Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ mô HÌNH TRỒNG THẢO QUẢ (AMOMUM AROMATICUM ROXB) dưới tán RỪNG (Trang 26 - 30)

4. Ý nghĩa đề tài

1.2.1.Điều kiện tự nhiên

1.2.1.1 Vị trí địa lý, hành chính

Quan Thần Sán là xã miền núi vùng cao của huyện Si Ma Cai cách trung tâm huyện lỵ 13 km về phía Đông. Có biên giới tiếp giáp với 4 xã như sau: phía Đông giáp xã Cán Cấu huyện Si Ma Cai, phía Nam giáp với xã Ta Van Chư huyện Bắc Hà, phía Tây giáp với xã Nàn Sín Huyện Si Ma Cai, Phía Bắc giáp với xã Cán Hồ

huyện Si Ma Cai tỉnh Lào Cai. Có toạ độ địa lý như sau: 220007'30'' đến 220022'30'' vĩ độ Bắc, 103045' đến 104000' kinh độ Đông.

1.2.1.2. Địa hình, địa chất và đất đai

Quan Thần sán là một xã nằm phía Đông Nam của huyện, có địa hình núi cao, chia cắt mạnh, có cấu trúc nhiều tầng lớp. Độ cao trung bình trên 950m so với mặt nước biển. Do có nhiều tầng lớp nên có dải dông phụ, dụng cụt, từ đó tạo nên địa hình, địa thế phức tạp. Quá nửa diện tích của xã có độ dốc trên 250, có nhiều nơi dốc trên 350. Độ cao so với mặt nước biển nhỏ nhất là 850 m thuộc thôn Bản Phìn.

Địa chất của xã bao gồm trầm tích biến chất và sự xâm nhập của đá granit. Dải trầm tích biến chất chạy từ Đông Bắc sang Tây Nam. Phía Đông Bắc là dải có nhiều đá cẩm thạch và khối đá các bon trầm tích. Phía đáy bao gồm loại đá diệp thạch và phạm vi hẹp hơn đá gnai. Độ ẩm và lượng mưa trong khu vực lớn nên sự phong hoá xảy ra mạnh. Trong khu vực nghiên cứu có nhiều loại đất khác nhau như đất mùn trên núi cao, đất feralit đỏ vàng trên núi thấp và trung bình được hình thành trên đá biến chất, đá mácma axit tầng đất trung bình và dày với thành phần cơ giới thịt nhẹ và trung bình. Tuy nhiên, chiếm diện tích chủ yếu là 2 loại đất sau:

- Đất mùn alit núi cao phân bố từ độ cao trên 1700 m so với mặt nước biển có màu nâu xám phát triển trên đá mẹ granit thuộc nhóm mácma axit, tầng trung bình và dày với thành phần cơ giới là thịt nhẹ và trung bình, đất tơi xốp, hàm lượng dinh dưỡng khá, hàm lượng mùn cao. Loại đất này thích nghi với nhiều loại cây trồng lâm nghiệp, cây đặc sản và cây dược liệu, trong đó có thảo quả.

- Đất feralit mùn trên núi phân bố từ độ cao 1000m-1700m so với mặt nước biển phát triển trên đá biến chất thuộc nhóm macma axit, màu vàng đỏ tầng đất dày và trung bình, thành phần cơ giới là thịt trung bình, độ pH từ 4- 4.5, hàm lượng dinh dưỡng trung bình và nghèo. Loại đất này phân bố tương đối phổ biến, thường đã trải qua thời kỳ canh tác và trồng rừng tái sinh. Nó thích hợp với nhiều loại thực vật bao gồm các loài cây trồng nông lâm nghiệp, gồm cả cây ăn quả, cây dược liệu v.v... Tuy nhiên, đối với cây thảo quả, do đất có hàm lượng mùn thấp, nghèo dinh dưỡng nên đất này mức độ thích hợp không cao.

Theo thống kê của phòng Tài nguyên môi trường huyện Si Ma Cai, tổng diện tích tự nhiên toàn xã là 1.001 ha trong đó đất nông nghiệp là 415,87 ha chiếm 36,42% tổng diện tích tự nhiên toàn xã. Đất lâm nghiệp là 357,5 ha chiếm 35.71%.

Đất chuyên dùng là 49,64 ha chiếm 0.8%, đất ở là 9.85 ha chiếm 0.3% và đất chưa sử dụng là 154,03 ha chiếm 15,4% tổng diện tích đất tự nhiên toàn xã. Nhìn chung điều kiện địa hình, địa chất và đất đai trong xã thích hợp đối với nhiều loại động thực vật. Đặc biệt điều kiện đất đai thổ nhưỡng rất thuận lợi cho việc gây trồng và phát triển loài cây thảo quả trong khu vực.

1.2.1.3. Khí hậu, thuỷ văn - Khí hậu:

Khí hậu của khu vực thuộc khí hậu á nhiệt đới gió mùa, nhưng do phân bố trên cao, có những đặc điểm tương đối khác biệt so với khí hậu cả nước. Khí hậu trong khu vực chia làm 2 mùa rõ rệt. Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau. Mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 10. Khí hậu thay đổi theo mùa, khí hậu á nhiệt đới vào mùa khô và khí hậu ôn đới vào mùa đông. Theo số liệu của Trạm Khí tượng Thuỷ văn Bắc Hà thì diễn biến khí hậu trong khu vực như sau:

Bảng 1.1. Số liệu khí hậu của khu vực Bắc Hà - Si Ma Cai

Tháng Nhiệt độ trung bình(t0) Lượng mưa(mm)

1 9.5 55.8 2 9.9 79.2 3 15.9 105.5 4 19 175.2 5 21.3 333.2 6 22.6 352.9 7 22.8 403 8 19.5 458.1 9 18.1 312.7 10 15.6 196.7 11 12.4 101.6 12 10.5 52.1 Trung bình 15.0 2.100

Nguồn: theo số liệu của Trạm khí tưởng Thuỷ văn

Hình 1.1. Biểu đồ vũ nhiệt Gaussen Walter

Qua số liệu của Trạm Khí tượng Thuỷ văn cho thấy khu vực có nhiệt độ trung bình hàng năm là 18.2oC, nhiệt độ trung bình tối cao là 34.4oC và nhiệt độ trung bình tối thấp là 5oC, có năm nhiệt độ xuống dưới 1oC, đôi khi có tuyết rơi ở một số đỉnh núi cao. Thời kỳ ấm nhất là từ tháng 5 đến tháng 7, lạnh nhất từ tháng 11 đến hết tháng 2 năm sau. Như thông thường ở phía bắc Việt Nam, khu vực này trải qua một mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 9. Lượng mưa trung bình hàng năm là 1500mm, lượng mưa cao nhất là 2500mm và thấp nhất là 500mm. Lượng mưa phân bố không đều trong năm, lượng mưa lớn nhất thường xuất hiện vào tháng 7 và tháng 8. Trong các tháng mùa khô lượng mưa trung bình từ 50- 100mm. Số ngày có mưa phùn trung bình trong năm là 69 ngày. Độ ẩm không khí từ 70-85% và độ ẩm trung bình năm là 80%. Lượng bốc hơi là 85%. Tổng số giờ chiếu sáng trong năm là 1378.5 giờ. Hàng năm xuất hiện sương mự từ tháng 11 đến tháng 1 năm sau. Thỉnh thoảng trong khu vực có những đợt sương muối xuất hiện vào tháng 12, tháng 1 và kéo dài khoảng 7 ngày.

Khí hậu có khác nhau đáng kể ngay trong khu vực nghiên cứu. Gió phổ biến trong năm được thổi từ tây sang đông. Gió Tây Nam thổi từ tháng 3 đến tháng 10, gió Tây Bắc thổi từ tháng 11 đến tháng 2 năm sau. Trên những đỉnh cao mây che

phủ hầu hết các ngày trong năm. Mây cũng có thể lan xuống các sườn thấp và thung lũng tạo nên không khí tương đối ẩm ướt, càng lên cao, chế độ khí hậu càng lạnh.

Như vậy đặc điểm khí hậu tại khu vực cho thấy khu vực có khí hậu á nhiệt đới, nhiệt độ trung bình thấp, lượng mưa, độ ẩm không khí trung bình năm cao và không có tháng hạn và tháng kiệt. Đây là những điều kiện khí hậu phù hợp với đặc điểm sinh thái của thảo quả.

- Thuỷ văn:

Suối lớn nhất trong xã là suối Sừ pà Phìn bắt nguồn từ xã Nàn Sín chảy dọc theo chiều dài xã giáp phần ranh giới phía Đông Bắc, chảy sang xã Cán Hồ về Sán Chải huyện Si Ma Cai, nhiều suối nhỏ bắt nguồn từ phía Tây Nam đổ vào suối Sừ Pa Phìn trên suốt dọc chiều dài của nó, tạo thành mạng lưới thủy văn của xã. Lòng các suối thường sâu, hẹp, nhiều thác ghềnh. Do độ dốc cao nên trong mùa mưa thường xuất hiện lũ ông và lũ quét, ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống của người dân.

Nhìn chung, hệ thống thuỷ văn trong khu vực là rất phức tạp. Tuy nhiên, đây là nguồn tài nguyên đảm bảo cung cấp nước sinh hoạt và sản xuất cho người dân trong vùng.

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ mô HÌNH TRỒNG THẢO QUẢ (AMOMUM AROMATICUM ROXB) dưới tán RỪNG (Trang 26 - 30)