Đánh giá hiệu quả của mô hình trồng Thảo quả tại xã Quan Thần

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ mô HÌNH TRỒNG THẢO QUẢ (AMOMUM AROMATICUM ROXB) dưới tán RỪNG (Trang 70 - 72)

4. Ý nghĩa đề tài

3.2.5.Đánh giá hiệu quả của mô hình trồng Thảo quả tại xã Quan Thần

3.2.5.1. Đánh giá hiệu quả kinh tế

Qua thu thập số liệu phỏng vấn của 30 hộ tham gia trồng cây Thảo quả (10 hộ giàu, 11 hộ trung bình và 9 hộ nghèo). Kết quả thu được bảng sau:

Bảng 3.8. Thu nhập bình quân của nhóm hộ tham gia trồng Thảo quả

TT Nhóm hộ Diện tích bình quân/hộ (ha) Sản lượng bình quân/ha/hộ (kg) Thu nhập quân/ha/hộ (triệu đồng) 1 Giàu 1,66 226,59 27,190 2 Trung bình 0,41 58,84 7,060 3 Nghèo 0,27 29,43 3,532

Kết quả bảng trên cho thấy nhóm hộ giàu có thu nhập lớn, qua phỏng vấn và khảo sát thực địa nhóm hộ giàu có nguồn lực đầu tư mở rộng diện tích, đầu tư phân bón, kỹ thuật đúng quy trình nên năng suất và sản lượng cao hơn rất nhiều nhóm hộ nghèo. Qua tổng hợp của cả xã về diện tích trồng Thảo quả được thể hiện bảng sau:

Bảng 3.9. Bảng tổng hợp thu nhập từ trồng cây Thảo quả xã Quan Thần Sán

TT trồng thảo Loại rừng quả

Diện tích (ha) Sản lượng khô bình quân/ha (kg) Tổng sản lượng khô (kg) Thu nhập (tr. đồng) 1 Rừng tự nhiên 24,3 133,53 3.244,8 389,376 2 Rừng Trồng 10,7 124,62 1.3334 160,012 Tổng 25,0 4.578,2 549,388

Từ kết quả bảng trên cho thấy trồng thảo quả dưới tán rừng tự nhiên đặc biệt rừng phục hồi cho năng suất và sản lượng cao hơn cả. Với giá thị trường hiện nay 120.000đ/kg Thảo quả khô, tổng thu nhập toàn xã là 549,184 triệu đồng. Như vậy với việc trồng Thảo quả cho thu nhập cao giúp bà con trong xã đã thoát nghèo.

Tạo ra thu nhập thường xuyên cho người dân sống ở rừng: Do đặc thù văn hóa, điều kiện dân trí mà hiện tượng khá phổ biến tại vùng cao là người dân chủ yếu khai thác LSNG theo cách tự nhiên. Hiện toàn huyện có khoảng 2/3 dân số sống tại vùng cao, số người sống nhờ vào nguồn thu nhập từ lâm nghiệp, lâm sản cũng rất nhiều. Điều không thể phủ nhận là đã có hàng trăm hộ nông dân làm kinh tế giỏi và là hộ giàu tại khu vực nông thôn, vùng cao trên địa bàn hiện nay đều có yếu tố lâm nghiệp giữ vai trò chủ đạo.

Do đây là các vùng núi cao nên người dân sống chủ yếu dựa vào rừng việc phát triển cây LSNG có tác dụng tạo công ăn việc làm và ổn định đời sống cho người dân giải quyết vấn đề xóa đói giảm nghèo ở dân tộc miền núi.

Thảo quả nguồn thu lớn và quan trọng của một số xã và nhiều gia đình ở các vùng cao của huyện Si Ma Cai nói riêng và tỉnh Lào Cai nói chung.

Không ít gia đình đã thoát nghèo và trở thành triệu phú, tỷ phú từ trồng Thảo Quả trong rừng nguyên sinh. Có lẽ vì vậy, cây rừng tự nhiên trong những nương Thảo Quả luôn được người dân tự nguyện bảo vệ nghiêm ngặt từ đời này sang đời khác. Có 20 hộ nghèo và cận nghèo sau khi tham gia trồng thảo quả đã thoát nghèo vươn lên làm giàu nhờ trồng thảo quả; Trong 3 năm trở lại đây số hộ tham gia trồng thảo quả, bảo vệ và phát triển rừng được nâng lên trên 40 hộ với diện tích trên 25ha.

Khả năng chế biến thảo quả của các hộ cũng được nâng lên nhờ được tiếp cận và tham gia các lớp tập huấn do dự án Tây Ban Nha hỗ trợ; Thị trường tiêu thụ: các hộ có nhiều cơ hội tham gia vào Hội thảo quả trong chuỗi giá trị thảo quả của tỉnh Lào Cai, không bị tư thương ép giá; Huyện đã có nhiều chính sách mở, thu hút các chương trình dự án, các tổ chức Chính Phủ và Phi Chính phủ cụ thể như CT135, Nghị Quyết 30a, dự án của tổ chức Tây Ban Nha, dự án hỗ trợ ngành NN&PTNT Danida;

3.2.5.3. Hiệu quả môi trường

Độ che phủ của rừng được coi là an ninh về môi trường. Qua điều tra tại địa phương lãnh đạo xã cho biết trước khi triển khai trồng theo quy hoạch toàn xã chỉ có khoảng 3 ha chủ yếu là do người dân tự trồng, phân tán nhỏ lẻ, sau 3 năm thực hiện sự chỉ đạo của huyện, xã và nhờ làm tốt công tác khuyến nông toàn xã hiện nay có 40 hộ trồng với 25 ha. Nâng độ che phủ của rừng lên đáng kể.

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ mô HÌNH TRỒNG THẢO QUẢ (AMOMUM AROMATICUM ROXB) dưới tán RỪNG (Trang 70 - 72)