nơi có cây họ dầu và tre nứa vì đất ở đó xấu Trước khi dọn đất
họ cúng thổ địa, dùng cụ phát rẫy là dao, rìu, xà gạt và dùng cọc nhọn để tra hạt.Với chương trình tái định cư định canh năm 1982 tình trạnh du canh du cư của đồngbào giảm hẳn Hiện nay du canh không còn nữa do sự quản lý chặt chẽ đất rừng củaVườn quốc gia Ba Bể Do đó họ chuyển sang thâm canh cây lúa nước và trồng xencanh rẫy, đều đã và đang được phát triển rất mạnh và dễ chăm sóc có hiệu quả kinh
tế cao được thể hiện qua hình 3.1
Hình 3.2 Mô hình canh tác nương rẫy của người dân xã Nam Mẫu
3.2.4 Tập quán canh tác lúa nước và chăn nuôi
Chọn rẫy
đất
Phá, đốt và dọn rẫy
bỏ hạt
Thu hoạch
Làm cỏ trồng
Cây trồnglúa, dẫy
khoai, đu đủ
Bỏ hóa
nhiều năm
Trang 39Trong đời sống hàng ngày người dân sống rất gắn bó với nhau, vào các buổisáng hay chiều tối sau những ngày làm việc đồng áng các gia đình thường quâyquần bên nhau uống nước chè, uống rượu để trao đổi về chuyện làm ăn, bàn kếhoạch làm việc cho những ngày tới, trao đổi cho nhau những kinh nghiệm trong sảnxuất trong đó có liên quan đến bảo vệ và phát triển rừng
+ Trong chăn nuôi người dân ở đây có tập quán chăn thả tự nhiên, nhất làchăn nuôi trâu bò, sau mùa vụ sử dụng cày kéo trâu bò được thả rông vào rừngnhư ở các thôn Bản Cám, Khâu Qua, Nặm Dài quy định là không được chặt cây,trồng trọt ở khu vực chăn thả
Thức ăn cho trâu, bò chủ yếu cỏ VA06, cỏ voi đặc biệt người H’Môngthường sử dụng lá cây Tèo nam (mạy tèo) Tên khoa học Streblus macrophyllusBlume dùng làm thức ăn, vỗ béo cho trâu, bò vì cây này nhiều dinh dưỡng
+ Trong trồng trọt người dân thường sản xuất nhỏ lẻ, manh mún chủ yếutrên đất nương rẫy, đất dốc Phương pháp gieo trồng thủ công Theo điều tra tạimột số thôn như Khâu Qua, Nặm Dài người dân tộc H’Mông ở đây vẫn sử dụngphương pháp gieo ươm trọc lỗ, tra hạt, sử dụng giống ngô địa phương do giốngngô lai (AG49, NK4300, 9698 ) không ngon và cứng thức ăn chủ yếu là làm từbột ngô say (mèn mén) đây cũng là món ăn đặc trưng của người H’mông
3.2.5 Trong khai thác sử dụng lâm sản
Khai thác sử dụng lâm sản 100% số hộ trong xã sử dụng vật liệu làm nhà, làmchuồng trại gia súc, gia cầm đều sử dụng các sản phẩm lấy từ rừng Làm nhà vàchuồng trại gia cầm bằng gỗ vì đa số bà con không có tiền để mua vật liệu xâydựng Nhà bằng gỗ thì phù hợp với sinh hoạt, tập quán của bà con hơn
- 100% hộ gia đình sử dụng củi làm chất đốt, lượng củi trong mùa đông sửdụng nhiều gấp đôi lượng củi sử dụng mùa hè Người dân thường vào rừng láy gỗ
về làm nhà một phần trong số đó họ dùng trao đổi buôn bán, cho nên họ rất am hiểuđặc tính của các loài cây, mà họ thường khai thác Biết các vùng thường xuất hiệncủa các loài cây đó
Trang 40+ Tre, nứa, vầu được bà con thu hái từ tháng 12 các sản phẩm này chủ yếuđược dùng để làm nhà, chuồng trại và các dụng cụ phục vụ cho sản xuất như đansọt, rổ, rá…
+ Măng tre được thu vào tháng 4 và tháng 5 hàng năm sản phẩm này được sửdụng làm rau ăn một phần và phần còn lại được bán cho các thương lái thu mua
+ Rau rừng (rau ngót, bò khai, rau dớn…) được thu hái vào các tháng 3, 4, 5khi mà rau trồng hiếm bà con tìm rau rừng để ăn Thân chuối thì được dùng làmthức ăn thường xuyên cho lợn và thân chuối cũng được khai thác từ rừng, trungbình mỗi hộ chăn nuôi dùng hết 1 đến 2 cây chuối mỗi ngày
+ Mật ong được thu vào tháng 4, 5, 6 Được lấy theo phương pháp truyềnthống hun khói, dùng sào
- Sử dụng một số loài cây trong rừng làm thuốc chữa bệnh như: cỏ lào, dây
bò khai, cỏ tranh, ngải cứu, ráy, dây đau xương, dây đồng tiền, cây mật gấu, hộtchuối rừng, tầm gửi nghiến…
Ngày nay trang phục của họ cũng như người Kinh, do đó nghề dệt thổ cẩm bịmai một Năm 2012 với dự án” Khôi phục nghề dệt thổ cẩm truyền thống” tại nhàvăn hóa thôn Pác Ngòi đã góp phần bảo tồn trí thức truyền thống nghề dệt thổ cẩm.Nguồn nguyên liệu chỉ màu phục vụ cho nghề dệt thổ cẩm được mua từ Mai Châu,Hòa Bình, họ không dùng nguyên liệu trực tiếp từ cây rừng Cùng với sự phát triển
du lịch sinh thái ở Vườn quốc gia Ba Bể các sản có tiềm năng phát triển, thúc đẩykhôi phục làng nghề truyền thống, tận dụng lao động nhàn rỗi tăng thu nhập chongười dân điều đó mạng lại hiệu quả rất lớn trong việc giảm nạn phá rừng