Các kết quả nghiên cứu đã phác thảo một bức tranh về lâm sản ngoài gỗ trênthế giới với số lượng khổng lồ các giống loài.. Nhìn chung, trong thời gian qua những nghiên cứu về lâm sản ngoà
Trang 1MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1 Đặt vấn đề 1
2 Mục tiêu 2
2.1 Mục tiêu chung 2
3 Giới hạn của đề tài 2
4 Ý nghĩa đề tài 2
Chương 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 3
1.1 Tổng quan vấn đề nghiên cứu 3
1.1.1.Trên thế giới 3
1.1.2 Những nghiên cứu ở Việt Nam 9
1.1.3 Thảo quả và những nghiên cứu phát triển 17
1.2 Tổng quan khu vực nghiên cứu 21
1.2.1 Điều kiện tự nhiên 21
1.2.2 Tài nguyên rừng 25
1.2.3 Điều kiện kinh tế xã hội 26
Chương 2: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP 29
2.1 Nội dung nghiên cứu 29
2.2 Phương pháp nghiên cứu 29
2.2.1 Quan điểm và cách tiếp cận của đề tài 29
2.2.2 Phương pháp nghiên cứu cụ thể 29
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 34
3.1 Phân tích ảnh hưởng của các yếu tố tự nhiên đến quá trình sinh trưởng, phát triển và hiệu quả mô hình trồng thảo quả tại xã Quan Thần Sán 34
3.1.1 Đặc điểm cấu trúc rừng nơi trồng thảo quả 34
3.1.2 Đặc điểm đất nơi trồng thảo quả 38
3.1.3 Đặc điểm hình thái và sinh trưởng của thảo quả ở khu vực nghiên cứu 39
3.2 Đánh giá hiệu quả mô hình trồng thảo quả dưới tán rừng tại xã Quan Thần Sán 61
3.2.1 Năng suất, sản lượng thảo quả 61
3.2.2 Chất lượng thảo quả 62
Trang 23.2.3 Thị trường tiêu thụ 63
3.2.4 Chính sách khuyến khích phát triển thảo quả 63
3.2.5 Đánh giá hiệu quả của mô hình trồng Thảo quả tại xã Quan Thần Sán 64
3.3 Phân tích SWOT và các bên liên quan trong việc tham gia công tác trồng thảo quả tại xã Quan Thần Sán 66
3.4 Một số giải pháp nâng cao sinh trưởng và năng suất của thảo quả ở Quan Thần Sán 67
3.4.1 Lựa chọn lập địa trồng thảo quả 67
3.4.2 Điều chỉnh độ tàn che nâng cao sinh trưởng và năng suất thảo quả 74
3.4.3 Cải thiện độ ẩm đất bằng biện pháp dẫn nước truyền thống 76
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 77
1 Kết luận 77
2 Tồn tại 78
3 Khuyến nghị 79
TÀI LIỆU THAM KHẢO 80
Trang 3DC Độ cao so với mặt nước biển
UBND Uỷ ban nhân dân
SWOT Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức
Trang 4DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1 Số liệu khí hậu của khu vực Bắc Hà - Si Ma Cai 23
Bảng 3.1 Các chỉ tiêu điều tra rừng ở nơi trồng thảo quả 34
Bảng 3.2 Chỉ tiêu điều tra rừng ở nơi trồng thảo quả dưới rừng tự nhiên 35
Bảng 3.3 Thành phần loài thực vật tại Quan Thần Sán 37
Bảng 3.4 Một số tính chất lý hoá học của đất ở các khu vực trồng thảo quả thuộc xã Quan Thần Sán huyện Si Ma Cai 38
Bảng 3.5 Các chỉ tiêu sinh trưởng của thảo quả tại Quan Thần sán 41
Bảng 3.6 Phương trình liên hệ giữa chiều cao với đường kính, số lá, chiều rộng lá, chiều dài lá của thảo quả 44
Bảng 3.7 Sinh trưởng và năng suất thảo quả của 40 bụi cây mẫu 45
Bảng 3.8 Thu nhập bình quân của nhóm hộ tham gia trồng Thảo quả 64
Bảng 3.9 Bảng tổng hợp thu nhập từ trồng cây Thảo quả xã Quan Thần Sán 64
Bảng 3.10: Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của các bên liên quan 66
Bảng 3.11 Phân cấp độ cao địa hình cho trồng thảo quả 68
Bảng 3.12 Phân cấp độ xốp lớp đất mặt cho trồng thảo quả 69
Bảng 3.13 Phân cấp hàm lượng mùn của lớp đất mặt cho trồng thảo quả 70
Bảng 3.14 Phân cấp độ dày tầng đất cho trồng thảo quả 71
Bảng 3.15 Phân cấp độ ẩm đất cho trồng thảo quả 72
Bảng 3.16 Phân cấp độ chua đất cho trồng thảo quả 73
Bảng 3.17 Phân cấp lập địa cho trồng thảo quả Quan Thần Sán 74
Bảng 3.18 Phân cấp độ tàn che tầng cây cao cho trồng thảo quả 75
Trang 5DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1 Biểu đồ vũ nhiệt Gaussen Walter 24
Hình 3.1 Ảnh thảo quả trồng tại ô tiêu chuẩn số 1, Quan Thần Sán 35
Hình 3.2 Ảnh thảo quả trồng tại ô tiêu chuẩn số 2, Quan Thần Sán 36
Hình 3.3 Ảnh cây thảo quả ( Amomum aromaticum Robx.) 39
Hình 3.4 Ảnh rễ và mầm thảo quả 40
Hình 3.5: Biểu đồ liên hệ giữa chiều cao và đường kính thảo quả 43
Hình 3.6: Biểu đồ liên hệ giữa chiều cao và số lá thảo quả 43
Hình 3.7: Biểu đồ liên hệ giữa chiều cao và chiều rộng lá thảo quả 43
Hình 3.8: Biểu đồ liên hệ giữa chiều cao và chiều dài phiến lá 44
Hình 3.9: Biểu đồ liên hệ giữa năng suất và chiều cao thảo quả 46
Hình 3.10: Biểu đồ liên hệ giữa năng suất và đường kính thảo quả 47
Hình 3.11: Biểu đồ liên hệ giữa chiều cao của thảo quả với độ cao địa hình 49
Hình 3.12: Biểu đồ liên hệ giữa chiều cao thảo quả và độ tàn che tầng cây cao 50
Hình 3.13: Biều đồ liên hệ giữa chiều cao thảo quả và độ ẩm đất 52
Hình 3.14: Biểu đồ liên hệ giữa chiều cao thảo quả và hàm lượng mùn đất 54
Hình 3.15: Ảnh đo, đếm chỉ tiêu cây thảo quả 56
Hình 3.16: Biểu đồ liên hệ giữa chiều cao thảo quả và độ pH đất 56
Hình 3.17: Biều đồ liên hệ giữa chiều cao thảo quả và độ xốp đất 58
Hình 3.18: Biểu đồ liên hệ giữa chiều cao thảo quả và độ dày tầng đất 60
Trang 6MỞ ĐẦU
1 Đặt vấn đề
Trong những năm gần đây, vai trò của rừng ngày càng được nhận thức rõ hơn baogiờ hết Rừng cung cấp gỗ và lâm đặc sản quý phục vụ cho nhu cầu cuộc sốngcủa hàng triệu đồng bào miền núi Rừng là nơi nuôi dưỡng nguồn nước, bảo vệđất, chống xói mòn, làm sạch môi trường và mang giá trị văn hoá, tinh thần Tuy nhiên,cùng với sự phát triển của xã hội, sự bùng nổ của dân số thế giới, rừng ngày càng bị thuhẹp về diện tích, giảm sút về chất lượng Nguyên nhân chủ yếu của mất rừng là sự canthiệp thiếu hiểu biết của con người Với điều kiện sống nghèo đói người ta đã khai thácrừng một cách quá khả năng phục hồi của nó
Nhiều nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng một trong những giải pháp tốt nhấtcho bảo vệ và phát triển rừng là kinh doanh lâm sản ngoài gỗ Nó cho phép tạo đượcnguồn thu nhập kinh tế ổn định cho người dân miền núi trong khi vẫn bảo vệ vàphát triển được rừng Kinh doanh lâm sản ngoài gỗ đang nhận được sự hưởng ứngtích cực của người dân miền núi
Thảo quả là loài cây cho lâm sản ngoài gỗ có thân thảo, sống lâu năm dưới tánrừng Chiều cao trung bình có thể đạt đến 2-3m Hạt thảo quả được dùng làm dượcliệu và thực phẩm có giá trị Trong những năm gần đây thảo quả đã được xuất khẩu ranước ngoài với sản lượng hàng trăm tấn mỗi năm Nó đã trở thành nguồn thu nhậpquan trọng của nhiều hộ gia đình vùng cao ở các tỉnh Yên Bái, Hà Giang, Lào Cai.Thảo quả cũng là loài cây chỉ có thể sinh trưởng, phát triển và cho năng suấtcao khi sống dưới tán rừng Do đó, để trồng và phát triển thảo quả đòi hỏi người dânphải bảo vệ và phát triển rừng Vì vậy, thảo quả đã được đánh giá như một yếu tốquan trọng vừa góp phần phát triển kinh tế xã hội vùng cao, vừa góp phần bảo vệ,phát triển bền vững tài nguyên rừng
Với nhận thức trên, Nhà nước đã có chủ trương khuyến khích các địaphương gây trồng thảo quả Nhà nước không chỉ tuyên truyền về giá trị kinh tế
và sinh thái của thảo quả, mà còn quy hoạch vùng sản xuất thảo quả, xây dựng các
mô hình trình diễn, cho vay vốn gây trồng và cho phép xuất khẩu thảo quả v.v
Trang 7Tuy nhiên, do chưa hiểu biết đầy đủ về đặc điểm sinh thái của thảo quả màviệc gây trồng và phát triển loài cây này đang gặp không ít khó khăn Trong một sốtrường hợp, do gây trồng trên điều kiện lập địa không thích hợp người ta đã làmgiảm sinh trưởng và năng suất của thảo quả Mặt khác do người dân khai thác gỗ và mởrộng tán rừng một cách quá mức Để góp phần giải quyết tồn tại trên tôi thực hiện đề
tài: "Đánh giá hiệu quả hiệu quả mô hình trồng thảo quả (Amomum aromaticum
Roxb.) dưới tán rừng tại xã Quan Thần Sán – huyện Si Ma Cai – Lào Cai làm cơ
sở đề xuất các giải pháp phát triển bền vững".
2 Mục tiêu
2.1 Mục tiêu chung
Mục tiêu chung của đề tài là tìm hiểu ảnh hưởng của một số yếu tố hoàn cảnh đếnsinh trưởng và năng suất của thảo quả góp phần xây dựng cơ sở khoa học đề xuất cácgiải pháp phát triển bền vững ở xã Quan Thần Sán, huyện Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai
2.2 Mục tiêu cụ thể
Xác định được quan hệ định lượng giữa sinh trưởng và năng suất của thảo quảvới một số yếu tố hoàn cảnh Đề xuất được một số giải pháp kỹ thuật chủ yếugóp phần nâng cao sinh trưởng và năng suất của thảo quả ở khu vực nghiên cứu
3 Giới hạn của đề tài
Về đối tượng: đối tượng nghiên cứu của đề tài là loài cây thảo quả 7 tuổi
được trồng phổ biến tại xã Quan Thần Sán huỵên Si Ma Cai
Về nội dung: đề tài tập trung nghiên cứu ảnh hưởng của một số yếu tố hoàn
cảnh dễ xác định, có ảnh hưởng đến nhiều yếu tố hoàn cảnh khác như: (đặc điểmcấu trúc rừng, độ cao so với mặt biển, độ dốc, độ ẩm đất, độ xốp, độ dày tầng đất,
độ pH, hàm lượng mùn trong đất) và đánh giá hiệu quả mô hình trồng thảo quả dướitán rừng (Hiệu quả kinh tế, hiệu quả môi trường và hiệu quả xã hội)
4 Ý nghĩa đề tài
Thông qua kết quả nghiên cứu giúp cho tác giả có một phương pháp nghiêncứu, tổng hợp và viết báo cáo Kết quả đề tài là nguồn tư liệu quan trọng để ngườidân trồng thảo quả tham khảo, nhằm nâng cao năng xuất hiệu quả Thảo quả dướitán rừng trên địa bàn nghiên cứu
Trang 8Chương 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
1.1 Tổng quan vấn đề nghiên cứu
1.1.1.Trên thế giới
1.1.1.1 Khái niệm về lâm sản ngoài gỗ
Trước đây, người ta coi gỗ là sản phẩm chính của rừng, còn các lâm sản khácnhư song, mây, dầu, nhựa, sợi, lương thực, thực phẩm, dược liệu v.v do có khốilượng nhỏ lại ít được khai thác, nên thường coi là sản phẩm phụ của rừng Người tagọi chúng là lâm sản phụ (minor forest products) hoặc đặc sản rừng (special forestproducts) Trong những thập kỷ gần đây, rừng bị tàn phá mạnh, gỗ trở nên hiếm và
sử dụng ít dần, nhiều nguyên liệu khác như kim loại và các chất tổng hợp dần dầnthay thế gỗ trong công nghiệp và các ngành khác Trong khi đó các "Lâm sản phụ"được sử dụng ngày càng nhiều hơn và với những chức năng đa dạng hơn Một sốnghiên cứu gần đây đó cho thấy nếu được quản lý tốt thì nguồn lợi từ “Lâm sảnphụ” hoàn toàn không nhỏ, đôi khi còn lớn hơn cả gỗ Vì vậy, để khẳng định vai tròcủa các "Lâm sản phụ" người ta đó sử dụng một thuật ngữ mới thay cho nó là "Lâmsản ngoài gỗ" ("Non- timber forest products" hay "Non-wood forest products").Các nhà khoa học đã đưa ra những khái niệm khác nhau về lâm sản ngoài gỗ.Theo Jenne.H de Beer (1992)[39] “Lâm sản ngoài gỗ được hiểu là toàn bộ độngvật, thực vật và những sản phẩm khác ngoài gỗ của rừng được con người khai thác
và sử dụng” Năm (1994)[48], trong hội nghị các chuyên gia lâm sản ngoài gỗ củacác nước vùng Châu Á - Thái Bình Dương họp tại Bangkok, Thái Lan đã thông quakhái niệm về lâm sản ngoài gỗ như sau:
"Lâm sản ngoài gỗ bao gồm tất cả các sản phẩm cụ thể, có thể tái tạo, ngoài
gỗ, củi và than Lâm sản ngoài gỗ được khai thác từ rừng, đất rừng hoặc từ các câythân gỗ Vì vậy, các sản phẩm như cát, đá, nước, du lịch sinh thái không phải là cáclâm sản ngoài gỗ" Để có một khái niệm chung và thống nhất, hội nghị do tổ chứcNông lương thế giới tổ chức vào tháng 6/1999 đã đưa ra khái niệm về lâm sản ngoài
Trang 9gỗ như sau: "Lâm sản ngoài gỗ bao gồm những sản phẩm có nguồn gốc sinh vật, khác
gỗ, được khai thác từ rừng, đất có rừng và các cây thân gỗ"
Sau nhiều năm nghiên cứu về lâm sản ngoài gỗ Jenne.H de Beer (1992)[39]
đó bổ sung khái niệm lâm sản ngoài gỗ Theo ông "Lâm sản ngoài gỗ bao gồm cácnguyên liệu có nguồn gốc sinh vật, không phải là gỗ, được khai thác từ rừng đểphục vụ con người Chúng bao gồm thực phẩm, thuốc, gia vị, tinh dầu, nhựa, nhựa
mủ, ta nanh, thuốc nhuộm, cây cảnh, động vật hoang dã (động vật sống hay các sảnphẩm của chúng), củi và các nguyên liệu thô như tre, nứa, mây, song, gỗ nhỏ vàsợi" Theo khái niệm này của Jenne.H de Beer là đơn giản, dễ sử dụng nhưng khácvới hầu hết các khái niệm trước đây là ông đã đưa củi vào nhóm lâm sản ngoài gỗ
1.1.1.2 Nghiên cứu về lâm sản ngoài gỗ
- Về tính đa dạng của lâm sản ngoài gỗ:
Các nghiên cứu chỉ ra rằng rừng nhiệt đới không chỉ phong phú về tài nguyên
gỗ mà còn đa dạng về các loài thực vật cho sản phẩm ngoài gỗ Khi nghiên cứu sự
đa dạng lâm sản ngoài gỗ trong phạm vi một bản ở Thakek, Khammouan, Lào người ta
đã thống kê được 306 loài lâm sản ngoài gỗ trong đó có 223 loài làm thức ăn Để thuậntiện cho việc nghiên cứu một chuyên gia lâm sản ngoài gỗ của FAO, đã chia lâmsản ngoài gỗ thành 4 nhóm chính như sau:
A Cây sống và các bộ phận của cây
B Động vật và các sản phẩm của động vật
C Các sản phẩm được chế biến (các gia vị, dầu nhựa thực vật )
D Các dịch vụ từ rừng, Mendelsohn (1989) [38] đã căn cứ vào giá trị sử dụngcủa lâm sản ngoài gỗ để phân thành 5 nhóm: Các sản phẩm thực vật ăn được, keodán và nhựa, thuốc nhuộm và ta nanh, cây cho sợi, cây làm thuốc Ông cũng căn cứvào thị trường tiêu thụ để phân lâm sản ngoài gỗ thành 3 nhóm: Nhóm bán trên thịtrường, nhóm bán ở địa phương và nhóm được sử dụng trực tiếp bởi người thu hoạch.Nhóm thứ ba thường chiếm tỷ trọng rất cao nhưng lại chưa tính được giá trị TheoMendelsohn chính điều này đã làm cho lâm sản ngoài gỗ trước đây bị lu mờ và ítđược chú ý đến
Trang 10Các kết quả nghiên cứu đã phác thảo một bức tranh về lâm sản ngoài gỗ trênthế giới với số lượng khổng lồ các giống loài Chúng có dạng sống, đặc điểm sinhthái và giá trị sử dụng vô cùng đa dạng Tính phong phú của lâm sản ngoài gỗ có ýnghĩa lớn trong giai đoạn hiện nay Nó chứng tỏ một tiềm năng lớn không chỉ chophát triển kinh tế, mà còn cho việc xây dựng những hệ sinh thái có tính ổn định vàbền vững cao Đây cũng là cơ sở cho các nhà khoa học tiến hành những nghiên cứuđầy đủ hơn về lâm sản ngoài gỗ ở mỗi khu vực.
- Về giá trị của lâm sản ngoài gỗ:
Hầu hết mọi người đều thừa nhận lâm sản ngoài gỗ như một yếu tố quan trọngcho phát triển kinh tế xã hội miền núi Ở Ghana, lâm sản ngoài gỗ có vai trò cungcấp thực phẩm, thuốc chữa bệnh, vật liệu xây dựng,v.v đồng thời cũng chiếm gần90% nguồn thu nhập của các hộ gia đình Falconer, (1989) [43] Lâm sản ngoài gỗcũng là một bộ phận của rừng, nếu lâm sản ngoài gỗ được sử dụng một cách hợp lýthì nó đóng vai trò to lớn trong quá trình phục hồi và phát triển rừng ở các nướcđang phát triển Lâm sản ngoài gỗ được các nhà nghiên cứu coi như một yếu tố gópphần bảo tồn rừng và phát triển bền vững ở miền núi nhiệt đới Clark, (1997) [40];Mendelsohn, (1989) [38] Khi nghiên cứu ở lưu vực sông Công gô ở Cameroon,L.Clark kết luận:" Sự phát triển của lâm sản ngoài gỗ là một yếu tố đóng góp vào sự
bảo tồn của hệ sinh thái rừng" Trong nghiên cứu của mình, Mendelsohn (1989)
[38] đó cho thấy người ta có thể gặp một đám sản phẩm có giá trị rất cao Peter(1989) [56] đã tìm thấy những khu rừng với 5 loài cây có giá trị kinh tế cao ở vùngAmazon của Peru Hàng năm chúng cho thu nhập từ 200- 6000 USD/ha Myers(1986) [53] ước lượng khoảng 60% tổng sản phẩm phi gỗ được tiêu thụ bởi ngườiđịa phương và không bao giờ tính ra tiền mặt Rõ ràng là người dân địa phương đãđạt được lợi ích cơ bản của họ từ những khu rừng kế cận Đối với nền kinh tế củamột số nước vai trò của lâm sản ngoài gỗ đó được khẳng định chẳng hạn ở Thái Lantrong năm 1987 đó xuất khẩu lâm sản ngoài gỗ đạt giá trị 23 triệu USD, ở Indonesiacũng trong năm đó đạt 238 triệu USD và ở Malaysia trong năm 1986 xuất khẩuhàng hóa sản xuất từ lâm sản ngoài gỗ đạt xấp xỉ 11 triệu USD (Jenne.H.deBeer,1992[39]) Ở ấn Độ (1982) lâm sản ngoài gỗ chiếm gần 40% giá trị lâm sản và
Trang 1160% giá trị lâm sản xuất khẩu Indonesia (1989) thu 436 triệu USD từ lâm sản ngoài
gỗ (Lê Quý An, 1999[1]) Ở Lào cũng đề ra mục tiêu đến năm 2000 có thể thu hời50% nguồn lợi của rừng không phải là gỗ (Cứu lấy trái đất, 1993[31]) Trong một
số trường hợp lợi ích thu được từ lâm sản ngoài gỗ lớn hơn nhiều so với thu nhập từcác sản phẩm khác
Nghiên cứu về tiềm năng kinh tế của lâm sản ngoài gỗ ở Đông Nam Á chothấy có ít nhất 30 triệu người chủ yếu dựa vào các sản phẩm ngoài gỗ, đóng góp chothị trường thế giới khoảng 3 tỷ USD từ các đồ gia dụng làm từ song mây Nhiều nướctrên thế giới như Brazil, Colombia, Equado, Bolivia, Thái Lan, Indonesia, Maylaysia,
Ấn Độ, Trung Quốc đã và đang nghiên cứu sử dụng hợp lý các sản phẩm ngoài gỗnhằm nâng cao đời sống của người dân bản địa nhằm bảo vệ đa dạng sinh học củacác hệ sinh thái rừng địa phương
Rừng như một nhà máy quan trọng đối với xã hội và lâm sản ngoài gỗ là mộttrong những sản phẩm quan trọng nhất của nhà máy này (Mendelsohn, 1992) Phântích vai trò của lâm sản ngoài gỗ ở vùng nhiệt đới tác giả còn nhận thấy ý nghĩa đặcbiệt của nó với việc bảo tồn rừng Bởi vì việc khai thác lâm sản ngoài gỗ có thể luônđược thực hiện với sự tổn hại ít nhất đến rừng, đảm bảo cho rừng ở trạng thái nguyênvẹn tự nhiên Bằng việc phát triển kinh doanh sản phẩm ngoài gỗ, rừng tự nhiên cóthể được giữ gìn nguyên vẹn, trong khi người dân địa phương vẫn có thể thu được lợiích từ các khu rừng này Tác giả khẳng định rằng, việc kinh doanh lâm sản ngoài gỗ
sẽ ngày càng được phát triển như một yếu tố triển vọng nhất cho quản lý rừng bềnvững, cho giải quyết vấn đề môi trường và phát triển ở vùng núi nhiệt đới
Như vậy, các nghiên cứu đều đưa ra nhận định lâm sản ngoài gỗ có một vai trò
to lớn, nó không phải là sản phẩm "Phụ", mà là một trong những sản phẩm chínhcủa rừng, có ý nghĩa đến quá trình phát triển kinh tế xã hội miền núi và góp phầnvào bảo tồn và phát triển rừng Gần đây, những phát hiện mới về tiềm năng của lâmsản ngoài gỗ như khả năng phục hồi nhanh, cho thu hoạch sớm với năng suất kinh
tế cao và ổn định, có khả năng kinh doanh liên tục, phù hợp với quy mô hộ gia đình
và đặc biệt là việc khai thác chúng gần như không tổn hại đến rừng đó thúc đẩynhiều nhà khoa học tham gia vào nghiên cứu phát triển lâm sản ngoài gỗ Phần lớn
Trang 12các nghiên cứu đều tập trung ở các nước nhiệt đới, nơi mà tiềm năng về lâm sảnngoài gỗ phong phú nhất, còn việc khai thác gỗ lại thường gây tổn hại nhiều nhấtđối với hệ sinh thái rừng.
- Về kiến thức bản địa:
Hiện nay đã có nhiều công trình nghiên cứu về kiến thức bản địa liên quan đếnlâm sản ngoài gỗ Các nghiên cứu chỉ ra rằng, kiến thức bản địa về gây trồng, pháttriển và sử dụng lâm sản ngoài gỗ của người dân là rất quan trọng trong quá trìnhquản lý và sử dụng lâm sản ngoài gỗ một cách hợp lý Bởi vì kiến thức bản địa lànhững kết quả nghiên cứu đã được đúc kết và thử nghiệm lâu ngày của người dântrên thực địa
Khi nghiên cứu về kiến thức bản địa ở Ghana của Facolner (1997) [43], tác giả đãkhẳng định: kiến thức bản địa là những kiến thức quí báu, có giá trị trong quá trình gâytrồng phát triển và sử dụng hợp lý tài nguyên lâm sản ngoài gỗ Tuy nhiên, để nâng caonăng suất và tính bền vững trong quy trình sử dụng lâm sản ngoài gỗ đòi hỏi cần có sựkết hợp giữa kết quả nghiên cứu khoa học thực sự với kiến thức bản địa
Cách tiếp cận có hiệu quả nhất để đánh giá nguồn tài nguyên lâm sản ngoài gỗ
là thu nhận kiến thức bản địa Tuy nhiên, khi sử dụng kiến thức bản địa có 3 khó khăn
để cung cấp thông tin đạt mức độ tin cậy trong khoa học, đó là: Các thông tin thườngchung chung, không cụ thể; Khái niệm loài lâm sản ngoài gỗ ở địa phương thườngkhác với khái niệm trong sinh vật học; Kiến thức bản địa ở mỗi địa phương có khácnhau và mức độ áp dụng khác nhau Vì vậy, tác giả kết luận “Trong nghiên cứu lâmsản ngoài gỗ kiến thức bản địa rất quan trọng tuy nhiên, cần kết hợp nghiên cứu kiếnthức bản địa với nghiên cứu thực địa Kết quả các công trình nghiên cứu về kiến thứcbản địa là đã chỉ ra tầm quan trọng của nó trong quá trình sử dụng bền vững lâm sảnngoài gỗ Tuy nhiên, các kiến thức bản địa này có một số hạn chế, đặc biệt là mức độtin cậy trong khoa học Vì vậy, để phát triển các mô hình lâm sản ngoài gỗ cần kếthợp áp dụng kiến thức bản địa với kiến thức hiện đại của các lĩnh vực liên quan”
- Về nghiên cứu kỹ thuật trồng, khai thác và chế biến lâm sản ngoài gỗ
Nhận thức được tầm quan trọng của lâm sản ngoài gỗ trong chương trình pháttriển lâm nghiệp, nhiều quốc gia, tổ chức quốc tế đã đầu tư nghiên cứu, hoàn thiện
Trang 13về hệ thống biện pháp kỹ thuật nhằm phát triển một số loài lâm sản ngoài gỗ nào đãcho năng suất cao Có nhiều công trình nghiên cứu về gây trồng quế, sa nhân, cọdầu v.v Các công trình nghiên cứu đều khẳng định, trên thế giới đã có nhiều loàilâm sản ngoài gỗ được nghiên cứu đầy đủ và hệ thống.
- Về thị trường và các yếu tố xã hội khác liên quan đến phát triển lâm sản ngoài gỗ
Thị trường là một yếu tố cần thiết đảm bảo tính bền vững kinh tế của một sảnphẩm lâm sản ngoài gỗ Đây là một trong yếu tố đảm bảo hiệu quả, bền vững trongquá trình kinh doanh lâm sản ngoài gỗ Nghiên cứu về thị trường luôn đồng nghĩavới phát triển lâm sản ngoài gỗ, là một mắt xích trong quá trình kinh doanh lâm sảnngoài gỗ Kết quả nghiên cứu về thị trường làm cơ sở để xác định quy mô, cơ cấucây trồng và tính ổn định của mô hình kinh doanh lâm sản ngoài gỗ phù hợp vớitừng không gian và thời gian cụ thể
Nhìn chung, trong thời gian qua những nghiên cứu về lâm sản ngoài gỗ trênthế giới đó cho thấy được tiềm năng lớn lao của lâm sản ngoài gỗ ở các nước nhiệtđới, đã khẳng định vai trò quan trọng của lâm sản ngoài gỗ trong đời sống kinh tế -
xã hội nông thôn miền núi, coi đây là một trong những yếu tố triển vọng nhất chobảo tồn và phát triển rừng, góp phần giải quyết mục tiêu quản lý rừng bền vững củacác nước nhiệt đới Các nghiên cứu cũng chỉ ra những nguyên nhân cản trở, nhữngrào cản chính đối với việc quản lý hiệu quả tài nguyên lâm sản ngoài gỗ ở nhiềunước là tính chất tự do tiếp cận của lâm sản ngoài gỗ, thị trường lâm sản ngoài gỗchưa hoàn hảo Ngoài ra, việc thiếu những thông tin đầy đủ đó làm cho nhiều ngườichưa nhận thức đầy đủ về giá trị của lâm sản ngoài gỗ, trong đó có cả những ngườilập chính sách
Cho đến nay phát triển lâm sản ngoài gỗ được xem là một trong những nộidung của chiến lược quản lý rừng bền vững theo hướng "Bảo tồn có khai thác" Tuynhiên, những chính sách cho phát triển lâm sản ngoài gỗ thực sự là chưa được chú ýđúng mức Biểu hiện của nó mới dừng ở mức nhà nước cho phép khai thác lâm sảnngoài gỗ ở hầu hết các loại rừng, kể cả rừng phông hộ, giảm thuế với các hàng hóalâm sản ngoài gỗ, tăng cường nghiên cứu những kiến thức có liên quan đến lâm sản
Trang 14ngoài gỗ, tăng cường phổ cập cho nông dân kỹ thuật khai thác, chế biến và tiêu thụcác lâm sản ngoài gỗ v.v
Người ta nhận thấy còn thiếu những nghiên cứu đầy đủ về kỹ thuật, chính sáchcho phát triển lâm sản ngoài gỗ, trong đã có chính sách sử dụng tài nguyên, chínhsách quản lý cộng đồng, chính sách thị trường, chính sách ngân hàng tín dụng,chính sách khoa học công nghệ, chính sách dân tộc, chính sách về giới v.v có liênquan đến phát triển lâm sản ngoài gỗ
Trong những năm gần đây, xu hướng nghiên cứu của thế giới là các nghiên cứunhằm phát triển bất kỳ một sản phẩm nào luôn luôn phải được nhìn nhận toàn diện.Một sản phẩm được phát triển không chỉ được nghiên cứu đầy đủ về yếu tố kỹ thuật
mà cả yếu tố xã hội Về kỹ thuật phát triển lâm sản ngoài gỗ, do tính đa dạng của lâmsản ngoài gỗ, các nghiên cứu kỹ thuật về lâm sản ngoài gỗ chủ yếu tập trung vào một
số loài có giá trị kinh tế cao Số loài lâm sản ngoài gỗ khác, kết quả nghiên cứu kỹthuật chủ yếu dựa trên các kiến thức bản địa Vì vậy, để phát triển lâm sản ngoài gỗmột nhu cầu cấp thiết đó là cần phải có nghiên cứu đầy đủ về kỹ thuật đối với một sốloài có giá trị cao nhằm phát triển mở rộng và tăng năng suất
1.1.2 Những nghiên cứu ở Việt Nam
1.1.2.1 Nhận thức về lâm sản ngoài gỗ
Nhận thức được vai trò quan trọng của lâm sản ngoài gỗ từ năm 1978, nhànước đó thành lập phòng nghiên cứu Lâm đặc sản, về sau phát triển thành Phân việnĐặc sản rừng và nay là Trung tâm Nghiên cứu Lâm đặc sản thuộc Viện khoa họclâm nghiệp Việt Nam Theo quyết định số 639/TCLĐ ngày 27/9/1995 của Bộ Lâmnghiệp thì Trung tâm Nghiên cứu lâm đặc sản có nhiệm vụ chính là nghiên cứu sảnxuất, gây trồng, cải tiến và áp dụng các kỹ thuật khai thác, chế biến và bảo quản lâmsản ngoài gỗ Đây là cơ quan đầu ngành về lâm sản ngoài gỗ ở Việt Nam Trongnhiều năm Trung tâm đã nghiên cứu, phát hiện những lâm sản ngoài gỗ có giá trị.Ngoài ra những nghiên cứu về lâm sản ngoài gỗ còn được thực hiện ở một số cơ sởnghiên cứu và đào tạo của ngành lâm nghiệp, nông nghiệp và ngành khác như TrườngĐại học Lâm Nghiệp, Viện Điều tra Quy hoạch rừng, Trường Đại học Quốc gia HàNội, Trường Đại học Dược, Viện Dược liệu, Viện Khoa học Kỹ thuật Nông NghiệpViệt Nam, v.v
Trang 15Trước đây, xuất phát từ tình hình thực tiễn, sản phẩm có giá trị cao được khaithác từ rừng được gọi là " Đặc sản rừng" Từ năm 1986 cho đến nay, với chủ trươngchuyển nền kinh tế từ bao cấp sang cơ chế thị trường, đổi mới quản lý rừng, nhữngnhận thức về vai trò của lâm sản ngoài gỗ trong quá trình xóa đói, giảm nghèo vàbảo tồn rừng đã có nhiều thay đổi "Lâm sản phụ" và "Đặc sản rừng" được gọichung là "Lâm sản ngoài gỗ" Trong cuốn "Tổng quan lâm sản ngoài gỗ ở ViệtNam" đưa ra khái niệm lâm sản ngoài gỗ ở Việt Nam như sau: " Lâm sản ngoài gỗ
là các sản phẩm có nguồn gốc sinh vật lấy từ rừng hoặc đất rừng, nó không bao gồm
gỗ, củi, than gỗ và các sản phẩm không có nguồn gốc sinh vật Lâm sản ngoài gỗbao gồm các nhóm tre nứa, mây song, cây thuốc, cây làm thực phẩm, gia vị, tinhdầu, dầu bột, nhựa, nhựa mủ, ta nanh, thuốc nhuộm, cây cảnh, động vật hoang dã(động vật sống hay các sản phẩm của chúng).v.v " Khác với định nghĩa củaJ.H de Beer, ở Việt Nam các tác giả đã không xếp củi và than gỗ vào lâm sản ngoài
gỗ trong khi đó khi nghiên cứu ở khu bảo tồn thiên nhiên Kẻ Gỗ, Hà Tĩnh, một sốchuyên gia đã xếp củi và than gỗ trong nhóm lâm sản ngoài gỗ [39]
1.1.2.2 Nghiên cứu phát triển lâm sản ngoài gỗ
- Về đa dạng lâm sản ngoài gỗ và cách phân loại
Với vai trò quan trọng của lâm sản ngoài gỗ trong thời đại hiện nay, việc làmtrước tiên để phát triển chúng ta cần nghiên cứu xác định và phân loại được toàn bộlâm sản ngoài gỗ, sau đó tập trung nghiên cứu một số loại lâm sản ngoài gỗ có thếmạnh ở nước ta Các kết quả nghiên cứu cho thấy lâm sản ngoài gỗ ở Việt Nam rấtphong phú đa dạng
Từ năm 1996 -2000, khi nghiên cứu về lâm sản ngoài gỗ, một số nhà khoa họctại Trung tâm nghiên cứu lâm đặc sản đã xác định được danh lục các loài lâm sảnngoài gỗ, trong đó có khoảng 40 loài tre nứa, 40 loài song mây, 60 loài cây có chứa
ta nanh, 260 loài cho dầu và nhựa, 160 loài chứa tinh dầu, 70 loài chứa chất thơm vàhàng trăm loài làm thức ăn Trung tâm nghiên cứu Lâm đặc sản, (1999) [30] Năm(1999) [8] Võ Văn Chi, Trần Công Khánh (2000) [13] Đây là những công trình có
ý nghĩa quan trọng, là cơ sở để phát hiện và đánh giá tiềm năng các loài lâm sảnngoài gỗ ở nước ta, từ đó đề xuất phương hướng phát triển lâm sản ngoài gỗ cho
Trang 16từng khu vực một cách khoa học hợp lý Năm 2000 [3], Nguyễn Ngọc Bình, PhạmĐức Tuấn trồng cây nông nghiêp dược liệu và đặc sản dưới tán rừng, đã đánh giá vềlâm sản ngoài gỗ trong cuốn: "Phân tích phân ngành lâm sản ngoài gỗ ở Việt Nam".Nội dung công trình đã đưa ra được khái niệm, cách phân loại, một số vấn đề vànhững hạn chế lâm sản ngoài gỗ ở Việt Nam Các tác giả đã thống kê được ở ViệtNam có 76 loài cho nhựa thơm, 600 loài cho ta nanh, 93 loài cho chất màu, 160 loàichỉ cho dầu, 260 loài cho tinh dầu và 1498 loài cho các dược phẩm Tác giả chorằng trong điều kiện hiện nay, cần tập trung nghiên cứu và phát triển về lâm sảnngoài gỗ đặc biệt là một số loài đặc hữu, giá trị cao, có thế mạnh ở nước ta như thảoquả ở Lào Cai, trúc sào ở Cao Bằng, quế ở Yên Bái.v.v Đây là những công trìnhnghiên cứu và phân tích tổng hợp các thế mạnh về ngành lâm sản ngoài gỗ ở ViệtNam Công trình đã đưa ra một cách nhìn mới về tình hình phát triển lâm sản ngoài
gỗ ở nước ta hiện nay và từ đã xác định hướng đi cho ngành lâm sản ngoài gỗ trongtương lai Ở Việt Nam, khung phân loại lâm sản ngoài gỗ đầu tiên được chính thứcthừa nhận bằng văn bản là “Danh mục các loài đặc sản rừng được quản lý thốngnhất theo ngành” Đây là văn bản kèm theo Nghị định 16/HĐBT ngày 10/12/1984của Hội đồng Bộ trưởng về việc thống nhất quản lý các đặc sản rừng Theo danhmục này đặc sản được chia làm 2 nhóm lớn: Hệ cây rừng và hệ động vật rừng Mỗinhóm lớn lại được chia làm nhiều nhóm phụ như sau:
- Nhóm cây rừng cho nhựa, ta nanh, dầu và tinh dầu
- Nhóm cây rừng cho dược liệu
- Nhóm cây rừng cho nguyên liệu làm các loại hàng tiểu thủ công và mỹ nghệ
- Các sản phẩm công nghiệp được chế biến từ nguyên liệu là các loại cây rừng
- Các nhóm động vật rừng cho da, lông, xương, ngà, thịt, xạ, mật, dược liệu vàcác nhóm động vật rừng có đặc dụng khác
Khung phân loại lâm sản ngoài gỗ trên của chúng ta là một mốc quan trọng,đánh giá sự tiến bộ về nhận thức, sự hiểu biết về lâm sản ngoài gỗ của Việt Nam.Mặc dù còn một vài điểm chưa thật hợp lý như: Coi shellac (loại nhựa cánh kiến đỏ
đã được chế biến) là sản phẩm có nguồn gốc thực vật
Trang 17Căn cứ vào danh mục phân loại lâm sản ngoài gỗ ở Việt Nam đó được banhành, Trung tâm nghiên cứu Lâm đặc sản đã dựa vào tính chất của sản phẩm để đưa
ra hệ thống phân loại như sau:
Lâm sản ngoài gỗ gồm 2 hệ là hệ cây rừng và hệ động vật rừng
- Hệ cây rừng có 4 nhóm: nhóm cây rừng cho nhựa, tinh dầu, ta nanh; Nhómcây rừng cho dược liệu; Nhóm cây rừng cho nguyên liệu làm các loại hàng tiểu thủcông và mỹ nghệ; Các sản phẩm công nghiệp được chế biến từ nguyên liệu là cácloại cây rừng
- Hệ động vật rừng gồm 2 nhóm: Nhóm động vật rừng cho da, lông, xương,ngà, thịt, xạ, mật; nhóm các sản phẩm được chế biến từ nguyên liệu do các loạiđộng vật rừng cung cấp và shellac được xếp vào một nhóm riêng Theo cách phânloại này, thảo quả được xếp vào nhóm cây dược liệu Trong khi đó, nhóm cây dượcliệu có rất nhiều loài, có những loài có giá trị cao, có loài có tiềm năng lớn Vì vậy,cách phân loại này chưa nêu lên giá trị đầy đủ của từng loại lâm sản ngoài gỗ vàđược chia ra làm 6 nhóm chính bao gồm:
- Về vai trò và giá trị lâm sản ngoài gỗ:
Ở nước ta, lâm sản ngoài gỗ có vai trò và giá trị to lớn trong đời sống ngườidân vùng núi của nước ta Để khẳng định vai trò và giá trị của lâm sản ngoài gỗ,một số công trình nghiên cứu đã được thực hiện
Khi nghiên cứu về lâm sản ngoài gỗ ở nước ta, các công trình nghiên cứu đềukhẳng định: lâm sản ngoài gỗ chính là một yếu tố cho phát triển kinh tế xã hội miền
Trang 18núi Lâm sản ngoài gỗ đó là nguồn cung cấp các thực phẩm, thuốc chữa bệnh phục
vụ cho cuộc sống của người dân ở nông thôn miền núi Trong quá trình sử dụng, giátrị của lâm sản ngoài gỗ được phát hiện ngày càng nhiều, vai trò của lâm sản ngoài
gỗ đối với phát triển kinh tế xã hội miền núi ngày càng lớn Nhiều nghiên cứu cũngcho thấy, thị trường song mây bắt đầu phát triển mạnh từ 1970 để xuất sang châu
Âu, Bắc Mỹ và Nhật Bản Nghiên cứu của Nguyễn Ngọc Lân (1999) ở khu bảo tồnthiên nhiên Pù Mát (Nghệ An) cho thấy 100% số hộ dân tham gia khai thác gỗ vàlâm sản ngoài gỗ Tác giả cũng cho thấy 22.5% số hộ thường xuyên khai thác mậtong, nứa, song mây; 11.75% số hộ thường xuyên khai thác măng, mộc nhĩ, thu nhậpcủa họ bình quân khoảng 20.000đ/ngày và 8.3% số hộ chuyên khai thác củi bán lấytiền mua lương thực và trong những ngày giáp hạt có tới trên 90% số hộ ở bản ChâuSơn phải vào rừng đào củ mài, củ chuối, củ nâu, hái lá rừng để ăn
Năm 1999, khi nghiên cứu ở Vườn quốc gia Ba Vì, D.A Glimour vàNguyễn Văn Sản (1999) [9] kết luận: lâm sản ngoài gỗ là nguồn thu nhập quantrọng đối với cuộc sống của người dân nông thôn Tác giả cho rằng một trongnhững nguyên nhân mất rừng, làm suy thóai đa dạng sinh học có nguồn gốc từđời sống khó khăn của người dân, lâm sản ngoài gỗ bị sử dụng không hợp lý,cạn kiệt Một trong những giải pháp có hiệu quả để giải quyết vấn đề đời sốngkhó khăn của người dân mà vẫn bảo tồn và phát triển rừng bền vững ở nước ta
là phát triển tài nguyên lâm sản ngoài gỗ
Năm 2001, trong quá trình thực hiện dự án "Sử dụng bền vững lâm sản ngoàigỗ" tại vùng đệm Khu bảo tồn thiên nhiên Kẻ Gỗ và vùng đệm Vườn Quốc gia
Ba Bể các nhà nghiên cứu kết luận rằng: phát triển lâm sản ngoài gỗ là một trongnhững hướng đi đem lại hiệu quả kinh tế cao, đáp ứng mục tiêu nâng cao chất lượngsống cho người dân, từ đó xóa đói giảm nghèo và phát triển kinh tế xã hội trong khuvực Ngoài những đóng góp vào thu nhập nhằm cải thiện cuộc sống của người dânmiền núi, lâm sản ngoài gỗ còn được đánh giá là một yếu tố góp phần bảo tồn rừng
và phát triển bền vững ở miền núi nhiệt đới Nhiều loài lâm sản ngoài gỗ có nguồn
gốc từ các dây leo, cây bụi, cây thảo, cây ký sinh hay phụ sinh sống dưới tán rừng,nên việc khai thác chúng một cách hợp lý sẽ không làm phá vỡ cấu trúc của rừng
Trang 19Do đó rừng kinh doanh lâm sản ngoài gỗ vẫn duy trì được vai trò bảo vệ môi trường
và đa dạng sinh học của rừng
Việc phát triển gây nuôi các loài động, thực vật thuộc nhóm lâm sản ngoài gỗđang có nguy cơ bị tiêu diệt cũng được coi là một hình thức bảo tồn ngoại vi(exsitu) đáng khích lệ Các kết quả trồng hàng vạn cây sâm ngọc linh ở huyện Trà
Mi (Quảng Nam), trồng cây hoàng liên ở Sa Pa (Lào Cai), nuôi hươu sao ở Hà Tĩnh,nuôi nai ở Châu Sơn (Buôn Ma Thuật), nuôi trăn và cá sấu ở đồng bằng sông CửuLong đã thể hiện sự kết hợp giữa bảo tồn và phát triển bền vững Một trong nhữngkhó khăn nhất của công tác bảo tồn thiên nhiên của Việt Nam hiện nay là sức ép củadân cư và nhu cầu thu hái lâm sản của người dân sống trong và quanh Vườn QuốcGia và các Khu Bảo tồn thiên nhiên quá lớn Tình trạng dân số quanh khu bảo tồn
và vùng đệm ngày một tăng, đất canh tác ngày một thu hẹp, người dân có đời sốngquá thấp và thường chỉ sử dụng 3 tháng trong năm cho sản xuất nông nghiệp, thờigian còn lại phải đi vào rừng để thu hái lâm sản và săn bắn để kiếm sống Hiệntượng này là phổ biến ở hầu hết các khu bảo tồn thiên nhiên của Việt Nam Nếukhông giải quyết được sức ép của người dân lên rừng thì không thể bảo vệ tốt cácVườn Quốc gia và Khu Bảo tồn thiên nhiên được Chỉ có lâm sản ngoài gỗ với đặcđiểm dễ nuôi trồng, mau thu hoạch, có giá trị cao mới có thể sớm tăng thu nhập và cảithiện đời sống của người dân miền núi để giảm sức ép của họ lên các khu bảo tồn Cácđiển hình về công tác bảo vệ rừng tốt ở các vùng trồng quế, thảo quả, hồi đã nói lên vaitrò của lâm sản ngoài gỗ với việc bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ rừng Nếu không có cây thảoquả trồng dưới tán, thì chắc chắn hàng nghìn ha rừng tốt của Lào Cai và Hà Giang đã trởthành đất nương rẫy
Trong công trình nghiên cứu "Giá trị và sử dụng lâm sản ngoài gỗ ở 2 tỉnh CaoBằng, Bắc Kạn" (2001) [25] của Phan Văn Thắng và các cộng sự cho thấy giá trị sửdụng của lâm sản ngoài gỗ đối với người dân rất lớn 90% số hộ dân sống dựa vàorừng Sản phẩm khai thác chủ yếu hiện nay là gỗ và lâm sản ngoài gỗ như măng,tre, trúc, hồi, giẻ, và cây dược liệu Thu nhập từ lâm sản ngoài gỗ trong mỗi hộ giađình đứng thứ 2 trong cơ cấu thu nhập của hộ gia đình và chiếm trung bình khoảng22% tổng thu nhập kinh tế
Trang 20Nhìn chung các công trình nghiên cứu đều khẳng định vai trò to lớn của lâmsản ngoài gỗ trong quá trình phát triển kinh tế xã hội miền núi cũng như góp phầnvào công tác bảo tồn rừng Nó đã làm thay đổi nhận thức về tầm quan trọng của lâmsản ngoài gỗ trong thời kỳ hiện nay, làm cơ sở để đề xuất hướng đi mới trong quátrình phát triển kinh tế xã hội miền núi và bảo tồn.
- Về kiến thức bản địa:
Kết quả nghiên cứu của nhiều tác giả đã cho thấy ở Việt Nam tồn tại một hệthống kiến thức bản địa phong phú về lâm sản ngoài gỗ, trong đó có cả những kiếnthức về gây trồng, khai thác, chế biến, sử dụng và thị trường Tuy nhiên, do đa sốkiến thức bản địa được lưu truyền bằng lời nói nên chúng thường tản mạn, mất dầncùng với sự suy thoái của tài nguyên lâm sản ngoài gỗ Đến nay những nghiên cứu
về kiến thức bản địa liên quan đến lâm sản ngoài gỗ còn rất hạn chế
- Về kỹ thuật gây trồng, thu hái và chế biến lâm sản ngoài gỗ:
Để hoàn thiện các biện pháp kỹ thuật liên quan đến xây dựng mô hình kinhdoanh lâm sản ngoài gỗ có hiệu quả, năng suất cao và ổn định, không chỉ sử dụngkiến thức bản địa mà cần dựa trên một số nghiên cứu một cách có cơ sở khoa họcvới các biện pháp tiên tiến, hiện đại Ở nước ta, vào những năm 1950-1960, các nhàkhoa học đó cố gắng nghiên cứu nhằm tạo được mô hình phát triển lâm sản ngoài
gỗ có hiệu quả kinh tế cao và ổn định Các công trình nghiên cứu chủ yếu tập trungmột số loài cây dược liệu, cây đặc sản có giá trị cao như thông, quế, trúc, thanhkao, sa nhân Nguyễn Bá Chất (1990) [7] Đây là các công trình nghiên cứu về hệthống các biện pháp kỹ thuật làm cơ sở cho việc gây trồng và phát triển lâm sảnngoài gỗ Tuy nhiên các công trình chủ yếu tập trung nghiên cứu về một số loài cây
có giá trị cao lúc đó Vẫn còn nhiều loài lâm sản ngoài gỗ giá trị cao nhưng chưađược nghiên cứu đầy đủ, trong đó có giẻ, trầm hương, thảo quả v.v
Nhìn chung cho đến nay còn rất ít các nghiên cứu hướng vào tìm hiểu kỹ thuậtgây trồng lâm sản ngoài gỗ ở dưới tán rừng - cơ sở quan trọng cho bảo tồn rừngbằng phát triển lâm sản ngoài gỗ
Trang 21- Về thị trường lâm sản ngoài gỗ:
Thị trường là một trong những thành tố quan trọng có ý nghĩa quyết định đếnviệc kinh doanh và phát triển lâm sản ngoài gỗ, để phát triển trong các mô hình pháttriển lâm sản ngoài gỗ dựa trên cơ sở phân tích thị trường Nội dung nghiên cứu baogồm 3 giai đoạn:
+ Giai đoạn 1: Đánh giá thực trạng hiện nay
+ Giai đoạn 2: Trên cơ sở phên tích đánh giá thực trạng tiến hành lựa chọn sảnphẩm nhiều hứa hẹn nhất và đưa ra phương pháp tiếp thị
+ Giai đoạn 3: Xây dựng chiến lược doanh nghiệp và một kế hoạch kinhdoanh bền vững
Tác giả đó sử dụng phương pháp phân tích thị trường để đánh giá tính hiệuquả và bền vững của một mô hình kinh doanh lâm sản ngoài gỗ Nó đó chứng minh
về tính bền vững của một mô hình kinh doanh khi tính đến yếu tố thị trường, đồngthời mở ra một cách nhìn mới trong quá trình đề xuất phương thức kinh doanh lâmsản ngoài gỗ Năm 2001, khi nghiên cứu về thị trường lâm sản ngoài gỗ tại VũQuang - Hà Tĩnh, tác giả Lã Thị Phi kết luận: Yếu tố thị trường là căn cứ quan trọng
để đề xuất chiến lược phát triển lâm sản ngoài gỗ Vì những lý do khác nhau mà chođến nay vẫn chưa có một công trình khoa học nào nghiên cứu một cách hệ thống vàđồng bộ về lâm sản ngoài gỗ ở Việt Nam Phần lớn các công trình nghiên cứu nàymới được thực hiện theo hướng chuyên ngành như tập trung phát hiện loài cho lâmsản ngoài gỗ, mô tả đặc điểm hình thái, công dụng, giá trị kinh tế, một số đặc điểmsinh thái, mà thiếu hẳn những nghiên cứu về giải pháp kỹ thuật và kinh tế - xã hộitạo động lực cho phát triển lâm sản ngoài gỗ trở thành nguồn hàng hóa Một số côngtrình trong khi nghiên cứu tương đối đầy đủ về lĩnh vực kỹ thuật thì lại thiếu hẳn vềnghiên cứu thị trường Vì vậy, hầu hết các mô hình kinh doanh lâm sản ngoài gỗ đãxây dựng đều mang tính chất của những mô hình kém bền vững
Chính vì vậy, cho đến nay mặc dự đã nhận thức được vai trò quan trọng củalâm sản ngoài gỗ, nhưng vẫn chưa có những các chính sách thúc đẩy phát triển sảnphẩm ngoài gỗ Những chính sích khuyến khích khai thác sản phẩm ngoài gỗ củarừng được thể hiện chủ yếu trong các “Luật bảo vệ và phát triển rừng” và những các
Trang 22văn bản có liên quan đến “Chính sách giao đất, khoán rừng” Nội dung chủ yếu nhấtcủa các chính sách đó là cho phép người dân được khai thác lâm sản ngoài gỗ củacác khu rừng, kể cả rừng do họ gây trồng hay nhận khoán bảo vệ Văn bản mới nhất
là Quyết định của Thủ tướng chính phủ về đổi mới tổ chức và cơ chế quản lý lâmtrường quốc doanh, ban hành ngày 16 tháng 9 năm 1999 Trong đó có quy định bênnhận khoán đất lâm nghiệp và rừng của lâm trường quốc doanh được hưởng sảnphẩm phụ (lâm sản ngoài gỗ) thu hỏi từ rừng, được quyền đầu tư trồng cây nônglâm kết hợp, xen ghép với cây rừng để tăng thu nhập cải thiện đời sống Việccho phộp tự do khai thác các lâm sản ngoài gỗ một cách không khoa học, không cónhững quy định cụ thể của chính sách nhà nước, của quy định cộng đồng về quyềnlợi và nghĩa vụ trong quá trình khai thác lâm sản ngoài gỗ là một trong nhữngnguyên nhân làm cạn kiệt nhanh tài nguyên lâm sản ngoài gỗ Phần lớn những chínhsách có liên quan đến lâm sản ngoài gỗ chưa tác động tích cực đến bảo tồn và pháttriển nguồn tài nguyên này
1.1.3 Thảo quả và những nghiên cứu phát triển
1.1.3.1 Trên thế giới
Thảo quả là loài cây lâm sản ngoài gỗ có giá trị dược liệu và giá trị kinh tế cao
đó được con người biết đến từ lâu Ở Trung Quốc, thảo quả được gây trồng và sửdụng cách đây hàng trăm năm Nhưng những nghiên cứu về thảo quả còn rất hạnchế Kết quả nghiên cứu thảo quả ban đầu được trình bày trong cuốn sách về côngdụng và giá trị của một số loại cây dược liệu do các nhà y học của Trung Quốc biênsoạn và xuất bản vào đầu thế kỷ 19 Năm 1968, một số nhà nghiên cứu cây thuốc tạiVân Nam, Trung Quốc đó xuất bản cuốn sách "Kỹ thuật gây trồng cây thuốc ởTrung Quốc" Cuốn sách đó đề cập đến cây thảo quả với một số nội dung chủ yếu sau:
- Phân loại thảo quả: gồm có tên khoa học (Amomum tsao-ko Crevost et Lemaire), tên họ (Zingiberaceae).
- Hình thái: dạng sống, thân, gốc, rễ, lá, hoa, quả
- Vùng phân bố ở Trung Quốc
- Đặc điểm sinh thái: khí hậu và đất đai
- Kỹ thuật trồng: Nhân giống, làm đất, trồng, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh hại
Trang 23- Thu hoạch và chế biến: phẩm chất quy cách, bao gói, bảo quản.
- Công dụng: dùng làm thuốc trị các bệnh đường ruột, bệnh hàn
Đây là cuốn sách tương đối hoàn chỉnh đó giới thiệu một cách tổng quát và có hệthống về đặc điểm sinh vật học, sinh thái học, kỹ thuật gây trồng, thu hái chế biến vàbảo quản Tuy nhiên, đây là cuốn sách viết cho cho nhiều loài cây dược liệu nên câythảo quả được giới thiệu ngắn gọn dưới dạng tóm tắt của bản hướng dẫn kỹ thuật chomột số vùng ở Trung Quốc Vì vậy, khi áp dụng ở Việt Nam, một số đặc điểm cũngnhư biện pháp kỹ thuật có nhiều thay đổi để phù hợp với điều kiện ở nước ta Đây vẫn
là cuốn sách ghi lại một cách hệ thống những kiến thức về cây thảo quả
Trong những năm gần đây, khi con người nhận thức được tầm quan trọng củalâm sản ngoài gỗ nói chung và thảo quả nói riêng, một số nhà khoa học tiếp tụcnghiên cứu về thảo quả Năm 1992[39], J.H de Beer - một chuyên gia lâm sảnngoài gỗ của tổ chức Nông lương thế giới - khi nghiên cứu về vai trò và thị trườngcủa lâm sản ngoài gỗ đó nhận thấy giá trị to lớn của thảo quả đối với việc tăng thunhập cho người dân sống trong khu vực vùng núi nơi có phân bố thảo quả nhằm xoáđói giảm nghèo, đồng thời là yếu tố thúc đẩy sự phát triển kinh kinh tế xã hội vùngnúi và bảo tồn phát triển tài nguyên rừng Về nhu cầu thị trường của thảo quả là rấtlớn, chỉ tính riêng ở Lào, hàng năm xuất khẩu khoảng 400 tấn sang Trung Quốc vàThái Lan Đây là công trình nghiên cứu tổng kết về vai trò thảo quả đối với conngười, xã hội cũng như tình hình sản xuất buôn bán và dự báo thị trường, tiềm năngphát triển của thảo quả
Năm 1996, Tiền Tín Trung, một nhà nghiên cứu về cây thuốc dân tộc tại viện
Vệ sinh dịch tễ công cộng Trung Quốc biên soạn cuốn sách "Bản thảo bức tranhmàu Trung Quốc" Cuốn sách đã mô tả tới hơn 1000 loài cây thuốc ở Trung Quốc,một trong số đó là thảo quả Nội dung đề cập là:
- Tên khoa học
- Một số đặc điểm sinh vật học và sinh thái học cơ bản
- Công dụng và thành phần hóa học của thảo quả
Nhìn chung, nội dung có liên quan đến thảo quả trong cuốn sách đề cập tươngđối ngắn gọn, nó cho biết một số đặc điểm cơ bản về tỷ lệ thành phần các chất chứa
Trang 24trong thảo quả nhưng đề cập rất ít đến đặc điểm sinh thái cũng như biện pháp kỹthuật gây trồng và phát triển thảo quả Ở đây tác giả đã đề cập đến đặc điểm phânloại của thảo quả, công dụng, phân bố, một số đặc điểm sinh vật học và sinh tháihọc của thảo quả Tác giả cũng trình bày kỹ thuật nhân giống, trồng, chăm sócbảo vệ, thu hái, chế biến, tình hình sản xuất và buôn bán thảo quả trên thế giới.
1.1.3.2 Việt Nam
Việt Nam nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, ẩm và là một trong những nơiphân bố tự nhiên của thảo quả Từ lâu đời, nhân dân ta đó biết tìm kiếm và khai thác
thảo quả để làm thức ăn, thuốc chữa bệnh và coi thảo quả là cây "truyền thống" Theo
tài liệu của Pháp, thì công trình đầu tiên đề cập đến thảo quả là công trình nghiên cứu
về hệ thực vật Đông Dương của Lecomte et al gồm 7 tập với tên cuốn sách "Thực vậtchí đại cương Đông Dương" Tác giả đó thống kê được toàn Đông dương có hơn
7000 loài thực vật, trong đó 1350 loài cây thuốc nằm trong 160 họ thực vật mà thảoquả là một trong những loài cây có giá trị cao
Năm 1999 [15], khi nghiên cứu những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, tácgiả Đỗ Tất Lợi đó cho rằng: Thảo quả là loài cây thuốc được trồng ở nước ta vàokhoảng năm 1890 Trong thảo quả có khoảng 1-1.5% tinh dầu màu vàng nhạt, mùithơm, ngọt, vị nóng cay dễ chịu có tác dụng chữa các bệnh đường ruột Đây là mộtcông trình nghiên cứu khẳng định công dụng của thảo quả ở nước ta Tuy nội dungnghiên cứu về thảo quả của công trình còn ít, nhưng nó đã phần nào mở ra một triểnvọng cho việc sản xuất và sử dụng thảo quả trong y học ở nước ta Vào những năm
1960 đến những năm 1980, một số nhà khoa học khi nghiên cứu về cây thuốc ở
nước ta có đề cập đến thảo quả Do thảo quả là cây "truyền thống", có đặc thù riêng
khác với một số loài lâm sản ngoài gỗ là có phạm vi phân bố hẹp, chúng được trồngchủ yếu dưới tán rừng ở các tỉnh phía Bắc như Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang nên cácnhà khoa học ít quan tâm Các công trình nghiên cứu liên quan còn tản mạn Năm1982[19], Đoàn Thị Nhu công bố kết quả nghiên cứu của mình về "Bảo vệ, khaithác nguồn tài nguyên cây thuốc thiên nhiên và phát triển trồng cây thuốc trên đấtrừng ở Việt Nam" Trong đó tác giả kết luận: thảo quả là cây dược liệu quý và thíchnghi tốt ở điều kiện dưới tán rừng, tuy nhiên cho đến nay vẫn chưa có nghiên cứunào về kỹ thuật gây trồng thảo quả dưới tán rừng Năm 1994, nhận thức được tiềmnăng nâng cao đời sống kinh tế xã hội của người dân vùng núi từ nghề rừng Tỉnh
Trang 25Lào Cai đã xác định thảo quả là loài cây giá trị cao cần được phát triển Sở Nôngnghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Lào Cai đó phối hợp với các nhà khoa học tạiTrung tâm nghiên cứu lâm đặc sản tiến hành tổng kết các kinh nghiệm gây trồng,thu hái và chế biến bảo quản thảo quả trong nhân dân Sau gần 2 năm điều tra thuthập, tổng hợp kết hợp với một số kết quả nghiên cứu trong và ngoài nước, bảnhướng dẫn kỹ thuật tạm thời gây trồng thảo quả ra đời Nội dung bản hướng dẫn là:xác định tên khoa học loài thảo quả phân bố trong địa phương, mô tả một số đặcđiểm sinh vật học, sinh thái học cơ bản, kỹ thuật nhân giống, trồng, chăm sóc và thuhái Đây là bản hướng dẫn kỹ thuật về gây trồng và thu hái thảo quả ở nước ta Dochủ yếu là tổng kết kinh nghiệm trong nhân dân và kế thừa một số kết quả nghiêncứu trong nước và trên thế giới cho nên các biện pháp kỹ thuật như chọn vùngtrồng, điều kiện lập địa trồng, nhân giống, chọn giống, trồng v.v còn chưa cụ thể,vẫn mang tính chất định tính Các căn cứ để xác định điều kiện lập địa trồng thíchhợp, thời vụ trồng, mật độ trồng v.v để nâng cao năng suất và tính ổn định của môhình trồng thảo quả còn nhiều thiếu sót nên hiệu quả của mô hình thử nghiệm cònthấp và chưa đảm bảo tính bền vững Vì vậy, thực chất bản hướng dẫn kỹ thuật nàychỉ là tạm thời cần nghiên cứu bổ sung, hoàn thiện.
Trong công trình " Đa dạng sinh học có mạch vùng núi cao Sa pa", các tác giảNguyễn Nghĩa Thìn, Nguyễn Thị Thời (1998) [29] đã phân loại lâm sản ngoài gỗtheo hệ thống sinh thái và thống kê được tập đoàn đông đảo thực vật có giá trị làmthuốc ở địa phương Các tác giả đưa ra một số loài cây làm thuốc có thế mạnh củakhu vực không chỉ có giá trị sử dụng mà còn có giá trị xuất khẩu, tăng thu nhập như
củ hoàng liên, thảo quả, cỏ xước,v.v Trong đó cần đặc biệt chú trọng phát triển câythảo quả Bên cạnh một số nghiên cứu về hình thái và sinh thái, để phát hiện tiềmnăng công dụng của thảo quả trong lĩnh vực y dược, một số công trình nghiên cứu
về thành phần hoá học như: công trình về thành phần hoá học của thảo quả, côngtrình đã đưa ra một cách khái quát về vai trò của thảo quả đối với người dân cũngnhư địa phương, tình hình gây trồng, sản xuất, tiềm năng thị trường và hiệu quả củathảo quả tại một số địa phương ở nước ta Công trình này đã vẽ nên một bức tranhkhái quát về hiện trạng và xu hướng phát triển của thảo quả ở nước ta Đồng thời chothấy tiềm năng về thảo quả ở nước ta rất lớn nhưng trong quá trình phát triển và mởrộng gây trồng thảo quả cho năng suất cao còn gặp một số khó khăn Khó khăn lớn
Trang 26nhất là về lĩnh vực kỹ thuật như khi phát triển mở rộng cần trả lời một số câu hỏi: thảoquả được trồng ở đâu và như thế nào cho năng suất chất lượng cao nhất và không ảnhhưởng đến bảo tồn rừng.
Năm 2000, để đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật gây trồng cây đặc sản dưới tánrừng của người dân, Cục Khuyến Nông và Khuyến Lâm biên soạn tài liệu "Trồngcây nông nghiệp, dược liệu và đặc sản dưới tán rừng" Nội dung tài liệu đã nêu giátrị kinh tế, đặc điểm hình thái, sinh thái, phân bố và kỹ thuật trồng, chăm sóc, thuhoạch và chế biến thảo quả dưới tán rừng
Trong những năm gần đây cũng xuất hiện một số tài liệu có trình bày nhữngthông tin về thảo quả như "Một số đặc điểm cơ bản của hệ thực vật Việt Nam"(1999) [6] của tác giả Lê Trần Chấn; Năm 1990[28], khi nghiên cứu về giá trịcủa lâm sản ngoài gỗ đối với người dân ở Sa Pa, Nguyễn Tập đã kết luận: nhờtrồng thảo quả mà hầu hết các gia đình ở thôn Seo Mi Tỷ xã Tả Van, Sa Pa, Lào Cai
đã trở nên giầu có Trước đây, nếu trồng lúa nương mỗi gia đình chỉ thu khoảng 1tấn lúa/năm, giá trị khoảng 2 triệu đồng Nay chuyển sang trồng thảo quả, mỗi giađình hàng năm thu bình quân 2-3 tạ quả, tương đương với giá trị 20 - 40 triệu đồng,gấp 10-20 lần giá trị của trồng lúa trước đây
Nhìn chung những nghiên cứu về thảo quả đã cho thấy đây là loài cây lâm sảnngoài gỗ có giá trị cần được phát triển như một yếu tố góp phần phát triển kinh tế xãhội, xoá đói giảm nghèo và bảo vệ rừng ở một số tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam.Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu về thảo quả chủ yếu thông qua điều tra nhanh vàmang tính chất của những tổng kết kinh nghiệm là chính Những đặc điểm hình thái,sinh thái, phân bố v.v chủ yếu phát hiện ở mức định tính Vì vậy, các hướng dẫn
kỹ thuật thường có tính chất gợi ý, không cụ thể, chưa đáp ứng được yêu cầu củasản xuất hiện nay
1.2 Tổng quan khu vực nghiên cứu
1.2.1 Điều kiện tự nhiên
1.2.1.1 Vị trí địa lý, hành chính
Quan Thần Sán là xã miền núi vùng cao của huyện Si Ma Cai cách trung tâmhuyện lỵ 13 km về phía Đông Có biên giới tiếp giáp với 4 xã như sau: phía Đônggiáp xã Cán Cấu huyện Si Ma Cai, phía Nam giáp với xã Ta Van Chư huyện Bắc
Hà, phía Tây giáp với xã Nàn Sín Huyện Si Ma Cai, Phía Bắc giáp với xã Cán Hồ
Trang 27huyện Si Ma Cai tỉnh Lào Cai Có toạ độ địa lý như sau: 220007'30'' đến 220022'30''
vĩ độ Bắc, 103045' đến 104000' kinh độ Đông
1.2.1.2 Địa hình, địa chất và đất đai
Quan Thần sán là một xã nằm phía Đông Nam của huyện, có địa hình núi cao,chia cắt mạnh, có cấu trúc nhiều tầng lớp Độ cao trung bình trên 950m so với mặtnước biển Do có nhiều tầng lớp nên có dải dông phụ, dụng cụt, từ đó tạo nên địahình, địa thế phức tạp Quá nửa diện tích của xã có độ dốc trên 250, có nhiều nơi dốctrên 350 Độ cao so với mặt nước biển nhỏ nhất là 850 m thuộc thôn Bản Phìn.Địa chất của xã bao gồm trầm tích biến chất và sự xâm nhập của đá granit Dảitrầm tích biến chất chạy từ Đông Bắc sang Tây Nam Phía Đông Bắc là dải có nhiều
đá cẩm thạch và khối đá các bon trầm tích Phía đáy bao gồm loại đá diệp thạch vàphạm vi hẹp hơn đá gnai Độ ẩm và lượng mưa trong khu vực lớn nên sự phong hoáxảy ra mạnh Trong khu vực nghiên cứu có nhiều loại đất khác nhau như đất mùntrên núi cao, đất feralit đỏ vàng trên núi thấp và trung bình được hình thành trên đábiến chất, đá mácma axit tầng đất trung bình và dày với thành phần cơ giới thịt nhẹ
và trung bình Tuy nhiên, chiếm diện tích chủ yếu là 2 loại đất sau:
- Đất mùn alit núi cao phân bố từ độ cao trên 1700 m so với mặt nước biển cómàu nâu xám phát triển trên đá mẹ granit thuộc nhóm mácma axit, tầng trung bình
và dày với thành phần cơ giới là thịt nhẹ và trung bình, đất tơi xốp, hàm lượng dinhdưỡng khá, hàm lượng mùn cao Loại đất này thích nghi với nhiều loại cây trồnglâm nghiệp, cây đặc sản và cây dược liệu, trong đó có thảo quả
- Đất feralit mùn trên núi phân bố từ độ cao 1000m-1700m so với mặt nướcbiển phát triển trên đá biến chất thuộc nhóm macma axit, màu vàng đỏ tầng đất dày
và trung bình, thành phần cơ giới là thịt trung bình, độ pH từ 4- 4.5, hàm lượng dinhdưỡng trung bình và nghèo Loại đất này phân bố tương đối phổ biến, thường đãtrải qua thời kỳ canh tác và trồng rừng tái sinh Nó thích hợp với nhiều loại thực vậtbao gồm các loài cây trồng nông lâm nghiệp, gồm cả cây ăn quả, cây dược liệuv.v Tuy nhiên, đối với cây thảo quả, do đất có hàm lượng mùn thấp, nghèo dinhdưỡng nên đất này mức độ thích hợp không cao
Theo thống kê của phòng Tài nguyên môi trường huyện Si Ma Cai, tổng diệntích tự nhiên toàn xã là 1.001 ha trong đó đất nông nghiệp là 415,87 ha chiếm36,42% tổng diện tích tự nhiên toàn xã Đất lâm nghiệp là 357,5 ha chiếm 35.71%
Trang 28Đất chuyên dùng là 49,64 ha chiếm 0.8%, đất ở là 9.85 ha chiếm 0.3% và đất chưa
sử dụng là 154,03 ha chiếm 15,4% tổng diện tích đất tự nhiên toàn xã Nhìn chungđiều kiện địa hình, địa chất và đất đai trong xã thích hợp đối với nhiều loại độngthực vật Đặc biệt điều kiện đất đai thổ nhưỡng rất thuận lợi cho việc gây trồng vàphát triển loài cây thảo quả trong khu vực
1.2.1.3 Khí hậu, thuỷ văn
- Khí hậu:
Khí hậu của khu vực thuộc khí hậu á nhiệt đới gió mùa, nhưng do phân bố trêncao, có những đặc điểm tương đối khác biệt so với khí hậu cả nước Khí hậu trongkhu vực chia làm 2 mùa rõ rệt Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau Mùa mưa
từ tháng 4 đến tháng 10 Khí hậu thay đổi theo mùa, khí hậu á nhiệt đới vào mùakhô và khí hậu ôn đới vào mùa đông Theo số liệu của Trạm Khí tượng Thuỷ vănBắc Hà thì diễn biến khí hậu trong khu vực như sau:
Bảng 1.1 Số liệu khí hậu của khu vực Bắc Hà - Si Ma Cai
Nguồn: theo số liệu của Trạm khí tưởng Thuỷ văn
Căn cứ vào số liệu trên, đề tài xây dựng biểu đồ vũ nhiệt sau:
Trang 29Hình 1.1 Biểu đồ vũ nhiệt Gaussen Walter
Qua số liệu của Trạm Khí tượng Thuỷ văn cho thấy khu vực có nhiệt độ trungbình hàng năm là 18.2oC, nhiệt độ trung bình tối cao là 34.4oC và nhiệt độ trungbình tối thấp là 5oC, có năm nhiệt độ xuống dưới 1oC, đôi khi có tuyết rơi ở một sốđỉnh núi cao Thời kỳ ấm nhất là từ tháng 5 đến tháng 7, lạnh nhất từ tháng 11 đếnhết tháng 2 năm sau Như thông thường ở phía bắc Việt Nam, khu vực này trải quamột mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 9 Lượng mưa trung bình hàng năm là 1500mm,lượng mưa cao nhất là 2500mm và thấp nhất là 500mm Lượng mưa phân bốkhông đều trong năm, lượng mưa lớn nhất thường xuất hiện vào tháng 7 và tháng 8.Trong các tháng mùa khô lượng mưa trung bình từ 50- 100mm Số ngày có mưa phùntrung bình trong năm là 69 ngày Độ ẩm không khí từ 70-85% và độ ẩm trung bình năm
là 80% Lượng bốc hơi là 85% Tổng số giờ chiếu sáng trong năm là 1378.5 giờ Hàngnăm xuất hiện sương mự từ tháng 11 đến tháng 1 năm sau Thỉnh thoảng trong khu vực
có những đợt sương muối xuất hiện vào tháng 12, tháng 1 và kéo dài khoảng 7 ngày.Khí hậu có khác nhau đáng kể ngay trong khu vực nghiên cứu Gió phổ biếntrong năm được thổi từ tây sang đông Gió Tây Nam thổi từ tháng 3 đến tháng 10,gió Tây Bắc thổi từ tháng 11 đến tháng 2 năm sau Trên những đỉnh cao mây che
Trang 30phủ hầu hết các ngày trong năm Mây cũng có thể lan xuống các sườn thấp và thunglũng tạo nên không khí tương đối ẩm ướt, càng lên cao, chế độ khí hậu càng lạnh.Như vậy đặc điểm khí hậu tại khu vực cho thấy khu vực có khí hậu á nhiệt đới,nhiệt độ trung bình thấp, lượng mưa, độ ẩm không khí trung bình năm cao và không
có tháng hạn và tháng kiệt Đây là những điều kiện khí hậu phù hợp với đặc điểmsinh thái của thảo quả
- Thuỷ văn:
Suối lớn nhất trong xã là suối Sừ pà Phìn bắt nguồn từ xã Nàn Sín chảy dọc theochiều dài xã giáp phần ranh giới phía Đông Bắc, chảy sang xã Cán Hồ về Sán Chảihuyện Si Ma Cai, nhiều suối nhỏ bắt nguồn từ phía Tây Nam đổ vào suối Sừ Pa Phìntrên suốt dọc chiều dài của nó, tạo thành mạng lưới thủy văn của xã Lòng các suốithường sâu, hẹp, nhiều thác ghềnh Do độ dốc cao nên trong mùa mưa thường xuấthiện lũ ông và lũ quét, ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống của người dân
Nhìn chung, hệ thống thuỷ văn trong khu vực là rất phức tạp Tuy nhiên, đây
là nguồn tài nguyên đảm bảo cung cấp nước sinh hoạt và sản xuất cho người dântrong vùng
- Kiểu rừng kín thường xanh mưa ẩm á nhiệt đới núi thấp
- Kiểu rừng kín hỗn hợp cây lá rộng, lá kim, ẩm á nhiệt đới núi thấp
- Kiểu rừng kín cây lá kim ôn đới ẩm núi vừa
Đề tài nghiên cứu ở hai kiểu rừng khác nhau nên hệ thực vật trong khu vựcđơn giản, có 50 loài thực vật bậc cao Trong đó 3 họ có trên 10 loài, 15 chi có trên 5
loài Các họ phổ biến là Lauraceae, Fagaceae, Mangoliaceae, Ericaceae, Betulaceae,
Trang 31Rosaceae,.v.v có tới 10 họ chỉ có 1 chi 2 loài, và 8 họ 1 chi 1 loài, có một số loài
quý hiếm như pơ mu, thông nàng, thông tre, du sam (Trần Đình Lý,1996[21])
- Động vật rừng:
Theo nghiên cứu mới đây của Adrew Tordoff, Steven Swan (1999[2]) có thểnhận thấy sự đa dạng và mức độ phong phú của động thực vật trong khu vực khôngcao nhưng rất giàu đối với những động vật khác, chẳng hạn: chim 347 loài, trong đó
có 49 loài chỉ có ở vùng tây bắc bộ, động vật lưỡng cư có số loài tương đối cao
1.2.3 Điều kiện kinh tế xã hội
Quan Thần Sán bao gồm 5 thôn: Sừ Pà Phìn, Sín Chải, Lao Chải, Bản Phìn và HốSáo Chải Kết quả thống kê cho thấy một số đặc điểm về kinh tế xã hội như sau
1.2.3.1 Dân số, dân tộc:
Hiện nay toàn xã có 274 hộ, sống chủ yếu dựa vào nông lâm nghiệp với tổng
số nhân khẩu là 1715 người, bình quân một hộ có 6.25 người Tỷ lệ tăng dân số là2.5% 100% dân trong xã là người dân tộc H'mông Họ phân bố ở 5 thôn với mật độ
là 51 người/km2 Xã hiện có 928 lao động chiếm tỷ lệ 54,1% tổng số dân
1.2.3.2 Hoạt động sản xuất nông lâm nghiệp:
Trong xã có các loại đất đai được thống kê ở bảng sau:
Bảng 1.2 Các loại đất đai trong xã Quan Thần sán
Trang 32Số liệu cho thấy tổng diện tích tự nhiên của xã tương đối lớn, bình quân gần2ha/người, trong đó chủ yếu là đất lâm nghiệp Diện tích đất nông nghiệp chỉ chiếm4.6% Diện tích đất ruộng lúa chỉ chiếm 2.4%, bình quân 450m2/người Diện tích đấtruộng ít cùng với năng suất thấp và bấp bênh nên một phần cuộc sống người dânphải dựa vào rừng Bảo vệ rừng và trồng thảo quả trong những năm gần đây đã trởthành nguồn thu nhập quan trọng của người dân địa phương.
Trước đây, do cuộc sống du canh du cư, đời sống nhân dân chủ yếu là nhờ vàonương rẫy nên việc chặt phá rừng, đốt nương làm rẫy diễn ra và gây hậu quảnghiêm trọng Từ đó dẫn đến nguồn tài nguyên rừng bị cạn kiệt, đồi núi trọc tănglên Hiện có tới 21% diện tích đất chưa sử dụng, về thực chất đây là đất đá bị thoáihóa do hệ quả của hoạt động nương rẫy trong thời gian dài Từ năm 1994, thực hiệnchương trình " Phủ xanh đất trống đồi nui trọc" (327) của Đảng và Nhà nước, nhândân đã được nhận khoán rừng bảo vệ và trồng rừng phủ xanh đồi núi trọc nên diệntích rừng của toàn xã tăng lên Với chính sách hỗ trợ kinh tế của nhà nước, nhữngthuận lợi của điều kiện thiên nhiên một số hộ gia đình đã biết trồng thảo quả dướitán rừng tạo thêm thu nhập, tự vươn lên xóa đói giảm nghèo So với năm 2007 số hộnghèo đói hiện nay đã giảm đi rõ rệt, chỉ còn khoảng 20%, số hộ khá tăng lên 7.5%,
số hộ trung bình là 72.5%
1.2.3.4 Cơ sở hạ tầng
Hiện nay trong toàn xã có 1 tuyến đường chạy từ trung tâm huyện đến UBND xãvới 12 km và thông sang xã Ta Van Chư của huyện Bắc Hà Từ trung tâm xã cóđường đến hầu hết các thôn được bê tông hóa Có điện lưới quốc gia đến tận các thônbản 100% số hộ trong thôn được sử dụng điện để phục vụ cho sinh hoạt gia đình
1.2.3.5 Y tế, giáo dục
Toàn xã có một trạm y tế với diện tích 1000m2, với một nữ hộ sinh trung cấp
và 3 y tá sơ cấp Trong xã có 1 trường tiểu học, 1 trường cấp 2 và một trường mầm non
và có 5 thôn có 5 phân hiệu Tỷ lệ trẻ em đi học hiện chiếm 95%
Nhìn chung, xã Quan Thần Sán là một xã miền núi có tài nguyên thiên nhiênphong phú và nhiều điều kiện thuận lợi cho phát triển nông lâm nghiệp, trong đó có
Trang 33phát triển thảo quả Tuy nhiên, hiện tại Quan Thần Sán vẫn là một trong những xãnghèo, điều kiện kinh tế xã hội chưa phát triển tương xứng với tiềm năng của địaphương Phát triển thảo quả cũng như phát triển lâm nghiệp nói chung được xácđịnh như một thế mạnh, một yếu tố cho chuyển đổi sang sản xuất hàng hóa, gópphần xoá đói giảm nghèo và bảo vệ phát triển tài nguyên rừng ở địa phương.
Trang 34Chương 2 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
2.1 Nội dung nghiên cứu
- Phân tích ảnh hưởng của các yếu tố tự nhiên đến quá trình sinh trưởng, pháttriển và hiệu quả mô hình trồng thảo quả tại xã Quan Thần Sán
- Đánh giá hiệu quả mô hình trồng thảo quả dưới tán rừng
- Phân tích những thuận lợi, khó khăn, cơ hội và thách thức
- Đề xuất một số giải pháp góp phần nâng cao năng suất, hiệu quả và quản lýbền vững tài nguyên rừng tại địa phương
2.2 Phương pháp nghiên cứu
2.2.1 Quan điểm và cách tiếp cận của đề tài
Trồng thảo quả dưới tán rừng là một hoạt động tổng hợp, đa ngành, vì vậyquan điểm nghiên cứu và cách tiếp cận của đề tài là có sự tham gia và kế thừa tối đacác thông tin, tài liệu, số liệu đã có
Đề tài xuất phát từ việc khảo sát, đánh giá các nhân tố chi phối đặc thù đến côngtác trồng thảo quả tại xã Quan Thần Sán như: Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, kinh tế
- xã hội; thực trạng quản lý tài nguyên rừng ở khu vực nghiên cứu,… từ đó nhìn nhận
ra mối quan hệ của công tác quản lý bảo tồn tài nguyên rừng với các vấn đề kinh tế,
xã hội của địa phương để thấy được những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và tháchthức đối với công tác bảo vệ tài nguyên rừng ở đây Trên cơ sở đó, đề tài đi sâu xemxét vai trò của các các bên có liên quan đến việc phát triển trồng thảo quả, quản lýrừng, rút ra những ưu điểm, nhược điểm cần khắc phục làm cơ sở cho việc đề xuấtcác giải pháp góp phần phát triển thảo quả và quản lý bền vững tài nguyên rừng
2.2.2 Phương pháp nghiên cứu cụ thể
2.2.2.1 Điều tra cấu trúc rừng
Đề tài tập trung nghiên cứu ở hai trạng thái rừng chính là rừng trồng thuầnloài Tống Quá Sủ và rừng tự nhiên Lập 30 OTC mỗi ô 1000m2, lập 30 ô ở 30 hộvới 2 loại rừng có trồng thảo quả Trên mỗi OTC tiến hành đo đếm tầng cây gỗ về
số lượng, tình hình sinh trưởng, trữ lượng, độ tàn che và độ che phủ của rừng
Trang 352.2.2.2 Điều tra phân tích đất nơi nghiên cứu
Lập 30 ô tiêu chuẩn ở 30 hộ có trồng thảo quả trên 2 kiểu rừng khác nhau đểphân tích xác định thành phần cơ giới, độ dày trung bình, màu sắc, độ xốp, tỷ lệ đálẫn, tỷ lệ mùn, pHKCL và độ ẩm
2.2.2.3 Đặc điểm hình thái và sinh trưởng của thảo quả ở khu vực nghiên cứu
Điều tra sinh trưởng của thảo quả
Các chỉ tiêu sinh trưởng của thảo quả được điều tra gồm: chiều cao bình quâncủa những cây đã có quả (H), số cây của bụi (nt), số hoa của bụi (Ft), đường kính cáchgốc 10cm (D), chiều dài lá bình quân (Dla), chiều rộng lá (Rla), số lá (nla)
Chiều cao bụi (H): được đo bằng sào có khắc vạch tới cm và đo tất cả các câycủa bụi Chiều cao bụi là giá trị trung bình tất cả các cây trong bụi
Đường kính trung bình các cây trong bụi (D): Đường kính các cây trong bụiđược đo bằng thước kẹp với độ chính xác tới mm Sau đó tính bình quân cho cả bụi;Chiều dài (Dla), chiều rộng lá (Rla) được đo bằng thước có khắc vạch tới cm Giá trịchiều dài và chiều rộng lá của bụi là giá trị trung bình
Điều tra năng suất của thảo quả
Thời gian điều tra thu thập số liệu hiện trường không trùng với thời kỳ raquả nên đề tài chỉ điều tra được số chùm hoa trên mỗi bụi mà không điều tra trựctiếp được năng suất quả Vì vậy, đề tài đã áp dụng phương pháp đánh giá nhanh
để xác định năng suất của 40 bụi thảo quả điển hình cho khu vực nghiên cứu.Những bụi điều tra khác nhau về số cây, chiều cao trung bình, đường kính gốc
v.v Tại mỗi bụi điển hình, phỏng vấn 5 chủ hộ về số quả của một chùm hoa.
Trên cơ sở các thông tin điều tra trực tiếp và phỏng vấn được đề tài xác định năng suất cho từng bụi điển hình theo công thức sau
NS = mi Ft P N/1000 (kg/ha) Trong đó: NS là năng suất thảo quả tươi
mi là số quả của 1 chùm hoa của bụi, được xác định bằng phỏng vấn trực tiếp tại mỗi bụi điều tra thứ i
Ft là số chùm hoa của bụi, được xác định bằng cách đếm trực tiếp trên các bụi điều tra thứ t
Trang 36P (gam) là trọng lượng trung bình của 1 quả, được xác định thông qua phỏng vấn người dân (P =12gam).
Nt là mật độ thảo quả (Nt=1650 bụi / ha)
2.2.2.4 Thu thập các thông tin, số liệu và kết quả nghiên cứu đã có
- Những kết quả nghiên cứu và kinh nghiệm về quản lý rừng của các nước trênthế giới
- Những tài liệu về thể chế, chính sách trong nông lâm nghiệp ở Việt Nam nhưLuật đất đai, Luật Bảo vệ và Phát triển rừng, Chính sách giao đất lâm nghiệp, Chínhsách khoán bảo vệ rừng; quyền hưởng lợi, nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân đượcgiao, được thuê, nhận khoán rừng và đất lâm nghiệp; trách nhiệm quản lý Nhà nướccác cấp về rừng và đất lâm nghiệp,
- Những tài liệu liên quan đến điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Si
- Phương pháp đánh giá nhanh nông thôn RRA
+ Lựa chọn 30 hộ gia đình và cán bộ địa phương để phỏng vấn theo phươngpháp đánh giá nhanh nông thôn RRA Các hộ gia đình và cán bộ được lựa chọn từcác xã lân cận Tiêu chí để lựa chọn là các hộ gia đình phải đại diện cho các địa vị
xã hội, mức sống, địa bàn cư trú, nhận thức, thành phần dân tộc, khả năng tiếp cận,lĩnh vực quản lý (nếu là cán bộ) khác nhau
+ Địa điểm khu vực thu thập thông tin có tính đại diện cao, phản ánh đúngthực trạng vấn đề nghiên cứu
+ Các chủ đề phỏng vấn tập trung vào: Mức sống của các hộ gia đình, nhữnghoạt động có ảnh hưởng đến tài nguyên rừng, sự phụ thuộc của người dân vào rừng,vai trò của người dân đối với công tác bảo tồn tài nguyên rừng và những kiến nghị,
đề xuất của họ,…
Trang 37+ Công cụ điều tra chủ yếu là bảng các câu hỏi phỏng vấn với những câu hỏiđịnh hướng, bán định hướng và không định hướng.
- Phương pháp đánh giá nông thôn có sự tham gia PRA được áp dụng để kiểm
tra kết quả, củng cố những thông tin thu được từ phương pháp kế thừa cũng nhưphương pháp đánh giá nhanh nông thôn; xác định những cơ hội, thách thức đến quátrình quản lý rừng; lựa chọn các giải pháp ưu tiên cũng như đề xuất và kiến nghị nhữngbiện pháp quản lý sử dụng có hiệu quả và hợp lý tài nguyên rừng
+ Đề tài thực hiện những cuộc trao đổi, thảo luận với các đối tượng đại diệncho các xã lân cận khu vực nghiên cứu với những chủ đề có liên quan đến trồngthảo quả và quản lý rừng Trong quá trình trao đổi, thảo luận, người thực hiện đề tàigiữ vai trò là người thúc đẩy và định hướng cuộc trao đổi mà không đưa ra những ýkiến mang tính quyết định và không áp đặt tư tưởng của mình cho những thành viêntham gia thảo luận
+ Lựa chọn đối tượng: Nhóm đối tượng phỏng vấn, thảo luận thu thập thôngtin đa dạng, phong phú về địa vị xã hội, mức sống, địa bàn cư trú, nhận thức, thànhphần dân tộc, khả năng tiếp cận, lĩnh vực quản lý khác nhau nhưng đều có sự hiểubiết về các vấn đề có liên quan đến trồng thảo quả
+ Nội dung trao đổi, thảo luận tập trung vào:
Lịch sử thôn bản: Lịch sử thôn bản được sử dụng để tìm hiểu quá trình hìnhthành, định cư của các thôn bản, quá trình chuyển đổi các phương thức tổ chức sảnxuất, diễn biến của hoạt động sử dụng rừng và đất rừng, sự thay đổi về nhận thức,kiến thức của người dân và những nguyên nhân thay đổi trong trồng thảo quả dướitán rừng biện pháp quản lý rừng của cư dân địa phương
+ Công cụ được lựa chọn cho phương pháp này là bảng câu hỏi phỏng vấn.Các câu hỏi phỏng vấn là những câu hỏi bán định hướng và được sắp xếp theo chủ
đề phỏng vấn
2.2.2.6 Phương pháp chuyên gia
Phương pháp chuyên gia được sử dụng để hiệu chỉnh và hoàn thiện kết quả thôngtin thu thập sau khi xử lý tài liệu ngoại nghiệp Với phương pháp này, kết quả phân tíchđánh giá thông tin của đề tài được gửi đến một số chuyên gia có kinh nghiệm trong lĩnh
Trang 38vực quản lý rừng bền vững, các nhà quản lý và tổ chức cộng đồng của địa phươngđóng góp ý kiến Những ý kiến của các chuyên gia, nhà quản lý sẽ được sử dụng đểđiều chỉnh và hoàn thiện các thông tin đó thu thập ở địa phương.
2.2.2.7 Phương pháp phân tích thông tin và xử lý số liệu
Các số liệu, thông tin thu thập được trong thời gian ngoại nghiệp sẽ đượcthống kê, sắp xếp theo thư tự ưu tiên, mức độ quan trọng của từng vấn đề, từng ýkiến và từng quan điểm Sau đó, thông tin được tổng hợp, phân tích và đánh giátheo phương pháp SWOT, khung, đối chiếu với kết quả điều tra nhanh Nhữngthông tin thu được bằng phân tích định tính và định lượng đều có tầm quan trọng nhưnhau và được sử dụng làm tư liệu cơ bản để xây dựng báo cáo tổng kết đề tài Cácthông tin, số liệu được tổng hợp, phân tích, đánh giá theo các nội dung sau:
- Phân tích, đánh giá các thông tin về điều kiện tự nhiên liên quan đến trồngthảo quả dưới tán rừng
- Phân tích, đánh giá các thông tin về kinh tế liên quan đến trồng thảo quả dướitán rừng
- Phân tích các thông tin về thực trạng quản lý rừng trong vùng nghiên cứu
- Phân tích, đánh giá các thông tin về xã hội liên quan đến trồng thảo quả dướitán rừng
- Phân tích, đánh giá các thông tin về thể chế chính sách, những tồn tại, vướngmắc về chế độ chính sách trong trồng thảo quả dưới tán rừng
2.2.2.8 Phương pháp phân tích và xử lý số liệu:
- Các số liệu thu thập sẽ được tính toán và xử lý trên các phần mềm máy vitính thông dụng
- Phân tích SWOT (điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức)
Trang 39Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1 Phân tích ảnh hưởng của các yếu tố tự nhiên đến quá trình sinh trưởng, phát triển và hiệu quả mô hình trồng thảo quả tại xã Quan Thần Sán.
3.1.1 Đặc điểm cấu trúc rừng nơi trồng thảo quả
Ở Quan Thần Sán người dân đã trồng thảo quả ở 2 khu vực với 2 kiểu rừngkhác nhau rõ rệt Kết quả điều tra 30 ô tiêu chuẩn được trình bày trong các phụ biểu
01, 02 Dưới đây là một số đặc điểm cấu trúc rừng ở từng khu vực
3.1.1.1 Rừng trồng thuần loài (Tống quá sủ)
Khu vực trồng thảo quả thứ nhất cách trung tâm xã 2 km về phía Đông, có độ caotrung bình so với mặt nước biển 950m, dưới rừng phục hồi sau nương rẫy Đặc điểmlâm phần được phản ảnh qua một số chỉ tiêu điều tra ở 15 ô tiêu chuẩn dưới đây
Bảng 3.1 Các chỉ tiêu điều tra rừng ở nơi trồng thảo quả
dưới rừng trồng thuần loài Tống Quá Sủ
(cây/ha)
D1.3 ( cm)
Hvn
Hdc (m)
Độ TC (%)
Số liệu trên cho phép đi đến những nhận xét sau:
- Mật độ cây rừng thấp (1350 cây/ha), phần lớn cây trội đã bị chặt trong quátrình dọn rừng
- Đường kính và chiều cao cây rừng không lớn (D1.3= 15.5cm, Hvn=9.3m).Theo kết quả phỏng vấn thì khu rừng này đã trồng 10 năm Như vậy, lúc đầu người ta
đã trồng thảo quả vào rừng mới trồng 7 năm
- Trữ lượng rừng hiện rất thấp (97,08m3/ha) Điều này có thể ảnh hưởngđến cường độ trao đổi vật chất, năng lượng trong hệ sinh thái rừng và khả năng cảitạo hoàn cảnh của nó
Trang 40- Độ tàn che rừng thấp (37%) Như vậy, hoàn cảnh rừng đã bị thay đổi khôngđáng kể so với độ tàn che thích hợp với cây thảo quả trong quá trình dọn rừngtrồng thảo quả.
Tỷ lệ che phủ của cây bụi thảm tươi tương đối cao (67%), chứng tỏ hoàn cảnhrừng đã mang đặc điểm tương đối rõ rệt của các khoảng trống
Hình 3.1 Ảnh thảo quả trồng tại ô tiêu chuẩn số 1, Quan Thần Sán
3.1.1.2 Rừng tự nhiên
Khu vực trồng thảo quả thứ hai cách trung tâm xã 4 km về phía tây bắc, có độcao so với mặt nước biển trung bình 1650m, dưới rừng tán rừng tự nhiên đã bị tácđộng mạnh Đặc điểm lâm phần được phản ảnh qua chỉ tiêu điều tra ở 15 ô tiêuchuẩn dưới đây
Bảng 3.2 Chỉ tiêu điều tra rừng ở nơi trồng thảo quả dưới rừng tự nhiên
Chỉ tiêu (cây/ha) N D1.3
( cm)
Hvn (m) M (m3) Hdc (m) Độ TC (%)
Số liệu ở bảng trên cho phép đi đến những nhận xét sau
- Mật độ cây rừng thấp (250 cây/ha), nhiều cây tầng cao đã bị chặt trong quátrình dọn rừng trồng thảo quả